Hình ảnh thơ

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 69 - 71)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Hình ảnh thơ

Nhà thơ tư duy bằng hình ảnh. Hình ảnh thơ là yếu tố của hình thức thơ. Hình ảnh thơ là hình ảnh thực trong cuộc sống được nhà thơ nắm bắt. Hình ảnh thơ có thể là hình ảnh nảy sinh trong ý nghĩ, tình cảm rồi hiện lên trên trong thơ và truyền cảm đến người đọc. Đó là những hình ảnh mang tính thẩm mỹ, có khả năng ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Trong rất nhiều tác phẩm thơ Thái Nguyên thập kỷ đầu thế kỷ XXI, hệ thống hình ảnh thơ được xây dựng công phu. Nét mới trong hình ảnh thơ Thái Nguyên trong giai đoạn này mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là sự xuất hiện nhiều hình ảnh mới mang tính biểu tượng.

Thơ Nguyễn Thúy Quỳnh thường có hình ảnh Ngôi nhà, Con đường,

Đêm v.v..là những hình ảnh biểu tượng. Hình ảnh ngôi nhà trong các bài thơ

“Sinh nhật”, “Thơ về nhà mình”, “Dựng nhà”; hình ảnh Con đường trong

các bài thơ “Người đàn ông đi qua con đường của tôi”, “Thơ trên đường về

nhà”, “Đồng hành”.v.v...nghiêng về ý nghĩa biểu tượng. Tiêu biểu nhất là

bài thơ “Dựng nhà”. Ngôi nhà mới dựng “trổ ra năm cửa”. Cửa thứ nhất: “cửa quay về núi/ bốn mùa tốt tươi” là hướng về quê hương. Cửa thứ hai:

cửa hướng ra biển/rười rượi gió lành” là mở ra không gian khoáng đạt, mát

lành. Cửa thứ ba: “cửa mở ra láng giềng/ta mang hết thiện chân ra đổi” là cửa mở ra cuộc sống thân thương tình nghĩa. Cửa thứ tư: “cửa vọng ông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bà/nơi ta bước vào cúi đầu, bước ra dài rộng là cửa hướng đến tâm linh. Cửa

thứ năm: “cửa trổ lên trời/mai ngày-không nợ nần chi nữa/thuận đường mà

rong chơi” là cửa về chốn thanh tịnh. Hình ảnh ngôi nhà đó chính là biểu tượng cho tính nhân bản, thiện căn của mỗi con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, xã hội, cội nguồn và sự tự ý thức về chính bản thân mình.

Từ những hình ảnh gần gũi với cuộc sống của con người miền núi, Ma

Trường Nguyên tạo nên những hình ảnh biểu tượng Mùa xuân, Câu hát.v.v..

Câu hát đằm thương đẫm nhớ Vượt chín thung dốc mười đồi

(Câu hát muốn ngủ quên)

Câu hát vắt qua vai dẻo sức

Anh liền mang câu hát đi ra Xuyên thấu rừng già

Băng qua rừng trẻ

Tìm người đang thả câu hát bay về

(Câu hát vắt qua vai)

Câu hát vốn là sự kết nối của những âm thanh. Nhưng trong thơ Ma Trường Nguyên, nó đã được chuyển hóa thành hình ảnh thơ biểu tượng cho khát vọng tình yêu và hạnh phúc trong những trái tim yêu. Cũng tương tự như thế, hình ảnh mùa xuân trong thơ Ma Trường Nguyên là biểu tượng của tình

yêu và hạnh phúc (“Lối xuân”, “Vườn xuân”, “Vẫn còn xuân”, “Em như

mùa xuân”, “Mùa xuân đâu rồi em? ”, “Ngõ phố xuân”, “Xuân này có

nhau”, “Tiền em mừng tuổi xuân”, “Mùa xuân trải thảm đợi em”.v.v...).

Trong thơ Võ Sa Hà, Lửa trắng, Ngựa đá là biểu tượng của khát vọng

sáng tạo nghệ thuật; Núi là biểu tượng của quê hương, biểu tượng cho sự bình

yên và trong sáng của tâm hồn:

Hồn cháy khát một câu ca cũ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Mùa thu ấy) “Ta xa em ta về núi thôi

(Về với hồ và với núi) “Quê tôi

Những ngọn đèn dầu li ti bóng núi

(Quê tôi)

Vũ Thị Tú Anh tạo được hình ảnh mới mang ý nghĩa biểu tượng: Chợ

tình yêu. Thơ của Nguyễn Kiến Thọ, Lưu Thị Bạch Liễu cũng có xu hướng

xây dựng hệ thống hình ảnh thơ mang tính biểu tượng nhằm mở rộng trường liên tưởng và tạo chiều sâu cảm xúc cho thơ. Đó là một hướng đi tất yếu của con đường hiện đại hóa thơ.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)