Sự tự giác trong ý thức nghệ thuật của người cầm bút

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 32 - 36)

B. NỘI DUNG

2.1.2.Sự tự giác trong ý thức nghệ thuật của người cầm bút

Bước sang đầu thế kỷ XXI, đời sống thơ ca Thái Nguyên có nhiều thay đổi. Người làm thơ Thái Nguyên ngày càng mang tính chuyên nghiệp. Sáng tác của họ dần thoát khỏi tính tự phát, phong trào để đạt tính tự giác cao hơn. Nhiều nhà thơ Thái Nguyên đã có sự suy nghĩ, nghiền ngẫm về quan niệm sáng tác. Họ thể hiện quan niệm của mình qua những tài liệu lý luận, những lời phát biểu hoặc ký thác vào tác phẩm. Quan niệm về nghệ thuật và quan niệm thơ của nhiều nhà thơ Thái Nguyên (Võ Sa Hà, Ma Trường Nguyên, Hồ Triệu Sơn, Hiền Mặc Chất, Thế Chính, Nguyễn Đức Hạnh, Minh Hằng, Lưu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thị Bạch Liễu, Nguyễn Kiến Thọ, Nguyễn Thúy Quỳnh) được Phạm Văn Vũ

tập hợp trong cuốn “Ngẫu luận” – Ghi chép những cuộc trò chuyện về văn

chương [97]

Trong lời tự bạch của mình, nhà thơ Ma Trường Nguyên – Bậc cao

niên trong “làng thơ” Thái Nguyên - tâm sự: “Viết là sự lao động đam mê và

cực nhọc (...) “như con tằm trả nghĩa dâu tươi cho dân tộc, quê hương, đất nước bằng những trang viết nhằm góp phần bồi đắp tâm hồn con người vươn

tới khát vọng chân, thiện, mỹ” [62, tr.54]. Nhà thơ khẳng định cái gốc của thơ

chính là cuộc sống - một cuộc sống chân thật, nồng ấm sẽ là cội nguồn cảm

hứng cho thơ: “Tôi sống thật như tôi. Tôi tự nhủ không phải viết như thế nào?

mà sống thế nào để viết” [38, tr. 498]. Là một nhà thơ dân tộc thiểu số, nhà

thơ Ma Trường Nguyên còn quan tâm đến việc nâng cao vốn văn hóa của

người cầm bút. Ông khẳng định, người viết cần phải có một “cái kho tích

luỹ” sức sống bên trong của dân tộc mình; Hướng vươn lên của những người cầm bút dân tộc ít người là phải nhanh chóng trang bị trí tuệ mới để có đủ năng lực nắm bắt lấy khuôn mặt thời đại, từ đó sáng tạo ra là những “đứa con tinh thần” hồng hào khoẻ mạnh; Mỗi bài thơ đều là kết quả tình yêu chân chính giữa dân tộc mình và dân tộc Việt, giữa tâm hồn người Việt Nam và tâm hồn nhân loại.

Nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh khẳng định: “Số phận con người là đối tượng đầu tiên và cũng là đối tượng cuối cùng của văn chương…Với tôi, văn chương là nơi nương tựa khi đau khổ, là nơi bấu víu khi tuyệt vọng, là nơi sẻ

chia khi hạnh phúc.”[97, tr.85]. Quan niệm này giúp người ta hiểu rõ thêm vì

sao giữa dòng đời muôn nẻo, giữa bề bộn lo toan, người Thái Nguyên vẫn dành một con đường, một khoảng trời cho thơ.

Nguyễn Thúy Quỳnh ý thức một cách sâu sắc và nghiêm túc về sáng

tác thơ. Theo chị, làm thơ trước hết là một niềm đam mê. Chị tự bạch: “Tôi có

nhiều đam mê, và để nửa phần đời của mình đuổi bắt những đam mê đó. Một ngày, tôi nhận ra rằng, chỉ còn một đam mê cùng tôi đi tiếp nửa phần còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn lại.” [38, tr.743]. “Nửa phần còn lại” của niềm đam mê trong cuộc đời chị chính là thơ. Với Nguyễn Thúy Quỳnh, chính niềm đam mê đó cho chị sức mạnh vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Thơ còn là con thuyền đưa tâm hồn chị vượt qua cái “ao đời” nhỏ bé của mình để đến với mọi người; làm thơ không chỉ nói cho mình mà còn phải nói được những điều có ý nghĩa

cho cuộc đời chung. Chị chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng chỉ viết về bản thân

mình, mười mấy năm quẩn quanh như vậy thôi. Dần dần, sự quan tâm, lo nghĩ và trăn trở càng hướng đến những điều rộng hơn, thuộc về cộng đồng. Mình không giúp gì được cho những thân phận nhỏ bé và bất hạnh,

thì mình chia sẻ bằng trang viết” [97, tr.161]. Đó trước hết là ý thức trách

nhiệm công dân, và cao hơn là ý thức về chức phận của người sáng tác. Quan niệm này đã trở thành một định hướng xuyên suốt trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Thúy Quỳnh.

Võ Sa Hà quan tâm nhiều đến “tiếng lòng” - cảm xúc riêng - của người làm thơ: Thơ là “Sóng nhạc hồn tôi- những cung bậc cảm xúc linh diệu nhất ngân lên từ bể sóng tâm hồn, những giọt men say tinh thần chưng cất từ

nhiệt huyết của con tim; Thơ là “tiếng lòng của riêng một con người không

thể không viết ra. Thơ là hành trình đi tìm cái bản thể của chính mình trong khát khao hướng về cái đẹp. Khi thi sỹ cô đơn nhất, thơ sẽ thăng hoa. (...). Người làm thơ phải luôn tự làm mới mình. không say mê, không kiên trì, không tử tế không thể có thơ hay, không thể đi lâu bền trên con đường thơ được” [38, tr.1117]; Thơ là ngọn “Lửa trắng” cháy lên từ đỉnh điểm khát

vọng và cô đơn của người nghệ sỹ [29], là “Ngựa đá” sáng tạo phi vào “miền

hoang sơ” của nghệ thuật [27]. Võ Sa Hà luôn đề cao bản lĩnh và cá tính sáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo của người cầm bút.

Còn đối với nhà thơ Thế Chính thì: “Thơ là loại hình nghệ thuật mà

tôi coi như là một thứ tôn giáo để mình tôn thờ, gửi gắm và chia sẻ. Đến với thơ bằng cả một ý thức trách nhiệm nghiêm túc của một tín đồ. Thực thi thiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

V.v...

Các nhà thơ Thái Nguyên, mỗi người đến với hành trình thơ bằng một con đường riêng, mang theo một quan niệm riêng, nhưng đều gặp nhau ở niềm say mê với thơ, ở ý thức sâu sắc về sự gắn kết giữa nhà thơ với cuộc đời, giữa trang thơ và cuộc sống. Sự gặp gỡ đó đã tạo thành động lực chung thúc đẩy thơ Thái Nguyên phát triển.

Tiềm lực của đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên thể hiện tập trung trong các tác phẩm. Nhiều tập thơ đã được biên tập và xuất bản ở các nhà xuất bản trung ương và địa phương. Theo thống kê của chúng tôi, trong 10 năm (2000 - 2010), đã có 83 tập thơ được xuất bản, nhiều gấp gần 4 lần so với số lượng các tập thơ

xuất bản 10 năm trước đó (Phụ lục 3). Nhiều sáng tác của các nhà thơ Thái

Nguyên đã xuất hiện trên các tờ báo và tạp chí có uy tín và danh tiếng như:

Văn nghệ, Văn nghệ Trẻ, Văn nghệ Quân đội, Tài hoa Trẻ.v.v…; và trên các

trang báo Thái Nguyên, Văn Nghệ Thái Nguyên, báo Hà Giang, báo Lào Cai.v.v...Nếu như 10 năm cuối thế kỷ XX, thơ mới chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong Tuyển tập văn thơ Thái Nguyên 1990 - 2000 (148 trang/455 trang của Tuyển tập); thì chỉ 05 năm sau, Hội Văn học Nghệ thuật Thái Nguyên đã có điều kiện giới thiệu với công chúng độc giả một “Tuyển tập thơ Thái

Nguyên” dày dặn gần 300 trang, tuyển chọn 163 bài thơ của 67 tác giả thơ

tiêu biểu của Thái Nguyên. Tiếp nối những bài thơ “Suối Lênin” của Trần

Văn Loa, “Người đẹp Thái Nguyên” của Hiền Mặc Chất sáng tác từ những

thập niên trước được phổ nhạc vang trên làn sóng đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Thái Nguyên; sang thập niên đầu thế kỷ XXI, những bài thơ về

Trăng Phú Đình, Hoa lộc vừng Hồ Gươm.v.v… của Hiền Mặc Chất, về Chợ

tình Sa Pa của Võ Sa Hà.v.v...đã trở thành ca từ cho nhiều ca khúc đẹp về quê

hương Thái Nguyên và những miền quê khác, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho người Thái Nguyên và bè bạn gần xa.

Thành tích mà các nhà thơ Thái Nguyên đạt được đã khẳng định chất lượng của đội ngũ sáng tác. Và đó cũng là một minh chứng về sự trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành của đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI. Lí giải cho sự trưởng thành này, chúng tôi cho rằng, có những nguyên nhân tích cực cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Các tác giả thơ Thái Nguyên được kế thừa một truyền thống

văn hóa với nhiều giá trị đặc sắc, nhất là truyền thống thơ ca. Trong đó, phải kể đến sự chuẩn bị về tiềm năng từ các thế hệ nhà thơ đã có nhiều đóng góp cho thơ Thái Nguyên trước thế kỷ XXI.

Thứ hai: Các tác giả thơ Thái Nguyên cùng trong xu hướng vận động

phát triển không ngừng của đội ngũ nhà văn nhà thơ trên cả nước trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ và sâu rộng.

Thứ ba: Thơ là loại hình nghệ thật có sức hút mạnh mẽ. Chính sức hút

của thơ đã giúp cho các nhà thơ Thái Nguyên vượt qua nhiều “rào cản” khác của thời đại bùng nổ thông tin và cơ chế thị trường để giữ nguyên ngọn lửa nhiệt tình với thơ; đến với thơ bằng sự đam mê, coi thơ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Hơn nữa, Thái Nguyên là một trung tâm giáo dục lớn của cả nước, có một môi trường thông tin và tri thức phát triển. Nó trực tiếp và gián tiếp xây dựng nên một đội ngũ sáng tác vốn có niềm say mê với thơ, lại được nâng tầm về trình độ tri thức và văn hóa, mạnh dạn đưa thơ Thái Nguyên vượt khỏi giới hạn địa phương đến với người yêu thơ cả nước.

Việc hình thành và xây dựng được một đội ngũ sáng tác trưởng thành cả về số lượng và chất lượng là một yếu tố giúp thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI có những bước phát triển mới và mở ra niềm hy vọng mới.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 32 - 36)