Tác động tiêu cực đối với kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 52 - 57)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tác động tiêu cực đối với kinh tế thế giới

Vai trò “động cơ toàn cầu” của nền kinh tế Trung Quốc hiện giảm sút khi tốc độ tăng trưởng chậm lại và nhiều quốc gia khác, trong cái nhìn của các chuyên gia kinh tế, bắt đầu cảm thấy thiệt hại đang đến gần. Một điều tra của Hãng truyền thông AP đối với 30 chuyên gia kinh tế đã đưa đến kết quả: 57% trong số này cho rằng, sự suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc sẽ kìm hãm tăng trưởng ở nhiều nước, từ Brazil, Chile cho tới Australia, Hàn Quốc.

Sự bùng nổ một thời của Trung Quốc chậm lại một phần do nỗ lực của chính phủ kìm hãm thị trường bất động sản đầy tính đầu cơ của quốc gia này và chuyển nền kinh tế hướng tới chi tiêu. Kinh tế Trung Quốc đã tăng thêm 7,3% trong quý III/2014 so với cùng kỳ năm 2013, tốc độ tăng chậm nhất kể từ năm 2009. Tỷ lệ tăng trưởng trên 7% có thể là niềm mơ ước của phần lớn các nền kinh tế lớn, nhưng đối với Trung Quốc, con số này đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ sau ba thập kỷ tăng trưởng ở mức hai con số.

Mới đây, Conference Board, một tổ chức dự toán kinh doanh, dự đoán rằng, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ sụt xuống dưới mức 4% trước năm 202034.

Sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc đang đánh động tới phần còn lại của thế giới. Brazil và Australia giảm doanh thu từ quặng sắt, thành phần cơ bản để tạo ra thép, do cuộc bùng nổ xây dựng của Trung Quốc giảm nhiệt. Chile xuất khẩu được ít đồng hơn cho Trung Quốc. Indonesia bán được ít dầu và gỗ xẻ hơn. Tại Hàn Quốc, xuất khẩu điện tử chững lại, đe dọa tới tăng trưởng của quốc gia này, do người tiêu dùng Trung Quốc giảm mua smartphone hoặc chọn các mặt hàng nội địa rẻ hơn để thay thế.

33 http://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2014/06/10/wb-lowers-projections-global-economic- outlook-developing-countries-domestic-reforms

34

Trung Quốc giảm tốc, hệ lụy kinh tế toàn cầu, Quang Minh.

53

Các thương hiệu xa xỉ của châu Âu cũng sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Sung Won Sohn, một chuyên gia kinh tế tại Trường Kinh tế Smith, Đại học Bang California ước tính, 1/3 số đồng hồ xa xỉ của Thụy Sỹ được xuất khẩu sang Trung Quốc. Thêm vào đó, Trung Quốc đang là thị trường tăng trưởng nhanh nhất đối với Mercedes-Benz và BMW. Các nhà sản xuất ô tô Mỹ, đặc biệt là General Motors, bán được ít ô tô hơn cho Trung Quốc.

Do sức tiêu thụ nội địa thấp, nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu. Khi các nền kinh tế toàn cầu suy trầm, việc xuất khẩu bị chững lại. Để giữ vững ổn định tăng trưởng, chính phủ Trung Quốc đã bơm tiền để kích thích kinh tế. Thực chất là kích thích sản xuất thừa và tạo nên một núi nợ. Họ vẫn phải tiếp tục đầu tư và sản xuất cực rẻ, với mức lời cực thấp để tạo ra việc làm và ổn định xã hội. Hai yếu tố này tạo nên một hệ thống sản xuất kém hiệu quả, lãng phí. Xuất khẩu không sáng sủa, động lực của đầu tư yếu đi, cho dù chính phủ mở rộng đầu tư cũng khó đảm bảo nguồn vốn đến được với kinh tế Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và tổng suy thoái 2008-2009 của kinh tế thế giới đã làm cho các nền kinh tế mới nổi hụt hơi. Những kỳ vọng rằng các nền kinh tế mới nổi, trong đó có nhóm BRICS, sẽ thành cứu cánh của kinh tế giới trong cơn khủng hoảng đã không được hiện thực hóa. Việc nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm lại, còn được gọi là cú “hạ cánh cứng” hay “mềm” đầy tranh cãi, đã tác động đáng kể đến nhiều nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các nền kinh ở châu Á-Thái Bình Dương hay những nền kinh tế các nước phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu của Trung Quốc.

54

Hình 2.2 Tỷ lệ đóng góp của kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc vào GDP của các nước. 35

Trung Quốc có lợi thế về dân số đông và nhân công rẻ hơn nhiều nước khác, giúp cho nước này sản xuất ra các mặt hàng rẻ hơn nhiều so với các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Trong nhiều năm qua, đặc biệt sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã tổ chức hệ thống sản xuất quanh lợi thế của họ. Trung Quốc sản xuất ra hàng hóa giá rẻ cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm của các nước đang phát triển, bóp nghẹt nhiều ngành công nghiệp của các nước láng giềng có trình độ kỹ thuật kém hơn. Khi xuất khẩu tăng trưởng, các ngành công nghiệp Trung Quốc thả sức nhập khẩu nguyên nhiên liệu tới mức sản xuất dư thừa, kích thích sự phát triển của nhiều nền kinh tế khác.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu số 1 của Brazil, Chile, Peru; số 2 của Argentina, Cuba, Uruguay, Colombia, Venezuela. Nhờ sự nhập khẩu của Trung Quốc, giá cả các mặt hàng nguyên liệu thô và lương thực thực phẩm được đẩy lên cao. Hiện nay, tỷ lệ tăng trưởng của các nước này đều bị ảnh hưởng do nhập khẩu của Trung Quốc thu hẹp lại.

55

Một loạt bạn hàng kinh tế của Trung Quốc đang gặp khó khăn. Đáng kể nhất là Úc. Quốc gia này chuyên bán quặng sắt cho các ngành công nghiệp Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác kinh tế số 1 của Úc. Đài RFI trong bản tin giữa tháng 8/2013 dẫn lời Standard & Poor‟s (S&P), một công ty dịch vụ tài chính của Mỹ, đã tập trung nghiên cứu trường hợp của Úc và đưa ra 3 kịch bản cho nền kinh tế Trung Quốc và tác động của mỗi kịch bản như vậy đối với kinh tế Úc. Kịch bản thứ nhất gọi là “trường hợp căn bản” (base case), kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 7,3% năm 2013. Kinh tế Úc sẽ chỉ đạt tăng trưởng 2,5% năm 2013 và 2,9% năm 2014, còn tỷ lệ thất nghiệp lần lượt là 5,7% và 6%. Trường hợp kinh tế Trung Quốc hạ cánh trung bình (medium landing), với GDP chỉ đạt 6,8%. Hệ quả đối với Úc là tỷ lệ tăng trưởng chỉ đạt 2,1% cho năm 2014 và tỷ lệ thất nghiệp là 6,5%. Kịch bản xấu nhất gọi là hạ cánh cứng (hard landing), GDP Trung Quốc chỉ đạt tăng trưởng 5%, kinh tế Úc sẽ phát triển -1% trong năm 2014, với tỷ lệ thất nghiệp 10%.

Tạp chí The Economist đã xây dựng một chỉ số chứng khoán nhằm tìm hiểu về sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, gọi là “Sino Depencency Index”, bao gồm 22 doanh nghiệp niêm yết thuộc chỉ số S&P 500 của thị trường Phố Wall có tỷ lệ doanh thu lớn từ Trung Quốc. Mức độ đóng góp của các doanh nghiệp được chọn vào chỉ số này phụ thuộc vào giá trị vốn hóa thị trường và tỷ lệ doanh thu từ Trung Quốc của doanh nghiệp đó. Trong số 22 doanh nghiệp này có hai hãng sản xuất con chip Intel và Qualcomm, hãng đồ ăn nhanh Yum! Brands (sở hữu thương hiệu KFC), hãng máy bay Boeing, và nhà sản xuất kính Corning.

Kết quả cho thấy, Sino Dependency Index có mức tăng điểm cao hơn 10% so với mức tăng của chỉ số S&P nói chung, trong khi kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng mạnh hơn kinh tế Mỹ 11%. Tuy nhiên, “Sino Dependency Index” đã trở về cùng tốc độ tăng với S&P 500 vào hồi tháng 4/2010, thời điểm mà Chính phủ Trung Quốc nỗ lực ngăn chặn bong bóng bất động sản.

56

Hình 2.3 Một số đối tác thương mại chính của Trung Quốc 36

Bản thân Trung Quốc đã là một bộ phận lớn và năng động của nền kinh tế thế giới. Chỉ riêng vì lý do này, Trung Quốc sẽ có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung. Tuy nhiên, một câu hỏi khó trả lời hơn là việc liệu Trung Quốc có thể đóng góp lớn vào sự tăng trưởng cho phần còn lại của thế giới hay không.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất cho nhiều quốc gia như Brazil (Trung Quốc chiếm 12,5% kim ngạch xuất khẩu của Brazil trong năm 2009), Nam Phi (10,3%), Nhật Bản (18,9%) và Australia (21,8%). Tuy nhiên, xuất khẩu chỉ là một hạng mục trong GDP. Tại hầu hết các nền kinh tế ở bất kỳ quy mô nào, chi tiêu nội địa đóng một vai trò quan trọng hơn. Do vậy, xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ chiếm 3,4% GDP của Australia, 2,2% GDP Nhật, 2% GDP Nam Phi, và 1,2% GDP Brazil37.

Tỷ lệ hàng linh kiện trong kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đang giảm xuống. Từ mức khoảng 40% cách đây một thập kỷ, tỷ lệ này đã giảm

36 U.S. Global Investors

37An Huy, Kinh tế thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc tới mức nào? Vn Economy

http://vneconomy.vn/the-gioi/kinh-te-the-gioi-phu-thuoc-vao-trung-quoc-toi-muc-nao- 2010110112095982.htm

57

xuống 27% vào năm 2008, theo một số báo cáo mới đây. Theo các chuyên gia, điều này phản ánh sự dịch chuyển dần dần của Trung Quốc từ chỗ là công xưởng của thế giới thành thị trường tiêu thụ của thế giới. Nhiều ý kiến nhận định, các nền kinh tế Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan giờ phụ thuộc nhiều hơn vào nhu cầu của người Trung Quốc hơn là người Mỹ.

Thương mại không phải là con đường duy nhất mà sự thăng trầm của kinh tế Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng tới phần còn lại của thế giới. Việc Trung Quốc mua các tài sản của nước ngoài, như trái phiếu kho bạc Mỹ, giúp làm giảm chi phí vay vốn. Đồng thời, nhu cầu tiêu thụ các hàng hóa đầu vào của Trung Quốc là nhân tố hỗ trợ cho các mặt hàng này, làm lợi cho các quốc gia xuất khẩu tài nguyên. Sự thành công của Trung Quốc cũng làm gia tăng niềm tin của giới đầu tư toàn cầu. Theo một báo cáo của IMF, nếu tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc tăng thêm 1% trong một năm thì sẽ làm gia tăng GDP của thế giới thêm 0,4% (tương đương 290 tỷ USD) sau 5 năm.38

Từ cuộc khủng hoảng tài chính, Trung Quốc đã cho thấy nền kinh tế của họ có thể tăng trưởng ngay cả khi kinh tế Mỹ sa sút. Rõ ràng, kinh tế Trung Quốc không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là kinh tế Trung Quốc có thể thay thế được Mỹ. Trong một báo cáo hồi tháng 4/2014, công ty nghiên cứu độc lập Bank Credit Analyst đã đặt câu hỏi liệu điều gì sẽ xảy ra nếu kinh tế Trung Quốc “hạ cánh sốc”. Các chuyên gia đã đưa ra câu trả lời rằng, mức độ ảnh hưởng sẽ không lớn.

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 52 - 57)