Thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1 Thành tựu của nền kinh tế Trung Quốc

Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. Trung Quốc đã và đang trở thành động lực phát triển không chỉ của khu vực mà của cả thế giới.

Năm 2013, kinh tế quốc dân của Trung Quốc bình ổn tăng trưởng tương đối nhanh. GDP cả năm đạt 56.884,5 tỉ NDT, tăng trưởng 7,7% so với năm trước. Trong đó, giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) là 5.695,7 tỉ NDT, tăng trưởng 4,0%; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực II (công nghiệp và xây dựng) là 24.968,4 tỉ NDT, tăng trưởng 7,8%; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực III (dịch vụ) là 26.220,4 tỉ NDT, tăng trưởng 8,3%. Giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực I chiếm tỉ trọng 10,0% GDP; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực II chiếm tỉ trọng 43,9% GDP; giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực III chiếm tỉ trọng 46,1% GDP, tỷ trọng giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực III lần đầu tiên vượt tỷ trọng giá trị gia tăng nhóm ngành nghề khu vực II.9

Hình 1.1 GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 2009-2013

10

a. Thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu công nghiệp

9

http://baotintuc.vn/kinh-te/dau-la-con-so-gdp-that-cua-trung-quoc-20140121180339721.htm

27

Từ đầu thập niên 1980 đến nay, kinh tế Trung Quốc phát triển trung bình gần 10%. Kết quả là hiện nay nước này vươn lên vị trí thứ hai thế giới về GDP và mậu dịch và có lượng dự trữ ngoại tệ nhiều nhất thế giới.

Sự trỗi dậy của Trung Quốc có một số đặc điểm sau: Thứ nhất, đó là

quá trình công nghiệp hóa tiến nhanh trên quy mô lớn. Nhiều ngành trong công nghiệp chế biến, chế tác phát triển trên dưới 20% mỗi năm như đồ điện gia dụng, xe hơi, máy tính cá nhân và nhiều loại máy móc khác. Trong nhiều mặt hàng thuộc các ngành này, Trung Quốc chiếm tới trên dưới 40% sản lượng thế giới. Vì vậy mà Trung Quốc được xem là công xưởng của thế giới.

Thứ hai, phát triển của Trung Quốc ngày càng dựa vào xuất khẩu. Xuất

khẩu ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa của nước này. Tỉ trọng của xuất khẩu trong GDP chỉ có 7 % vào năm 1980 nhưng đã tăng lên 33% năm 2008. Xuất khẩu của Trung Quốc hiện nay cũng hầu hết là hàng công nghiệp. Những năm đầu mới mở cửa, tỉ trọng của hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc chưa tới 50% nhưng từ năm 2001 con số đó đã lên trên 90%. Như vậy trong quá trình phát triển, Trung Quốc ngày càng hướng ngoại và chiếm lĩnh thị trường thế giới bằng hàng công nghiệp.11

Thứ ba, phát triển của Trung Quốc còn có đặc tính là dựa nhiều vào đầu

tư. Trước năm 1992 tỉ lệ của đầu tư trên GDP vào khoảng 30% nhưng năm 2002 tăng lên 40% và mấy năm gần đây lên tới 50%. Các tỉnh cạnh tranh đầu tư và sản xuất hàng công nghiệp, gây nên hiện tượng đầu tư trùng lặp và sản xuất thừa làm kém hiệu suất của toàn nền kinh tế. Nhưng, hiện tượng sản xuất thừa của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính làm tràn ngập hàng công nghiệp giá rẻ vào thị trường Việt Nam và các nước có nền kinh tế còn nhỏ ở Đông Nam Á.

Thứ tư, cơ cấu công nghiệp của Trung Quốc ngày càng chuyển dịch

lên cao. Khuynh hướng này phản ánh rõ trong cơ cấu xuất khẩu. Những sản

28

phẩm có hàm lượng công nghệ càng cao càng cần nhiều lao động có kỹ năng cao và do đó để sản xuất và xuất khẩu được những mặt hàng này đòi hỏi nền giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học phải cung cấp đủ nguồn nhân lực có trình độ tương ứng.

b. Thu hút nguồn vốn FDI

Bên cạnh thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng là một

nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng. Một thực tế là

nguồn vốn FDI vào Trung Quốc đã tăng với tốc độ kỷ lục, từ 4,4 tỷ USD năm

1991 lên 53,3 tỷ USD năm 2003; 60,6 tỷ USD năm 2004 và 60,33 tỷ USD năm 2005, đưa Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới về tiếp nhận FDI, đẩy Mỹ xuống hàng thứ hai12. Thời gian qua, Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên chứng kiến sự mở rộng không ngừng về quy mô cũng như mức độ sử dụng vốn FDI hàng năm vào Trung Quốc. Lý do giúp Trung Quốc thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là các doanh nghiệp nước ngoài tìm thấy ở Trung Quốc một thị trường tiềm năng với quy mô thị trường lớn, nhân công dồi dào và giá rẻ, cơ sở hạ tầng tương đối tốt… Theo tính toán của IMF, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang chiếm 20%

giá trị sản xuất công nghiệp và 54% ngoại thương của Trung Quốc. Trung

Quốc vẫn đang là thị trường hấp dẫn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, FDI vào Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2013 tăng 1% lên 47,6 tỷ USD, trong đó FDI của Liên minh châu Âu tăng 24,1% lên 3,45 tỷ USD, FDI của Mỹ tăng 22,6% lên 1,58 tỷ USD. Đây là một thông tin đáng chú ý, do trước đó FDI vào Trung Quốc trong năm 2012 đã giảm lần đầu tiên trong 3 năm xuất phát từ các lý do như khủng hoảng nợ công châu Âu, kinh tế Trung Quốc giảm tốc... Do đó sự đi lên trở lại của FDI vào thị trường này trong năm 2013 cho thấy sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn.

12

29

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)