Cảm hứng về Thái Nguyên

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 45 - 52)

B. NỘI DUNG

2.2.2.Cảm hứng về Thái Nguyên

So với nhiều nơi khác, Thái Nguyên chưa phải là một tỉnh phát triển mạnh về kinh tế. Cảnh quan cũng chưa thật khang trang, bề thế. Tuy nhiên, với người Thái Nguyên, cuộc sống nơi đây có vẻ đẹp dung dị, bình yên và rất đỗi thân thương. Với các tâm hồn thơ thì sông Cầu, sông Công, núi Voi, núi Cốc.v.v…đã trở thành những địa chỉ tâm hồn khơi gợi nguồn cảm hứng thơ. Cũng cần thấy rằng, cảm hứng về Thái Nguyên không phải là “độc quyền” của các nhà thơ quê gốc Thái Nguyên mà là cảm hứng chung của nhiều nhà thơ từ những miền quê khác tụ hội về, gắn bó với mảnh đất này. Làm thơ về Thái Nguyên với các cây bút này là cách để bày tỏ lòng tri ân với mảnh đất nghĩa nặng tình sâu. Hầu hết các gương mặt thơ tiêu biểu đều có thơ về Thái Nguyên (Võ Sa Hà, Ma Trường Nguyên, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Đức Hạnh, Đỗ Dũng, Nguyễn Long, Lưu Thị Bạch Liễu.v.v...). Các nhà thơ đã gửi

vào trang thơ tình yêu với mảnh đất “hóa tâm hồn”. Địa danh “Thái Nguyên

đã trở thành tên của nhiều bài thơ, tập thơ:

Lê Xuân Hùng (nguyên Bí thư Thành ủy Thái Nguyên) có bài thơ “Thái

Nguyên thành phố tháng mười” [65].

Ba Luận (nguyên Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Thái

Nguyên) có bài “Nhớ ngày lên với Thái Nguyên” [66].

Nguyễn Đức Hạnh (hiện là Phân hội trưởng Phân hội Thơ Thái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác giả Đỗ Dũng (“Thầy Địa lý làm thơ” ) có tập thơ “Thái Nguyên

mùa thu”, trong đó hai bài mở đầu là “Thái Nguyên yêu thương” và “Thái

Nguyên – mùa thu” [15].

Nguyễn Long (“Người thổi hồn vào những địa danh”) có “Đêm Thái

Nguyên” (Tập “Mưa nguồn gió núi”) [50].

Võ Sa Hà (“Người đi hoang vào lũng núi”) có “Thái Nguyên”, “Đồng

vọng Thái Nguyên” (Tập “Cánh chim về núi”) [28]; “Thái Nguyên của tôi

(Tập “Lửa trắng”) [29]. V.v…

Cảm hứng về Thái Nguyên thể hiện trong thơ với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Có cảm xúc mộc mạc, chân tình:

Đất này nên nhị, nên hương

Và nên chè Thái - Tân Cương ngọt ngào

(Nhớ ngày lên với Thái Nguyên - Ba Luận) Có tình cảm sôi nổi:

Tôi trải tình tôi đất Thái Nguyên Ôi thành phố lớn đã bừng lên Tôi đi trăm nẻo quê hương ấy

Ngả giữa vòng tay của mẹ hiền

( Thái Nguyên yêu thương - Đỗ Dũng) “Yêu tha thiết những con đường, góc phố

Tim rộn ràng về một Thái Nguyên ta

(Thái Nguyên mùa thu - Đỗ Dũng) Có tiếng lòng rung ngân tha thiết hòa trong những vòng sóng liên tưởng sâu xa:

Bước khe khẽ trên tầng tầng lá mục

Nghe sương mù vương vất thịt da Tay vịn đá, đá truyền linh khí núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Này mái đá Ngườm, triệu năm có nhớ

Tổ tiên ta giữ lửa góc hang nào?

(Đến Thần Sa - Nguyễn Thúy Quỳnh) Có bậc trầm cảm xúc lắng sâu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Thành phố nằm bờ Tây con sông Trông về đằng Đông trập trùng biên ải Ngược về phía Bắc đá dựng lô xô Xuôi về phương Nam bắt tay Kinh Bắc Cùng nhau tìm đến Kinh kỳ.”

(Sông Cầu của tôi - Võ Sa Hà)

V. v...

Cảm hứng về Thái Nguyên đã trở thành nguồn nhiệt năng tâm hồn của nhà thơ, khiến thơ viết về Thái Nguyên luôn ấm áp trong cảm xúc và hình ảnh thơ:

Thép ngàn độ sôi và hương chè thơm ngọt

Hòa quyện rồi rực sáng mặt Thái Nguyên

(Thái Nguyên - Nguyễn Đức Hạnh)

Có những buổi mùa xuân mưa bụi. Thành phố sáng bừng lấp lánh.

Mưa lay phay. Từng giọt ngọc ngà mơn man da thịt. Mưa thấm bờ môi ngọt

lịm. Có nơi nào mưa ngọt lành đến thế không?

(Thái Nguyên của tôi - Võ Sa Hà)

Nhiều nhà thơ đã dụng công khám phá và thể hiện nét đẹp riêng của đất và người Thái Nguyên. Qua cây bút Nguyễn Đức Hạnh, vẻ đẹp nổi bật của Thái Nguyên là sự gặp gỡ và hòa hợp phong cách văn hóa của miền núi và miền xuôi, truyền thống và hiện đại:

Câu Lượn từ núi cao rơi xuống

Câu quan họ từ Kinh Bắc vọng lên Sông Cầu nối hai miền xuôi ngược

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(Thái Nguyên - Nguyễn Đức Hạnh)

Ngòi bút Võ Sa Hà chạm khắc vào thơ bức chân dung Thái Nguyên có hình hài, thần thái riêng biệt, độc đáo:

Thành phố Trung du tựa lưng vào núi, choãi chân từ đất bãi

Sông Hồng. Người Thái Nguyên đi một bước tới thủ đô. Đi lên nửa bước là tới núi. Bước hai bước đã chạm vào biên ải. Bước ba bước sẽ lẫn vào mây trời...

Người Thái Nguyên mang tâm hồn đồi, tâm hồn gió, tâm hồn Sông Cầu. Tấm lưng trần sạm tím sỏi cơm giữa nắng hè cháy đỏ. Tâm hồn Thái Nguyên gần gũi và bí ẩn như hương chè, hương đất trung du. Thân thương, cởi mở biết bao nhưng hiểu sâu không dễ. Sâu thẳm như Trà Đạo

vậy, không có tầng bậc cuối cùng”.

(Thái Nguyên của tôi - Võ Sa Hà) Vẻ đẹp của Thái Nguyên hiện lên trong thơ thật phong phú, hấp dẫn. Những di tích lịch sử là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên đã in dấu trong thơ:

“Kiếm thần anh hùng giữ đất Nghìn năm đền Đuổm dãi dầu …Linh khí đến từ Đội Cấn Sắt thép còn thừa rèn gươm”

(Đồng vọng Thái Nguyên - Võ Sa Hà) La Bằng, nơi nhen lửa cách mạng, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên cũng là một “địa chỉ đỏ” trong thơ:

“Giữa đêm dài nô lệ Một đốm lửa được nhen La Bằng mảnh đất đỏ Lửa cách mạng bùng lên Cờ búa liềm của Đảng Vẫy gọi người Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Bẻ xiềng gông nô lệ

Vùng lên giành chính quyền…”

(Thăm nơi nhen lửa cách mạng –Túc Văn)

Các địa danh, di tích từng gắn với trang sử hào hùng của đất nước như: Đèo De, Tỉn Keo, Phú Đình…nay lại tỏa sáng trên các trang thơ Thái Nguyên:

“Leo Đèo De theo lối người du kích Đường quanh co từ chân thác bảy tầng …Lên đỉnh đèo nhìn xuống gặp Tỉn Keo Hoa râm bụt đỏ rực nhà sàn Bác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nơi linh thiêng đập trái tim tổ quốc

Suối trôi đi từ nguồn nước dưới chân đèo.”

(Leo Đèo De- Nguyễn Hữu Bài)

Các nhà thơ Thái Nguyên có nhiều cảm hứng trước vẻ đẹp thiên nhiên. Dáng hình Núi Voi (Đồng Hỷ) đã khơi gợi nguồn cảm hứng thơ; khi thơ mộng:

“Ai tạc Núi Voi xanh ngút mắt Bồng bềnh mây trắng áo em thêu Như thể lụa mềm trong câu hát Sông Cầu hò hẹn lúc trăng treo”

(Thái Nguyên yêu thương - Đỗ Dũng)

Lúc linh thiêng:

Núi Voi trôi về đâu

Chiều mơ người Thái Nguyên

Đàn chim Việt bay về”

(Vũ điệu núi voi - Võ Sa Hà)

Dòng sông Cầu “mềm mại vắt làm duyên” cho thành phố cũng luôn là

nguồn thi hứng cho các nhà thơ. Sông Cầu hiện lên thật mộng mơ, mềm mại

trong thơ Võ Sa Hà (Sông Cầu của tôi), Lưu Thị Bạch Liễu (“Sông Cầu”,

“Sông Cầu đang chảy đâu đây”), Lê Hùng (“Tùy hứng sông Cầu”, Nguyễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cảnh sắc thiên nhiên và tình người Thái Nguyên còn cuốn hút bạn bè gần xa qua huyền thoại Hồ Núi Cốc. Đến với Thái Nguyên không chỉ đến với thắng cảnh đẹp mà còn đến với câu chuyện huyền thoại về mối tình nàng Công chàng Cốc. Mối tình ấy đã đi vào trong sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Long, Võ Sa Hà, Nguyễn Anh Hòa:

Đất trời bồng hóa thương đau Tạc thiên tình sử…

Ngàn sau mãi còn”

(Chuyện tình Công Cốc- Nguyễn Anh Hòa)

Vẻ đẹp Thái Nguyên đi vào thơ còn có “Phố núi” gắn liền với kỷ niệm

tuổi thơ (thơ Nguyễn Đức Hạnh) [31]; có cầu Gia Bẩy bắc qua sông đưa người về vùng quê “Cải ngồng hoa vàng Đồng Bẩm” (thơ Lê Hùng) [66,

tr.92]; có nét đẹp chiều quê Phú Bình: “Vạt mây bông, đàn cò so cánh/Bầu

trời trong lồng lộng lúa xanh” (thơ Nguyễn Long) [48, tr.67]; có cả “Mùa

Xuân những tiếng cười” trên đất Vân Lãng, Đồng Hỷ (thơ Nguyễn Kiến Thọ)

[84, tr.14].v.v...

Hôm nay, Thái Nguyên đang vươn mình đổi mớí cùng đất nước. Mảnh đất giàu truyền thống lịch sử đang từng bước phát triển và đi vào thơ với một vẻ đẹp tươi mới.

Trong thơ Võ Sa Hà, đất Thái giờ đây xanh “những gò đồi, những búp

chè mọng nhựa”, mát trong “Sông Cầu thở gió mát vào thành phố”. Thành

phố “bừng sáng lấp lánh” dưới làn mưa xuân, trở nên thơ mộng với những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

buổi hoàng hôn trên sông Cầu: “nước êm như gió thoảng/ Những bến cát cây

lờ mờ sương khói/ Nắng chiều se sẽ đậu xuống mặt sông”, với những đêm

trăng “vàng sương thu lạnh”, “tha thướt chảy khắp đồi”, “luồn vào từng gân

lá”. Mảnh đất ấy đang từng ngày “thay da đổi thịt” với một sức sống mới.

Đỗ Dũng cũng luôn giành một tình yêu nồng nàn cho Thái Nguyên, nơi mà ông coi là quê hương thứ hai của mình. Cảnh và người Thái Nguyên đẹp rực rỡ trong thơ ông :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn “Lửa Gia Sàng cháy bùng đêm Gang Thép...

…Chợ Thái ơi Người đẹp như hoa”

(Thái Nguyên mùa thu)

Các nhà thơ sinh ra và lớn lên ở mảnh đất này vô cùng tự hào, vui sướng khi được chứng kiến thành phố đang từng ngày thay da đổi thịt :

“Từ buổi khai sinh những quả đồi Trên nền đất ngói xinh tươi

Nay thêm đại lộ đang vươn tới Và những tầng cao rộn tiếng cười”

(Thái Nguyên thành phố tháng mười - Lê Xuân Hùng)

Gương mặt cuộc sống hồng hào, tươi đẹp hơn:

Nương ngô leo ngang sườn đá

Lửa hoa thắp dọc sông cầu Núi trải trùng trùng sóng bạc

Áo chàm gieo thơ vào nhau

(Na Rì - Nguyễn Thúy Quỳnh) Còn rất nhiều những lời thơ tự hào phơi phới tin yêu như thế trong thơ Thái Nguyên. Vẻ đẹp riêng của đất và người Thái Nguyên đã trở thành một nguồn mạch dồi dào nuôi dưỡng cảm hứng thơ.

Trong điều kiện kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi, những năm gần đây, các nhà thơ Thái Nguyên đã đến với nhiều nơi để tham quan, học tập, công tác. Và những miền đất mới đến, những con người mới gặp cũng đã mang lại cho các nhà thơ Thái Nguyên nhiều cảm hứng. Vũ Thị Tú Anh có

Hawai chiều cuối năm”; Ma Trường Nguyên có “Đêm trăng Nga”, “Đứng

trên Vạn lý trường thành”; Võ Sa Hà có “Hà Nội chiều”, “Về Bến Tre nhớ

Đồ Chiểu”; Nguyễn Đức Hạnh có “Chuyện kể trên đồi A1”, “Thoảng thốt

Hà Giang”, “Trầm tư Hoàng thành”; Nguyễn Kiến Thọ có “Sa Pa”, “Chiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa danh trên mọi miền đất nước: “Qua đèo Lũng Cú”, “Về với Tân Trào”,

Trên đồi Him Lam”, “Tâm tình xứ Lạng”, “Đêm Hương Canh”, “Chiều

Đồng Châu”, “Trên vịnh Hạ Long”, “Trên quê hương Tam Nguyên Yên

Đổ”, “Con về nơi Bác ra đi”.v.v...Lại có những nhà thơ từ những miền quê

khác đến đây vẫn gửi tình quê trong những vần thơ: Nguyễn Hữu Bài có bài

thơ “Gửi xứ Thanh”, Nguyễn Trung Dĩnh có bài thơ “Về với rạ” hướng về

với làng quê Xứ Nghệ.v.v..“Tuy nhiên, đúng như nhà thơ Nguyễn Long tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự: “Dù luôn quen cảnh lạ nhà/ Vẫn không nguôi nhớ canh gà đầu nương

(Đêm Thái Nguyên); dù đi dầu, về đâu, Thái Nguyên vẫn là “địa chỉ tâm hồn” thân thuộc của các nhà thơ, là tâm điểm cảm xúc, là cảm hứng chủ đạo, giúp các nhà thơ Thái Nguyên có được những bài thơ, câu thơ đi vào lòng người; giúp người đọc, người nghe thêm yêu mảnh đất này. Đây là thành công nổi bật, là niềm tự hào, là đóng góp quan trọng của các nhà thơ Thái Nguyên đối với đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc địa phương và đưa Thái Nguyên đến với bè bạn gần xa. Chỉ xét về phương diện này cũng có thể thấy thơ Thái Nguyên thật hữu ích với đời sống Thái Nguyên hôm nay.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 45 - 52)