Ngôn ngữ thơ

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 71 - 73)

B. NỘI DUNG

2.3.3. Ngôn ngữ thơ

“Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học

được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ” [31, tr.215]. So với các loại hình

nghệ thuật khác, ngôn ngữ thơ có những đặc trưng riêng - ngôn ngữ trữ tình. Ngôn ngữ thơ chuyển tải cảm xúc trực tiếp của người nghệ sĩ. Nó giàu sắc thái biểu cảm và luôn có xu hướng đạt tới cái đẹp mang tính thẩm mỹ làm rung động lòng người với các cung bậc của cảm xúc (ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính). Ngôn ngữ trong thơ được cấu tạo đặc biệt đó là ngôn ngữ có nhịp điệu; không có tính liên tục như trong văn xuôi. Ngôn ngữ thơ thường phá vỡ tuyến tính, có tính nhảy vọt, tạo thành những khoảng lặng giàu ý nghĩa; phá vỡ lôgic kết hợp thông thường, tạo thành những kết hợp mới theo nguyên tắc lạ hóa, sử dụng nhiều phép tu từ. Ngôn ngữ thơ cũng thường mang tính phức hợp, cùng một yếu tố có khi biểu hiện nhiều đối tượng, nhiều cảm xúc. Nhìn chung, ngôn ngữ thơ có khuynh hướng vươn lên khỏi đời sống hàng ngày, tắm trong vòng hào quang của sự cao cả và thi vị.

Thái Nguyên là vùng văn hóa hội tụ của nhiều vùng miền. Cũng chính vì vậy, thế giới ngôn ngữ nghệ thuật như không bó hẹp trong một thói quen ngữ dụng nhất định. Đến những năm đầu thế kỷ XXI, trong không khí đổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

mới nghệ thuật, nhà thơ được nói tiếng nói của chính mình và bằng cách riêng của chính mình càng làm cho ngôn ngữ thơ Thái Nguyên trở nên phong phú, đa dạng. Các nhà thơ thoả sức phô diễn những khám phá, cách tân về nghệ

thuật ngôn từ. Hiện tượng phá cách, lạ hoá ngôn ngữ thơ đã xuất hiện ở nhiều

cây bút (Hiền Mặc Chất, Võ Sa Hà, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Kiến Thọ,

Lưu Thị Bạch Liễu, Hồ Triệu Sơn v.v…).

Hiền Mặc Chất có những con chữ đột xuất: “Quờ tay lên má núi/Ngủ

như là củi khô”(“Thơ mang hình dáng cây”) ; “Nhặt mảnh vỡ trăng/Ghép lại

hoa Quỳnh/Lấp lánh âm dương/Khỏa hương thanh khiết/Biết giữ dòng thơm

bằng gì?(“Mảnh vỡ trăng”). Những từ như má núi, khỏa hương, dòng thơm

là một cách ghép từ lạ, mới, tạo ra những chuyển đổi cảm giác thú vị.

Lưu Thị Bạch Liễu có một hệ thống ngôn từ giàu tìm tòi, sáng tạo:

Mình sẽ đi/Qua những con đường đuổi nhau bong bóng vỡ/Qua những dòng

suối nhỏ/Qua đồi chè he hé mắt non (“Người yêu”); Phố mờ trong mưa/Em

mờ trong nhớ /Vin vào màu áo/Chẳng trỗi nổi một giấc mơ (“Đợi”). Những

dòng thơ trên có nhiều từ ngữ (như he hé mắt non, em mờtrong nhớ) nhòe mờ

về ngữ nghĩa nhưng lại giàu sức gợi.

Hồ Triệu Sơn thường tìm cho những con chữ quen thuộc một sức gợi tả mới và bất ngờ:

“Một mình trùm kín nhớ mong vẫn hở gió lạnh lòng người ở Sót lại chút mong manh hy vọng về ủ lửa

Rút sợi ấm em thêu bền bỉ vào giá rét Mũi kim vô tình đâm nhói buốt

Người xa”

(Đêm một mình)

“Chiều gày guộc Cây rừng gày guộc Chờ cánh chim Mê mải cuối trời”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Người đi)

Những cụm từ như trùm kín nhớ mong, rút sợi ấm, chiều gày guộc,

được sử dụng có dụng ý. Đó là một hệ thống các từ vừa thực vừa ảo, giản dị nhưng mới, hiện đại trên nền truyền thống. Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ thơ Thái Nguyên trong giới hạn của đề tài, chúng tôi nhận thấy, sự đổi mới theo hướng “lạ hóa” ngôn ngữ của thơ Thái Nguyên chưa đưa ngôn ngữ đi vào miền siêu thực hoặc lạm dụng những từ ngữ suồng sã trong thơ. Thơ Thái Nguyên có sự vận động nhưng cơ bản vẫn trên nền truyền thống, không có hiện tượng “cú sốc” trong hành trình phát triển vừa qua như thơ của một số địa phương khác. Người Thái Nguyên làm thơ và đọc thơ vẫn chuộng vẻ đẹp trong sáng của cảm xúc, ngôn từ và hình ảnh thơ.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 71 - 73)