1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi

147 666 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 899,96 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐỖ THU HÀ THƠ THÁI NGUYÊN THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG MY Thái Nguyên - Năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Ban Chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa Ngữ văn- trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập. Tác giả xin chân thành cảm ơn: Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên và cá nhân các ông, bà, Ma Trường Nguyên, Hồ Thủy Giang, Ths.Nguyễn Thúy Quỳnh, Ts.Võ Sa Hà, Ts.Nguyễn Đức Hạnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn T.s Lê Hồng My, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này. Tác giả Đỗ Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2011 Tác giả Đ Đỗ Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Trang bìa phụ i Lời cảm ơn ii Lời cam đoan iii Mục lục iv A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 10 Chƣơng 1. THÁI NGUYÊN - MẢNH ĐẤT GIÀU TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ THƠ CA 10 1.1. Thái Nguyên – mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và thơ ca 10 1.1.1. Thái Nguyên - “Căn cứ địa cách mạng”, “Thủ đô kháng chiến”, “Thủ đô gió ngàn” 10 1.1.2. Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống văn hóa 12 1.1.3 Thái Nguyên - mảnh đất giàu truyền thống thơ ca 14 1.2. Thái Nguyên chuyển mình cùng đất nước khi thế kỷ sang trang 23 Chương 2. THƠ THÁI NGUYÊN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 25 2.1. Đội ngũ sáng tác giàu tiềm năng 25 2.1.1. Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh sáng tác 25 2.1.2. Sự tự giác trong ý thức nghệ thuật của người cầm bút. 27 2.2. Cảm hứng thơ mở rộng, phong phú 31 2.2.1. Cảm hứng tự hào về cội nguồn và truyền thống 33 2.2.2. Cảm hứng về Thái Nguyên 40 2.2.3. Cảm hứng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi 47 2.2.4. Cảm hứng thế sự 52 2.2.5. Cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật 56 2.3. Những nỗ lực làm mới hình thức thơ 59 2.3.1. Về thể thơ 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.3.2. Hình ảnh thơ 64 2.3.3. Ngôn ngữ thơ 66 2.4. Hình thành rõ hơn diện mạo thơ. 68 Chƣơng 3. MỘT SỐ CÂY BÚT TIÊU BIỂU 72 3.1. Nhà thơ Ma Trường Nguyên 72 3.1.1. Khái quát về nhà thơ Ma Trường Nguyên 72 3.1.2. Thơ Ma Trường Nguyên hồn nhiên, chân thật, “vụng về nói một lời yêu” 73 3. 1.3. Thơ Ma Trường Nguyên giàu tính dân tộc trong hình thức thể hiện 80 3.2. Nhà thơ Võ Sa Hà 85 3.2.1. Khái quát về nhà thơ Võ Sa Hà 85 3.2.2. Thơ Võ Sa Hà - Hồn thơ hóa “cánh chim về núi” 86 3.2.3. Thơ Võ Sa Hà linh hoạt trong hình thức thể hiện 96 3.3. Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh 102 3.3.1. Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh 102 3.3.2. Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh giàu xúc cảm, suy tư về trái tim mình và những trắc trở cuộc đời 103 3.3.3. Những tìm tòi, thể nghiệm về hình thức nghệ thuật 111 KẾT LUẬN 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học địa phương là một bộ phận “máu thịt” của nền văn học dân tộc. Thành tựu văn học mỗi địa phương đều góp phần làm nên thành tựu chung của cả nền văn học. Hiện nay, ở nước ta, hơn sáu mươi tỉnh thành với hơn sáu mươi chi hội văn nghệ trong cả nước đang tích cực hoạt động để khẳng định diện mạo của mình và đóng góp vào sự phát triển của văn học nước nhà. Vì vậy, việc nghiên cứu văn học địa phương có một ý nghĩa thiết thực trong nghiên cứu văn học. Kết quả nghiên cứu vừa có tác dụng đúc kết quy luật, quá trình phát triển, khám phá và nhận định về tình hình văn học của mỗi địa phương; vừa góp phần minh chứng cho sức sống dồi dào, phong phú và sinh động của đời sống văn học dân tộc trên khắp mọi miền đất nước. Trong số những địa phương có đóng góp tích cực cho nền văn học cả nước phải kể đến Thái Nguyên: “một địa danh đã khắc vào lịch sử và đời sống văn học một dấu son”; “Mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, ATK - Thủ đô của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, từng là cội nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều thế hệ văn nghệ sĩ nước nhà. Trên mảnh đất này, hiện thực lịch sử và cảm hứng thi ca đã hòa quyện với nhau làm nên những giá trị tinh thần - văn hóa đặc biệt, minh chứng cho mối quan hệ giữa văn học và hiện thực trong nền văn học cách mạng Việt Nam” [72, tr.1]. Thơ là thế mạnh của văn học Thái Nguyên. Từ trang sách, thơ đã đi vào đời sống, làm “nhịp cầu nối những bờ vui”. Nhiều bài thơ hay của các nhà thơ Thái Nguyên đã sống trong lòng người yêu thơ và trở thành những lời ca, câu hát được nhiều người say mê, yêu thích. Bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng với sự đổi mới của đất nước, đời sống kinh tế, xã hội của Thái Nguyên cũng không ngừng phát triển. Thơ Thái Nguyên cũng nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống mới năng động; tạo được một chỗ đứng vững chắc trong đời sống tinh thần của người Thái Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Nguyên và bè bạn gần xa. Thơ giúp cho cuộc sống của “Thành phố gang thép” trở nên tươi mát hơn; thơ tiếp tục nuôi dưỡng và bồi đắp tâm hồn, tình cảm của những con người đã gắn bó với mảnh đất này. Thập niên đầu thế kỷ XXI cũng là giai đoạn thơ Thái Nguyên “đã có sự đổi về chất”, vượt qua “ý nghĩa phong trào” để đạt tới “tính chuyên nghiệp”, tạo nên diện mạo mới cho văn học Thái Nguyên. Hòa nhịp với dòng chảy văn học cả nước, thơ Thái Nguyên xuất hiện thường xuyên hơn trên những trang báo và tạp chí có tên tuổi như Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Quân đội Nhân dân, Văn nghệ Quân đội.v.v Nhiều tác phẩm đã được tuyển chọn vào những tuyển tập thơ hay của cả nước. Chi hội văn nghệ Thái Nguyên có 225 hội viên thì tới 43 nhà thơ. Đội ngũ các nhà thơ đương độ sung sức, “mỗi người một vẻ, một đóng góp đã thổi bùng lên ngọn lửa thi ca Thái Nguyên hôm nay” [74, tr.20]. Thành tựu thơ Thái Nguyên được khẳng định rõ hơn qua các giải thưởng văn học: Nguyễn Thúy Quỳnh - Giải Nhì về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2004); Võ Sa Hà - Giải Ba về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam (2004); Phạm Văn Vũ - Giải Khuyến khích cuộc thi thơ của tạp chí Tài hoa trẻ (2005 ); Ma Trường Nguyên - Giải C Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007); Nguyễn Thúy Quỳnh, Lưu Thị Bạch Liễu và Võ Sa Hà đã được nhận giải thưởng về thơ của báo Văn nghệ và tạp chí Văn nghệ quân đội.v.v Trên đà đổi mới và phát triển, sự trưởng thành về số lượng và chất lượng đã đưa vị thế thơ Thái Nguyên vươn lên một tầm cao mới trong nền thơ cả nước. Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, thơ Thái Nguyên nói chung và thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI cũng đã bước đầu được quan tâm. Tuy nhiên, những tài liệu đã có mới chỉ nhìn đối tượng ở mức độ khái quát hoặc đi vào từng tác giả cụ thể; chưa có một cái nhìn mang tính chất tổng thể và thấu đáo. Đội ngũ những người sáng tác thơ Thái Nguyên không chỉ mong chờ những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu với thơ mà còn cần cả những người nghiên cứu tập trung tìm hiểu, khái quát những chặng đường, những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn đặc điểm.v.v để nhận diện rõ thơ hơn Thái Nguyên trên hành trình phát triển, từ đó có thể tạo nên sức bật mới cho thơ. Người giảng dạy và học tập, thưởng thức thơ Thái Nguyên và thơ Việt Nam đương đại cũng cần có thêm những tư liệu chuyên sâu trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng những vấn đề được đặt ra và giải quyết trong luận văn sẽ trở thành tài liệu tham khảo hữu ích đối với việc giảng dạy, nghiên cứu và thưởng thức văn học địa phương. Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, chúng tôi đã mạnh dạn triển khai công trình nghiên cứu “Thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI”. Hy vọng công trình nghiên cứu sẽ mang lại những ý nghĩa khoa học và giá trị thiết thực. 2. Lịch sử vấn đề Trong những năm qua, thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI đã thu hút được sự quan tâm của những người yêu thơ và của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Chúng tôi đã tìm hiểu tình hình nghiên cứu đối tượng từ các nguồn tư liệu chính sau: * Các cuộc hội thảo: Tháng 6 năm 2009, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức cuộc hội thảo chuyên đề “Nhà văn Ma Trƣờng Nguyên - Tác giả, tác phẩm”. Tham dự Hội thảo gồm những người làm công tác nghiên cứu - phê bình văn học (Lâm Tiến, Trần Văn Tác, Bùi Như Lan) và các nhà thơ, nhà văn Thái Nguyên (Nguyễn Thúy Quỳnh, Mai Liễu, Nguyễn Đức Hạnh, Vũ Đình Toàn, Hồ Thủy Giang.v.v ). Hội thảo đã khẳng định đóng góp của ngòi bút Ma Trường Nguyên đối với thành tựu văn học tỉnh Thái Nguyên và tập trung tìm hiểu sáng tác của Ma Trường Nguyên trên cả hai mảng: văn xuôi và thơ. Về thơ Ma Trường Nguyên, nhà nghiên cứu Lâm Tiến nhận xét: “Thường là thơ tình yêu của Ma Trường Nguyên thành công hơn là thơ viết về những đề tài khác” [88, tr.5]. Nguyễn Thúy Quỳnh đưa ra những phác thảo ban đầu về thơ Ma Trường Nguyên trên các phương diện: Từ thể loại và kết cấu văn bản; Từ cảm hứng chủ đạo và từ sự khuyết thiếu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Hội thảo “Thơ Thái Nguyên đƣơng đại” (được tổ chức vào tháng 8 năm 2009) đã thu hút nhiều ý kiến đánh giá của các nghiên cứu - phê bình và các nhà thơ. TS.Nguyễn Đức Hạnh - Trưởng ban Thơ Chi hội Văn nghệ Thái Nguyên; GV bộ môn Lý luận văn học - trong bài viết “Một vài cảm nghĩ thơ Thái Nguyên hôm nay” đã đưa ra “vài nét chấm phá” diện mạo thơ Thái Nguyên đương đại về đội ngũ, tác phẩm, thành tựu và cả hạn chế. Tác giả khẳng định: trong 5 năm đầu của thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên vận động theo hướng tích cực, tầm văn hóa thơ Thái Nguyên đã được nâng cao, những bài diễn ca, vần vè, mòn sáo ít dần; và đi đến nhận xét khái quát: “Có thể ví đội ngũ tác giả thơ Thái Nguyên hôm nay như rừng cây nhiệt đới tầng tầng, lớp lớp, có sự đan xen nối tiếp nhiều thế hệ làm thơ, có sự giao thoa cộng hưởng của nhiều tiếng thơ khác nhau, mang giọng điệu khác nhau, tạo ra sự đa thanh, đa sắc thật phong phú [33, tr.1]. Nói về thơ Thái nguyên, trong Hội thảo, Hồ Thủy Giang - cây bút quen thuộc của Thái Nguyên - có bài “Có nên dị ứng với công cuộc đổi mới thơ”. Ông viết bài này với tư cách là người yêu thơ, đã từng được sưởi ấm tâm hồn từ những vần thơ truyền thống bình dị, nồng nàn; đồng thời cũng có sự đam mê thơ hiện đại của các nhà thơ Thái Nguyên. Tác giả nhấn mạnh: nếu quá dị ứng với cái mới sẽ đồng nghĩa đưa thơ vào ngõ cụt; đổi mới thơ là cần thiết bên cạnh việc lưu giữ yếu tố truyền thống. Nguyễn Hữu Bài - một nhà thơ Thái Nguyên - có tham luận: “Một số suy nghĩ về dòng thơ viết về quê hương, đất nước, về truyền thống cách mạng của các tác giả Thái Nguyên”. Ông cho rằng: “… thơ Thái Nguyên hôm nay đã hội tụ khá đủ các dòng thơ truyền thống, thơ cách mạng, thơ câu lạc bộ, thơ trữ tình, thơ thế sự, thơ trẻ với những cách tân, thơ thiếu nhi, thơ châm… Sự phong phú đa dạng chính là sự phát triển và cũng là những đòi hỏi bức bách của muôn mặt cuộc sống muốn được thể hiện qua thơ. Dòng thơ cách mạng, truyền thống đã thực sự tồn tại khách quan, đang phát triển được cũng do nhu cầu của quần chúng, của xã hội” [2, tr.1]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Đánh giá về thơ thiếu nhi của Thái Nguyên, Hữu Tiệp có bài “Thơ thiếu nhi, đôi điều suy ngẫm”. Tác giả đã nhận thấy thơ Thái Nguyên “đang hình thành một lực luợng sáng tác thơ cho thiếu nhi” [91, tr.4]. Tuy nhiên. thơ thiếu nhi của tỉnh “vẫn thiếu vắng một bàn tay bà đỡ, chưa có sự tập hợp, kết nối, còn nặng tính tự phát” [91, tr. 4]. V.v Hội thảo đã giúp đội ngũ sáng tác và những người làm công tác nghiên cứu phê bình cập nhật với sự đổi mới của thơ Thái Nguyên về nhiều phương diện. Trong Hội thảo “Thái Nguyên và thơ kháng chiến - cội nguồn và sáng tạo” (tổ chức tháng 12 năm 2010), các tác giả Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh, Ma Trường Nguyên, Nguyễn Kiến Thọ, Hồ Thủy Giang, Phạm Văn Vũ, Thế Chính đã trình bày ý kiến sâu sắc về những bài thơ kháng chiến gắn liền với truyền thống lịch sử của Thái Nguyên và của dân tộc; những bài thơ “đi cùng năm tháng” đã tiếp sức cho hành trình thơ Thái Nguyên hôm nay. Nguyễn Kiến Thọ nhìn thấy một mạch nguồn sáng tạo của những nhà thơ Thái Nguyên mặc áo lính: “Những nhà thơ Thái Nguyên mặc áo lính hôm nay vẫn đang âm thầm làm thơ, âm thầm sáng tạo, theo đuổi những khát khao, kiếm tìm những niềm vui trên từng con chữ. Với họ, chiến tranh không chỉ là một phần đời họ đã sống, đã trải qua, chiến tranh còn là một phần tâm hồn họ. Và như vậy, trong thẳm sâu tâm hồn của những nhà thơ mặc áo lính hôm nay, có một phần không nhỏ cho những hồi ức về chiến tranh. Với họ, viết thơ như là việc trả lại nghĩa tình đồng đội, làm thơ chính là sự tưởng nhớ và tri ân những người đã khuất. Chúng ta trân trọng những tiếng lòng thơ ấy” [85, tr.26]. Nguyễn Thanh Mai tập trung ý kiến vào đề tài, cảm hứng thơ và khẳng định “Lịch sử đã trao cho mảnh đất này một sứ mệnh thiêng liêng, cùng với sự nghiệp cách mạng sống mãi với non sông, hình ảnh Việt Bắc - Thái Nguyên qua thơ cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp sẽ còn mãi mãi với dân tộc.” [51, tr.48]. Hội thảo đã làm sáng tỏ nhiều [...]... văn Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI một cách có hệ thống Kết quả của luận văn sẽ góp phần khẳng định thành tựu và giá trị của thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI Đồng thời nó cũng là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu văn học địa phương và văn học miền núi Hơn nữa, việc tìm hiểu thơ Thái Nguyên sẽ trở thành nguồn... vấn đề trên cho thấy, tìm hiểu thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI là một việc thiết thực, giàu ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được chia làm ba chương Chương 1: Thái Nguyên- mảnh đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và thơ ca Chương 2: Thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI Chương 3: Một số cây bút... Thái Nguyên tổ chức biên soạn và ấn hành cuốn “Văn học Thái Nguyên Cuốn sách đã dành một phần để giới thiệu khái quát về văn học Thái Nguyên từ cội nguồn đến nay Trong phần này, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến ý kiến nhận xét, đánh giá về thơ Thái Nguyên: “Vào đầu thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên mới thực sự nổi bật khi một số tác giả có ý thức tìm tòi đổi mới về thơ Có thể nhận định, thơ Thái Nguyên thế. .. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI trên phương diện: đội ngũ sáng tác; tư tưởng, cảm hứng; bút pháp nghệ thuật - Xác định những đóng góp của thơ Thái Nguyên trong giai đoạn này đối với sự phát triển của văn học địa phương và với nền thơ cả nước nói chung 3.2 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thơ Thái Nguyên thập niên đầu thê kỷ XXI, chúng tôi tập trung vào sáng... tình cảm thẩm mỹ trong thơ Thái Nguyên Đánh giá về sự trưởng thành của đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI, nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh - Chi hội trưởng Chi hội Thơ - viết: “Hạnh phúc thay khi tất cả các thế hệ những người làm thơ Thái Nguyên đều có những đại biểu xuất sắc trong hành trình vượt lên chính mình, góp mặt với “anh tài” bốn phương, khẳng định Thái Nguyên không chỉ là... là quá trình chuẩn bị cần thiết cho sự phát triển của thơ Thái Nguyên đầu thế kỷ XXI Về bút pháp nghệ thuật: Thơ Thái Nguyên thế kỷ XX chịu ảnh hưởng sâu sắc bút pháp truyền thống Qua thống kê, chúng tôi thấy có 39/116 bài thơ trong Tuyển tập thơ văn Thái Nguyên (1990-2000), do Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên xuất bản năm 2000, được làm theo thể thơ tự do Nó là một trong những chỉ số cho thấy khuynh... đời sống tinh thần của con người Thái Nguyên Quá trình phát triển, mở rộng số lượng đội ngũ sáng tác là nền tảng quan trọng và là tiềm năng chắc chắn cho sự phát triển của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI Nhìn vào đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên có thể nhận ra (một cách tương đối) bốn thế hệ đang đồng hành trên con đường thơ Thế hệ thứ nhất là thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong ba mươi năm... thống nhất đánh giá về thơ Thái Nguyên trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thập niên đầu thế kỷ XXI đều khẳng định sự phát triển của thơ Thái Nguyên trong giai đoạn này với nhiều tác phẩm có chất lượng; hội tụ các khuynh hướng (trữ tình, thế sự.v.v ), các dòng thơ (truyền thống, đổi mới v.v ) Tuy nhiên những bài đã viết về thơ Thái Nguyên chỉ mới dừng lại... mạng trong thơ Thái Nguyên Các cuộc hội thảo là dịp để thơ Thái Nguyên nhận rõ mình hơn và có thêm niềm khởi hứng trên một chặng đường phát triển mới * Các chuyên luận: Đời sống tươi mới của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI cũng đã thu hút các cây bút nghiên cứu phê bình văn học Tác giả Vũ Đình Toàn trong cuốn phê bình văn học “Đọc & suy ngẫm” (Nxb Hội Nhà văn, 2011) có bài Thơ Thái Nguyên không... THÁI NGUYÊN TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI 2.1 Đội ngũ sáng tác giàu tiềm năng 2.1.1 Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh sáng tác Trong thế kỷ XX, thời điểm đông nhất, số lượng hội viên Phân hội Thơ của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên là hơn 20 hội viên và chỉ có 01 tác giả (Ma Trường Nguyên) là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên trong thế kỷ . đánh giá về thơ Thái Nguyên: “Vào đầu thế kỷ XXI, thơ Thái Nguyên mới thực sự nổi bật khi một số tác giả có ý thức tìm tòi đổi mới về thơ. Có thể nhận định, thơ Thái Nguyên thế kỷ XXI đã có sự. đầu tiên nghiên cứu về thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI một cách có hệ thống. Kết quả của luận văn sẽ góp phần khẳng định thành tựu và giá trị của thơ Thái Nguyên trong thập niên. đánh giá về thơ Thái Nguyên trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn thập niên đầu thế kỷ XXI đều khẳng định sự phát triển của thơ Thái Nguyên trong

Ngày đăng: 04/10/2014, 03:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (Biên soạn, 2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ thơ
Tác giả: Nguyễn Phan Cảnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2001
4. Hiền Mặc Chât (2006), Thơ mang hình dáng cây, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ mang hình dáng cây
Tác giả: Hiền Mặc Chât
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2006
5. Hạc Văn Chinh (2010), Lời hát, Nxb Văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời hát
Tác giả: Hạc Văn Chinh
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2010
6. Thế Chính (2001), Tiếng lá rơi, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng lá rơi
Tác giả: Thế Chính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2001
7. Thế Chính (2005), Chiều nắng ngược, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiều nắng ngược
Tác giả: Thế Chính
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2005
8. Thế Chính (2007), Gió trong lòng đất, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gió trong lòng đất
Tác giả: Thế Chính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2007
9. Thế Chính (2009), Nguyện cầu yếm thế, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyện cầu yếm thế
Tác giả: Thế Chính
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2009
10. Thế Chính (2010), Thơ chiến tranh và người lính”, Kỷ yếu Hội thảo “Thái Nguyên và thơ kháng chiến-cội nguồn và sáng tạo”, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu Hội thảo “Thái Nguyên và thơ kháng chiến-cội nguồn và sáng tạo”
Tác giả: Thế Chính
Năm: 2010
11. Công ty cổ phần kinh tế đối ngoại, Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Nguyên thế và lực mới trong thế kỷ XXI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
12. Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh , Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học so sánh
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
13. Đỗ Dũng (2005), Lửa tình, Nxb Hội Nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lửa tình
Tác giả: Đỗ Dũng
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2005
14. Đỗ Dũng (2009), Trái núi, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trái núi
Tác giả: Đỗ Dũng
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2009
15. Đỗ Dũng (2010), Thái Nguyên mùa thu, Nxb Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Nguyên mùa thu
Tác giả: Đỗ Dũng
Nhà XB: Nxb Đại học Thái Nguyên
Năm: 2010
16. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỷ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu thơ trữ tình, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giọng điệu thơ trữ tình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2002
18. Nguyễn Đăng Điệp (2006), “Thơ Việt Nam sau 1975-từ cái nhìn toàn cảnh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (11) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ Việt Nam sau 1975-từ cái nhìn toàn cảnh”, "Tạp chí Nghiên cứu văn học
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Năm: 2006
19. Hà Minh Đức (1994) , Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà văn nói về tác phẩm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
20. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một thời đại trong thi ca
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1997
21. Hà Minh Đức (1998), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w