1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI

113 832 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Mặc dù, “trỗi dậy hòa bình” đã sớm được Trung Quốc coi như một chiến lược phát triển đất nước, chi phối hầu hết các phương diện liên quan đến quan hệ quốc tế của Trung Quốc từ kinh tế, c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TẠ PHÚ VINH

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ TRỖI DẬY TRUNG QUỐC

ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TẠ PHÚ VINH

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ TRỖI DẬY TRUNG QUỐC

ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quốc tế học

Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Đỗ Tiến Sâm

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn của Giáo sư - Tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là nghiêm túc, trung thực và chưa từng được công bố trước đây Các thông tin về số liệu, dẫn chứng, phân tích và một số ý kiến đánh giá đều được trích dẫn từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy thể hiện trong phần tài liệu tham khảo

Nếu có bất kỳ sự gian lận, thiếu trung thực nào trong quá trình nghiên cứu, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như chịu trách nhiệm về kết quả luận văn của mình

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

Tác giả

Tạ Phú Vinh

Trang 4

- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Quốc tế học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

- Giáo sư - Tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, người thầy đáng kính

đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

- Các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận văn với những đánh giá, góp ý quý báu đối với luận văn của tôi

Trân trọng!

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 13

6 Cấu trúc của luận văn 13

CHƯƠNG 1 “TRỖI DẬY HÒA BÌNH” CỦA TRUNG QUỐC 15

1.1 Xung quanh khái niệm “trỗi dậy hòa bình” 16

1.1.1 Bối cảnh ra đời cụm từ “trỗi dậy hòa bình” 16

1.1.2 Quá trình hình thành cụm từ “trỗi dậy hòa bình” 17

1.1.3 Nội dung chủ yếu của “trỗi dậy hòa bình” 19

1.1.4 Định vị “trỗi dậy hòa bình” 21

1.2 Trỗi dậy về mặt kinh tế của Trung Quốc 26

1.2.1 Thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc 26

1.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế của Trung Quốc 29

1.3 Trỗi dậy về mặt quân sự của Trung Quốc 35

1.3.1 Sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc 35

1.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng của Trung Quốc 41

CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY VỀ KINH TẾ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ VIỆT NAM 48

2.1 Tác động của kinh tế Trung Quốc đối với thế giới 48

2.1.1 Tác động tích cực đối với kinh tế thế giới 48

Trang 6

2.1.2 Tác động tiêu cực đối với kinh tế thế giới 52

2.2 Tác động của kinh tế Trung Quốc đối với khu vực ASEAN 57

2.2.1 Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEAN 57

2.2.2 Tác động tích cực 61

2.2.3 Tác động tiêu cực 63

2.3 Tác động từ trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam 67

2.3.1 Thực trạng quan hệ kinh tế Việt - Trung 67

2.3.2 Tác động của kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế Việt Nam 72

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY VỀ QUÂN SỰ CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI AN NINH THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ VIỆT NAM 82

3.1 Tác động của trỗi dậy quân sự Trung Quốc đối với thế giới 82

3.1.1 Tham vọng thể hiện trong chiến lược phát triển hải quân 82

3.1.2 Tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà” 85

3.1.3 Chiến thuật “xúc xích Salami” 87

3.1.4 Tăng cường đối ngoại quân sự 89

3.2 Tác động của trỗi dậy quân sự đối với an ninh khu vực 90

3.2.1 Chủ động gây tranh chấp, gia tăng căng thẳng tại khu vực 90

3.2.2 Thúc đẩy làn sóng mua sắm vũ khí trang bị trong khu vực 91

3.3 Tác động từ trỗi dậy quân sự của Trung Quốc đối với Việt Nam 95

3.3.1 Hoạt động và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông 95

3.3.2 Ứng xử đối với Trung Quốc tại biển Đông 99

3.3.3 Một số giải pháp cho Việt Nam trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc 99

KẾT LUẬN 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU European Union

Liên minh châu Âu

GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội

LHQ United Nations

Liên Hiệp Quốc

PLA People's Liberation Army

Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc)

PLAAF People's Liberation Army Air Force

Không quân Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc)

PLAN People's Liberation Army Navy

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc)

SIPRI Stockholm International Peace Research Institute

Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm

UNCLOS United Nations Convention on Law of the Sea

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự gia tăng nhanh chóng về sức mạnh tổng hợp quốc gia Trung Quốc đưa ra cách giải thích cho những thành công đó là nhờ sự vận dụng hiệu quả chính sách “trỗi dậy hòa bình” Thành công của Trung Quốc được quốc

tế biết đến như một hiện tượng đặc biệt của thế kỷ 21 với tên gọi “Trung Quốc trỗi dậy” (the rise of China) Tuy nhiên, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, các quốc gia trên thế giới có những phản ứng khác nhau, có quốc gia cho rằng, đây là cơ hội để mở rộng hợp tác phát triển, nhưng cũng có những quốc gia lại có thái độ hoài nghi và lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, thậm chí, còn xuất hiện luận thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”

Nhằm đi sâu phản bác lại thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”, thuyết

“Trung Quốc tan rã”, xóa bỏ sự nghi hoặc của bên ngoài về sự phát triển của Trung Quốc, đồng thời tìm ra con đường phát triển bền vững cho mình, ban lãnh đạo thế hệ mới của Trung Quốc rất chú trọng công tác nghiên cứu và quảng bá cho cái gọi là chính sách “trỗi dậy hòa bình” của mình

Sau một thời gian được đi sâu nghiên cứu và phát triển, chính sách

“trỗi dậy hòa bình” đã hóa giải được phần nào thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”, nhất là ở khu vực Đông Nam Á Các học giả Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt sáng kiến ngoại giao, quân sự, kinh tế để cố chứng minh cho sự

“trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc Nhưng rốt cuộc thì trỗi dậy hòa bình có

ý nghĩa gì, về quan niệm, tư tưởng, chính sách trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc có những thay đổi gì, quan hệ nước lớn sẽ được xử lý như thế nào, quan hệ an ninh, kinh tế khu vực sẽ được sắp xếp lại ra sao… đều là những vấn đề trọng đại mà mọi người đều rất quan tâm

Mặc dù, “trỗi dậy hòa bình” đã sớm được Trung Quốc coi như một chiến lược phát triển đất nước, chi phối hầu hết các phương diện liên quan đến quan hệ quốc tế của Trung Quốc từ kinh tế, chính trị, quân sự cho đến văn

Trang 9

hóa, nhưng phạm vi luận văn này chỉ đi sâu tập trung phân tích hai khía cạnh,

đó là sự trỗi dậy về mặt quân sự và kinh tế của Trung Quốc cùng với những tác động của sự trỗi dậy ấy đối với thế giới và các nước khu vực, trong đó có Việt Nam

Nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt nghiên cứu tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với sự phát triển của các nước luôn là đề tài nghiên cứu hấp dẫn Việt Nam là nước láng giềng, chiếm giữ vị trí quan trọng trong con đường vươn ra Đông Nam Á, đi ra thế giới trong chính sách phát triển của Trung Quốc nên không tránh khỏi phải chịu nhiều tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc Vì vậy, nghiên cứu sự tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự đối với tình hình thế giới nói chung và khu vực nói riêng và đặc biệt là đối với Việt Nam là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn và có giá trị thực tiễn cao

Tài liệu tiếng Việt

Tại Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết về sự trỗi dậy của Trung Quốc

như: Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt

Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Từ điển Bách khoa, 2013; Sự trỗi dậy

về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, TS Đỗ

Minh Cao, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2013; Trung Quốc năm

2011-2012, GS TS Đỗ Tiến Sâm, ThS Chu Thùy Liên đồng chủ biên, NXB Từ

điển Bách khoa, Hà Nội, 2013; Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn, NXB Thế giới, 2006; Những sách lược làm

Trang 10

thay đổi Trung Quốc, Trương Hiểu Hà, NXB Văn hóa thông tin, 2005; Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Văn Hồng, NXB

Thế giới, 2003; Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức, Nguyễn Văn Lập, Thông tấn xã Việt Nam, 2006; Tập bài giảng môn Quan hệ

quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương, Phạm Quang Minh, 2006; Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình, NXB Quân đội nhân

dân, 2007; Trung Quốc trước ngã ba đường, Peter Nolan, NXB Chính trị

quốc gia, 2005… Trong đó, tiêu biểu có những tác phẩm sau đây:

- Cuốn sách Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI của GS TS Đỗ

Tiến Sâm và M.L Titarenko, NXB Từ điển Bách Khoa năm 2009 đã phân tích những khía cạnh cơ bản của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, xem xét, đánh giá những giai đoạn, những vấn đề quan trọng nhất của sự chuyển đổi cơ cấu chính trị và xã hội, nền kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Trung Quốc Cuốn sách cung cấp một cái nhìn sâu rộng

và toàn diện về những vấn đề then chốt và những triển vọng của công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm của Trung Quốc trong giải quyết những vấn đề mới xuất hiện của nước này

- Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho

Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Từ điển Bách khoa, 2013 Cuốn

sách là bức tranh toàn cảnh về sự trỗi dậy trong kinh tế của Trung Quốc, những chính sách kinh tế và thành quả mà nước này đã đạt được Bên cạnh

đó, các tác giả cũng đưa ra được những bài học và đề ra phương hướng cũng như một số biện pháp phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc

- Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đỗ Minh Cao chủ biên NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2013.

Cuốn sách đã cung cấp những thông tin hữu ích về sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc như thực trạng, thành tựu và những khó khăn hiện nay của Trung

Trang 11

Quốc trong quá trình trỗi dậy về mặt quân sự và giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về

bức tranh quân sự đang được hiện đại hóa của Trung Quốc

- Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI – Những vấn đề lý luận và thực tiễn nổi bật, GS TS Đỗ Tiến Sâm, Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 năm 2010

Bài viết đã trình bày và phân tích một số vấn đề nổi bật về Chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với thử nghiệm cải cách ở một số địa phương Trung Quốc

- Trung Quốc năm 2011-2012, GS TS Đỗ Tiến Sâm, ThS Chu Thùy

Liên đồng chủ biên, Nhà xuất bản Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2013 Cuốn sách đã tập trung trình bày, phân tích những thành tựu và khó khăn của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, an ninh quốc phòng, quan hệ Việt – Trung và tình hình Đài Loan năm 2011, cũng như triển vọng phát triển trong năm 2012 Bên cạnh đó, cuốn sách cũng tiến hành khái quát, phân tích tình hình phát triển kinh tế xã hội của 4 tỉnh biên giới giáp với Việt Nam là Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam

Tài liệu tiếng nước ngoài

- Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh:

China unpeaceful rise của tác giả John J Mearsheimer đăng trên tạp chí

Current History, 04/2006 The Rise of China and Its Impact on International

Economic Governance, của tác giả Ross Buckley đăng trên mạng ETH Zurich

14/3/2014; China and global economic governance: History matters, của tác

giả Wendy Dobson, Đại học Toronto đăng trên East Asia Forum 13/02/2011:

China’s Energy Security and Geo-Economic Interest in Central Asia, của tác

giả Liyan Hu, Ter-Shing Cheng đăng trên tạp chí Central European Journal of International & Security Studies, Metropolitan University Prague, Volume 2, Issue 2 (11/2008); … đều có những nhận định, phân tích về sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với tình hình khu vực

và thế giới

Trang 12

Ngoài ra, còn có thể tìm kiếm thêm thông tin từ nguồn tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam, Tài liệu Tham khảo đặc biệt của Bộ Ngoại giao và các trang báo mạng uy tín như: Nhân dân, Quân đội, Lao động, Tạp chí Nghiên cứu Biển Đông, Tiền Phong, VOV… với nhiều bài viết về sự trỗi dậy của Trung Quốc Thông qua các nguồn tài liệu tin cậy, quan trọng, xác thực này, mối quan hệ, sự tác động giữa “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc với tình hình thế giới và khu vực được phản ánh, đề cập vừa khái quát, sinh động vừa cụ thể

Trên đây là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp tác giả hoàn thành Luận văn này

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Sự trỗi dậy của Trung Quốc và tác động của nó trên phạm vi thế giới, khu vực và liên hệ đến Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc trên hai lĩnh vực kinh tế và quân sự và tác động của nó đến tình hình thế giới và khu vực, đặc biệt là tác động đối với Việt Nam

Về không gian, luận văn đề cập tới những tác động Trung Quốc trong quan hệ với thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt Nam

Về thời gian, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc trong giới hạn thời gian là những năm đầu thế kỷ XXI

Trong luận văn, cần có sự lưu ý đối với cụm từ “hòa bình trỗi dậy” Có

ý kiến cho rằng cụm từ này nên đảo lại thành “trỗi dậy hòa bình” Nguyên gốc tiếng Hán của cụm từ này là “和平崛起” (hòa bình quật khởi) Nếu dịch cho đầy đủ và đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt thì cụm từ này phải dịch là “trỗi dậy một cách hòa bình” Tuy nhiên, dù sử dụng cụm từ nào đi nữa, thì chúng vẫn có cùng một ý nghĩa, người đọc cũng không hiểu sai Để cho ngắn gọn, tác giả tạm thời sử dụng cụm từ “trỗi dậy hòa bình” trong phạm vi luận văn này

Trang 13

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Làm rõ sự tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc về kinh tế và quân sự đối với thế giới, khu vực ASEAN và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI

Nhiệm vụ nghiên cứu: Trình bày về sự trỗi dậy của Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế và quân sự Nêu và phân tích những tác động tích cực và tiêu cực từ sự trỗi dậy Trung Quốc về kinh tế và quân sự trong những năm đầu thế

kỷ XXI đối với thế giới, khu vực, đặc biệt là những tác động đến Việt Nam Trên cơ sở đó, rút ra những đề xuất, kiến nghị về chính sách đối phó

5 Phương pháp nghiên cứu

Do luận văn có đề cập tới mối quan hệ giữa Trung Quốc với các quốc gia thế giới và các nước trong khu vực ASEAN trong một giai đoạn nhất định nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu ở đây là các phương pháp nghiên cứu quốc tế

Ngoài ra, luận văn được viết dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, so sánh, logic, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tư liệu, hệ thống hóa nhằm rút ra những nhận định có tính tổng hợp, khái quát phục vụ cho nghiên cứu được chi tiết, xác thực hơn

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương, theo thứ tự sau:

Chương 1: “Trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc

Nêu xuất xứ, định vị về khái niệm “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc Nêu khái quát về thực trạng, thành tựu đạt được sau quá trình trỗi dậy của nền kinh tế và quân sự quốc phòng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ XXI Đồng thời, chỉ ra những điểm hạn chế, khó khăn trong thực hiện chính sách “trỗi dậy hòa bình” về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay

Trang 14

Chương 2: Tác động từ sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc đối với kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam

Nêu cụ thể về những tác động tích cực và tiêu cực xuất phát từ sự trỗi dậy về mặt kinh tế của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, khu vực và Việt Nam Trên cơ sở phân tích mối quan hệ kinh tế Việt Nam-Trung Quốc để

đề xuất một số kiến nghị kiến nghị trong đối sách của Việt Nam với Trung Quốc về lĩnh vực kinh tế

Chương 3: Tác động từ sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc đối với

an ninh thế giới, khu vực và Việt Nam

Phân tích những ảnh hưởng từ sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc đối với thế giới, khu vực và Việt Nam Trên cơ sở tập trung phân tích và làm nổi bật sức “đe dọa” mạnh mẽ của Trung Quốc đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và nhất là đối với Việt Nam, tác giả đề xuất một số kiến nghị trong đối sách của Việt Nam với Trung Quốc về lĩnh vực quân sự

Trang 15

CHƯƠNG 1

“TRỖI DẬY HÒA BÌNH” CỦA TRUNG QUỐC

Thực tế trong lịch sử thế giới, con đường “trỗi dậy” của các cường quốc có những nét tương tự nhau Vì thế, người ta không thể không hoài nghi việc Trung Quốc phát triển nhanh sẽ thành “mối đe dọa” trong tương lai Nhiều người coi đó là định mệnh chung về “quy luật thịnh-suy” của nước lớn, thậm chí quả quyết sẽ dẫn đến chiến tranh giữa các siêu cường và làm thay đổi cục diện chính trị thế giới

Việc Trung Quốc tỏ ra lo lắng đối với thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”

là có thể hiểu được vì chính thuyết này đã tác động xấu đến kế hoạch phát triển của Trung Quốc Nếu thuyết này tiếp tục được phổ biến thì sự phát triển của Trung Quốc sẽ ngày càng vấp phải trở lực lớn, thậm chí có thể hình thành một sự “khống chế mềm” mang tính toàn cầu đối với Trung Quốc Trên thực

tế, để loại bỏ luận điểm đó, những năm gần đây, ngoài việc tuyên tuyền về chính sách đối ngoại, Trung Quốc đã nỗ lực quảng bá về một “quan điểm an ninh mới” (như gây dựng lòng tin, cùng có lợi, hiệp thương bình đẳng) Họ cho rằng: “Thời đại toàn cầu hoá là thời đại an ninh của các quốc gia cùng tồn tại”, “hai bên và nhiều bên cùng giành thắng lợi, chứ không còn là kẻ thắng người thua nữa”1; Họ vừa khẳng định thành quả “cải cách mở cửa” từ 1978 đến nay là “sự hồi sinh của dân tộc Trung Quốc sau 500 năm trượt xuống đáy vực”2; vừa cho đó là cơ hội hiếm có trong lịch sử để Trung Quốc phát triển và trỗi dậy

Tuy nhiên, “mối đe dọa Trung Quốc” không chỉ là sự nghi kỵ cố hữu

về mức độ gia tăng thực lực nước lớn mà người ta quan ngại cả quy mô và xu hướng phát triển của Trung Quốc Điều đó cũng đồng nghĩa với việc “mối đe

1 国防部长曹刚川访问泰国 演讲阐述“和平崛起” (Phát biểu của Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Tào Cương Xuyên tại Thái Lan về “trỗi dậy hòa bình” - 31/3/2004) http://news.sina.com.cn/c/2004-03- 31/21432191868s.shtml

2 Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình, “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”, NXB Quân đội nhân dân, 2007

Trang 16

dọa Trung Quốc” sẽ còn tồn tại suốt quá trình “trỗi dậy” của họ Đó cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự ra đời cụm từ Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”

1.1 Xung quanh khái niệm “trỗi dậy hòa bình”

1.1.1 Bối cảnh ra đời cụm từ “trỗi dậy hòa bình”

Với quan niệm “an ninh mới”, Trung Quốc cho rằng, hiện họ đang ở trong thời kỳ “cơ hội chiến lược”, mặc dù có chiến tranh cục bộ hay xung đột

vũ trang và khủng bố xuất hiện, nhưng cơ bản thế giới vẫn trong trạng thái hòa bình, ổn định Điều đó đã tạo ra không gian phát triển và dư địa chiến lược rộng lớn cho Trung Quốc trỗi dậy

Thực tế, bắt đầu từ thập niên 90 thế kỷ trước, vấn đề “Trung Quốc trỗi dậy” đã được nói đến như một vấn đề chung của toàn cầu trong tương lai Tuy nhiều người thừa nhận việc Trung Quốc trỗi dậy là “hiện tượng có một không hai trong lịch sử”, nhưng cũng không ít người cho rằng: Theo quy luật thì nó

sẽ làm thay đổi cục diện kinh tế châu Á và sẽ làm thay đổi cả cục diện chính trị Trung Quốc Trong khi Trung Quốc luôn nhấn mạnh sách lược “nép mình dưỡng sức”, thì một số ý kiến khách quan lại nhận định, Trung Quốc đang trở thành “mối đe dọa” hoặc “sẽ sụp đổ”

Ngoài việc Mỹ gia tăng sự kiềm chế đối với Trung Quốc, thì Nhật Bản cũng tiếp tục cắt giảm viện trợ nguồn vốn đầu tư hàng năm theo đà tăng trưởng của Trung Quốc Trong khi Mỹ và phương Tây tiếp tục duy trì cấm vận vũ khí với Trung Quốc, thì một số quốc gia hàng đầu châu Âu lại đang bị quyến rũ trước chương trình hiện đại hoá vũ khí kỹ thuật quân sự của Trung Quốc

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia nghiên cứu chiến lược,

Trung Quốc đang ở vào “thời kỳ nguy hiểm” Sau Chiến tranh Lạnh, Trung Quốc đã lấp chỗ trống của Liên Xô cũ tại Đông Á Điều đó không những gây

sự chú ý của thế giới mà ngay trong nội bộ Trung Quốc cũng xuất hiện sự

Trang 17

chia rẽ về quy mô phát trển và nội dung của chính sách “ngoại giao nước lớn”

Sau Đại hội 16 ĐCS Trung Quốc (2002), các nhà Lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đã lần lượt tiến hành các chuyến thăm đối ngoại, nhằm thúc đẩy ngoại giao đa phương hoá mà họ gọi là “đa nguyên hoá ngoại giao”, xác lập

và xúc tiến hoạt động của các tổ chức khu vực (như Mậu dịch tự do (10+3) vào năm 2010; Tổ chức hợp tác Thượng Hải; đàm phán 6 bên về vấn đề Bắc Triều Tiên ) Song song với việc triển khai mạnh các hoạt động đối ngoại mang tính “thỏa hiệp nước lớn”, Trung Quốc đã thể hiện chính sách “hòa bình hữu nghị” bằng việc tăng cường quan hệ láng giềng, đi vào giải quyết xung đột và mâu thuẫn song phương (như với Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Nga )

Trong khi thế giới bên ngoài ngày một quan ngại về tốc độ phát triển của Trung Quốc, bên trong lại đòi hỏi phải có bước đột phá mới trong cải cách thể chế kinh tế và chính trị, Trung Quốc muốn dựa vào khái niệm “trỗi dậy” và “hòa bình”, để thu hút cái gọi là “sự hội tụ dân tộc”, tiếp tục giương ngọn cờ “cải cách mở cửa”, tìm kiếm cơ hội hội nhập toàn cầu hoá, thực hiện chính sách “ngoại giao toàn phương vị” Cuối năm 2003, Trung Quốc đưa ra cụm từ “trỗi dậy hòa bình” như là bước đột phá mới trong các diễn đàn ngoại giao, nhằm tạo dựng môi trường xung quanh hoà dịu, để mở rộng thị trường

và thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài, đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá

1.1.2 Quá trình hình thành cụm từ “trỗi dậy hòa bình”

“Hòa bình trỗi dậy” là cụm từ mới, do hơn 20 học giả Trung Quốc đưa

ra sau gần 1 năm nghiên cứu, trước hết là nhằm phủ nhận thuyết “mối đe dọa

Trung Quốc” và thuyết “Trung Quốc sụp đổ” do một số học giả phương Tây

đưa ra khi đánh giá về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong những năm trước đây Cụm từ này được xuất hiện lần đầu tiên ở Diễn đàn châu Á - Bác Ngao lần thứ 8, tổ chức tại Hải Nam, Trung Quốc (11/2003) Trong bài phát biểu

nhan đề “Con đường mới - trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc và tương lai

Trang 18

châu Á”, tác giả Trịnh Tất Kiên, Phó Hiệu trưởng Thường trực trường Đảng

Trung ương Trung Quốc đã lập luận “Trung Quốc chỉ có thể lựa chọn bằng nỗ lực „trỗi dậy hòa bình‟, vừa tranh thủ môi trường hòa bình quốc tế để phát triển, vừa tự mình phát triển để bảo vệ hòa bình thế giới”

Tiếp đó, tháng 12/2003, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh: “Con đường phát triển „trỗi dậy hòa bình‟ là gắn với toàn cầu hoá, độc lập tự chủ, xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc”, kiên trì con đường phát triển “trỗi dậy hòa bình” và chính sách ngoại giao “hòa bình độc lập tự chủ” Trong chuyến thăm Mỹ đầu tiên kể từ khi giữ chức Thủ tướng Trung Quốc (12/2003), Ôn Gia Bảo cũng đã lấy chủ đề “trỗi dậy hòa bình” làm nội dung của bài diễn thuyết tại Đại học Havard, khẳng định: “Con đường

„trỗi dậy hòa bình‟ không những giữ ổn định khu vực mà còn đem lại hòa bình cho toàn châu Á-Thái Bình Dương”

Kể từ thời điểm đó, hệ thống thông tin tuyên truyền Trung Quốc đã gọi cụm từ “trỗi dậy hòa bình” là “con đường mới” trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc Tiếp đó, trên các diễn đàn đối ngoại đầu năm 2004, Trung Quốc liên tục sử dụng cụm từ “trỗi dậy hòa bình”

Tại cuộc họp Bộ Chính trị Trung Quốc lần thứ 10 (2/2004), Hồ Cẩm Đào nhắc lại: “Phải kiên trì và phát triển „con đường hòa bình trỗi dậy‟ và chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, kiên trì bảo vệ tôn chỉ hòa bình thế giới, thúc đẩy cùng phát triển; kiên trì 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, trao đổi và hợp tác với tất cả các quốc gia” Trong cuộc họp báo sau kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khoá X (3/2004), Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Ngoại trưởng Lý Triệu Tinh cũng đã lần lượt giải thích nội dung và ảnh hưởng của “trỗi dậy hòa bình” Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Tào Cương Xuyên, trong chuyến thăm Thái Lan (3/2004) cũng đã tập trung tuyên truyền về chủ thuyết “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.3

3 Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình, “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”, NXB Quân đội nhân dân, 2007

Trang 19

Theo các chuyên gia nghiên cứu chiến lược Trung Quốc thì “chủ thuyết trỗi dậy hòa bình” đang trong quá trình “lý luận hoá” và các cơ quan liên quan đang tập trung nghiên cứu, sớm hình thành lý luận với sự giải thích hoàn chỉnh hơn

1.1.3 Nội dung chủ yếu của “trỗi dậy hòa bình”

Giới học giả Trung Quốc lý sự rằng, nếu một nước lớn “trỗi dậy” bằng con đường chiến tranh và phá vỡ hệ thống quốc tế bằng cường quyền, thì điều

đó sẽ dẫn đến thay đổi cục diện quốc tế và trật tự thế giới, thậm chí gây ra chiến tranh Trung Quốc ngày nay không thể so với nước Đức trong thế chiến thứ nhất, hay nước Đức và nước Nhật trong thế chiến thứ hai hay Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, bởi vì “Trung Quốc không tham vọng bành trướng bằng quân sự, không khiêu khích thể chế quốc tế hiện hữu và cũng không hề nghĩ đến việc tạo ra một thể chế đối kháng hoặc gây ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới” Theo các học giả Trung Quốc trong cuốn “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”4: “Trỗi dậy hòa bình” được bắt đầu từ Hội nghị TW3, khoá 11 (năm 1978) và diễn ra trong trong môi trường hòa bình và phát triển, vừa tham gia toàn cầu hóa, vừa độc lập tự chủ xây dựng nhà nước XHCN đặc sắc Trung Quốc, vừa mở rộng cửa lợi dụng vốn và tài nguyên bên ngoài, vừa mở cửa thị trường trong nước để tạo cơ hội cùng phát triển Theo quan điểm đó, cụm từ

“hòa bình, phát triển và trỗi dậy” được Trung Quốc định nghĩa như sau:

- “Hòa bình”: Nghĩa là không dùng thủ đoạn cường quyền để tranh

giành bá chủ; dựa vào toàn cầu hoá nhưng kiên trì con đường độc lập tự chủ; dựa vào hòa bình, bảo vệ hòa bình và hợp tác cùng có lợi; thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển

- “Phát triển”: Nghĩa là trải qua 25 năm cải cách mở cửa, tuy Trung

Quốc đã có sự tiến bộ quan trọng, nhưng vẫn là nước đang phát triển và còn đứng trước hàng loạt vấn đề nan giải về quy mô phát triển Có thể lấy phép

4 夏立平, 江西元, 《中国和平崛起 》,中国社会科学出版社; 第1版, 2004年1月1日

Trang 20

nhân và phép chia cho con số 1,3 tỷ dân để thấy rõ khó khăn của Trung Quốc hiện nay và tương lai Trung Quốc phải giải quyết tất các vấn đề trong quá trình phát triển mới mong đạt được mục tiêu tương đương các nước phát triển bậc trung vào giữa thế kỷ 21

- “Trỗi dậy”: Nghĩa là phát triển nhanh chóng theo với 3 phương châm

chiến lược:

(1) Thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế và chính trị trên cơ sở kinh tế thị trường XHCN và nền chính trị dân chủ XHCN, nhằm đảm bảo thực hiện “trỗi dậy hòa bình”;

(2) Mạnh dạn thu hút thành quả văn minh nhân loại, nhưng vẫn giữ vững nền văn hóa Trung Quốc, để hình thành trụ cột tinh thần thực hiện

“trỗi dậy hòa bình”;

(3) Thống nhất các mối quan hệ lợi ích, bao gồm phát triển giữa nông thôn với thành thị, phát triển kinh tế vùng với phát triển xã hội, hoà quyện con người với thiên nhiên, phát triển trong và ngoài nước, nhằm hình thành môi trường xã hội, bảo đảm thực hiện “trỗi dậy hòa bình” Qua 25 năm phát triển, Trung Quốc đã tạo được con đường chiến lược phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc và đặc điểm của thời đại Đó là hoà nhịp với toàn cầu hoá, mà không xa rời độc lập tự chủ Bởi vậy, “con đường trỗi dậy hòa bình” là sự lựa chọn chiến lược mang tính lịch sử quan trọng của người Trung Quốc, nhằm tranh thủ hòa bình để phát triển sức mạnh5

Trên cơ sở đó, “trỗi dậy hòa bình” cũng được chia thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tạo môi trường xung quanh an toàn, mang tính bảo vệ mà

tiêu chí là toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, không bị chia cắt Hiện Trung Quốc đang ở giai đoạn này

Giai đoạn 2: Tạo môi trường an ninh có lợi cho Trung Quốc, mang

hình thức chủ động mà tiêu chí là thu hồi phần đất đã bị mất;

5 Phát biểu của Hồ Cẩm Đào nhân 110 năm ngày sinh Mao Trạch Đông

http://dangshi.people.com.cn/n/2012/1111/c85037-19540839.html

Trang 21

Giai đoạn 3: Mưu tính lợi ích, được phần đông quốc tế chấp nhận một

trật tự chính trị kinh tế mới, đạt được sự cân bằng và ổn định về chiến lược

Như vậy, theo Trung Quốc thì “trỗi dậy hòa bình” là cơ hội lịch sử và

là nhu cầu dân tộc; là sự lựa chọn mang tính chiến lược nhằm phát triển kinh

tế và ổn định xã hội; là dựa vào hòa bình, bằng biện pháp hòa bình và vì hòa bình, chứ không phải dựa vào chiến tranh và vì chiến tranh; là gắn liền với toàn cầu hoá, bình đẳng, cùng phát triển và thịnh vượng; là thống nhất các mối quan hệ lợi ích, thúc đẩy cải cách kinh tế, chính trị và mở cửa thị trường, thu hút văn minh nhân loại và phát triển kinh tế trong nước Tuy nhiên, quá trình này cũng diễn ra một cách lâu dài, quanh co và đầy mạo hiểm, vì còn nhiều bất cập trên con đường trỗi dậy

Nói cách khác, “trỗi dậy hòa bình” được Trung Quốc xem là “công cụ lý luận mới” Trong đó khẳng định “sức mạnh mềm” của quốc gia và giá trị “hoà nhi bất đồng” (hòa mà không đồng) là phần cơ bản của “thuyết trỗi dậy hòa bình”

1.1.4 Định vị “trỗi dậy hòa bình”

Tuy chưa được lý luận hóa, nhưng những gì mà Trung Quốc đưa ra để giải thích về “trỗi dậy hòa bình” trong thời gian qua đã cho thấy sự định vị của cụm từ “trỗi dậy hòa bình” Tuy nhiên, để phân tích lý giải về ý nghĩa của nó, trước hết phải đi từ khái niệm cơ bản đến sự vận dụng của mệnh đề

“hòa bình” và “trỗi dậy”

a Định nghĩa về “hòa bình” và “trỗi dậy”

Trong thực tế, người ta nói nhiều đến “Trung Quốc trỗi dậy”, chứ không phải là “trỗi dậy hòa bình” Để đi sâu phân tích mối quan hệ giữa “hòa bình” và “trỗi dậy”, trước hết ta phải đi từ khái niệm cơ bản của hòa bình và trỗi dậy:

- “Hòa bình” là khái niệm cơ bản nhất trong quan hệ quốc tế và chính

trị thế giới Trái với hòa bình là bạo lực, xung đột và chiến tranh Xét về ý nghĩa tiêu cực, thì hòa bình tức là giai đoạn nghỉ giữa chiến tranh, hoặc là

Trang 22

không có chiến tranh Theo luật pháp quốc tế, thì hòa bình có một giá trị tích cực trong quan hệ các quốc gia, tức là một giả định cơ bản để xây dựng luật pháp quốc tế

Mặt khác, hòa bình cũng là một ước nguyện sâu sắc xưa nay của con người Yêu chuộng hòa bình trở thành bản tính và theo đuổi hòa bình là sự nghiệp của nhiều người Nói đúng hơn, “chung sống hòa bình” là một loại trạng thái tiêu cực có thể chấp nhận trong quan hệ các quốc gia mà một số người mong mỏi Dù vẫn còn tồn tại sự chia rẽ và xung đột, nhưng theo lý tính con người, chiến tranh không thể coi là công cụ của chính sách đối ngoại Điều đó đã thể hiện rõ sau khi xuất hiện vũ khí hạt nhân, thế giới buộc phải đi vào chung sống hòa bình

Về lý thuyết, “hòa bình” được định nghĩa là một loại trật tự đặc biệt trên diễn đàn quốc tế Thực tế, trong lịch sử, từng tồn tại các kiểu “hòa bình thời La-mã”, “hòa bình thời Cơ đốc giáo” và “hòa bình kiểu Mỹ” v.v Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh đó “hòa bình” thường chỉ là một “trạng thái trật tự” dưới sự cai trị của một quốc gia cường quyền

Thực tế sau Thế chiến 2, mở đầu thời đại hạt nhân, trong điều kiện lịch

sử khác nhau, nhân loại đã từng bày tỏ hòa bình bằng các hình thức khác nhau, tư tưởng và các phong trào vì hòa bình không ngừng phát triển rộng rãi trên thế giới, nhất là trước và trong các cuộc chiến tranh, đòi hỏi hòa bình của nhân loại có lúc đã lên đến đỉnh cao Đó cũng là đặc điểm cơ bản của chính trị thế giới hiện nay

- “Trỗi dậy”, tiếng Hán là “quật khởi”, hay như tiếng Nhật dùng từ

“đài đầu” (ngóc đầu dậy) để chỉ chung sự “vùng dậy” Khác với khái niệm hòa bình, “trỗi dậy” không phải là một khái niệm cơ bản trong quan hệ quốc

tế hoặc chính trị thế giới Trong sách giáo khoa về quan hệ quốc tế và chính trị thế giới cũng không có khái niệm trỗi dậy của một quốc gia trong quá trình

đi tới thịnh-suy Tuy vậy, những người theo chủ nghĩa hiện thực đã đưa ra hàng loạt lý luận liên quan đến trỗi dậy và coi khái niệm “trỗi dậy” là sự

Trang 23

“vùng dậy” của một cường quốc mới, dẫn tới sự chuyển giao quyền lực quốc

tế Điều đó cũng đồng nghĩa với việc “sắp đến” hoặc “sắp xảy ra” tranh chấp, xung đột và chiến tranh giữa các siêu cường (cũ và mới) Theo cách lý giải trên, thì “trỗi dậy” không thể đi đôi với “hòa bình”, mà liền kề với nó là chiến tranh

Tuy nhiên, theo lập luận của Trung Quốc thì “hòa bình” ở đây là nhấn mạnh: không có chiến tranh thế giới, không xảy ra chuyển giao quyền lực quốc tế và không làm thay đổi trật tự thế giới như các cuộc “trỗi dậy” của các cường quốc trong lịch sử Trong khi đó, “trỗi dậy” được xem như “biện pháp”

để tiếp tục phát triển trong nước và là công cụ bảo vệ “hòa bình”

b Mục đích của chủ thuyết “trỗi dậy hòa bình”

Có thể thấy, theo đuổi hòa bình, tránh chiến tranh, luôn là quan niệm mang tính chỉ đạo của tư tưởng quốc tế và lý luận quan hệ quốc tế Nếu nói

“hòa bình” chỉ là mục tiêu và nguyện vọng của “trỗi dậy” thì chưa đủ Vì lấy

“hòa bình” để định nghĩa “trỗi dậy” hiện vẫn còn những lý giải khác nhau Vì thế, tính chất và mục tiêu “trỗi dậy” của Trung Quốc vẫn được đặt thành dấu hỏi lớn

Tuy nhiên, chính giới Trung Quốc lập luận: Vì thời đại phó thác hòa bình vào sự thống trị của một cường quốc không còn nữa nên “trỗi dậy” của Trung Quốc là nằm trong giới hạn “hòa bình” Nếu gắn trỗi dậy với hòa bình, thì biện pháp để “trỗi dậy” chính là “hòa bình” (như trong mậu dịch, kinh tế, ngoại giao); mục đích và hệ quả của “trỗi dậy” cũng là “hòa bình” mà trước hết là hòa bình ổn định trật tự trong nước; mặt khác, theo lý giải của Trung Quốc, hầu hết các cuộc xung đột ngày nay đều không phải diễn ra giữa các quốc gia với nhau, mà bắt nguồn từ các vấn đề trong nội bộ quốc gia đó, nên Trung Quốc “trỗi dậy”, trước hết phải là hòa bình trong nước Đó là cơ sở

Trang 24

kinh tế thị trường, chính trị dân chủ và pháp trị Tuy nhiên, hòa bình trong nước luôn gắn chặt với hòa bình và an ninh thế giới6

Các cơ quan nghiên cứu Trung Quốc cũng biện giải rằng, tuy sức mạnh tổng hợp quốc gia ngày càng mạnh lên, nhưng Trung Quốc vẫn còn khoảng cách lớn so với Mỹ Trong khi đó, chi phí quốc phòng, số lượng tên lửa và hạt nhân chiến lược, sức mạnh hải quân v.v của Mỹ đang thể hiện ngày càng vượt trội và chiếm ưu thế so với Trung Quốc) Vì vậy, về khách quan thì

Trung Quốc chưa đủ thực lực và điều kiện để tranh hùng với Mỹ (5) Hiện

Trung Quốc phát triển chưa toàn diện, còn mất cân bằng và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế xã hội Vì vậy, vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách và mục tiêu cuối cùng của “trỗi dậy hòa bình” là “phục hưng dân tộc Trung Hoa”, thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”

Như vậy, điều đó cũng có nghĩa là Trung Quốc muốn thăm dò địa vị của mình trong hệ thống chính trị và kinh tế toàn cầu Mặt khác, trong khi vấn

đề văn hoá truyền thống, dân tộc và tôn giáo đang nổi lên thành nguy cơ khắp thế giới thì Trung Quốc muốn tìm kiếm lại chính mình trong nền văn hoá hiện đại và hậu hiện đại

c Ý nghĩa chiến lược của “trỗi dậy hòa bình”

Về lý thuyết, thực lực quyết định địa vị quốc gia chứ không phải là thủ đoạn ngoại giao, nhưng trong thực tế lịch sử thế giới thì các nhân tố quốc tế lại quyết định thành, bại của sự “trỗi dậy”, chứ không phải là nhân tố trong nước Chính vì thành công của “trỗi dậy hòa bình” phụ thuộc nhiều vào nhân

tố đối ngoại, nên Trung Quốc đã lấy bối cảnh “toàn cầu hoá” và khung “cùng

tồn tại” làm không gian của “trỗi dậy hòa bình”, để nhấn mạnh về hợp tác đa

phương và thịnh vượng chung; đồng thời, lấy vấn đề của 1,5 tỷ dân (vào 2040) 7làm điểm xuất phát và biện minh cho mục đích ý đồ “trỗi dậy”

Trang 25

Mặc dù Trung Quốc cho rằng, “trỗi dậy hòa bình” là mang nặng tính

chất địa chính trị và tính chiến lược, nhưng thực chất là biểu hiện của tiêu

chí chính sách đối ngoại Trung Quốc, “nhằm thiết lập một môi trường quốc tế

có lợi cho phát triển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thúc đẩy thống nhất đất nước” Đồng thời xoá bỏ hoàn toàn ý thức hệ trong chính sách đối ngoại để tìm kiếm cơ hội chiến lược phát triển trong cục diện thế giới hoà hoãn là mục tiêu cơ bản của Trung Quốc hiện nay

Tuy nhiên, theo cách lý giải của Trung Quốc, “hòa bình” được định vị trong bối cảnh không xảy ra chiến tranh thế giới, tức là không có sự xung đột hay chiến tranh giữa các cường quốc hàng đầu, chứ không phải là chỉ xung đột hay chiến tranh cục bộ Nói cách khác, “hòa bình” ở đây là “hòa bình” giữa các siêu cường với nhau, mà cụ thể là “hòa bình” với Mỹ, chứ không phải là hòa bình chung Thực tế, dù phát triển thêm 20 năm nữa thì thực lực Trung Quốc cũng chưa thể đối đầu với thách thức đó Theo định nghĩa của các học giả Trung Quốc về “hòa bình” thì kể từ khi “trỗi dậy” (1978) đến nay đều trong bối cảnh “hòa bình” và Trung Quốc đang hy vọng trạng thái “hòa bình” đó kéo dài 20-40 năm nữa để Trung Quốc hoàn thành công cuộc hiện đại hoá Điều đó cũng có thể hiểu là không loại trừ khả năng Trung Quốc khơi nguồn các cuộc xung đột hay chiến tranh cục bộ với các quốc gia xung quanh8 Với ý đồ thông qua chủ thuyết “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc kêu gọi sự “hội tụ dân tộc”, tranh thủ cơ hội lịch sử “thế giới hòa bình” để trỗi dậy, phục hồi nền văn minh thịnh vượng “đại Trung Hoa”, bằng việc thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế và thể chế chính trị trong nước, mở cửa thu hút đầu

tư, khoa học kỹ thuật từ bên ngoài, nhằm thực hiện hiện đại hoá Như vậy,

“trỗi dậy” ở đây được hiểu là nhằm khích lệ người Trung Quốc (bao gồm cả trong và ngoài nước)

8

Thực tế, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam 1979, chiếm Trường Sa của Việt Nam năm 1988, 1992, hay khủng hoảng eo biển Đài Loan 1996 cũng diễn ra trong thời kz mà Trung Quốc gọi là quá trình “trỗi dậy hòa bình”.

Trang 26

1.2 Trỗi dậy về mặt kinh tế của Trung Quốc

1.2.1 Thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc

Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới Trung Quốc đã và đang trở thành động lực phát triển không chỉ của khu vực mà của cả thế giới

Năm 2013, kinh tế quốc dân của Trung Quốc bình ổn tăng trưởng tương đối nhanh GDP cả năm đạt 56.884,5 tỉ NDT, tăng trưởng 7,7% so với năm trước Trong đó, giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) là 5.695,7 tỉ NDT, tăng trưởng 4,0%; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực II (công nghiệp và xây dựng) là 24.968,4 tỉ NDT, tăng trưởng 7,8%; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực III (dịch vụ) là 26.220,4 tỉ NDT, tăng trưởng 8,3% Giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực I chiếm tỉ trọng 10,0% GDP; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực II chiếm tỉ trọng 43,9% GDP; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực III chiếm tỉ trọng 46,1% GDP, tỷ trọng giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực III lần đầu tiên vượt tỷ trọng giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực II.9

Hình 1.1 GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 2009-2013

Trang 27

Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần 10% Kết quả là hiện nay nước này vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu dịch và có lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới

Sự trỗi dậy của Trung Quốc có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, đó là

quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn Nhiều ngành trong công nghiệp chế biến, chế tác phát triển trên dưới 20% mỗi năm như đồ điện gia dụng, xe hơi, máy tính cá nhân và nhiều loại máy móc khác Trong nhiều mặt hàng thuộc các ngành này, Trung Quốc chiếm tới trên dưới 40% sản lượng thế giới Vì vậy mà Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới

Thứ hai, phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu Xuất

khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa của nước này Tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP chỉ có 7 % vào năm 1980 nhưng đã tăng lên 33% năm 2008 Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp Những năm đầu mới mở cửa, tỉ trọng của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chưa tới 50% nhưng

từ năm 2001 con số đó đã lên trên 90% Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp.11

Thứ ba, phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu

tư Trước năm 1992 tỉ lệ của đầu tư trên GDP vào khoảng 30% nhưng năm

2002 tăng lên 40% và mấy năm gần đây lên tới 50% Các tỉnh cạnh tranh đầu

tư và sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của toàn nền kinh tế Nhưng, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường Việt Nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ ở Đông Nam Á

Thứ tư, cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch

lên cao Khuynh hướng này phản ánh rõ trong cơ cấu xuất khẩu Những sản

11 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/01/140117_china_dream_dxl

Trang 28

phẩm có hàm lượng công nghệ càng cao càng cần nhiều lao động có kỹ năng cao và do đó để sản xuất và xuất khẩu được những mặt hàng này đòi hỏi nền giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học phải cung cấp đủ nguồn nhân lực có trình độ tương ứng

b Thu hút nguồn vốn FDI

Bên cạnh thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng Một thực tế là

nguồn vốn FDI vào Trung Quốc đã tăng với tốc độ kỷ lục, từ 4,4 tỷ USD năm

1991 lên 53,3 tỷ USD năm 2003; 60,6 tỷ USD năm 2004 và 60,33 tỷ USD năm 2005, đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới về tiếp nhận FDI, đẩy

Mỹ xuống hàng thứ hai12 Thời gian qua, Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên chứng kiến sự mở rộng không ngừng về quy mô cũng như mức độ sử dụng vốn FDI hàng năm vào Trung Quốc Lý do giúp Trung Quốc thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp nước ngoài tìm thấy ở Trung Quốc một thị trường tiềm năng với quy mô thị trường lớn, nhân công dồi dào và giá rẻ, cơ sở hạ tầng tương đối tốt… Theo tính toán của IMF, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 20% giá trị sản xuất công nghiệp và 54% ngoại thương của Trung Quốc Trung Quốc vẫn đang là thị trường hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2013 tăng 1% lên 47,6 tỷ USD, trong đó FDI của Liên minh châu Âu tăng 24,1% lên 3,45 tỷ USD, FDI của Mỹ tăng 22,6% lên 1,58 tỷ USD Đây là một thông tin đáng chú ý, do trước đó FDI vào Trung Quốc trong năm 2012 đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm xuất phát từ các lý do như khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc Do đó sự đi lên trở lại của FDI vào thị trường này trong năm 2013 cho thấy sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn

12

www.dl.vnu.edu.vn/bitstream/11126/3572/1/00050000850.pdf

Trang 29

1.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế của Trung Quốc

Từ năm 2001 đến nay, tổng khối lượng kinh tế Trung Quốc đã tăng gấp đôi, nhảy vọt lên ngôi vị nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu Trong ba thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trung bình 10%/năm Tuy nhiên, sự

đi lên của nền kinh tế nước này trong những năm tới có thể bị cản trở bởi một

số vấn đề Hiện giờ, bản thân Trung Quốc đang rất lúng túng, một mặt bị coi

là quốc gia đang phát triển, GDP bình quân đầu người xếp vị trí 127 trên thế giới, nhưng đồng thời nước này lại là siêu cường quốc về kinh tế, với kho dự trữ ngoại tệ mà Ngân hàng Trung ương nước này sở hữu lên tới hơn 4.000 tỷ USD13 Cho nên, có thể nói Trung Quốc vừa mạnh lại vừa yếu Điều mà chính phủ Trung Quốc quan tâm nhất chính là xóa đói giảm nghèo, tạo sự phồn vinh

và cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là tìm cách giải quyết sự chênh lệch giàu nghèo đang ngày càng gia tăng, và vấn đề phát triển bất cân bằng giữa vùng duyên hải và miền Trung, miền Tây

Trung Quốc là một “nước nghèo giàu có” đầu tiên trên thế giới: Người dân thì nghèo, nhưng tổng khối lượng kinh tế của cả nước lại rất giàu, tình trạng mâu thuẫn này khiến thế giới bên ngoài có những quan điểm trái chiều Quan điểm thứ nhất nghĩ rằng Trung Quốc muốn trỗi dậy trong hòa bình, không can thiệp vào nội bộ nước khác và tranh giành xưng bá Quan điểm thứ hai lại trái ngược hoàn toàn, coi Trung Quốc là nước phá hoại, cho rằng, trong mấy chục năm tới, sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của nước này dường như chắc chắn sẽ dẫn đến sự xung đột năng lượng, hơn nữa Trung Quốc không ngừng tăng chi phí quân sự, tìm mọi lý do để đáp trả theo một hình thức nào

đó với các nước công nghiệp hóa

Rất khó để phân loại Trung Quốc thuộc loại nào, do rất nhiều nguyên nhân Sự tăng trưởng mạnh mẽ và sự đổi thay kinh tế của nước này đã dẫn tới nhiều thách thức Mâu thuẫn xã hội trong nước gia tăng, mô hình phát triển kinh tế cũng đứng trước nhiều nhân tố bất ổn Hơn nữa, sự thành công liên tục

13 Giang Tây Nguyên, Hạ Lập Bình, “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình”, NXB Quân đội nhân dân, 2007

Trang 30

của Trung Quốc không mấy chắc chắn và các nền kinh tế đang phát triển khác

sẽ đánh bật ngôi vị của quốc gia này Hiện có một số vấn đề có thể cản trở sự

đi lên của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm tới, đó là:

a Nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản

Theo nghiên cứu của một công ty tư vấn tại Bắc Kinh, ở các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, giá nhà ở đã tăng tới 50% trong hai năm qua Ngay

cả chính người dân Trung Quốc bình thường cũng đã trở thành các nhà đầu cơ bất động sản Các ngành công nghiệp của nhà nước thì trở thành những nhà đầu cơ lớn Nhà kinh tế Yongheng Deng thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết, cuối năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng nhà nước đẩy mạnh cho vay để chống đỡ cuộc suy thoái toàn cầu Nhiều khoản vay đã rơi vào tay các nhà sản xuất nhà nước và họ đã dùng tiền đó đầu

tư vào bất động sản Giá đất tại 8 thành phố lớn tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong năm 200914 Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực “xì hơi” bong bóng bất động sản bằng cách tăng tiền đặt cọc thế chấp, thuế bất động sản và một

số biện pháp khác Tuy nhiên hành động đó có lẽ chưa đủ Hoạt động của các chính quyền địa phương Trung Quốc là nhờ vào doanh thu từ việc bán đất Đây chính là cơ hội cho nạn tham nhũng tại nước này UBS Investment Bank cho biết, Trung Quốc sẽ rất khó tránh khỏi nguy cơ bị vỡ bong bóng bất động sản trong vòng 3-5 năm tới hoặc cũng có thể sớm hơn Một chuyên gia kinh tế cho rằng, sự sụp đổ bất động sản có thể làm giảm 2,5 điểm phần trăm tăng trưởng của Trung Quốc15

b Nợ công gấp 2,5 lần GDP16

Theo đánh giá của Ngân hàng Standard Chartered, nợ công cao khiến Bắc Kinh gặp khó khăn hơn nhiều trong cân bằng tăng trưởng khi bong bóng tín dụng ngày càng phình to

Trang 31

Ngân hàng này ước tính khối nợ tại Trung Quốc năm 2012 đã bằng 251% GDP, tăng mạnh so với 147% cuối năm 2008 “Tín dụng trong nền kinh tế nước này sẽ tiếp tục tăng lên và thị trường sẽ vẫn lo ngại về điều này”, Stephen Green - kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Standard & Chartered cho biết

Từ sau khủng hoảng tài chính 2008, Trung Quốc chủ yếu dựa vào tín dụng để thúc đẩy tăng trưởng Tuy nhiên, tốc độ phình lên đáng báo động của khối nợ đã khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng, việc này báo hiệu cho một đợt khủng hoảng tài chính mới

Kết quả là, giới chức Trung Quốc phải chấp nhận giảm tốc nền kinh tế, hướng đến tăng trưởng bền vững mà không gây ra hạ cánh cứng (tình trạng nền kinh tế giảm dần tốc độ tăng trưởng xuống 0%)

Cuối năm 2013, Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm kích thích nền kinh tế ở mức độ nhẹ Trong đó có giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng cấp vốn cho lĩnh vực nông nghiệp Nỗ lực này rõ ràng đã mang lại kết quả khi tăng trưởng quý II/2013 đạt 7,5% - bằng mục tiêu đặt ra đầu năm 2013 và nhỉnh hơn so với 7,4% quý I.17

Đầu năm 2013, Trung Quốc đã để xảy ra vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp lần đầu tiên trong 17 năm, làm dấy lên lo ngại tác động liên hoàn Cuộc điều tra của cơ quan kiểm toán nước này cho thấy nợ địa phương tại Trung Quốc đã lên 3.000 tỷ USD, tính đến tháng 6/2013, tăng 67% so với năm 2011 Trong khi đó, nợ doanh nghiệp năm 2012 được Standard Chartered ước tính khoảng 12.000 tỷ USD, tương đương 120% GDP

Dù vậy, tổng nợ trên GDP của Trung Quốc vẫn thấp hơn so với nhiều cường quốc khác Tại Mỹ, tỷ lệ này là 260%, còn tại Nhật là 415%

c Kinh tế Trung Quốc giảm tốc ngày một rõ ràng18

Trang 32

Theo tờ Daily Ticker, những lo lắng về sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn và điều này có thể sẽ gây nguy hại tới đà hồi phục tăng trưởng của kinh tế toàn cầu

Ngày 20/6/2013, Ngân hàng HSBC công bố chỉ số quản lý sản xuất (PMI) sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng trước, làm gia tăng thêm những lo lắng về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, giữa lúc nền kinh tế đầu tàu là Mỹ vẫn còn đang hồi phục bấp bênh và một châu Âu đầy khó khăn

HSBC cho biết, chỉ số PMI của Trung Quốc trong tháng 6/2013 chỉ đạt

có 48,3 điểm, thấp hơn mức 49,2 điểm trong tháng 5/2013 PMI là chỉ số phản ánh sức khỏe của khu vực sản xuất, trong đó mức dưới 50 điểm là biểu hiện của sự giảm tốc Nguyên nhân giảm là do nhu cầu trên thị trường quốc tế giảm, nhu cầu nội địa thấp, hàng tồn kho tăng

Bản thân các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhận rõ được những nguy

cơ đối với tăng trưởng kinh tế nước này Phát biểu hôm 7/4/2013 tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở đảo Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thừa nhận rằng, giai đoạn tăng trưởng siêu mạnh của nước này có thể đã qua, dù vẫn có thể duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao

Kể từ khi bắt đầu mở cửa kinh tế, mức tăng trưởng trung bình hàng năm của Trung Quốc đạt tới 9,9% Đây là điều hiếm có trong lịch sử kinh tế thế giới Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc, ngay cả trong giai đoạn kinh tế toàn cầu suy giảm, đã khiến nhiều người hy vọng rằng thế giới chắc đã tìm được động lực để phục hồi

Tuy nhiên, phát biểu của ông Tập Cận Bình đã khiến nhiều người thất vọng, bởi sự đi xuống của nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ có những tác động nhất định tới khu vực châu Á nói riêng và cả thế giới nói chung Ngay như nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ cũng khó tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi từ sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc

Trang 33

Ngân hàng HSBC cũng đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc trong năm 2013 xuống còn 7,4%, từ mức 8,2% đưa ra trước đó Năm 2012, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng trưởng 7,8%, thấp nhất trong 13 trước đó Trên thực tế, Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2013 là 7,5%

Nhìn từ góc độ của bản báo cáo trên có thể thấy rằng sự tương tác, nương tựa lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn nhất, nhì thế giới ngày càng rõ nét hơn, và trong một bối cảnh như vậy, những tác động từ sự đi xuống của kinh tế Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong phạm vi châu Á, mà còn có thể lan tỏa sang tới tận bờ bên kia của Thái Bình Dương

d Mất cân bằng kinh tế

Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng nhờ các khoản đầu tư lớn vào đường sắt cao tốc, sân bay, vận tải, hầm mỏ, nhà máy thép và các dự án khác

và bằng cách hỗ trợ xuất khẩu thông qua mức lương thấp và định giá thấp tiền

tệ Tuy nhiên, chiến lược kinh tế này về lâu dài sẽ không có hiệu quả Mặc dù đầu tư đã tăng 50% GDP song tỷ lệ việc làm được tạo ra chỉ 1%/năm Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc không phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh

tế bởi nhu cầu tại châu Âu và Mỹ đã giảm sút Ngoài ra, những tiến bộ của Chính phủ Trung Quốc trong việc chuyển hướng sang nhu cầu trong nước không đáng kể Thật vậy, tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng trong nền kinh tế liên tục giảm và hiện chiếm 35% GDP, chỉ bằng một nửa so với Mỹ

e Khoảng cách giàu nghèo lớn

Khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Trung Quốc hiện là một trong những nơi cao nhất thế giới, Bloomberg dẫn một báo cáo của các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan công bố mới đây Trong cuộc nghiên cứu này, người ta dùng hệ số Gini để đo mức độ phân hóa giàu nghèo Gini ở mức zero là tất cả thu nhập trong xã hội được phân phối bằng nhau

Trong khoảng thời gian 3 thập kỷ bắt đầu từ năm 1980 (ngay sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa và cải cách kinh tế) đến năm 2010, hệ số Gini đã

Trang 34

tăng từ mức 0,3 lên 0,55 Ở Mỹ, chỉ số hiện là 0,45 Nếu Gini trên 0,5 được coi là “chênh lệch nghiêm trọng” “Bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc hiện thuộc mức cao nhất thế giới, đặc biệt là so với các nước có tiêu chuẩn sống tương đương hoặc cao hơn”, nhà xã hội học Dư Hạ, Đại học Michigan, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết

Chỉ số Gini của Trung Quốc trong năm 2012 và 2013 giảm còn 0,474

và 0,473 (theo Cục Thống kê Trung Quốc) Nhưng vẫn còn cao so với mức 0,4 của Liên Hiệp Quốc Tổ chức này cho rằng từ mức 0,4 trở lên đã có khả năng gây bất ổn xã hội Xiang Zhou, học giả nghiên cứu về ảnh hưởng ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc nhận định sự bất bình trong thu nhập gia tăng nhanh chóng một phần là do chính sách phát triển của Chính phủ Trung Quốc từ lâu mang lại lợi ích cho cư dân đô thị hơn là người dân nông thôn, đưa vùng ven biển phát triển hơn những vùng còn lại

f Môi trường sống bị đe dọa

Sự bùng nổ công nghiệp của Trung Quốc những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ 21 đã làm thay đổi làng quê với các mạng lưới đường cao tốc lớn đi qua Nhà máy cũng bắt đầu mọc lên như nấm quanh các hồ nước ngọt, kéo theo cảnh người dân mắc ung thư do đất bị ô nhiễm từ các nhà máy Nhiều nông dân địa phương đã phải từ chối ăn các loại quả trồng trên đất của chính mình do chúng bị nhiễm cadmium, chì, thủy ngân, kim loại nặng…

Hai thập kỷ qua, Thái Hồ từng là danh lam thắng cảnh ở miền Đông Trung Quốc đã bị tảo tàn phá, đe dọa nguồn nước uống của hàng triệu người Theo Cơ quan lưu vực sông Thái Hồ, đây là nguồn nước của hơn 30 triệu người Từ năm 2006, tình hình ô nhiễm đang giảm nhiều nhờ nỗ lực đóng cửa nhiều nhà máy gây ô nhiễm nhưng hậu quả tác động trên con người vẫn còn kéo dài cho tới nay Nhiều quan chức môi trường Trung Quốc thừa nhận, làm sạch ô nhiễm đất là một quá trình khó khăn và lâu dài, đòi hỏi đầu tư rất lớn

Ô nhiễm đất ít được công chúng ở Trung Quốc chú ý trước đó, mặc dù tình trạng này đặt ra một mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cũng như ô nhiễm

Trang 35

không khí và ô nhiễm nguồn nước Chính phủ Trung Quốc cũng phản đối khi các phương tiện truyền thông chú ý tới bệnh ung thư địa phương trong các lĩnh vực công nghiệp mới của Trung Quốc Mãi cho đến tháng 2-2013, Bộ Bảo vệ môi trường (MEP) Trung Quốc cuối cùng phải thừa nhận “làng ung thư” đã tồn tại ở Trung Quốc Một số chuyên gia xã hội dân sự ước tính có khoảng 450 làng ung thư ở Trung Quốc và tin rằng tình trạng này đang lan rộng

1.3 Trỗi dậy về mặt quân sự của Trung Quốc

1.3.1 Sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc

a Về lực lượng

Lục quân: Lực lượng Lục quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có 1,25 triệu quân nhân chia thành 18 tập đoàn quân, mỗi tập đoàn quân này tương đương một quân đoàn của Quân đội Mỹ Mỗi cụm quân

đó bao gồm từ 2 tới 5 sư đoàn bộ binh và cơ giới 19

Không quân: Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) hiện có hơn 600.000 quân và nhân viên phục vụ và được đánh giá là lực lượng không quân lớn nhất Châu Á hiện nay Bộ tư lệnh quân đoàn không

quân gồm Quân đoàn không quân số 1 (Trường Xuân), Quân đoàn không

quân số 7 (Nam Ninh), Quân đoàn không quân số 8 (Phúc Châu), Quân đoàn không quân số 10 (Đại Đồng) Sở chỉ huy không quân gồm: Sở chỉ huy Đại

Liên, Sở chỉ huy Thượng Hải, Sở chỉ huy Đường Sơn, Sở chỉ huy Urumqi, Sở chỉ huy Tây An, Sở chỉ huy Côn Minh, Sở chỉ huy Vũ Hán và Sở chỉ huy Lasha

Hải quân: Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) bao gồm các binh chủng: Tàu ngầm, tàu nổi, không quân hải quân, phòng thủ

bờ biển và lính thủy đánh bộ Biên chế PLAN còn bao gồm lực lượng phòng không, các lực lượng và các đơn vị đặc nhiệm, các đơn vị và các cơ quan hậu

19

Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới, NXB Popury (Nga), (2002), Bản dịch của Đại Vỹ, NXB Thông tấn (2004)

Trang 36

cần Lực lượng hải quân Trung Quốc hiện được biên chế 225.000 quân

Tên lửa chiến lược (Pháo binh 2): Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) hay còn gọi là Binh đoàn pháo binh số 2 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), được thành lập năm 1966, do Quân ủy Trung ương trực tiếp quản lý, là lực lượng hạt nhân trong thực hiện chiến lược uy hiếp của Trung Quốc, chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ ngăn cản các nước khác sử dụng vũ khí hạt nhân đổi với Trung Quốc, phản kích hạt nhân và đạn đạo thường quy Toàn bộ lực lượng tên lửa chiến lược của PLA có biên chế 11.000 người (không kể lực lượng khoa học kỹ thuật dân sự phục vụ có thời hạn) Tổ chức SMF của PLA được phân thành 4 cấp, cấp cao nhất là Bộ Tư lệnh Căn cứ khu vực gồm 4 vùng tác chiến, 2 vùng bán quân sự và 1 vùng huấn luyện mang các mật danh Cxx.20

b Về vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu

Không quân Trung Quốc được trang bị 3000 máy bay, trong đó máy bay tác chiến khoảng 2.000 Vào thời điểm nhiều nhất, chỉ riêng máy bay tác chiến của Trung Quốc gần 4.000 Bộ đội Không quân Trung Quốc chủ yếu được trang bị J-6 (Mig 19 phiên bản Trung Quốc), J- 7 (Mig 21 phiên bản Trung Quốc), song đa số những máy bay này đều là máy bay chiến đấu kiểu

cũ được thiết kế từ những năm 1950 thế kỷ XX Có thể nói, máy bay chiến đấu “lão hóa” là vẩn đề lớn nhất hiện nay của Không quân Trung Quốc.21

Hiện nay, Trung Quốc đang tăng tốc hiện đại hóa và đây là thế mạnh của Không quân Trung Quốc Ngoài máy bay huấn luyện J-5, mọi máy bay J-

5 đều đã không còn được sử dụng, số lượng J-6 cũng giảm đi một nửa Năm

2006, máy bay J-6 chỉ còn khoảng 350 chiếc Dự tính sau 5 năm, máy bay J-6

20

中国人民解放军第二炮兵部队, http://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BA%B A%E6%B0%91%E8%A7%A3%E6%94%BE%E5%86%9B%E7%AC%AC%E4%BA%8C%E7%82%AE% E5%85%B5%E9%83%A8%E9%98%9F

21

中国人民解放军空军部队力量, http://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BA%B A%E6%B0%91%E8%A7%A3%E6%94%BE%E5%86%9B%E7%A9%BA%E5%86%9B

Trang 37

cũng không còn được sử dụng Để bổ sung cho số lượng máy bay thiếu hụt này, Trung Quốc sẽ tăng dần số lượng máy bay J-9, J-10, J-11.22

Có thể nói, sự xuất hiện của J-20 đã cho thấy quyết tâm xây dựng một lực lượng không quân tương xứng với địa vị cường quốc thế giới của các nhà lãnh đạo Trung Quốc

Một là, hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ rất

nhanh, rất nhiều các trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí áp dụng công nghệ cao được tiến hành thử nghiệm và trang bị mới Mới đây, Trung Quốc đưa tàu tuần dương số hiệu 893 với công nghệ mới về rađa, thông tin, thu thập tình báo, phân tích tên lửa đất đối không, hệ thống “C4ISR” hướng tới đạt trình độ của Hải quân Mỹ

Trước đó, Trung Quốc đã hạ thủy thành công tàu “Tỉnh Cương Sơn” và đưa xuống bố trí tại khu vực Biển Đông Hoàn thành tàu sân bay Varyag với tên Thi Lang, nay là tàu Liêu Ninh

Việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay đang gây ra nhiều mối lo ngại ở các nước trên thế giới Bởi một khi tàu sân bay này chính thức đi vào hoạt động, nó sẽ gây ra nhiều mối đe dọa với các nước láng giềng và cả các quốc gia khác trên thế giới

Hai là, máy bay trực thăng vũ trang “Vũ trực-10” có khả năng mang

theo 10 hỏa tiễn chống tăng Có chuyên gia cho rằng, “Vũ trực-10” có thể so sánh với trực thăng vũ trang Apache trang bị tên lửa AGM-114 của Mỹ

Trung Quốc cũng đã chế tạo thành công máy bay phản lực J-10, J-11 và các phiên bản khác J-20 của Trung Quốc bay thử tháng 1/2011 đã cho thấy, trong mấy năm tới, Trung Quốc quyết tâm sản xuất loại máy bay chiến đấu được tích hợp bởi công nghệ tàng hình, thiết bị hàng không tiên tiến và siêu động cơ Hiện tại Trung Quốc đã có máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 - J-31.23

Ba là, Trung Quốc đẩy mạnh tiến trình sản xuất tàu ngầm hạt nhân

22 Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới, (nguyên tác tiếng Nga của NXB Popuri), Dịch giả: Đại Vĩ, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2004, tr 450-451

23 http://www.globalsecurity.org/military/world/china/j-11.htm

Trang 38

trang bị tên lửa đạn đạo mới nhất 094 lớp “Tấn” Tàu này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, dự kiến tầm bắn có thể lên tới 7.400km Tàu ngầm Type-

041 (lớp “Nguyên”) được các chuyên gia Trung Quốc tự tin tuyên bố là “hiện đại hơn tàu ngầm lớp Lada” của Nga, và thậm chí còn tự cho rằng tàu ngầm Type-041 hoạt động “êm hơn” tới 8 lần so với tàu ngầm lớp Kilo của Nga

Bốn là, Quân đội Trung Quốc đang sở hữu lượng lớn tên lửa hành trình

có độ chính xác cao, trong đó rất nhiều tên lửa hành trình có tầm bắn vượt 185km, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đất đối đất tầm xa DH-10, tên lửa hành trình đất đối hạm YJ-62 dùng trên mặt đất hay I cho tàu chiến, tên lửa hành trình chống hạm siêu âm SS-N-I22/SUNBURN do Nga chế tạo (được trang bị cho tàu khu trục lớp “Hiện đại”- Sovremenny mua từ Nga) và tên lửa hành trình chống hạm siêu âm SS-N-27B/SIZZLER do Nga chế tạo (trang bị cho tàu ngầm tấn công động cơ diesel lớp Kilo)

c Về ngân sách quốc phòng

Kể từ năm 1990, chi phí quốc phòng Trung Quốc đã tăng ít nhất 10% mỗi năm Kết quả, sau 24 năm, chi phí quân sự của nước này đã tăng tổng cộng là 10 lần Nhưng nếu tính đến lạm phát, thì mức tăng thực sự của Trung Quốc trong chi phí quốc phòng chỉ là một con số mỗi năm

Nhìn lại lịch sử, vào năm 1989, PLA có 3,9 triệu quân nhân nhận lương, đa phần trong đó là bộ binh thiếu phương tiện và vũ khí hiện đại Xe tăng chiến đấu chủ lực của Lục quân Trung Quốc là phiên bản chiếc T-55 có

từ những năm 1950 Không quân và Hải quân Trung Quốc chỉ có khả năng phòng thủ ven biển Trung Quốc có một tàu ngầm tên lửa hạt nhân duy nhất Trung Quốc khi ấy là một nước nghèo GDP chỉ có 451 tỷ USD so với 8.840

tỷ của Mỹ cùng thời điểm Năm 1989, Bắc Kinh chi 18,83 tỷ USD cho quốc phòng, nếu tính bình quân, chi phí quốc phòng trên mỗi người lính Trung Quốc là 4.615 USD, còn con số tương ứng của Mỹ là 246.000 USD Cuối thập niên 1980, học thuyết quân sự của Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đến

“Chiến tranh Nhân dân” Theo học thuyết phòng thủ này, đối phương sẽ được

Trang 39

nhử sâu vào trong nội địa và bị tiêu diệt bằng chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.24

Nhưng đến năm 1991, những diễn biến mới ở Iraq và Kuwait

đã khiến Bắc Kinh đã phải thay đổi quan điểm Khi ấy, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã đập tan quân đội của Saddam Hussein và đánh bật Quân đội Iraq ra khỏi lãnh thổ Kuwait Một chiến dịch không kích kéo dài vài tuần và một cuộc tiến công trên bộ trong chỉ có 100 tiếng đồng hồ đã đập tan Quân đội Iraq vốn áp đảo về số lượng Bắc Kinh có nhiều việc phải làm để cải cách quân đội mà việc này lại cần đến khoản tài chính không nhỏ Rất may là kinh

tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng mạnh nên họ có thể dành một phần đáng

kể thu nhập của mình cho chi phí quốc phòng

Hình 1.2 Ngân sách quốc phòng chính thức do Chính phủ Trung Quốc công

bố

Tháng 2/2014, chính phủ Trung Quốc tuyên bố kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng thêm 12,2%, lên 808,2 tỷ Nhân dân tệ (132 tỷ USD) trong năm 2014 Hiện nay, Trung Quốc là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, với con số chính thức năm nay vào khoảng 131 tỷ USD, tăng

24

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_Nh%C3%A2n_d%C3%A2 n_Trung_Qu%E1%BB%91c#cite_note-22

Trang 40

12% so với năm ngoái25 Trong 2 thập niên qua, hầu như năm nào ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng có mức tăng 2 con số Điều này trái ngược với việc ngân sách quốc phòng của nhiều cường quốc khác, trong đó có cả

Mỹ, bị cắt giảm trong những năm gần đây vì khủng hoảng kinh tế

Rajiv Biswas, Trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IHS Global Insight cho biết: Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ đạt 238,2

tỷ USD vào năm 2015, tăng gấp đôi so với năm 2011 và vượt xa chi tiêu của tất cả các nước có ngân sách quốc phòng lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cộng lại26

d Xu thế phát triển trong tương lai

Những mục tiêu quan trọng trong thực hiện hiện đại hóa quân sự Trung Quốc trong thời gian tới được đề cập rất cụ thể trong dự thảo Chương trình

“Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” Đó là việc củng cố quốc phòng và quân đội Trung Quốc được thực hiện theo nguyên tắc “tăng cường quá trình cải cách

mô hình phát triển khả năng tác chiến sắp tới quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường toàn diện theo hướng hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa” Mức độ trang thiết bị cho quân đội sẽ được nâng cao đáng kể, sẽ có bước nhảy vọt về mức

độ hiện đại hóa kết hợp với hiện đại hóa và thông tin hóa Hiện tại quân đội Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với trình độ quốc tế và tăng cường toàn diện khả năng tác chiến

Trung Quốc sẽ tiến hành cải cách quân đội trong điều kiện chiến tranh thông tin Cải cách mô hình phát triển khả năng chiến đấu không chỉ dựa vào các nhà chuyên môn với vũ khí tối tân, mà còn phải dựa vào việc những người nào sử dụng tối ưu vũ khí đó Chiến tranh thông tin đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống và biên chế quân đội, bắt đầu từ việc hạn chế số lượng mức độ chỉ huy và chuyển trọng tâm chú ý sang những hình thức phù hợp hơn với chiến tranh thông tin cần phải xây đựng những đội ngũ theo loại

25

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/03/140305_china_growth_defence_boost

26 http://www.biendong.net/su-kien/550-trung-quc-s-tng-gp-oi-ngan-sach-quc-phong-vao-nm-2015.html

Ngày đăng: 24/01/2016, 20:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn (2006), Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới
Tác giả: Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2006
2. Hồ An Cương (2003), Trung Quốc những chiến lược lớn, NXB Thông tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc những chiến lược lớn
Tác giả: Hồ An Cương
Nhà XB: NXB Thông tấn
Năm: 2003
3. Trương Hiểu Hà (2005), Những sách lược làm thay đổi Trung Quốc, NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sách lược làm thay đổi Trung Quốc
Tác giả: Trương Hiểu Hà
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2005
4. Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm
Tác giả: Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2003
5. Trung Quốc 2020 ( 2001), NXB Khoa học-xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc 2020
Nhà XB: NXB Khoa học-xã hội
6. Thế giới sau Chiến tranh Lạnh (2006), NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới sau Chiến tranh Lạnh
Tác giả: Thế giới sau Chiến tranh Lạnh
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2006
7. Nguyễn Văn Lập (biên soạn), Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức, Thông tấn xã Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức
8. JUN MA (2002), Trung Quốc - Nhìn lại một chặng đường phát triển, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc - Nhìn lại một chặng đường phát triển
Tác giả: JUN MA
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2002
10. Lê Văn Mỹ (2007), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới, NXB Khoa học - xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới
Tác giả: Lê Văn Mỹ
Nhà XB: NXB Khoa học - xã hội
Năm: 2007
11. Lê Văn Mỹ (2009), Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008), NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008)
Tác giả: Lê Văn Mỹ
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 2009
12. Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình (2007), Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc trỗi dậy hoà bình
Tác giả: Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 2007
13. Peter Nolan (2005), Trung Quốc trước ngã ba đường, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc trước ngã ba đường
Tác giả: Peter Nolan
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
14. Đỗ Tiến Sâm (2007), Báo cáo phát triển Trung Quốc: tình hình và triển vọng, NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phát triển Trung Quốc: tình hình và triển vọng
Tác giả: Đỗ Tiến Sâm
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2007
15. Đỗ Tiến Sâm & M.L.Titarenko (2009), Trung Quốc những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt, NXB Từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt
Tác giả: Đỗ Tiến Sâm & M.L.Titarenko
Nhà XB: NXB Từ điển Bách Khoa
Năm: 2009
18. Nghê Kiện Trung (2001), Trung Quốc trên bàn cân, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc trên bàn cân
Tác giả: Nghê Kiện Trung
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2001
19. Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình (2007), Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, NXB Quân đội nhân dân.Tiếng nước ngoài:20. 刘涛 (2007),中国崛起策,新华出版社 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng nước ngoài
Tác giả: Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân. "Tiếng nước ngoài: "20. 刘涛 (2007),中国崛起策,新华出版社
Năm: 2007
26. Wendy Dobson (13/02/2011), China and global economic governance: History matters, East Asia Forum.Wendy Dobson (13/02/2011), Trung Quốc và kinh tế toàn cầu: Vấn đề lịch sử, Diễn đàn Đông Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: China and global economic governance: "History matters," East Asia Forum. Wendy Dobson (13/02/2011)," Trung Quốc và kinh tế toàn cầu: Vấn đề lịch sử
28. “Con đường cho Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường cho Việt Nam trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
29. “Vấn đề đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam” Ths. Nguyễn Phương Hoa , Viện Nghiên cứu Trung Quốchttp://vnics.org.vn/Default.aspx?ctl=Article&aID=186 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam
30. “Kinh tế thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc tới mức nào?” http://vneconomy.vn/the-gioi/kinh-te-the-gioi-phu-thuoc-vao-trung-quoc-toi-muc-nao-2010110112095982.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc tới mức nào

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w