B. NỘI DUNG
3.1.1. Khái quát về nhà thơ Ma Trường Nguyên
Nhà thơ Ma Trường Nguyên, dân tộc Tày, sinh ngày 17 tháng 5 năm 1944 bên dòng suối Quỳnh Nhị, thuộc xóm Đồng Chẩn, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên - Vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hoá.
Năm 1963, Ma Trường Nguyên tham gia quân đội. Vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước,ông là bộ đội pháo cao xạ rồi tham gia lãnh đạo nghành Văn hóa Thái Nguyên. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên, Bí thư Đảng đoàn Hội văn nghệ, Tổng biên tập báo Văn nghệ Thái Nguyên. Tác giả là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm 1993.
Ngay từ nhỏ, nhà thơ đã được đắm mình trong những câu chuyện cổ tích, những bài hát ví, hát lượn… Chất dân gian miền núi thấm vào hồn thơ
của ông một cách tự nhiên. Nhà thơ tâm sự “Khi đôi tai tôi biết lắng nghe thì
những câu lượn (bằng tiếng Tày) và hát ví (bằng tiếng Kinh) mà chính mẹ tôi,
chị tôi hát đã đi vào tôi”. Khi còn nhỏ, Ma Trường Nguyên đã từng tham gia
hát lượn cùng những người dân bản, để rồi những câu ca ấy trở thành một phần không thể thiếu trong hồn thơ của ông. Cái vốn ban đầu của hồn thơ Ma Trường Nguyên là dân ca Tày. Cứ như thế, vốn văn hoá Tày dần được tích luỹ và trở thành tài sản vô giá giúp nhà thơ vững bước trên con đường thơ của mình.
Với những gì đã trải qua, Nhà thơ Ma Trường Nguyên đã có được một vốn tri thức phong phú, một tay nghề vững vàng và đặc biệt là một nhân cách đáng kính trọng, có một tình yêu tha thiết với quê hương và cuộc sống v.v…Ông luôn giữ được phẩm chất tốt đẹp của người Tày. Điều đó trở thành một mạch nguồn không bao giờ vơi cạn cho thơ ông.
Ma Trường Nguyên bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng con đường thơ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Tiếng trống đông-xuân” do Ty văn hoá Thái Nguyên xuất bản, xuân 1960 cho đến nay, Ma Trường Nguyên đã có hơn 50 năm trong nghề. Nhìn lại chặng đường đã qua của nhà thơ có thể thấy: từ 1960 đến 1990, Ma Trường Nguyên chủ yếu sáng tác thơ. Nhiều bài thơ được in trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương; nhiều tập thơ in chung và riêng lần lượt ra đời,
đến với bạn đọc: “Đường qua kỷ niệm” (1975), “Rừng sáng” (1980), “Quê
núi” (1987), “Mát xanh rừng cọ” (1985), “Trái tim không ngủ” (1988),
“Câu hát vắt qua vai” (2005), “Cây nêu” (2006) và “Bắc cầu vồng thăm
nhau” (2007), “Mở núi” (tập thơ và trường ca , 2011) .
Quãng thời gian từ 1991 đến 1998, ông chuyển sang viết tiểu thuyết và truyện kí. Chỉ trong 8 năm, nhà văn cho ra đời 7 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện
kí. Có thể kể đến các tác phẩm như: “Mũi tên ám khói”, “Gió hoang”, “Tình
xứ mây”, “Trăng yêu”, “Bến đời”, “Rễ người dài”, “ Mùa hoa hải đường” v.v…
Ma Trường Nguyên nhận được nhiều giải thưởng văn học: Giải thưởng
của Uỷ ban toàn quốc Liên hợp Hội VHNT Việt Nam trao cho tiểu thuyết “Rễ
người dài” (1996). Giải C Hội VHNT các DTTS Việt Nam cho tập thơ “Cây
nêu” (2007). Giải C Giải thưởng VHNT 5 năm (1987-1992) của tỉnh Thái
Nguyên cho tập thơ “Trái tim không ngủ”, Giải B giải thuởng VHNT 5 năm
tỉnh Thái Nguyên trao cho tiểu thuyết “Mũi tên ám khói”. Giải B Giải thưởng
VHNT 5 năm (1992-2002) tỉnh Thái Nguyên trao cho tiểu thuyết “Mùa hoa
hải đường”. Giải B VHNT 5 năm tỉnh Thái Nguyên (2002-2007) cho tập thơ
“Câu hát vắt qua vai”.
Các giải thưởng lớn Ma Trường Nguyên giành được là một minh chứng cho một quá trình sáng tác không biết mệt mỏi của ông. Nó cũng chính là những mốc son ghi nhận thành tựu và sự đóng góp của ông đối với nền văn nghệ Thái Nguyên nói riêng và nền văn nghệ dân tộc nói chung.