Thơ Ma Trường Nguyên giàu tính dân tộc trong hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 85 - 90)

B. NỘI DUNG

3.1.3. Thơ Ma Trường Nguyên giàu tính dân tộc trong hình thức thể hiện

Mặc dù là nhà thơ sống ở thời kỳ hiện đại nhưng Ma Trường Nguyên là người dân tộc Tày, lớn lên trong không gian văn hóa Tày. Chất văn hoá Tày đã trở thành một phần máu thịt trong thơ ông. Điều này tạo nên đặc điểm nổi bật của thơ Ma Trường Nguyên về hình thức thể hiện là giàu tính dân tộc.

Thứ nhất : Về thể thơ

Qua khảo sát 152 bài thơ trong bốn tập thơ: „„Câu hát vắt qua vai”

(2005), “Cây nêu” (2006), “Bắc cầu vồng thăm nhau” (2007), “Mở núi”

(2011) chúng tôi thu được kết quả sau: thơ 5 chữ có 46/152 bài- chiếm 30,3%,

thơ 7chũ, 8 chữ hoặc biến thể có 39/152 bài chiếm 25,7%, lục bát có 32/152

bài chiếm 21,1%, thơ 4 chữ, 6 chữ có 19/152 bài chiếm 12,4%, thơ tự do

16/152 bài chiếm 10,5%.

Một trong những phương thức góp phần thể hiện đời sống tâm hồn của người dân tộc quê ông chính là điệu hát dân ca. Ca dao, dân ca đã gắn bó lâu đời với đất và người Thái Nguyên. Nó được tồn tại trong những hình thức lễ hội, lễ nghi, những sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Nếu người Mông ở Đồng Hỷ- Thái Nguyên có hát gầu plềnh (hát giao duyên), gầu sống (hát cưới xin),

gầu tú dua (hát mồ côi), gầu tuờ (hát cúng ma) thì ngưòi Tày - Nùng ở Định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

làn điệu dân ca trữ tình để bày tỏ tình yêu nam nữ, tình cảm trong đám cưới hoặc bày tỏ tình cảm của con cháu với bố mẹ, ông bà… Dạng thức đầu tiên của thơ ca dân tộc Tày chính là ca từ của bài hát lượn, hát then

Chẳng hạn như câu hát lượn sau:

“Đôi lời nhắn bạn, ta về quê Vườn đào chốn đây ta phải lìa Nhạn nhắn én, nhạn bay về chốn Hẹn mùa hoa thắm bướm trở về!”

Ma Trường Nguyên đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của các làn điệu dân ca này. Trong các bài thơ của tác giả ta thấy nhiều nhất là bài thơ làm theo thể 5 chữ, 7 chữ hoặc 8 chữ. Đây là những thể loại được tác giả sử dụng nhiều nhất trong 4 tập thơ. Đọc những đọan thơ dưới đây, ta không thể không liên tưởng tới những bài dân ca Tày:

Biệt nhau về biệt lại Trên chặng dài chia tay Ngàn mây trắng vây vây Chập chờn bưng con mắt Đôi chân đi bỏng vấp Lối nhấp nhô đường rừng Con chim không nghe hót Chỉ lòng đầy rưng rưng

(Biệt nhau về)

Thứ hai : Về ngôn ngữ thơ

Trong thơ Ma Trường Nguyên ta còn găp „„lối nói thơ‟‟ rất tự nhiên của tác giả. Điều đó thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc lối diễn ngôn dân gian của người Tày.

Diễn ngôn dân gian của người Tày được thể hiện trong các điệu hát then, hát lượn, phong slư... Ma Trường Nguyên được đắm mình trong văn hóa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tày nên chịu ảnh hưởng sâu sắc lối nói diễn ngôn dân gian. Ta thấy rất rõ điều này trong thơ Ma Trường Nguyên như :

“Em về xa lâu, anh về xa lâu

Trên đường rậm chớ giật mình bất chợt Cây lá bên đường rơi theo gót

Đáy hồn em theo sát anh về mường Hồn bay theo đậu cây dọc đường Lá giật mình lá rơi lác đác

Chim giật mình xao xác cánh vù”

(Câu hát vắt qua vai)

Diễn ngôn dân gian của người Tày sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ và điệp ngữ. Đây là một yếu tố truyền thống đã được nhà thơ Ma Trường Nguyên kế thừa sâu sắc. Đọc thơ Ma Trường Nguyên, ta bắt gắp lối nói ví von đậm chất miền núi:

Đàn ông nhìn bằng trời

Đàn bà nhìn bằng đất Loài vật nhìn mắt vật

Loài người nhìn mắt người”

(Mắt trăng mọc)

Thậm chí những câu dân ca Tày đầy hình ảnh so sánh cũng được tác giả sử dụng trong bài thơ của mình :

“Đêm đốt đuốc lim tìm thầy viết hộ bức phongslư Nhờ tay gió đưa giùm thăm bạn

Chết thì chết em chẳng buông lìa anh đâu Buông anh như buông muối xuống nuớc ...

Thả anh như thả trăng tít lên trời cao”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhà thơ Ma Trường Nguyên cũng sử dụng biện pháp điệp từ điệp ngữ khá nhiều. Đây cũng là sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian. Thơ ca dân gian tồn tại trong môi trường diễn xướng và truyền khẩu nên để dễ thuộc, dễ nhớ, tác giả dân gian thường sử dụng phổ biến. Ma Trường Nguyên đã sử dụng các thủ pháp này như một phương tiện nghệ thuật đích đáng để truyền tải nội dung:

“Anh sẽ chỉ giữ lấy lời hát say mê ...Bởi lời hát em mọc dậy

Sự sống tràn đầy

Mặc cho núi đứng ngất ngây Mặc cho chim rừng ngơ ngác Mặc cho gà gô quên bới đất Mặc cho sóc bám lưng chừng cây Mặc cho sương rơi ngược lên mây Không bằng anh lấy câu hát em về

Xây hạnh phúc”

(Câu hát vắt qua vai)

Thứ ba : Về hình ảnh thơ

Hình ảnh thơ trong thơ Ma Trường Nguyên cũng mang đậm sắc màu miền núi. Những hình ảnh quen thuộc trong đời sống người Tày đã trở thành những dấu ấn khó phai mờ trong hồn thơ Ma Trường Nguyên và đi vào thơ

ông một cách tự nhiên, chân thực. Đó là vạt nương „„đơm vàng mẩy‟‟, là dòng

sông „„nước ngầu qua mùa lũ‟‟, là „„đỉnh Pú Cấy nhọn nóc nhà sàn‟‟, là „„con suối của đất rừng‟‟...

Hình ảnh thơ trong thơ ông thường mộc mạc, giản dị không cầu kỳ. Đây là cách thể hiện tình yêu mãnh liệt của chàng trai người Tày :

“Theo đuổi hình em đẹp nhiều Say ngấu từng lời em nói Mê cái nhìn em chiếu rọi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Như đốt nương to ngực anh”

(Theo đuổi hình bóng đẹp )

Nỗi khao khát trong tình yêu khiến chàng trai như có lửa đốt trong

lòng. Nhưng nói như thế chưa đủ, nhà thơ phải muợn hình ảnh so sánh „„đốt

nương to ngực anh‟‟ để thể hiện niềm mê đắm trong tình yêu của chàng trai .

Hay hình ảnh „„cầu vồng‟‟ lung linh đầy sắc màu cũng là phương tiện

để nhà thơ nói về tình yêu :

“Bảy sắc màu lung linh Cầu vồng cong cong bắc Từ hai nơi mặt đất

Vồng lên trời ngóng nhau Bây giờ em ở đâu”

(Bắc cầu vồng thăm nhau)

Câu thơ giúp ta hình dung ra được tâm hồn phóng khoáng, tình yêu cháy bỏng ,bộc trực, thẳng thắn, táo bạo mà không kém phần lãng mạn của chàng trai miền núi.

Đặc biệt, trong thơ Ma Trường Nguyên xuất hiện hình ảnh „„câu hát‟‟

đầy sức biểu cảm. Đó là phương tiện để con người thể hiện tình cảm. Khi là :

„„Câu hát mảnh mềm như gié mạ củ khoai‟‟, „„Câu hát‟‟ buộc bước chân người như muốn dừng, „„Câu hát‟‟ vướng vào núi chiều- vắt lên vai êm

mượt...Đây là cách thức riêng để thể hiện tình cảm của người miền núi. Cùng

với tiếng sáo, tiếng khèn, câu hát là phương tiện hữu hiệu giúp họ bày tỏ và cảm nhận tình yêu. Nhà thơ Ma Trường Nguyên từng khẳng định : Về đôi tai, có lẽ do người miền núi luôn tiếp xúc với tiếng chim gọi bày thánh thót, tiếng thác dạt dào, tiếng gió thổi vi vu tiếng thú gầm náo động mà thích âm nhạc chăng ?. Những câu hát say mê trong thơ Ma Trường Nguyên đã trở thành hình ảnh đặc trưng để con người giãi bày tình cảm.

Có thể nói rằng, những ảnh hưởng của thơ ca truyền thống đã tác động tích cực vào sự phát triển của thơ ca Ma Trường Nguyên thập niên đầu của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thế kỷ XXI. Nhà thơ Ma Trường Nguyên đã có đóng góp lớn cho nền thơ ca Thái Nguyên thời kỳ hiện đại cả về nội dung và hình thức nghệ thuật. Những bài thơ của ông đã mang đến một tiếng nói riêng, một bản sắc riêng, góp phần gìn giữ và làm đẹp thêm bản sắc văn hóa dân tộc Tày. Góp phần khẳng định rõ nét đặc điểm thơ ông là „„hiện đại mà dân tộc‟‟.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)