Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 30 - 32)

B. NỘI DUNG

2.1.1. Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh

2.1.1. Đội ngũ sáng tác tăng nhanh về số lượng, đa dạng về hoàn cảnh sáng tác sáng tác

Trong thế kỷ XX, thời điểm đông nhất, số lượng hội viên Phân hội Thơ

của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên là hơn 20 hội viên và chỉ có 01

tác giả (Ma Trường Nguyên) là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đội ngũ các

nhà thơ Thái Nguyên trong thế kỷ XX chính là nền tảng hết sức quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI.

Bước sang thế kỷ XXI, với nền tảng đã được chuẩn bị, thơ Thái Nguyên hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ và nhanh

chóng. Về số lượng, tính đến thời điểm 2010, số lượng hội viên thuộc Phân

hội Thơ của Hội Văn học nghệ thuật Tỉnh đã tăng hơn hai lần so với trước đó:

tổng số 43 hội viên, trong đó có 05 nhà thơ là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam

(Phụ lục 1). Bên cạnh đó, còn phải kể đến nhiều người có thơ đăng báo hoặc

xuất bản tập thơ nhưng chưa có tên trong danh sách Hội Văn học nghệ thuật

Thái Nguyên (Phụ lục 2). Các nhà thơ Thái Nguyên không chỉ gặp nhau ở Chi

Hội thơ của Hội Văn học - Nghệ thuật Tỉnh mà còn hội tụ ở các chi hội huyện, thị (Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Thái Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật Định Hóa, Chi hội Văn học Nghệ thuật Phổ Yên, Chi hội Văn học Nghệ thuật Đại Từ, Câu lạc bộ thơ Mùa thu, Câu lạc bộ thơ Tháng Năm, câu lạc bộ thơ Đường.v.v..). Những câu lạc bộ và nhóm bút thơ trong các nhà trường Đại học và Trung học phổ thông cũng không ngừng tăng lên; tổng cộng tới hàng trăm hội viên. Đội ngũ này đã truyền tải và kết nối thơ với đông đảo bạn đọc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; góp phần tạo ra những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hiệu ứng tích cực cho đời sống thơ ca vốn đang gặp nhiều thách thức trước sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, nghe nhìn hiện đại.

Thực tế cho thấy, mặc dù trong hoàn cảnh kinh tế thị trường, nhu cầu vật chất tăng nhanh, Thái Nguyên vẫn có nhiều người làm thơ, yêu thơ, đến với thơ như một nhu cầu tất yếu. Sự gia tăng về số lượng tác giả là một chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển và vị trí của thơ trong đời sống tinh thần của con người Thái Nguyên.

Quá trình phát triển, mở rộng số lượng đội ngũ sáng tác là nền tảng quan trọng và là tiềm năng chắc chắn cho sự phát triển của thơ Thái Nguyên thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhìn vào đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên có thể nhận ra (một cách tương đối) bốn thế hệ đang đồng hành trên con đường thơ.

Thế hệ thứ nhất là thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong ba mươi năm

chiến tranh cách mạng (trước 1975). Cảm hứng chủ đạo của họ gắn liền với những vấn đề của thời đại và dân tộc; bút pháp thơ mang tính truyền thống. Tiêu biểu như: Hà Đức Toàn, Trần Văn Loa, Khánh Kiểm, Quang Chuyền,

Thế Chính, Đàm Thế Du, Ma Trường Nguyên…Trong số đó, có những người

trong bậc “cao niên” của thơ Thái Nguyên hiện nay vẫn tiếp tục sáng tác.

Thế hệ thứ hai là các nhà thơ xuất hiện sau 1975, có nhiều kinh nghiệm

sáng tác, tạo được “tên tuổi” với người yêu thơ như: Vũ Đình Toàn, Hiền Mặc

Chất, Đặng Vương Hưng, Nguyễn Hữu Bài, Hữu Tiệp, Nguyễn Long, Hồ

Thủy Giang, Mai Thắng, Võ Sa Hà, Trần Thị Vân Trung. v.v... Họ đã thành

đạt trên nhiều lĩnh vực: quản lý, giáo dục, nghiên cứu khoa học.v.v...nhưng vẫn giữ mối duyên tình với thơ.

Thế hệ thứ ba gồm những người trưởng thành trong công cuộc “đổi mới”, đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm sáng tác và có nhiều nỗ lực để

nuôi dưỡng nguồn cảm hứng thơ; tiêu biểu như: Nguyễn Đức Hạnh, Nguyễn

Thúy Quỳnh, Nguyễn Kiến Thọ, Cao Hồng, Chu Thị Thơm, Lưu Thị Bạch Liễu, Nguyễn Ngọc Minh…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thế hệ thứ tư là các nhà thơ trẻ đang nuôi dưỡng, ấp ủ nhiều dự định về

nghề nghiệp và về thơ như: Vũ Thị Tú Anh, Dương Thu Hằng, Phạm Văn Vũ

v.v...Những cây bút trẻ này sáng tác chưa thường xuyên, diện mạo còn nhòe mờ, chưa rõ nét nhưng sự hiện diện của họ cũng góp phần làm cho đời sống thơ Thái Nguyên thêm phong phú, đa dạng và tươi trẻ.

Đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên có sự kết nối liên tục về tuổi đời và kinh nghiệm sáng tác, bao gồm nhiều thành phần với nhiều ngành nghề và hoàn cảnh sáng tác khác nhau (cán bộ quản lý, nhà báo, giáo viên, công chức, nông dân, công nhân, quân nhân, công an vũ trang.v.v…). Đây chính là cơ sở tạo nên sự phong phú về tư tưởng và nghệ thuật và tình cảm thẩm mỹ trong thơ Thái Nguyên. Đánh giá về sự trưởng thành của đội ngũ các nhà thơ Thái Nguyên trong thập niên đầu thế kỷ XXI, nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh - Chi hội

trưởng Chi hội Thơ - viết: “Hạnh phúc thay khi tất cả các thế hệ những người

làm thơ Thái Nguyên đều có những đại biểu xuất sắc trong hành trình vượt lên chính mình, góp mặt với “anh tài” bốn phương, khẳng định Thái Nguyên không chỉ là “đất thép” mà còn là “đất thơ” đa dạng, tài hoa, bắt đầu hình thành một bản sắc riêng và hứa hẹn những bước phát triển mới ở chặng

đường phía trước” (Nguyễn Đức Hạnh, Thơ Thái Nguyên- Sông Cầu đã ra

biển cả,Báo Văn nghệ Thái Nguyên- Số Tết, năm 2007).

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)