6. Cấu trúc của luận văn
3.3.3. Một số giải pháp cho Việt Nam trước sự trỗi dậy về quân sự của
biệt là trên Biển Đông đối với nền an ninh và chủ quyền biển đảo của Việt Nam cũng như đối với một số nước Đông Nam Á khác, đư luận trong và ngoài nước đã có những phản ứng nhiều chiều và có những gợi mở cụ thể cho đối sách của Việt Nam.
Những gợi mở về đối sách của Việt Nam trước sự trỗi dậy về quân sự và sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam dưới đây là sự tập hợp nhiều quan điểm và gợi mở của nhiều Cơ quan tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài. Đó cũng là những quan điểm chính của tác giả công trình nghiên cứu này.
Những năm gần đây, sự trỗi dậy về quân sự và sức ép quân sự của Trung Quốc đổi với an ninh của Việt Nam diễn ra trên một số lĩnh vực và một số địa bàn trên đất liền cũng như trên biển. Tuy nhiên, những sức ép về quân sự của Trung Quốc có thể làm nguy hại đến việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích dân tộc quốc gia của Việt Nam, cũng như đối với một số nước Đông Nam Á chủ yếu tập trung xung quanh vấn đề Biển Đông. Chính vì vậy, những gợi mở về đối sách đối với sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc dưới đây phần nhiều cũng chủ yếu xoay quanh vấn đề Biển Đông.
3.3.3. Một số giải pháp cho Việt Nam trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc của Trung Quốc
Về phương pháp luận và cách tiếp cận nhiều chiều từ những quan điểm của các học giả trong và ngoài nước về giải pháp cho Việt Nam trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc, sẽ tập trung vào 3 vấn đề cơ bản: Một là,
mục tiêu, chính sách; hai là, phương châm, nguyên tắc; và ba là, các hướng
triển khai.
100
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; giữ quan hệ hòa bình, đảm bảo khai thác tài nguyên trên các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam theo Công ước Luật Biển năm 1982, sử dụng vấn đề Biển Đông nhằm tăng cường đại đoàn kết dân tộc; sử dụng vấn đề Biển Đông để nâng cao vai trò vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên trường quốc tế.
Về phương châm và nguyên tắc, đặt vấn đề Biển Đông trong tổng thể
chính sách đối ngoại của Việt Nam. Độc lập, tự chủ không liên minh liên kết, luôn cân bằng quan hệ trong quan hệ với các nước, kiên trì nguyên tắc hòa bình, ổn định và tôn trọng luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông; có chiến lược, chính sách tổng thể và các phương án lộ trình xử lý cụ thể trong vấn đề Biển Đông; sử dụng thế trận toàn điện, kết hợp sức mạnh dân tộc và quốc tế, giữa song phương và đa phương, đối ngoại - quốc phòng - an ninh, giữa các bộ, ngành và địa phương trong hợp tác, đấu tranh về vấn đề Biển Đông.
Các hướng triển khai gồm ba nhóm giải pháp cơ bản:
Nhóm thứ nhất, nên tập trung vào chiến lược, chính sách tổng thể của
Việt Nam. Trên thực tế, đây là những đề xuất, kiến nghị mang tính phương pháp luận và thực tiễn cao.
Về mặt phương pháp luận, chúng ta phải đặt sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc trong chính sách tổng thể của họ, có tính đến các mối quan hệ đa và song phương, đặc biệt là quan hệ Trung - Mỹ, Trung - Nga, Trung - Ấn, v.v... Phải đặt sức ép quân sự trong sức ép tổng thể, tức là sức ép “sức mạnh thông minh” của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực và đối với Việt Nam nói riêng. Phải coi vấn đề Biển Đông đối với Việt Nam trong thời gian gần đây chỉ là phần nổi của tảng băng “vòng ảnh hưởng của Trung Quốc”, cần chú ý đến vấn đề an ninh tổng thể, nhất là các vùng biên giới phía Tây và phía Nam của Tổ quốc.
Từ đó, Việt Nam mới có được những hướng triển khai đối sách thích hợp trước sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc đối với nước nhà, và tất
101
nhiên sẽ chú trọng giải quyết những vấn đề nóng hổi nhất, cấp bách nhất, trong đó có vấn đề Biển Đông.
Trước hết, Việt Nam phải có một chiến lược và những chỉnh sách tổng thể mang tầm quốc gia cộng với phương châm kiên trì thực hiện thì Việt Nam mới mạnh lên, và một khi Việt Nam thực sự mạnh về sức mạnh tổng hợp quốc gia, thì Việt Nam mới có được vị thế xứng đáng trong khu vực và trên trường quốc tế. Chỉ khi đó Việt Nam mới đủ điều kiện giải quyết vấn đề an ninh Tổ quốc và vấn đề Biển Đông : nhằm bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc. Để thực hiện được vấn đề vừa nêu, điều quan trọng nhất là nhận thức đúng đắn về tình hình đất nước, về bạn và không bạn, sự thống nhất quan điểm và quyết tâm của tập thể ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội X của Đảng ta đã khẳng định: “Khẩn trương chỉ đạo xây dựng và ban hành các chiến lược quốc gia: Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược An ninh và các chiến lược chuyên ngành khác”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nhiệm kỳ qua, Trung ương Đảng, Chính phủ đã xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược biển, đảo. Đây là một nội dung rất quan trọng làm cơ sở hoạch định hệ thống các chủ trương, chính sách, giải pháp cơ bản nhằm phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước.
Trong đó cốt lõi là thực hiện chính sách “an dân” và xây dựng phát huy các tiềm lực kinh tế, các giá trị văn hóa, lịch sử gắn kết chặt chẽ với củng cố xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân và lực lượng vũ trang chuyên trách nòng cốt quản lý, bảo vệ biên giới. Đây là cơ sở vững chắc để huy động mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của đất nước nhằm xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng vững mạnh.
Nhóm thứ hai tập trung vào các biện pháp luật pháp pháp lý. Để giải
quyết vấn đề an ninh quốc gia, trong đó có vấn đề Biển Đông, Việt Nam cần xúc tiến những biện pháp pháp lý để đảm bảo an ninh trên toàn quốc, trên
102
biên giới đường bộvà trên biển. Riêng tại Biển Đông, Việt Nam cần dựa vào UNCLOS làm nền tảng cơ bản.
Những năm qua, Việt Nam đã làm tốt vấn đề phân định và cắm mốc biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Trong một thời gian, vấn đề biên giới phía bắc đã tạm thời yên ổn. Mặc dù vẫn còn diễn ra những vụ việc giữa đôi bên nhưng đều ở quy mô rất nhỏ, không ảnh hưởng nhỉều đến an ninh quốc gia và cấp độ giải quyết có thể thuộc cấp tỉnh, huyện, thậm chí các xã biên giớỉ.
Riêng vấn đề tranh chấp chủ quyền về một số hòn đảo và vùng nước tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á khác như Philippines, Malaysia, Brunei... cần có những giải pháp pháp lý riêng và cần thực hiện
Điều quan trọng đối với Việt Nam là tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của những nước có lợi ích và tôn trọng luật pháp quốc tế về vấn đề Biển Đông. Nói cách khác là chúng ta cần khu vực hoá và quốc tế hóa việc giải quyết vấn đề tranh chấp tại Biển Đông.
Trước hết, Việt Nam cần chủ động vận động các nước ASEAN nêu vấn đề Biển Đông tại các Diễn đàn ASEAN. Trên cơ sở DOC mà ASEAN đã ký với Trung Quốc, cần tiến hành đàm phán về COC. Cần gắn đấu tranh và bảo vệ chủ quyền với việc đảm bảo hòa bình ổn định khu vực. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi và lộ trình trong ASEAN như triển khai DOC, ARF, EAS, ADMM+ và COC.
Tăng cường tạo đan xen lợi ích quốc tế. Tăng cường giao lưu với hải quân các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Nhật Bản Ấn Độ, thông qua thăm hỏi, diễn tập, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, v.v. Tăng cường hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí với các tập đoàn quốc tế, có cơ chế ưu đãi và khuyến khích hợp lý các công ty dầu khí quốc tế cam kết làm ăn tại các vùng biển của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc cho là tranh chấp vì nằm trong
103
đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra. Việc hợp tác với công ty của Ấn Độ là một ví dụ thành công của Việt Nam trong vấn đề này. Cần đặc biệt quan tâm sử dụng hiệu quả nhân tố Mỹ trong giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay.
Với Trung Quốc, Việt Nam cần khôn khéo làm cho vấn đề Biển Đông trở thành mối quan tâm của chính lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, và giải pháp tối cao giải quyết vấn đề Biển Đông phải do họ quyết định nhằm dung hòa lợi ích giữa các nhóm khác nhau tại Trung Quốc, tránh việc các nhóm theo đuổi các lợi ích cực đoan đẩy tình hình an ninh Biển Đông đến ngưỡng khó giải quyết. Hợp tác, lập kênh đối thoại trao đổi trực tiếp, xây dựng lòng tin với các nhóm lợi ích tại Trung Quốc như các bộ ngành liên quan, chính quyền các tỉnh, hải quân, các lực lượng chấp pháp trên biển để tránh các hành động “quá khích” và xử lý kịp thời những “căng thẳng” trên thực địa.
Nhóm thứ ba, hướng tới sự gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia. Nhóm
này bao gồm: Tăng cường tuyên truyền về biển đảo của Việt Nam; tăng cường chỉ đạo tập trung và phối kết hợp giữa các bộ ngành cơ quan, v.v. Trong vấn đề Biển Đông; tăng cường sức mạnh cứng trong trường hợp bất khả thi nhằm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc và lợi ích quốc gia, dân tộc.
Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển với xây dựng thế trận quốc phòng an ninh trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở để chúng ta khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển. Đảng ta đã khẳng định trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: “Thực hiện quá trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng
104
biển, đảo của Tổ quốc”. Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Cùng với quá trình dân sự hóa ở các vùng biển, đảo, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và duy trì lợi ích quốc gia trên biển giai đoạn hiện nay cần kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Cần xây dựng một lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ việc khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; đồng thời kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành động khai thác hải sản trái phép của nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam. Các địa phương ven biển, huyện đảo phải có lực lượng dân quân tự vệ vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm lợi ích, chủ quyền Tổ quốc.
Mặc dù có nhiều dự báo rằng, đụng độ quân sự trên Biển Đông ít có khả năng xảy ra, tuy nhiên Việt Nam vẫn cần tăng cường “sức mạnh cứng” theo hướng tự vệ nhằm bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, ngăn ngừa đụng độ nhằm hỗ trợ cho mặt trận ngoại giao, chính trị, đồng thời mở rộng quan hệ quốc phòng với các đối tác, tăng cường tạo tác động ngăn ngừa trên phạm vi rộng hơn ra quốc tế.
Trong việc tăng cường “sức mạnh cứng”, Việt Nam cần tỉnh táo, kiềm chế tránh đối đầu trực tiếp ngay khi đụng độ diễn ra. Trên cơ sở có thế chủ động vận động ngoại giao, sau đó tùy trường hợp cụ thể, Việt Nam có thể xử lý theo cách của mình.
Hiện tại, Việt Nam đã công khai mua sắm một số vũ khí tự vệ, bao gồm tàu ngầm dùng cho hải quân, nhưng đó không phải là cuộc chạy đua vũ trang, mà là công việc thông thường của một quân đội trong bối cảnh tình hình thế giới
105 mới.
Tóm lại, những gợi mở và kiến nghị chính sách của Việt Nam đối với sự trỗi dậy mạnh mẽ về quân sự của Trung Quốc bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ và nhiều biện pháp thực hiện. Tùy từng hoàn cảnh và điều kỉện cụ thể, Đảng và Chính phủ Việt Nam cần điều chỉnh những lĩnh vực, cấp độ và biện pháp phù hợp để thực hiện được mục tiêu bảo vệ chủ quyền dân tộc và quốc gia của mình.
Quan trọng nhất vẫn là chiến lược phát triển sức mạnh tổng hợp quốc gia của Việt Nam, cốt lõi của vấn đề là sự đồng lòng nhất trí của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trên hết là của các nhà lãnh đạo cao nhất trong việc bảo vệ chủ quyền dân tộc, quốc gia. Chi khi nào tự mình đủ mạnh về phát triển kinh tế, phần nào đó về sức mạnh quân sự mang tính ngăn ngừa và về uy tín và địa vị trên trường quốc tế, Việt Nam mới có thể đứng vững trước mọi thử thách có thể làm nguy hại đến chủ quyền và lợi ích dân tộc, quốc gia.
106
Tiểu kết
Qua phân tích các mục tiêu trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc như: Trung Quốc hiện đại hóa quân sự và quốc phòng nhằm đáp ứng nhu cầu “mở rộng không gian sinh tồn” của Trung Quốc; Trung Quốc hiện đại hóa quân sự và quốc phòng để “thu hồi” đất đai; Trung Quốc hiện đại hóa quân sự và quốc phòng để trở thành “số một” tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương; Trung Quốc hiện đại hóa quân sự và quốc phòng để vươn ra thế giới... có thể khẳng định rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc nóỉ chung, đặc biệt là sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc nói riêng tại thời điểm hiện tại và trong tương lai chưa thể gọi là sự trỗi dậy hòa bình. Trong bối cảnh hiện nay, khi lý luận và học thuyết về sức mạnh thông minh được áp dụng vào thực tiễn, chúng ta càng có cơ sở khẳng định về điều này. Việc triển khai sức mạnh mềm và những hành động quân sự công khai trong các hoạt động mở rộng không gian sinh tồn của Trung Quốc dựa trên việc tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước láng giềng buộc các nước phải lo ngại và đề phòng sự trỗi dậy của Trung Quốc.
107
KẾT LUẬN
Nội hàm của “hòa bình” được Trung Quốc xác định từ góc độ chiến tranh thế giới và khủng hoảng hạt nhân. Nghĩa là “hòa bình” không bao hàm loại bỏ xung đột hay chiến tranh cục bộ như hiện nay đang diễn ra. Như vậy, cũng có thể hiểu đối tượng “hòa bình” ở đây là giữa Trung Quốc với các