Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 107 - 147)

B. NỘI DUNG

3.3.1. Giới thiệu khái quát về nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh

Nguyễn Thúy Quỳnh sinh năm 1968 tại Lạng Sơn, nhưng quê quán ở Nam Định. Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Khoa Kinh tế Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Chị là Hội viên Hội nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Hiện nay chị là Thạc sĩ Văn học, đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Tổng biên tập Báo Văn nghệ Thái Nguyên.

Từ khoảng những năm 1990, Nguyễn Thúy Quỳnh đã sáng tác nhiều

và có thơ đăng trên báo. Cho đến nay, chị đã xuất bản 2 tập thơ: “Giá mà

em từ chối” (Nxb Văn hóa dân tộc, H.2002), “Mưa mùa đông” (Nxb Hội

nhà văn, H.2004). Trong hành trình sáng tác đó, chị đã được ghi nhận bằng

những giải thưởng văn học quan trọng: Giải thưởng thơ của Báo Văn nghệ

Quân đội; Giải nhì về thơ của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.3.2. Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh giàu xúc cảm, suy tư về trái tim mình và những trắc trở cuộc đời

Hành trình sáng tạo của nhà thơ thường có những sự vận động, biến chuyển qua những chặng khác nhau. Nó chính là biểu hiện sự nỗ lực của nhà thơ trong quá trình khám phá thế giới và tìm đến bản ngã. Nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh cũng có một hành trình như thế. Có hai mạch cảm hứng nhận biết được trong thơ chị là cảm hứng về tình yêu và cảm hứng thế sự. Theo năm tháng, Thúy Quỳnh tạo nên định hướng cho sáng tác của mình đó là ý thức trách nhiệm công dân và cao hơn là ý thức và chức phận của người sáng tác.

Qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh dành nhiều suy tư cho mảng đề tài tình yêu. Thơ viết về tình yêu của chị chưa nhiều xúc cảm, suy tư về „„giọt nắng trái tim mình‟‟.

Tập thơ „„Giá mà em từ chối‟‟ của chị có 30/42 bài viết về đề tài tình yêu. Có thể thấy, đó là một người yêu đến đắm say, mãnh liệt.

“Đợi anh, em đợi anh Giữa trăm vòng tơ rối Vẫn cháy lòng khát đợi Bởi một điều: em yêu” (Đợi)

Sự chờ đợi trong tình yêu khiến con người có cảm giác một phút dài

như cả thế kỷ, vậy mà nhân vật „„em‟‟ trong thơ chị vẫn nhẫn nại đợi chờ người yêu. Động lực thúc đẩy chỉ bởi một điều duy nhất đó là : „„em yêu‟‟.

Ngay cả khi biết rằng người yêu sẽ mãi xa, phải đơn côi ở lại một mình,

phải hóa thân thành „„chiếc lá mồ côi‟‟, thế nhưng tình yêu và niềm hy vọng

vẫn không hề vơi cạn. Nhân vật trữ tình vẫn cồn cào, khao khát mong đợi điều kỳ diệu xảy ra:

“Thềm cỏ xanh hoang dại với mây trời

Niềm khao khát cồn cào giữa đêm anh chợt hiện Đêm không vách ngăn, thói đời xin quên hết Em chân thực dịu dàng, xin chia nỗi riêng anh”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Đêm thành Tuyên )

Người thơ ấy làm thơ để giãi bày những cung bậc tâm trạng trong tình yêu: Có lúc cồn cào và hụt hẫng đến thắt lòng nhưng chủ yếu là nỗi xót xa, tiếc nuối khôn nguôi về những điều đã mất. Đó là một sự tiếc nuối, bâng khuâng:

“Giá mà em từ chối ...Ngày yêu anh vội trao Hẳn giờ bao năm tháng Mình còn đầy trong nhau”

(Giá…)

Tình yêu không chỉ có niềm vui mà có cả khổ đau và bất hạnh. Như một lẽ tự nhiên, người phụ nữ luôn phải hứng chịu tất cả. Những phút khổ đau bất hạnh ấy thường đem đến cho con người những nỗi niềm và xúc cảm tột đỉnh cần được xẻ chia. Đó là sự đau đớn vì mất đi một nửa yêu thương, sự lạnh lẽo đáng sợ trong cô đơn. Ám ảnh nhất trong thơ Thúy Quỳnh là nỗi cô đơn. Hãy nghe chị bộc lộ nỗi cô đơn trong tình yêu :“Nửa chỗ ngồi không anh/ ...Nửa đường về không anh/ ..Nửa đêm dài không anh/ Run một quầng gối trắng”- (Nửa).

Cô đơn là nỗi đau khổ nhất của người phụ nữ trong hành trình kiếm tìm tình yêu. Nhất là đối với một hồn thơ yêu tha thiết, mãnh liệt. Bởi càng yêu nhiều thì khi xa cách, đổ vỡ càng cảm thấy cô đơn, trống trải gấp bội lần. Thúy Quỳnh miêu tả nỗi cô đơn thật xúc động. Nếu như bốn câu thơ đầu, nỗi cô đơn chỉ được bộc lộ một cách giản đơn : lạnh cả miền trống vắng/đành

câm lặng thì đến những câu thơ sau, nỗi cô đơn ấy đã thực sự tác động đến

tâm can con người : run một quầng gối trắng, đó là sự run rẩy, lạnh lẽo đến

mức tê cóng trái tim con người.

Đọc thơ Thúy Quỳnh, ta thấy, tình yêu luôn phải gặp những éo le, trắc trở vì sự nông nổi, vì là người đến muộn, vì một người đã phải sang ngang... Bởi vậy, thơ chị chứa nhiều tâm sự buồn trong tình yêu. Buồn vì "Phố núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vì: „„Hạnh phúc như con tàu, em thành kẻ đến sau/Phận trốn vé làm sao về ga

cuối‟‟. Buồn vì „„Đã quá muộn‟‟.

Đau đớn nhất là khi người thơ ấy tự nghĩ về mình:

Đã đành Duyên nợ thì mang Nghĩ mình Chưa nụ đã tàn Mà đau…” (Tặng…)

Tuy tình yêu mang đến cho con người nhiều nỗi buồn, đau khổ nhưng thơ Nguyễn Thúy Quỳnh vẫn có niềm tin yêu. Bởi trái tim ấy yêu mê đắm đến mức nhìn vào đâu cũng thấy yêu thương:

“Đêm nay

Những ngôi sao dìu nhau vào vũ trụ Trong em bừng nỗi nhớ cỏ may”

(Thứ bảy)

Đây là điều đáng quý ở hồn thơ Thúy Quỳnh. Mất đi người yêu, chịu cảnh “trắng tay mà không được khóc”, biết chắc rằng người yêu sẽ không bao giờ xuất hiện vậy mà người thơ ấy vẫn không mất đi niềm tin. Vẫn mong được gặp để nói lời yêu thương, trái tim vẫn bừng nỗi nhớ, vẫn khao khát được hạnh phúc như ngôi sao trên trời kia.

Tình yêu trong thơ Thúy Quỳnh luôn đằm sâu và đôn hậu:

“Trước luật lệ, em cúi đầu thua cuộc Không lẽ giành anh nốt nửa phần đời …Em xuống tàu thôi, trả duyên nợ về trời Trả ghen tuông cho người đàn bà ấy”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tình yêu đã mang đến cho thơ Thúy Quỳnh nhiều cung bậc cảm xúc: có khao khát mạnh liệt, có cô đơn, có nhớ nhung, có niềm tin yêu và có cả ghen tuông. Được người yêu dành cho tình cảm nồng cháy khiến chị có thể

kiêu hãnh uy quyền nhưng mang thân phận của kẻ đến muộn, Thúy Quỳnh

chấp nhận thua cuộc. Lý do người thơ ấy đưa ra bởi “luật lệ” nhưng có lẽ cao hơn là bởi chị không muốn giành giật hạnh phúc từ tay người đàn bà khác. Tình yêu đến sau dù có là duyên nợ nhưng chị cũng chấp nhận, “trả” nó về trời. Trái tim yêu thương của người từng trải đã can đảm, vượt qua ích kỷ thường tình và dùng lý trí để “trả” mọi thứ về chố cũ.

Nhà thơ, nhà nghiên cứu Vũ Nho đã có lí khi nhận xét về thơ Nguyễn

Thúy Quỳnh: “Nhưng ấn tượng về thơ chị không phải chỉ là cảnh sắc thiên

nhiên mà chủ yếu là một tâm hồn, một con người say đắm, mạnh mẽ, quyết

liệt mà đôn hậu” -Vũ Nho, 33 gương mặt thơ nữ, Nxb Hội Nhà văn, 2009.

Thơ Thúy Quỳnh không chỉ là nơi để chị giãi bày, suy tư về tình yêu mà

còn là nơi để chị chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời. Đây là sự phát triển tất

yếu đối với nhà thơ Thuý Quỳnh mà nó cũng là sự vận động tất yếu của thơ trong tiến trình văn học dân tộc.

Trước hết, thơ Thúy Quỳnh là nơi giãi bày, „„ghi‟‟ lại những ký ức, những kỷ niệm đáng nhớ. Nó chủ yếu là những câu chuyện, những con người để lại nhiều ấn tượng và xúc cảm trong lòng tác giả. Như một quy luật tự nhiên của tình cảm, tác giả giãi bày ra những rung cảm ấy. Có lúc nhà thơ gửi vào Na Rì: “Bảng lảng sương giăng ký ức xa xôi/Đèo Áng Toòng như mối tình trắc trở”- (Ghi ở Na Rì)

Có khi, nhà thơ gửi lòng mình trong “Đêm thành Tuyên”:

“Sông Lô đêm nay trôi một cánh thuyền tình Một lần lỡ, một đời không tới bến

Mai về Thái giữa một trời ly biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mỗi vùng đất đi qua luôn để lại trong tâm trí nhà thơ những ấn tượng đậm nét, khắc khoải…

Không chỉ vậy, những con người bất chợt gặp gỡ cũng vận vào nhà thơ

bao suy tư. Có khi là những nhắn nhủ “Gửi người xa xứ”:

“Bây giờ thành người trên ấy Nước non đâu cũng mình thôi Bao giờ chạnh lòng xa xứ Đóng bè thả nhớ về xuôi”

“Ở giai đoạn đầu, tương tự không ít người làm thơ khác, Nguyễn Thúy Quỳnh làm thơ như để giãi bày, như một cách thức ghi nhớ về các kỷ niệm… Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, thơ Nguyễn Thúy Quỳnh đã manh nha phát lộ một số dấu hiệu cho thấy chị đang cựa quậy tìm kiếm một cái gì đó giúp chị đi vào chiều sâu cảm xúc, như chị không bằng lòng với nỗi niềm riêng tư và kỷ niệm”[36, tr.28].

Càng về sau, thơ chị phức tạp và đa chiều hơn. Nó đi từ phía “cảm”

đến phía “nghĩ”

“Từ ấy, tôi mang theo bên mình giấc mơ viên sỏi nhỏ ngày qua ngày, đêm thay đêm, ủ nó bằng hơi thở,

rồi sống, rồi yêu, chờ một ngày mặt trời không đến nữa, để nghe lời sỏi hát

rằng, làm sao mà Trịnh biết, bia đá cũng đau…”

(Nhớ Trịnh)

Nghe nhạc Trịnh nhưng nhà thơ không dừng lại ở sự xúc động, mà đi xa hơn, nghĩ về kiếp người đau nỗi đau sỏi đá. Vậy là, thơ và nhạc gặp nhau ở những nỗi đau mang tính phổ quát con người.

Chính nhà thơ cũng có lúc đã thừa nhận sau nửa đời người mà vẫn bất lực trước những điều không ngờ trước cuộc sống:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Có thể khi các con lớn lên, cuộc đời rồi sẽ khác. Sẽ bớt đi đói nghèo, nước mắt, nỗi cô đơn. Những trái tim đa cảm của các con sẽ chỉ còn rung lên trước vẻ đẹp hoa hồng, thơ ca và hương thơm của lòng nhân ái.

Nhưng mỗi ngày qua, mẹ vẫn trở về không dấu nổi nỗi buồn tê tái. Đi nửa vòng đời chưa tin nổi đã có thật một điều ngang trái: ở hiền chưa dễ gặp lành”

(Gửi các con)

Đó là những lời đau xót, những lời mạnh mẽ, những lời gan ruột của người mẹ nói với con. Phải trải đời, hiểu người lắm, mới nói được những điều gan ruột như thế.

Có lúc, nhà thơ thấy cuộc đời trong cơn mưa mùa đông:

Không có gì đáng sợ hơn khi nhận ra

Mình nhỏ nhoi bất lực trước sự bủa vây của kẻ khác Cúi xuống, mặt nhòe nước

Ngẩng lên, mưa quất tả tơi”

(Mưa mùa đông)

Mưa không chỉ gợi cái lạnh da thịt, mà còn gợi cái giá buốt trong óc trong tim. Nó chỉ có thể là kết quả những trải nghiệm thấm thía qua đời sống của một thân kiếp đang cô đơn, bất hạnh. Quả thực, cảm thức cô đơn trong điệu hồn thơ Nguyễn Thúy Quỳnh không chỉ thể hiện rõ rệt ở bài thơ này, mà còn trong khá nhiều tác phẩm khác. Có lẽ đó là một ám ảnh trong chiều sâu tâm thức của tác giả.

Có khi, sự cô đơn đằng đẵng cả đời người phụ nữ.“Em – mặt trời hết

nắng/ Suốt nửa - đời - không - anh”- (Nửa)

Có lúc, sự cô đơn được đẩy đến tận cùng, tưởng như gần với tuyệt vọng.

“Lớn hơn nỗi cô đơn

Là nhận ra không ai có thể mang gánh nặng hộ mình”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những khi nỗi cô đơn không thể giải thoát hay chia sẻ, nhà thơ chọn cách đến với thế giới của những nỗi đau quyến rũ của nhạc Trịnh:

“Những thanh âm dịu dàng xoa lên vết đau, dịu dàng nâng tôi bay Qua mênh mông địa đàng

Mọi khổ đau, hận thù, cả sự cô đơn Giờ ở lại phía sau xa lắc

Trở về tận cùng sự thanh khiết cỏ cây sau chuyến mưa qua”

(Nhớ Trịnh)

Tưởng chừng như đã tìm ra lối thoát, vậy mà người thơ ấy rốt cuộc vẫn rơi lại vòng cô đơn:

“Cả triệu năm qua sông đơn độc Sự đơn độc nào chia cho ai được”

(Trong quán cà phê)

Rõ ràng, sự cô đơn ám ảnh hồn thơ ấy, không chỉ cô đơn trong tình yêu, mà lớn hơn là nỗi cô đơn giữa nhân thế, giữa cuộc đời. Đó là sự cô đơn vĩnh cửu, là nỗi cô đơn nhân bản.

Trong mạch suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống và con người, Nguyễn Thúy Quỳnh có một lối đi riêng đặc biệt đáng trân trọng. Đúng như quan niệm thơ phải hướng đến con người và cộng đồng, phải mang tính nhân loại phổ quát, Nguyễn Thúy Quỳnh dành phần nhiều sự trăn trở cho thân phận con người. Phải chăng điều ấy khiến cho thơ chị càng ngày càng ít nói đến cái cá nhân mà chuyển sang nói đến chuyện người, chuyện đời, chuyện thế sự.

Một em bé bán củi bị ướt mưa, làm cho lòng nhà thơ se lại:

“Phiên chợ ngày mưa, thưa thớt bóng người Em cõng củi dầm chân đứng đó

Tôi khoác túi bồn chồn về phố Có vệt khói dài lặng lẽ lan theo”

(Một sáng Đồng Văn)

Một người hát rong cũng đủ làm cho nhà thơ lặng đi không nói nên lời:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Giờ chia cùng người nỗi mưu sinh gieo neo

Dõi theo người mà không dám hát theo…”

(Nghe câu hát từ xe hàng rong)

Những người dân lao động nghèo khổ phải tìm ra xứ người đất khách để kiếm sống làm chị xót đau:

“Bao nhiêu người đàn ông hăm hở bán mồ hôi xứ dầu? Bao nhiêu người đàn bà gửi lại con mình

vượt trùng khơi nuôi con thiên hạ?

Bao nhiêu người ngồi hóa thạch đầu sàn?

Bao nhiêu bé lớp một đến trường không cha đưa mẹ đón?”

(Một chuyến xe khách)

Những phụ nữ oằn lưng trên đồng ruộng trong giá rét làm cho tâm hồn nhạy cảm ấy nhói buốt:

“Những người đàn bà bì bọp dặm trên mặt ruộng

Những dảnh mạ chắt chiu xanh từ cân thóc giống cuối cùng Cách nhau một hàng rào B40

Bóng những tòa nhà chọc trời

đổ trên lưng họ”

(Viết giữa ngày rét hại)

Đây chính là sự khác biệt đáng quý trong thơ Nguyễn Thúy Quỳnh. Cái nhân văn hướng đến cộng đồng trở thành tinh thần chính, cái tôi cá nhân cũng chỉ được đặt đó. Cái tôi cá nhân sẽ mất đi ý nghĩa cao đẹp chân chính nếu nó không được đặt trong mối quan hệ xã hội. Chỉ khi được đặt trong mối quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ được trọn vẹn giá trị thực sự của mình. Chất nhân văn trong thơ Thúy Quỳnh nằm ở điều giản dị đó.

Như vậy, ta thấy đến đây, thơ Nguyễn Thúy Quỳnh đã trầm tư hơn, day dứt hơn, không những buồn mà còn đau hơn. Nó như một tất yếu bởi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người thơ ấy không chỉ cảm nhận cuộc sống, mà còn luôn quan sát để luận giải cuộc sống.

3.3.3. Những tìm tòi, thể nghiệm về hình thức nghệ thuật Thứ nhất: Hình ảnh thơ Thứ nhất: Hình ảnh thơ

Là một nhà thơ luôn tìm tòi, cách tân, nhưng Nguyễn Thúy Quỳnh lại không tạo ra cho thơ mình một thế giới hình ảnh mang tính cầu kỳ, hoa mỹ. Hình ảnh thơ chị được xây dựng theo hướng giản dị, biểu cảm, giàu tính biểu tượng.

Trong hệ thống hình ảnh đó, nhiều hình ảnh đã trở đi trở lại nhiều lần

và đã đạt đến mức hình tượng, như: đêm, con đường, cơn mưa. Nó được sử

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 107 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)