Chủ động gây tranh chấp, gia tăng căng thẳng tại khu vực

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 90 - 91)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Chủ động gây tranh chấp, gia tăng căng thẳng tại khu vực

Bao trùm trong mối quan hệ của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực là sự cạnh tranh cả trên bộ và trên biển xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc với các nước trong khu vực:

- Cuối năm 2007, Quốc Vụ Viện Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý 03 quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động này dẫn đến các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam

- Tháng 7/2008, Báo South China Morning Post (Hồng Kông) đưa tin giới ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ đã liên tiếp phản đối ban lãnh đạo của công ty ExxonMobil, đồng thời đe dọa rằng công việc kinh doanh của công ty này tại Trung Quốc có thể gặp trở ngại trong tương lai nếu Exxon Mobil hợp tác với PetroVietnam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí ở khu vực ngoài khơi miền Trung và miền Nam Việt Nam.

91

Quốc đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm lớn ở Tam Á, thuộc đảo Hải Nam. - Tháng 3/2009, va chạm giữa giữa tàu tuần tra USNS Impeccable của Mỹ và năm tàu treo cờ Trung Quốc cách đảo Hải Nam 75 dặm.

- Tháng 4/2012, Trung Quốc gia tăng sức ép trong tranh chấp khu vực Scarborough của Philippines.

- Tháng 5/2012, Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quanh quần đảo Senkaku của Nhật Bản, đồng thời cũng tuyên bố Senkaku là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.

- Tháng 11/2012, 02 tàu cá mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã kéo đứt cáp thu nổ địa chấn của tàu Bình Minh 02 của Việt Nam ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ.

- Tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập Khu vực nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, trong đó bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Nhật Bản.

- Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý và thềm lục địa Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 90 - 91)