Cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 61 - 64)

B. NỘI DUNG

2.2.5.Cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật

Trong giai đoạn thập niên đầu của thế kỷ XXI, nhiều tác giả thơ Thái

Nguyên dành cho thơ nguồn cảm hứng về sáng tạo nghệ thuật. Đó là những

trăn trở, suy tư của người viết về bản chất và thiên chức của thơ, về năng lực sáng tạo của người nghệ sỹ.v.v...Quan niệm của người làm thơ không dừng lại ở những khái niệm lý luận hoặc những lời phát biểu, những cuộc trò chuyện về thơ mà chuyển hóa thành cảm hứng sáng tác, giúp thơ Thái Nguyên có nhiều bài thơ thể hiện chiều sâu cảm xúc và sự khám phá mới mẻ của các nhà thơ về sự sáng tạo nghệ thuật.

Tác giả Vũ Đình Toàn đón nhận thơ của đồng nghiệp không theo cách thưởng thức thông thường mà đã tìm trong câu chữ, lời thơ những điều đồng cảm. Ông viết hai bài thơ tặng hai người bạn thơ, cũng là hai nhà thơ quen thuộc của độc giả Thái Nguyên: bài “Nguyên sơ” (Đọc thơ HMC) và bài

Đồng điệu” (Đọc thơ LKK). Qua những bài thơ này, tác giả khẳng định điều

quan trọng nhất đối với một nhà thơ không phải là câu chữ mà là “hồn của

chữ của câu”, là gương mặt cuộc đời:

Bài thơ anh

Không thấy câu, thấy chữ

Chỉ phảng phất hồn của chữ, của câu Lãng đãng như sương

Vô hình như gió

Mà muôn vật xôn xao bừng nở”

(Nguyên sơ) “Tôi đã nhận ra tôi trong thơ anh - tất cả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Một cái tôi trắc ẩn nhân tình

Một cái tôi khao khát được là mình”

(Đồng điệu )

Tác giả Nguyễn Kiến Thọ cho thơ là “miền không tưởng” của những linh cảm nguyên sơ, trong sáng nhất; làm thơ là một cuộc phiêu du vào “miền thánh địa” để tìm được những xúc cảm kỳ diệu nhất của tâm hồn:

“ Thơ là sự thoát y những ngôn từ bản năng Là sự run gợn của tâm linh

Là ý nghĩ thoạt kỳ thủy.

Bảo hiểm ngang lưng một sợi dây chiều Phiêu du miền thánh địa

Hát về nơi không chế ngự Thi sĩ bình phương hồn mình”.

(Định nghĩa miền không tưởng)

Qua bài thơ, ta thấy chủ thể sáng tạo đã có những triết lí rất sâu về một đối tượng gần như không thể định nghĩa - đó là thơ ca. Thơ là một thế giới thực mà ảo, có mà không; là sự siêu thoát của những xúc động không có sự can thiệp của sự toan tính, là cái ban đầu khai nguyên thánh thiện mà thi sĩ là người níu giữ được; là một “cuộc chơi” mà người nghệ sĩ đánh đổi cả đời

mình cho thơ ca với một “bảo hiểm” duy nhất là niềm tin - cái “sợi dây diều”

bảo hiểm mong manh mà thiêng liêng nhưng nhờ nó tâm hồn nhà thơ được “bình phương” để rộng mở lớn lao rồi vụt sáng. Đó là cái gốc sáng tạo của nhà thơ.

Tác giả Hồ Triệu Sơn thì cho trạng thái cô đơn chính là một phần của sự sáng tạo; nhưng nếu cảm xúc chưa đủ độ chín thì câu chữ chưa thể hiện hình trên trang viết:

Cô đơn thì đã thấm rồi

Mà sao sáng tạo vẫn ngồi trân trân”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khi cô đơn tức là lúc tâm hồn thi sỹ lắng xuống. Con mắt thơ soi thấu tâm hồn thì mới có những rung cảm chân thành, sâu thẳm nhất. Nghệ thuật là thế, thơ ca là thế, nó giản dị nhưng cũng linh diệu vô cùng. Thơ ca phải gắn với cuộc đời. Nếu tách khỏi đời sống, thơ ca sẽ trở thành một thứ xúc cảm màu mè, vô nghĩa.

Võ Sa Hà có cả một hệ thống những bài thơ thể hiện quan niệm nghệ thuật và quan niệm thơ: “Vô danh”, “Ngựa đá”, “Thi sỹ”, “Lời ru của những (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đứa con mồ côi”...Tác giả thể hiện nhiều suy nghiệm về con đường sáng tạo

thế giới nghệ thuật trong thơ. Những suy nghiệm đó được đan cài, gửi gắm trong hầu hết các bài thơ nói trên, nhưng bộc lộ ra một cách đậm nét nhất trong các bài “Ngựa đá”., Lửa trắng”:

“Cháy đi nào lửa trắng Soi nhân thế khóc cười Một vầng trăng sấp bóng Một mảnh hồn mù khơi” (Lửa trắng)

Thơ ca là kết tinh hội tụ của nỗi đau và Cái Đẹp. Nó bùng nổ khi

cảm xúc thăng hoa. “Lửa trắng” là một mệnh đề về sự sáng tạo, một mệnh

đề về thế giới nghệ thuật. Theo nhà thơ, thi sĩ đi tìm cái đẹp trong biển khơi vô tận của cuộc sống, trong tận cùng của niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau, gom góp từng "sợi mưa", một "vụn trăng", một "vốc nắng"...để tạo thành Cái Đẹp trong thơ. Nhà thơ không tham vọng nắm bắt được tất cả cái đẹp trong cuộc sống, miễn sao chạm được vào cái "thần", cái "hồn" của nó; và biết rằng, con đường đến với Cái Đẹp là cuộc hành trình gian khổ, cần kiên trì, không mệt mỏi; cần dũng cảm và quyết tâm. Thi sĩ đến với cái đẹp trong cuộc tìm kiếm nghiệt ngã:

"Đã nhận được hương ngọt ngào Đã ngời sắc hồng trong mắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Với tay tôi vừa định ngắt

Phì! Phì! Rắn độc, cuốn chân"

(Tìm)

Dù chỉ có "đôi chân trần" "độc hành trong lặng lẽ", dù "cô đơn", thi sĩ vẫn tự nguyện dấn thân trong cuộc hành trình sáng tạo:

“Vui chết trong dòng lệ Mặc cuộc đời chảy trôi.”

(Vô danh)

Võ Sa Hà quan niệm, nhà thơ đích thực không cần lưu danh hậu thế bằng tên tuổi, chỉ cần có những vần thơ sống mãi trong lòng người. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của người làm thơ:

Một nén hương chữ nghĩa

Gửi về sau, về sau Hỡi ai người nhận được

Xin đừng hỏi từ đâu

(Thi sỹ)

Như vậy, có thể thấy, thơ ca nói riêng và sáng tạo nghệ thuật nói chung đã trở thành những nỗi niềm trăn trở đầy cảm xúc cho các nhà thơ. Sự suy tư ấy trở thành một dòng chảy trong cảm hứng của họ. Đây là một đặc điểm mới của thơ Thái Nguyên thập niên đầu của thế kỷ XXI. Một nền thơ chứa dòng cảm hứng về sự sáng tạo nghệ thuật là một nền thơ đã có được sự phát triển đạt tính tự giác cao về nghệ thuật. Đây là một trong những những căn cứ để khẳng định những giá trị của thơ ca Thái Nguyên đương đại.

Một phần của tài liệu thơ thái nguyên thập niên đầu thế kỷ xxi (Trang 61 - 64)