Tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà”

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 85 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.2. Tham vọng biến Biển Đông thành “ao nhà”

Ngày 17/5/2013, Trung Quốc xua 32 tàu cá xuống khu vực biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam rồi lại đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt ở biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa từ hôm 16/5/2013 cho đến 01/8/2013. Từ những hành động trên, các chuyên gia quốc tế cho rằng Trung Quốc đang đi ngược lại cam kết của chính mình về việc tìm kiếm một giải pháp cùng có lợi cho vấn đề biển Đông. Theo tờ Tân Văn xã của Hồng Kông, lệnh cấm đơn phương nói trên được áp đặt cho khu vực từ vĩ tuyến 12 kéo lên đến ranh giới biển giữa tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc. Trong khi đó, đội tàu cá Trung Quốc đi thẳng xuống “sát mí” bản đồ đường lưỡi bò và đánh bắt trong vùng biển tây nam Trường Sa với tọa độ hiện nay là 6,01 độ vĩ Bắc, 108,48 độ kinh Đông. Trả lời phỏng vấn của Báo Thanh niên, Tiến sĩ James Holmes (Trường Chiến tranh hải quân Mỹ) cho biết, rõ ràng là “Trung Quốc ngang nhiên thách thức các nước liên quan đuổi tàu cá của họ ở phía nam đồng thời lại ngăn cấm các nước đó vào đánh bắt ở phía bắc”. Ông Holmes cảnh báo: “Đối với Trung Quốc, khi đụng đến lợi ích cốt lõi, sẽ chỉ có một viễn cảnh duy nhất: Chúng tôi (Trung Quốc) được, các người mất. Luật ở “ao

86

nhà” sẽ dần dà trở thành luật chung nếu các bên liên quan không có cơ chế phản đối hữu hiệu”. Bên cạnh đó, đây là đoàn tàu cá Trung Quốc hoạt động ở vị trí “xa nhất về phía nam”, theo GS David Arase (ĐH Nam Kinh - Trung Quốc). Trả lời phỏng vấn với Thanh Niên, ông Arase nhận định: “Đây là một phần trong tham vọng chiếm đóng các khu vực mà Bắc Kinh tự cho là thuộc chủ quyền của mình”. Tham vọng đó thể hiện bởi khi tiến đến tọa độ như trên, đội tàu cá của Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm thềm lục địa Việt Nam và “vào cả vùng đặc quyền kinh tế của một nước không có tranh chấp tại biển Đông là Indonesia”, theo tiến sĩ Alexander Vuving thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương (Mỹ). Từ đó, ông cho rằng Trung Quốc đang muốn hợp pháp hóa “đường lưỡi bò” bằng một sự tự tin thái quá46

.

Ngoài những khẳng định mang nhiều tranh cãi về mặt lịch sử và pháp lý, gần đây Bắc Kinh còn tuyên bố thành lập đơn vị quân sự đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa để bảo vệ “yêu sách” của Bắc Kinh trên Biển Đông. Cho dù trước đây là nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc, dường như Bắc Kinh sẽ quân sự hóa tranh chấp trong khu vực “đường lưỡi bò” với diện tích gần 1,5 triệu dặm vuông (gần 4 triệu km2), chiếm gần 80% diện tích Biển Đông. Trung Quốc đã không ngừng sử dụng lực lượng hải quân để dương oai sức mạnh ở khu vực Đông Á mặc dù nhiều năm nay nước này chưa từng là cường quốc về hàng hải. Thí dụ, Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay, tàu ngầm tấn công và tàu tên lửa tàng hình mới, được trang bị tên lửa đạn đạo đối đất độc đáo có khả năng hủy diệt các tàu sân bay.

Theo một bài thuyết trình của một học giả Mỹ tại Đại học Texas, từ khoảng 20 năm trở lại đây, Trung Quốc đã sử dụng một công thức tổng hợp để thực hiện tham vọng của mình: (1) Tấn công quân sự qui mô nhỏ; (2) thực hiện đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng tranh chấp; (3) đe

46Chuỗi tham vọng của Trung Quốc trên biển Đông

87

doạ bằng vũ lực đối với ngư dân hoặc sử dụng sức ép kinh tế đối với các tập đoàn dầu khí quốc tế nhằm ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên ở vùng tranh chấp; (4) chia rẽ các nước trong khu vực bằng kinh tế và ngoại giao; (5) tuyên truyền chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề biển Đông trên toàn thế giới để các nước phải e ngại. Công thức này của Trung Quốc có mục tiêu hướng vào việc thiết lập chủ quyền của họ đối với biển Đông trên thực tế (de facto), mặc dù về mặt pháp lý (de jure) điều này không biện hộ được47

.

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 85 - 87)