1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của sự trỗi dậy trung quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI

15 587 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 524,93 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- TẠ PHÚ VINH TÁC ĐỘNG CỦA SỰ TRỖI DẬY TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TẠ PHÚ VINH

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ TRỖI DẬY TRUNG QUỐC

ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế

Hà Nội – 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

TẠ PHÚ VINH

TÁC ĐỘNG CỦA SỰ TRỖI DẬY TRUNG QUỐC

ĐỐI VỚI THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC

NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quốc tế học

Mã số: 60310206

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Đỗ Tiến Sâm

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn của Giáo sư - Tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài là nghiêm túc, trung thực và chưa từng được công bố trước đây Các thông tin về số liệu, dẫn chứng, phân tích và một số ý kiến đánh giá đều được trích dẫn từ những nguồn tư liệu đáng tin cậy thể hiện trong phần tài liệu tham khảo

Nếu có bất kỳ sự gian lận, thiếu trung thực nào trong quá trình nghiên cứu, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như chịu trách nhiệm về kết quả luận văn của mình

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2014

Tác giả

Tạ Phú Vinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự ủng hộ, hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý quý báu của các thày cô, bạn

bè, đồng nghiệp Với lòng kính trọng và biêt ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:

- Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Quốc tế học

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường

- Giáo sư - Tiến sỹ Đỗ Tiến Sâm, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, người thầy đáng kính

đã giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

- Các thầy cô giáo, các nhà khoa học trong Hội đồng chấm luận văn với những đánh giá, góp ý quý báu đối với luận văn của tôi

Trân trọng!

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 7

MỞ ĐẦU 8

1 Lý do chọn đề tài 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined

5 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined

6 Cấu trúc của luận văn Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 1 “TRỖI DẬY HÒA BÌNH” CỦA TRUNG QUỐCError! Bookmark not defined.

1.1 Xung quanh khái niệm “trỗi dậy hòa bình”Error! Bookmark not defined

1.1.1 Bối cảnh ra đời cụm từ “trỗi dậy hòa bình”Error! Bookmark not defined

1.1.2 Quá trình hình thành cụm từ “trỗi dậy hòa bình”Error! Bookmark not defined

1.1.3 Nội dung chủ yếu của “trỗi dậy hòa bình”Error! Bookmark not defined

1.1.4 Định vị “trỗi dậy hòa bình” Error! Bookmark not defined

1.2 Trỗi dậy về mặt kinh tế của Trung Quốc Error! Bookmark not defined

1.2.1 Thành tựu của nền kinh tế Trung QuốcError! Bookmark not defined

1.2.2 Những vấn đề đặt ra đối với kinh tế của Trung QuốcError! Bookmark not defined 1.3 Trỗi dậy về mặt quân sự của Trung Quốc Error! Bookmark not defined

1.3.1 Sức mạnh quốc phòng của Trung QuốcError! Bookmark not defined

1.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với quốc phòng của Trung QuốcError! Bookmark not defined

CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY VỀ KINH TẾ CỦA

TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ VIỆT

NAM Error! Bookmark not defined.

2.1 Tác động của kinh tế Trung Quốc đối với thế giớiError! Bookmark not defined

2.1.1 Tác động tích cực đối với kinh tế thế giớiError! Bookmark not defined

Trang 6

2.1.2 Tác động tiêu cực đối với kinh tế thế giớiError! Bookmark not defined

2.2 Tác động của kinh tế Trung Quốc đối với khu vực ASEANError! Bookmark not defined 2.2.1 Quan hệ kinh tế Trung Quốc - ASEANError! Bookmark not defined

2.2.2 Tác động tích cực Error! Bookmark not defined

2.2.3 Tác động tiêu cực Error! Bookmark not defined

2.3 Tác động từ trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc đối với Việt NamError! Bookmark not defined 2.3.1 Thực trạng quan hệ kinh tế Việt - TrungError! Bookmark not defined

2.3.2 Tác động của kinh tế Trung Quốc đối với kinh tế Việt NamError! Bookmark not defined

CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG TỪ SỰ TRỖI DẬY VỀ QUÂN SỰ CỦA

TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI AN NINH THẾ GIỚI, KHU VỰC VÀ VIỆT

NAM Error! Bookmark not defined.

3.1 Tác động của trỗi dậy quân sự Trung Quốc đối với thế giớiError! Bookmark not defined 3.1.1 Tham vọng thể hiện trong chiến lược phát triển hải quânError! Bookmark not defined 3.1.2 Tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà”Error! Bookmark not defined

3.1.3 Chiến thuật “xúc xích Salami” Error! Bookmark not defined

3.1.4 Tăng cường đối ngoại quân sự Error! Bookmark not defined

3.2 Tác động của trỗi dậy quân sự đối với an ninh khu vựcError! Bookmark not defined

3.2.1 Chủ động gây tranh chấp, gia tăng căng thẳng tại khu vựcError! Bookmark not defined 3.2.2 Thúc đẩy làn sóng mua sắm vũ khí trang bị trong khu vựcError! Bookmark not defined 3.3 Tác động từ trỗi dậy quân sự của Trung Quốc đối với Việt NamError! Bookmark not defined 3.3.1 Hoạt động và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển ĐôngError! Bookmark not defined 3.3.2 Ứng xử đối với Trung Quốc tại biển ĐôngError! Bookmark not defined

3.3.3 Một số giải pháp cho Việt Nam trước sự trỗi dậy về quân sự của

Trung Quốc Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

ASEAN Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU European Union

Liên minh châu Âu

GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm kinh tế quốc nội

LHQ United Nations

Liên Hiệp Quốc

PLA People's Liberation Army

Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc)

PLAAF People's Liberation Army Air Force

Không quân Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc)

PLAN People's Liberation Army Navy

Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc)

SIPRI Stockholm International Peace Research Institute

Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm

UNCLOS United Nations Convention on Law of the Sea

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, Trung Quốc đã có sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và sự gia tăng nhanh chóng về sức mạnh tổng hợp quốc gia Trung Quốc đưa ra cách giải thích cho những thành công đó là nhờ sự vận dụng hiệu quả chính sách “trỗi dậy hòa bình” Thành công của Trung Quốc được quốc

tế biết đến như một hiện tượng đặc biệt của thế kỷ 21 với tên gọi “Trung Quốc trỗi dậy” (the rise of China) Tuy nhiên, trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, các quốc gia trên thế giới có những phản ứng khác nhau, có quốc gia cho rằng, đây là cơ hội để mở rộng hợp tác phát triển, nhưng cũng có những quốc gia lại có thái độ hoài nghi và lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc, thậm chí, còn xuất hiện luận thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”

Nhằm đi sâu phản bác lại thuyết về “mối đe dọa Trung Quốc”, thuyết

“Trung Quốc tan rã”, xóa bỏ sự nghi hoặc của bên ngoài về sự phát triển của Trung Quốc, đồng thời tìm ra con đường phát triển bền vững cho mình, ban lãnh đạo thế hệ mới của Trung Quốc rất chú trọng công tác nghiên cứu và quảng bá cho cái gọi là chính sách “trỗi dậy hòa bình” của mình

Sau một thời gian được đi sâu nghiên cứu và phát triển, chính sách

“trỗi dậy hòa bình” đã hóa giải được phần nào thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”, nhất là ở khu vực Đông Nam Á Các học giả Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt sáng kiến ngoại giao, quân sự, kinh tế để cố chứng minh cho sự

“trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc Nhưng rốt cuộc thì trỗi dậy hòa bình có

ý nghĩa gì, về quan niệm, tư tưởng, chính sách trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc có những thay đổi gì, quan hệ nước lớn sẽ được xử lý như thế nào, quan hệ an ninh, kinh tế khu vực sẽ được sắp xếp lại ra sao… đều là những vấn đề trọng đại mà mọi người đều rất quan tâm

Mặc dù, “trỗi dậy hòa bình” đã sớm được Trung Quốc coi như một chiến lược phát triển đất nước, chi phối hầu hết các phương diện liên quan đến quan hệ quốc tế của Trung Quốc từ kinh tế, chính trị, quân sự cho đến văn

Trang 9

hóa, nhưng phạm vi luận văn này chỉ đi sâu tập trung phân tích hai khía cạnh,

đó là sự trỗi dậy về mặt quân sự và kinh tế của Trung Quốc cùng với những tác động của sự trỗi dậy ấy đối với thế giới và các nước khu vực, trong đó có Việt Nam

Nghiên cứu sự trỗi dậy của Trung Quốc, đặc biệt nghiên cứu tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với sự phát triển của các nước luôn là đề tài nghiên cứu hấp dẫn Việt Nam là nước láng giềng, chiếm giữ vị trí quan trọng trong con đường vươn ra Đông Nam Á, đi ra thế giới trong chính sách phát triển của Trung Quốc nên không tránh khỏi phải chịu nhiều tác động từ sự trỗi dậy của Trung Quốc Vì vậy, nghiên cứu sự tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt kinh tế và quân sự đối với tình hình thế giới nói chung và khu vực nói riêng và đặc biệt là đối với Việt Nam là một đề tài nghiên cứu hấp dẫn và có giá trị thực tiễn cao

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trung Quốc là một nước lớn đang “trỗi dậy”, vì vậy mọi động thái của Trung Quốc luôn nhận được sự quan tâm của giới học giả trên thế giới, trong

đó sự trỗi dậy của Trung Quốc về mặt quân sự và kinh tế là vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, Trung Quốc và thế giới Dưới đây là một số sách, báo, tài liệu mà tác giả đã được tiếp cận khi nghiên cứu và viết luận văn

Tài liệu tiếng Việt

Tại Việt Nam, có nhiều tác phẩm viết về sự trỗi dậy của Trung Quốc

như: Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt

Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Từ điển Bách khoa, 2013; Sự trỗi dậy

về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, TS Đỗ

Minh Cao, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2013; Trung Quốc năm

2011-2012, GS TS Đỗ Tiến Sâm, ThS Chu Thùy Liên đồng chủ biên, NXB Từ

điển Bách khoa, Hà Nội, 2013; Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn, NXB Thế giới, 2006; Những sách lược làm

Trang 10

thay đổi Trung Quốc, Trương Hiểu Hà, NXB Văn hóa thông tin, 2005; Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài học kinh nghiệm, Nguyễn Văn Hồng, NXB

Thế giới, 2003; Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ hội hay thách thức, Nguyễn Văn Lập, Thông tấn xã Việt Nam, 2006; Tập bài giảng môn Quan hệ

quốc tế ở Châu Á - Thái Bình Dương, Phạm Quang Minh, 2006; Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình, NXB Quân đội nhân

dân, 2007; Trung Quốc trước ngã ba đường, Peter Nolan, NXB Chính trị

quốc gia, 2005… Trong đó, tiêu biểu có những tác phẩm sau đây:

- Cuốn sách Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI của GS TS Đỗ

Tiến Sâm và M.L Titarenko, NXB Từ điển Bách Khoa năm 2009 đã phân tích những khía cạnh cơ bản của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, xem xét, đánh giá những giai đoạn, những vấn đề quan trọng nhất của sự chuyển đổi cơ cấu chính trị và xã hội, nền kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Trung Quốc Cuốn sách cung cấp một cái nhìn sâu rộng

và toàn diện về những vấn đề then chốt và những triển vọng của công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra kinh nghiệm của Trung Quốc trong giải quyết những vấn đề mới xuất hiện của nước này

- Sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho

Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Bảo, NXB Từ điển Bách khoa, 2013 Cuốn

sách là bức tranh toàn cảnh về sự trỗi dậy trong kinh tế của Trung Quốc, những chính sách kinh tế và thành quả mà nước này đã đạt được Bên cạnh

đó, các tác giả cũng đưa ra được những bài học và đề ra phương hướng cũng như một số biện pháp phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc

- Sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Đỗ Minh Cao chủ biên NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2013.

Cuốn sách đã cung cấp những thông tin hữu ích về sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc như thực trạng, thành tựu và những khó khăn hiện nay

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:

Tiếng Việt

1 Nguyễn Huy Cố & Lê Huy Thìn (2006), Khi Trung Quốc làm thay đổi

thế giới, NXB Thế giới

2 Hồ An Cương (2003), Trung Quốc những chiến lược lớn, NXB Thông

tấn

3 Trương Hiểu Hà (2005), Những sách lược làm thay đổi Trung Quốc,

NXB Văn hóa thông tin

4 Nguyễn Văn Hồng (2003), Trung Quốc cải cách mở cửa: những bài

học kinh nghiệm, NXB Thế giới

5 Trung Quốc 2020 ( 2001), NXB Khoa học-xã hội

6 Thế giới sau Chiến tranh Lạnh (2006), NXB Quân đội nhân dân

7 Nguyễn Văn Lập (biên soạn), Sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc: cơ

hội hay thách thức, Thông tấn xã Việt Nam

8 JUN MA (2002), Trung Quốc - Nhìn lại một chặng đường phát triển,

NXB Trẻ

9 Phạm Quang Minh (2007), Tập bài giảng môn Quan hệ quốc tế ở Châu

Á - Thái Bình Dương

10 Lê Văn Mỹ (2007), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Ngoại giao trong

bối cảnh quốc tế mới, NXB Khoa học - xã hội

11 Lê Văn Mỹ (2009), Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm

cải cách mở cửa (1978-2008), NXB Khoa học Xã hội

12 Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình (2007), Trung Quốc trỗi dậy hoà

bình, NXB Quân đội nhân dân

13 Peter Nolan (2005), Trung Quốc trước ngã ba đường, NXB Chính trị

quốc gia

Trang 12

14 Đỗ Tiến Sâm (2007), Báo cáo phát triển Trung Quốc: tình hình và

triển vọng, NXB Thế giới

15 Đỗ Tiến Sâm & M.L.Titarenko (2009), Trung Quốc những năm đầu

thế kỷ hai mươi mốt, NXB Từ điển Bách Khoa

16 Đỗ Tiến Sâm (2007), Báo cáo phát triển Trung Quốc: tình hình và triển vọng, NXB Thế giới

17 Đỗ Tiến Sâm (2009), Trung Quốc những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt, NXB Từ điển Bách Khoa

18 Nghê Kiện Trung (2001), Trung Quốc trên bàn cân, NXB Chính trị

Quốc gia

19 Giang Tây Nguyên & Hạ Lập Bình (2007), Trung Quốc trỗi dậy hoà bình, NXB Quân đội nhân dân

Tiếng nước ngoài:

20 刘涛 (2007),中国崛起策,新华出版社

Lưu Ba (2007), Chính sách trỗi dậy của Trung Quốc, NXB Tân Hoa

21 胡鞍钢(2000),中国走向,浙江人民出版社

Hồ An Cương (2000), Hướng phát triển của Trung Quốc, NXB Nhân dân

Chiết Giang

22 陈琪(2011),中国崛起与世界秩序,社会科学文献出版社

Trần Kỳ (2011), Trung Quốc trỗi dậy và trật tự thế giới, NXB Văn hiến Khoa học xã hội

23 John J Mearsheimer (04/2006), China unpeaceful rise, Current

History

John J Mearsheimer (04/2006), Trung Quốc trỗi dậy không hòa bình

24 Ross Buckley (14/3/2014), The Rise of China and Its Impact on

International Economic Governance, ETH Zurich

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến kinh tế thế giới

Ngày đăng: 27/10/2016, 16:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w