Cảm hứng thơ mở rộng, phong phú

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 36 - 38)

B. NỘI DUNG

2.2. Cảm hứng thơ mở rộng, phong phú

Cảm hứng (còn gọi cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh

liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của người tiếp

nhận tác phẩm” [30, Tr.44,45]. Quá trình sáng tác thơ gắn liền với cảm hứng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thay đổi, thơ ca cũng phải có những vận động tương ứng, trước hết về cảm hứng nghệ thuật. Sự thay đổi của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và của Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự đổi mới trong cảm hứng thơ, đem lại những giá trị mới trong đời sống văn học của địa phương.

Khoảng thập niên cuối của thế kỷ XX, cảm hứng thơ Thái Nguyên đã có sự mở rộng so với những năm trước đó. Bên cạnh cảm hứng về quê hương, về hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, về chủ nghĩa

anh hùng cách mạng (tiêu biểu như các bài thơ “Thái Nguyên” - Nguyễn Anh

Đào, “Thái Nguyên” - Võ Sa Hà, “Người đẹp Thái Nguyên” - Hiền Mặc

Chất, “Thái Nguyên - Khúc tháng ba” - Lê Hùng, “Lưu luyến Phú Đình” -

Hoàng Loan, “Một thoáng Bạch Thông” - Nguyễn Long, “Gia Bẩy” - Lê Hùng, “Quên và nhớ” - Nguyễn Đức Hạnh, “Thắp hương ở đền thờ Đội

Cấn” - Nguyễn Minh Hằng, “Dấu ấn trên đá” - Mai Thắng, “Nhớ chè xao

suốt, nhớ người Tức Tranh” - Ba Luận, “Anh thương binh với hòn non

bộ” - Hữu Tiệp.v.v...); đã xuất hiện những bài thơ có cảm hứng thế sự

(“Nhà chỉ có ba người- Cao Hồng, “Đồng vọng- Nguyễn Minh Sơn).

Nhiều bài thơ có cảm hứng tình yêu lứa đôi (“Đừng bao giờ đổi khác-

Vũ Thị Tú Anh, “Đợi” - Nguyễn Hữu Bài, “Đường tròn- Lương Bèn,

Chuyện rằng thuở ấy” - Hồ Thủy Giang.v.v...). Song cảm hứng chủ đạo

của thơ Thái Nguyên trong thập niên cuối thế kỷ XX vẫn là cảm hứng về

quê hương, đất nước. Trong Tuyển tập văn thơ Thái Nguyên 1990 - 2000,

cảm hứng này chiếm trên 50% lượng bài trong tổng số 116 bài thơ được tuyển chọn của 45 tác giả [65].

Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, trong xu thế đổi mới, hội nhập của đất nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng, đời sống xã hội vận động với một tốc độ nhanh và toàn diện. Cái tốt, cái xấu; cái cao cả, cái thấp hèn; cái được, cái mất; cái chung, cái riêng.v.v… hàng ngày, hàng giờ tác động trực tiếp và thường xuyên vào cảm xúc và nhận thức của mỗi con người; đặc biệt là các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhà thơ - những người vốn có tâm hồn nhạy cảm; làm thay đổi diện mạo thơ. Yếu tố đầu tiên và dễ nhận thấy nhất trong sự thay đổi diện mạo thơ Thái Nguyên giai đoạn này là cảm hứng thơ. Một mặt, các nhà thơ vẫn tiếp tục nguồn cảm hứng chủ đạo của giai đoạn trước. Đồng thời, họ tự giác mở rộng cánh cửa tâm hồn hoặc đào sâu vào thế giới nội tâm để tìm cảm hứng sáng tác mới cho thơ. Có lẽ vì vậy mà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI càng đa dạng, phong phú về cảm hứng. Đi sâu tìm hiểu cảm hứng thơ Thái Nguyên giai đoạn này, chúng tôi thấy nổi bật lên những cảm hứng chủ đạo sau:

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)