Cảm hứng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 52 - 57)

B. NỘI DUNG

2.2.3.Cảm hứng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi

Các nhà thơ Thái Nguyên là những người vừa đa tài, vừa đa tình. “Đa tài” vì ngoài tài thơ, họ còn thành công trên nhiều lĩnh vực: học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý hành chính, doanh nghiệp, sản xuất, chiến đấu...; có những cây bút nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; có nhà thơ nữ Thái Nguyên được bình chọn là tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong cả nước; không ít nhà thơ đảm nhiệm trọng trách của chính quyền, đoàn thể; có những nhà thơ đồng thời là nhà khoa học, nhà quản lý giỏi.v.v...Song, bên cạnh

phẩm chất của nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp.v.v..., “đa tình

vẫn là phẩm chất thiên phú của các nhà thơ Thái Nguyên, nuôi dưỡng nhiệt tâm người cầm bút. Vì thế, dù bộn bề công việc, dù muôn kế mưu sinh, họ vẫn tìm đến với thơ để tâm sự, giãy bày những nỗi niềm, cảm xúc; đặc biệt là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cảm xúc về tình yêu lứa đôi. Hầu như các cây bút thơ Thái Nguyên đều hướng vào nguồn cảm hứng này và đã có được nhiều bài thơ hay về tình yêu và hạnh

phúc lứa đôi. Tâp thơ “Chợ tình yêu” của Vũ Thị Tú Anh có 24 bài thơ tình/

tổng số 42 bài thơ; trong đó có bài được tuyển chọn vào “Thơ trẻ chọn lọc

và được giải thưởng của thơ Thái Nguyên. Các tập thơ “Cánh chim về núi”,

Lửa trắng” của Võ Sa Hà cũng đã có tới 40 bài thơ tình; Chùm thơ: “Nước

mắt Khâu Vai”, “Bến cũ”, “Một cơn mơ” của tác giả được trao Giải A thơ

tình của báo Văn nghệ năm 2007. Trong bốn tập thơ xuất bản từ năm 2000 - 2011 của Ma Trường Nguyên có 96 bài thơ tình/ tổng số 152 bài thơ; trong đó

bài thơ “Câu hát vắt qua vai” được đánh giá cao, góp phần vào thành công

của tập thơ trong giải thưởng Thơ các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2007; Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đức Hạnh đạt giải Nhì Thơ Thái Nguyên năm 2007 có bài thơ “Chuyện tình hai dòng sông”. Nhiều bài thơ tình của

Nguyễn Thúy Quỳnh có sức ám ảnh trong lòng người đọc trong tập thơ: “G

mà em từ chối” và “Mưa mùa đông” như: “Nửa”, “Giá có thể làm được

điều gì khác”, “Người đàn ông đi qua con đường của tôi”.v.v...Đến với thơ

tình Thái Nguyên, có thể thấy “Người thơ phong vận như thơ vậy”: tâm hồn

thơ nào cũng đa tình, đa cảm, cây bút thơ nào cũng thắm mối duyên tình với thơ về tình yêu lứa đôi.

Tình yêu trong thơ Hồ Triệu Sơn da diết những “giọt đam mê”, “hẹn

ước”, “câu thề”:

Uống vào lòng giọt đam mê Em gom hẹn ước câu thề còn không?

Ráng ngày nhuốm đỏ chờ trông Vui xuân mấy bận, sầu đông mấy lần

Uống vào lòng giọt phân vân Sắt son cũng chỉ có ngần ấy thôi

Sao còn ở mãi xa xôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Uống…)

Tình yêu trong thơ Nguyễn Thị Minh Thắng chất chứa những khao khát nồng nàn:

Gió luồn qua vách đá

Mưa ràn rạt mái tranh Điệu khèn gọi trăng Núi

Rót anh Vào em”.

(Ngực núi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vũ Thị Tú Anh viết những bài thơ tình giàu triết lý, suy tư khi tuổi đời còn rất trẻ:

Ai mở lòng cho kẻ bắt đầu yêu

Những nụ cười buồn, giọt nước mắt vui Có ai bán tình yêu không nhỉ

Cho tôi mua hẳn một mối tình...

...Ai viết tình ca rao bán những thở than Những khổ đau không được ai ngã giá Chợ tình yêu lẽ đâu mặc cả

Người đi buôn đâu có lãi bao giờ...

...Vốn liếng của tôi chỉ có một trái tim

Bước vào chợ tình yêu người khôn, kẻ dại Giọt nước mắt vui, nụ cười buồn làm lãi

Ai bán, ai mua, sướng khổ kiếp người

(Chợ tình yêu)

Nguyễn Đức Hạnh mái đầu đã bắt đầu nhuốm “Vết thời gian” nhưng cảm

xúc tình yêu vẫn như ngọn “Núi khát”, như cơn sóng bể nồng nàn, say đắm:

Anh đã chạy cùng trời cuối đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Kỷ niệm dẫu có nghìn gương mặt

Gương mặt nào cũng phiên bản của em

(Xin được bị bắt)

Hành trình dài nối ngàn cơn bão táp

Nỗi nhớ thương là xoáy dữ không cùng

(Hành trình của sóng)

Nguyễn Ngọc Minh cảm nhận: “Tình yêu không có tuổi” (Trăng

nhuận). Nguyễn Hữu Bài nghĩ về tình yêu rất trẻ trung, ngọt ngào khi đã bước sang tuổi thượng tuần:

Ngày mai tình yêu còn thế không em?

Còn gầu nước múc ánh trăng cho mắt ai lấp lánh Còn cành sen đã bao đời ủ nồng hơi ấm

Còn ngẩn ngơ, cá lặn, sao mờ!”

(Nghĩ về tình yêu)

Cảm hứng tình yêu là một nội lực của thơ Thái Nguyên, giúp các nhà thơ không chỉ biểu hiện mà còn khám phá được nhiều cung bậc cảm xúc và nhiều khía cạnh tinh tế, lạ lùng; có khi cả nghịch lý của tình yêu lứa đôi. Đỗ

Dũng có nhiều xúc cảm về vẻ đẹp của người yêu: “Bờ vai em - ánh trăng tan

(Bờ vai), “Em là ai hư ảo của thần tiên/Trời đất sụp trên làn môi mềm mại/

Khép vòng tay mi mắt hóa thiên đường” (Lửa tình). Nguyễn Khoái cảm nhận

trong chén rượu xuân êm ngọt lại có chất men say tình yêu cháy bỏng: “Rượu em êm đến lạ lùng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Uống vào lại cháy một vùng tâm can” (Rượu xuân - Nguyễn Khoái)

Lưu Thị Bạch Liễu nhìn trong cơn mưa thấy cháy lên chùm hoa lửa của tình yêu:

Phố đen chiều mưa Em trắng đêm nhớ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bật chùm hoa gạo đỏ

Cháy lên mà chờ

(Đợi...- Lưu thị Bạch Liễu) Trên con đường đi tìm hạnh phúc lứa đôi, nhiều tâm hồn thơ nhận ra ý nghĩa sâu sắc nhất của tình yêu chính là nhờ nó, mỗi người tìm được “một nửa” của mình:

Nửa chỗ ngồi không anh

Lạnh cả niềm trống vắng

(Nửa - Nguyễn Thúy Quỳnh)

Không có anh

Em chỉ còn một nửa”

(Tìm...! - Minh Thắng)

Không có anh em chẳng hiểu chính mình

(Không có anh - Vũ Thị Tú Anh) Nhiều bài thơ tình của các các tác giả Thái Nguyên đã “cập nhật” với những vấn đề của tình yêu “thời @”, “thời phủ sóng”. Tiêu biểu như bài thơ

Vô tư” của tác giả Hạ Giang. Người mẹ bảo con gái: “Không còn trẻ

đâu/Gió tìm chồng đã đi qua ngõ” và dù đã có “Một...hai...ba.../Người đàn

ông dừng lại trước ngõ nhà em” nhưng cô gái vẫn “vô tư” chờ “một nửa” của

mình, không vội vã, không thất vọng. Sự tự tin này của cô gái khác hẳn với

quan niệm xưa: “Còn duyên kẻ đón người đưa/Hết duyên đi sớm về trưa một

mình”. Võ Sa Hà có “Thơ tình thời phủ sóng” với cảm nhận mới và cách thể

hiện mới về tình yêu: “Điện thoại liên tục réo/Ta không trả lời sim ấy/Em lại

thay sim”; nhưng người đàn ông từng trải tự biết phải làm gì để “không bị cài

đặt vào nỗi nhớ của em”. Hồ Thủy Giang gom “Những sợi trắng trên tóc vợ”

thành những dòng thơ tự bạch chân thành về những thất bại, lầm lỗi mà bất kỳ một người đàn ông nào thời nay đều có thể mắc:

Không phải sợi bạc đâu

Đó là nỗi xót xa của đời anh, đã không thể làm cuộc sống của em tươi sáng hơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Không phải sợi bạc đâu

Đó là sự hổ thẹn của đời anh, trước những cám dỗ hư vinh mà anh thường sa ngã Không phải sợi bạc đâu

Đó là sám hối của đời anh, khi đã từng quên em để chạy theo một nụ cười xa lạ...”

(Những sợi trắng trên tóc vợ - Hồ Thủy Giang) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi viết thơ tình, các tác giả Thái Nguyên hôm nay không tụng ca tình yêu một chiều mà họ đã đào sâu vào các tầng cảm xúc, soi mở những nếp khuất của tâm hồn, cảm nhận bằng sự trải nghiệm của trái tim để có được những tiếng nói tình yêu mới trong thơ. Tiếp nối các giai đoạn trước, sang thập niên đầu thế kỷ XXI, mạch cảm hứng tình yêu trong thơ Thái Nguyên tiếp tục thăng hoa, góp phần làm nên vẻ đẹp mới và sức hấp dẫn mới của thơ Thái Nguyên hôm nay.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 52 - 57)