Thơ Ma Trường Nguyên hồn nhiên, chân thật, “vụng về nói một

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 78 - 85)

B. NỘI DUNG

3.1.2. Thơ Ma Trường Nguyên hồn nhiên, chân thật, “vụng về nói một

một lời yêu”

Qua các chặng sáng tạo nghệ thuật của Ma Trường Nguyên, có thể khẳng định phần nổi bật nhất trong thơ ông là mảng thơ tình. Thơ tình của Ma

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trường Nguyên mang đậm chất miền núi, là những khám phá riêng của nhà thơ. Suốt đời cầm bút, Ma Trường Nguyên vẫn “vụng về nói một lời yêu”

trong thơ. Đây cũng là mảng sáng tác có đóng góp nhiều nhất của nhà thơ đối với thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI.

Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng và lạ lùng mà tạo hoá đã ban cho con nguời. Khi đã yêu thì ai cũng nếm trải tận cùng những cung bậc khác nhau của xúc cảm: đó là niềm vui - nỗi buồn, hạnh phúc - khổ đau; là sự xốn xang, rạo rực, giận hờn, tiếc nuối... và một điều lạ lùng nữa là tình yêu không chỉ xuất hiện khi người ta trẻ mà luôn tiềm ẩn trong mỗi con người ngay cả khi tuổi xuân của họ đã đi qua, hay lúc tuổi họ đã xế chiều. Bởi lẽ:

“Làm sao sống được mà không yêu Không nhớ không thương một kẻ nào”

(Xuân Diệu)

Đọc thơ Ma Trường Nguyên, có thể nhận ra nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng về cuộc đời, những số phận con người với niềm khát khao mãnh liệt về tình yêu và hạnh phúc.

Từ những tập thơ đầu tiên của Ma Trường Nguyên: “Trái tim không

ngủ”, “Tiếng lá rừng gọi đôi” đến tập thơ sau này như “Câu hát vắt qua

vai”, “Bắc cầu vồng thăm nhau”... sắc thái, cung bậc tình yêu đã được thể

hiện một cách tha thiết, chân thành trong thơ ông. Nó mang một nét riêng, đậm phong vị Tày, giàu chất miền núi. Nói như Lâm Tiến: “Ma Trường Nguyên là người của xứ mây mang đậm cái tình của xứ mây và nó thể hiện rõ trong thơ và tiểu thuyết của anh” [89, tr.8 ].

Thơ Ma trường Nguyên biểu hiện sự tha thiết, mộc mạc, chân thành của chàng trai miền núi. “Chàng trai” ấy đã tìm những cách riêng để thể hiện tình yêu của mình đó là nhờ vào chiếc kèn lá.

“Một rừng lá cây đêm ...Qua miệng anh thổi nát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Xếp chồng lên tiếng lẻ đi tìm

...Ướt đẫm môi gọi đôi”

(Tiếng lá rừng gọi đôi)

Đến thập niên đầu thế kỷ XXI, cảm hứng chủ đạo trong thơ Ma Trường Nguyên vẫn là tình yêu đôi lứa. Có thể khẳng định điều này qua những con số

thống kê sau: Tập thơ “Câu hát vắt qua vai”- (2005) có 35/47 bài thơ tình,

tập thơ “Cây nêu”- (2006) có 23/35 bài, tập thơ “Bắc cầu vồng thăm nhau”-

(2007) có 33/43 bài, tập thơ “Mở núi”- (2010) có 5/27 bài thơ tình.

Một điều đặc biệt là trải qua năm tháng, tình yêu trong thơ Ma Trường Nguyên vẫn luôn trẻ trung, trong sáng, vẫn luôn “tràn đầy, rối rít bởi chữ

yêu” [nói như TS Nguyễn Đức Hạnh]. Nhiều bài thơ của tác giả mang sự chất

phác, hồn nhiên của người vùng cao.

Với nhà thơ, tình yêu là một phần máu thịt của cuộc sống. Con người sống và cần được yêu. Bởi lẽ nếu sống mà không được yêu thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Và cũng bởi khi chết đi rồi chắc gì đã được yêu:

“Một giọng trong thì thào

- Chết rồi không biết còn được yêu nhau Như lúc này đang sống

(Tự tình dưới vầng sao)

Tình yêu trong thơ Ma Trường Nguyên thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau. Trước hết là tình yêu đắm say, mãnh liệt. Sự đắm say, mãnh liệt trong

tình yêu gắn liền với nỗi nhớ.Nỗi nhớ khiến con người thao thức suốt đêm:

“...Cả đêm hết nằm lại ngồi Đợi lòng đi yêu về ngủ

Xoay ngửa nghiêng người đủ chỗ Lăn lóc như vỏ đỗ queo”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nỗi nhớ người yêu đến mức không thể ngủ được của chàng trai si tình miền núi được bộc lộ thật khác lạ. Nhân vật trữ tình tách mình ra làm hai: tách thân xác một đằng, tách lòng mình đi một nẻo. “Xác” đã định ngủ yên mà “lòng” lại ra ngoài ngõ vì nó đang yêu nên phải đi tìm người yêu. Điều ấy khiến thân xác thêm khổ sở: “hết nằm lại ngồi”, “xoay nghiêng người đủ chỗ”“lăn lóc như vỏ đỗ queo”. Tình yêu sâu nặng, nỗi nhớ nhung tha thiết người yêu của chàng trai người Tày đã cất lên thành thơ một cách chân thành và giản dị.

Có khi lại là nỗi ghen tuông; Có khi là mất mát, cô đơn trong tình yêu:

“Đã gặp em yêu rồi mê

Thấy người được tăng đôi sức mạnh Bị xa em như mất đi nửa gánh Nửa con tim và nửa chân tay”

(Tựa vào nhau soi bước)

Và có lúc cũng muốn quên mà không sao quên được.

“Những muốn khuất mặt cách lòng Sao khuất mặt, tránh lòng mình được Từ buổi yêu em chập hai trái tim làm đuốc Khác tựa vào nhau soi bước cuộc đời”

(Tựa vào nhau soi bước)

Nó vẫn là lối bày tỏ tình cảm chất phác, thật thà của chàng trai người

Tày. Dám nói thật, bày tỏ thật lòng: yêu em nhưng chẳng dám gần em/ muốn

quên nhưng không thể tránh lòng mình được.

Ma Trường Nguyên là một thi sĩ đa tình. Bởi vậy, những gì đã qua dù là nhỏ nhất, nhanh nhất, cũng khiến lòng người mơ mãi:

“Em như khách miền rừng một nhà Mà một bếp cùng chung ngọn lửa Em thoáng đến rộng hồn anh mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Biết đời còn lắm ấm, nhiều nồng”

(Em đến như người xin lửa)

Câu thơ mang lại cho ta tình cảm ấm áp, khiến ta trân trọng hơn cuộc đời hôm nay bởi ai cũng có thể san sẻ cho nhau tình người vốn có. Bởi cuộc

đời này vẫn còn “lắm ấm”, “nhiều nồng”.

Thoáng thấy người yêu xuất hiện, chàng trai cũng thấy “dạ luống ngẩn ngơ”: “Thoáng thấy mặt em đẹp hiện

Miệng anh lúng búng như thừa ...Nên anh dạ luống ngẩn ngơ ...Như gà con mắc tóc đi”

(Theo đuổi bóng hình đẹp)

Một tiếng hát bất chợt của cô gái vùng sơn cước cất lên cũng đủ để chàng trai ngây ngất, xao xuyến, quên đi vất vả:

“Anh về đến ngõ núi mường Quên bó củi trên vai đang vác ...Mê mẩn lắng nghe

... Ngây ngất theo lời ca

(Câu hát vắt qua vai)

Câu thơ chất chứa nhiều chi tiết đời thường của miền rừng núi. Tiếng hát của người con gái nơi bản mường làm chàng trai Tày của Ma Trường

Nguyên ngây ngất, lâng lâng. Khiến bó củi trên vai anh hết nặng, anh„„đứng

im như núi mọc‟‟ thả hồn và ngây ngất theo lời ca, bàn chân anh bước luống

cuống, không thấy lối cửa, lối nhà. Trên vai là bó củi vốn nặng, giờ lại thêm một câu hát vắt lên vai vậy mà vẫn không hề khiến chàng trai mệt mỏi, nó vẫn là những làn điệu du dương êm mượt. Câu hát hay chính là sự đa tình của chàng trai đã khiến cuộc sống lao động bớt đi mệt nhọc, có thể xuyên rừng già

băng qua rừng trẻ. Để rồi: „„Được em rồi anh nhóm lên bếp lửa‟‟. Đây đích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan trọng cho cuộc sống, là biểu tượng của hạnh phúc nên cho để được thắp nên ngọn lửa yêu thương, tràn đầy hạnh phúc, chàng trai người Tày vượt qua được tất cả.

Và nếu có làm cô gái khó chịu thì:

„„Anh chỉ giữ lấy lời hát say mê Không cho lan ra bốn bề được thấy Bởi lời hát em mọc dậy

Sự sống tràn đầy”

(Câu hát vắt qua vai)

Đây là sự kiên nhẫn đáng trọng của chàng trai miền núi trong tình yêu. Một tiếng hát bất ngờ thoảng qua của cô gái vùng sơn cước đã khiến chàng trai thương nhớ, đắm say. Chàng trai cũng hiểu, tình yêu đó có thể chỉ từ một phía mà thôi nhưng dù thế nào anh vẫn tin tưởng tuyệt đối vào nó và không ngừng ước muốn được xây đắp hạnh phúc.

Được người con gái cho một đồng tiền mừng tuổi chàng trai cũng không dám tiêu mà dành làm vốn cho nỗi nhớ thương của mình:

„„Đồng tiền kim loại mới em mừng tuổi

Làm vốn nhớ em anh đếm đi đếm lại liên hồi Mỗi lần đếm mùa xuân nhân lên mãi

Tuổi xuân anh nhuận lại với xuân tươi”

(Tiền em mừng tuổi xuân)

Dù thế nào đi nữa, thơ Ma Trường Nguyên luôn khao khát được yêu. Tình yêu ấy luôn tràn đầy, vượt mọi không gian, thời gian, biến điều không thể thành có thể: „„Từ hai phía trời xanh/ Tình vắt dài dằng dặc/ Bắc cầu

vồng sáng rực/ Vượt cầu vồng thăm nhau”-(Bắc cầu vồng thăm nhau)

Dù tình yêu ấy chẳng được đáp đền, người con trai vẫn không ngừng yêu. Lúc nào cũng mong được nói lời yêu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Em sẽ để anh nói câu này câu này

ngún nồng lồng ngực Rằng anh muốn được em hạnh phúc

Lời vẫn còn nguyên đang bị nhốt nóng ran”

(Anh muốn nói được câu này)

Nhà thơ muợn thiên nhiên để tỏ bày khao khát mãnh liệt trong tình yêu:

„„Đồi mọc nghiêng chao

Chungchiêng ngực đất Mơn mởn Nhô cao Rạo rực Khát ‟‟ (Đồi)

Có thể nói, người đẹp luôn ngự trị trong thơ Ma Trường Nguyên, đem đến cho thơ ông sự khát khao vươn tới cái đẹp. Cô gái Mường hịên ra thật quyến rũ:

“Lại bỗng hiện da em ngần trắng Tóc bố mẹ buông óng như mây Váy Mường áo chẽn hoa văn cuốn Đôi mắt nhìn „Nơi cất rượu say”

(Tiền em mừng tuổi xuân)

Cái đẹp của người con gái còn được kết tinh nên từ đất trời, bền vững:

“Em đẹp như trời đúc nên Em vững bền như anh mơ ước Anh cần em là mũi tên

Anh đến được nôi hạnh phúc”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, Ma Trường Nguyên đã để lại những trang viết rất chân thật,

đậm đà tình cảm. Có lẽ bởi tâm hồn nhiều đắm say của ông. Lối nói năng chất

phác, thật thà của người Tày nguyên gốc và chất rừng núi đã thấm đậm trong thơ tình Ma Trường Nguyên. Và điều đáng trân trọng ở nhà thơ là sự say đắm trong tình yêu không bao giờ bị thời gian làm cho vơi cạn, trải qua thử thách

của thời gian và đời người mà “cái xuân tình” trong hồn thơ ấy vẫn tươi trẻ,

dạt dào. Tất cả điều đó tạo nên một sắc điệu riêng trong cây đàn muôn điệu của thơ Thái Nguyên hôm nay.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)