Tham vọng thể hiện trong chiến lược phát triển hải quân

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 82 - 85)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Tham vọng thể hiện trong chiến lược phát triển hải quân

PLAN đã và đang thực hiện một loạt hành động bố trí mang tầm chiến lược, khiến Mỹ đặc biệt quan tâm. Vì Mỹ từ sau Chiến tranh Triều Tiên đến nay là nước giữ vai trò chủ đạo về quân sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dư luận cho rằng những hành động này của PLAN là những bước đi đầu tiên hướng tới “chiến lược nước xanh”, tức là xây dựng lực lượng hải quân thành hải quân viễn dương.

Tháng 12/2008, PLAN điều động ba chiến hạm tới vùng biển Somali, tham gia hoạt động hộ tống tàu thuyền qua lại vùng biển này; tiếp đó hai tàu thăm dò hải dương của Trung Quốc đã phá vỡ sự phong tỏa của Nhật Bản, tiến sâu vào vùng biển phụ cận đảo Điếu Ngư, thực hiện khảo sát, khiến Nhật Bản bị bất ngờ. Cũng trong thời điểm này, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc công khai nói tới khả năng Trung Quốc nghiên cứu chế tạo tàu sân bay, ngoài ra, Tư lệnh lực lượng PLAN, Ngô Thắng Lợi, đã thăm một số nước xung quanh Trung Quốc. Các hành động này của PLAN là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang từng bước thay đổi, thậm chí bỏ chiến lược

83

“phòng ngự biển gần”, chuyển sang phát triển theo hướng “hải quân viễn dương”.

Thực tế hiện nay, ngoài nguồn dầu mỏ tại khu vực Trung Á, tuyệt đại đa số dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ bên ngoài đều phải vận chuyển qua đường biển, trong đó có một phần rất lớn được vận chuyển qua eo biển Malacca. Bảo vệ lợi ích dầu mỏ nhập khẩu là một nhiệm vụ quan trọng đối với lực lượng PLAN. Ngoài ra, trong vấn đề chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn đang tranh chấp chủ quyền với hầu hết các nước có biển giáp với Trung Quốc. Khu vực biển Đông vẫn tồn tại những điểm nóng mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. Tại khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản về đảo Điếu Ngư đã không ít lần khiến quan hệ hai nước căng thẳng. Để giải quyết những vấn đề này, chiến lược “hải dương nước xanh” cùng với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa là mục tiêu Trung Quốc ráo riết theo đuổi.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Tướng Timothy J. Keating công khai nhận định rằng một loạt hành động mang tầm chiến lược gần đây của PLAN cho thấy tham vọng hải dương của Trung Quốc rất lớn. Hải quân Mỹ cho rằng tàu chiến của PLAN tiến vào vùng biển Somali thực sự là bước tập dượt đầu tiên hướng tới xây dựng một lực lượng “hải quân viễn dương” của Trung Quốc.

Hiện thực đang đòi hỏi Trung Quốc phải vừa phát triển kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quân sự, tập trung ưu tiên cho hải quân và không quân. Tuy nhiên, hướng tới một “chiến lược nước xanh” và xây dựng lực lượng “hải quân viễn dương” hiện vẫn là thách thức rất lớn đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế nhanh, cũng như vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng nâng cao sẽ là nền tảng để Trung Quốc đạt được mục tiêu này.

Nội hàm của “Chiến lược Đại dương xanh” là biến Trung Quốc thành một cường quốc biển thực thụ có khả năng tranh chấp và làm chủ các vùng

84

biển xa với màu xanh tượng trưng của độ sâu nước biển, nơi các quyền lợi kinh tế và chính trị của Trung Quốc hiện chưa được đảm bảo một cách chắc chắn so vớỉ các cường quốc biển lớn mạnh khác hiện nay. Vùng biển Thái Bình Dương hiện đang được PLAN đặc biệt quan tâm. Trong một thời gian gần, đây sẽ là sân khấu tranh giành sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ và Trung Quốc. Kịch bản “chia đôi Thái Bình Dương” vừa được phía Trung Quốc vạch ra nhưng có những cơ hội để biến thành hiện thực.

Về nội hàm của chiến lược chuỗi đảo, Trung Quốc đã đang thực hiện chiến lược xây dựng những chuỗi đảo ở các vùng biển quanh Trung Quốc và các quốc gia biển láng giềng để tăng cường sức mạnh biển của Trung Quốc nói chung và để kiềm chế các nước biển láng giềng nói riêng. Hiện tại, Trung Quốc đã có chuỗi đảo thứ nhất (tập trung vào Đài Loan) và chuỗi đảo thứ hai (mở rộng từ Nhật Bản tới Indonesia), đã được công bố. Qua những hoạt động hàng hải gần đây của Trung Quốc như các cuộc tuần tra chống cướp biển mở rộng ở vùng Sừng Châu Phi và sự can dự của Bắc Kinh trong một loạt dự án phát triển ở các nước ven Ấn Độ Dương (được gọi là “chuỗi ngọc trai”) làm cho giới quốc phòng Ấn Độ nghi ngờ rằng, Trung Quốc sẽ triển khai chuỗi đảo thứ ba ở Ấn Độ Dương, và đặc biệt liên quan đến các vùng biển xung quanh quần đảo Andaman và Nieobar của Ấn Độ. Người Mỹ tin rằng, một chiến lược như vậy sẽ liên quan tới khả năng phát huy sức mạnh có thể vươn tới những căn cứ của Mỹ ở Hawaii.

Ngoài ba chuỗi đảo trên, Trung Quốc còn thực hiện chiến lược “chuỗi ngọc trai”. Đó là một “tuyến” gồm nhiều đảo và các căn cứ mang tính quân sự khởi đầu từ Biển Đông kéo dọc theo gần bờ biển Thái Bình Dương ở phía Đông Nam vòng sang tận Ấn Độ Dương. Chuỗi ngọc trai có mục tiêu đảm bảo tuyến hàng hải vận chuyển dầu lửa nhập khẩu từ Trung Đông và Châu Phi về Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho ràng, mục tiêu chính của “chuỗi ngọc trai” là nhằm bao vây cô lập Ấn Độ và các nước đối thủ của Trung Quốc.

85

Một chuyên gia về PLAN cho rằng, Trung Quốc có thể đi ba nước cờ:

Một là, đẩy nhanh việc xác định đường cơ sở lãnh hải; Hai là, tăng cường

hiệu quả việc quản lý và khống chế hành chính; Ba là, tăng cường chuẩn bị

tác chiến trên biển về vũ khí và huấn luyện, bảo vệ quyền của Trung Quốc. Chuyên gia hải quân nêu trên cho rằng, việc xác định đường cơ sở lãnh hải của Trung Quốc vẫn đang được tiến hành trong những năm gần đây, tiến triển tại Hoàng Hải và biển Nhật Bản tương đối nhanh, xác định tọa độ địa lý, kinh độ, vĩ độ căn cứ theo UNCLOS cũng như sự phát triển, diễn biến và tập quán lịch sử. Tiến triển tại những vùng biển đang có tranh chấp tương đối chậm.45

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 82 - 85)