6. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Năm 2013, giá trị thương mại hai chiều đạt 319,5 tỷ USD, chiếm khoảng 13% tổng giá trị thương mại của ASEAN với bên ngoài. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư lớn thứ tư tại ASEAN với tổng mức đầu tư tăng đều thời gian gần đây từ 2,7 tỷ
58
USD năm 2010 lên 4,33 tỷ USD năm 2013. ASEAN và Trung Quốc đang xem xét khởi động đàm phán nâng cấp ACFTA lên một mức cao hơn nhằm thực hiện các biện pháp tự do hóa sâu hơn trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuyên bố chung Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 16 (tháng 10/2013, Brunei) ghi nhận ASEAN và Trung Quốc phấn đấu tăng thương mại hai chiều lên 500 tỷ USD vào năm 2015, 1.000 tỷ USD vào năm 2020 và nâng đầu tư hai bên lên mức 150 tỷ USD trong vòng tám năm tới39.
Đa ̣i sứ Trung Quốc ta ̣i ASEAN Dương Tú Bình cho biết , kể từ năm 2010, Khu vực Mâ ̣u di ̣ch tự do Trung Quốc -ASEAN hoàn thành xây dựng đến nay, hợp tác kinh tế thương ma ̣i hai bên giữ đà phát triển tốt đe ̣p và nhanh chóng. Cụ thể.40
Một là, thương mại hai chiều tăng ổn đi ̣nh . Năm 2013, kim ngạch thương mại song phương đạt 443,6 tỷ USD, gấp 56 lần so với thời gian đầu thiết lâ ̣p quan hê ̣ đối thoa ̣i , tăng 5,7 lần so với 10 năm trước. Trung Quốc 4 năm liền trở thành đối tác thương ma ̣i lớn nhất của ASEAN , kim ngạch thương ma ̣i giữa ASEAN -Trung Quốc chiếm 14% tổng kim nga ̣ch ngoa ̣i thương ASEAN, ASEAN 3 năm liền trở thành đối tác thươn g ma ̣i lớn thứ 3, thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và nguồn nhập khẩu lớn thứ 2 của Trung Quốc. Từ tháng 1-8 năm nay, kim nga ̣ch thương ma ̣i hai chiều lên tới 301,2 tỷ USD, tiếp tu ̣c duy trì đà tăng trưởng nhanh chóng , tiến tới mu ̣c tiêu đa ̣t 500 tỷ USD vào năm 2015 và 1000 tỷ USD vào năm 2020.
Hai là , không ngừ ng mở rô ̣ng đầu tư cho nhau . Các nước ASEAN ngày càng trở thành điểm đến đầu tư đối ngoại chủ yếu của các doanh
nghiê ̣p Trung Quốc , số lượng và q uy mô dự án đầu tư và khu công nghiê ̣p không ngừng mở rô ̣ng , lĩnh vực đầu tư đang từ gia công chế tạo truyền thống và cơ sơ ha ̣ tầng mở rô ̣ng đến lĩnh vực mới như di ̣ch vu ̣ tài chính tiền tê ̣, thương ma ̣i điê ̣n tử , công nghiê ̣p văn hóa v .v. Năm 2013, Trung Quốc
39 China‟s economic rise: opportunity or threat for East Asia? 20 May 2012 Author: Yukon Huang, Carnegie Endowment http://www.eastasiaforum.org/2012/05/20/chinas-economic-rise-opportunity-or-threat-for-east- asia/
40
Đại sứ Trung Quốc ta ̣i ASEAN : Hợp tác kinh tế thương ma ̣i Trung Quốc-ASEAN có xu thế phát triển nhanh chóng http://vietnamese.cri.cn/761/2014/09/25/1s203263.htm
59
đầu tư vào ASEAN 8,64 tỷ USD, tăng 7,1%. Tính đến tháng 6/2014, vốn đầu tư hai chiều Trung Quốc -ASEAN gần 120 tỷ USD, trong đó, tổng vốn đầu tư của các nước ASEAN vào Trung Quốc vượt quá 80 tỷ USD, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN gần 40 tỷ USD . Năm 2013, Singapore vươn lên thành nước đầu tư lớn nhất của Trung Quốc .
Ba là, hợp tác cùng có lợi ngày càng sâu sắc . Tính đến tháng 6/2014, các doanh nghiệp Trung Quốc đã ký hợp đồng nhận thầu công trình các nước ASEAN tri ̣ giá hơn 180 tỷ USD, hoàn thành doanh thu hơn 125 tỷ USD. Các doanh nghiê ̣p Trung Quốc đang nhâ ̣n thầu xây dựng mô ̣t loa ̣t dự án cơ sở ha ̣ tầng như cầu đường, cảng biển, đường bô ̣, nhà máy nhiệt điện. Trung Quốc đề xướng xây dựng “Con đường Tơ lu ̣a trên biển thế kỷ 21”, thúc đẩy trù bị xây dựng Ngân hàng Đầu tư cơ sở ha ̣ tầng châu Á ... Để khai thác tiềm năng hợp tác đầu tư kinh tế thương mại Trung Q uốc-ASEAN, năm ngoái, Trung Quốc đề xuất xây dựng phiên bản nâng cấp Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, tiếp tục nâng cao trình đô ̣ tiê ̣n lợi hóa thương ma ̣i , mở rô ̣ng danh sách các sản phẩm miễn thuế , cải thiện điều kiện t hâm nhâ ̣p thi ̣ trường , sẽ nâng cấp toàn diê ̣n trình đô ̣ hợp tác sản phẩm, dịch vụ, đầu tư, công nghê ̣ kinh tế. Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế thương mại Trung Quốc -ASEAN tổ chức vào tháng 8/2014, tại Myanmar , hai bên đồng ý chí nh thức khởi đô ̣ng đàm phán về phiên bản nâng cấp Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN.
Đông Nam Á trở thành thị trường quan trọng cho hàng hóa Trung Quốc. Từ năm 2003 đến nay, quan hệ thương mại và kinh tế đã trở thành trọng tâm của hợp tác chiến lược giữa hai bên. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Kim ngạch thương mại song phương đã tăng 4 lần kể từ năm 2002, đạt khoảng 210 tỉ USD hiện nay, trong đó Trung Quốc có thặng dư thương mại khoảng 8.5 tỷ USD vào năm 2012. Thị trường Đông Nam Á càng trở nên quan trọng vào lúc thị trường cho hàng hóa Trung Quốc tại Châu Âu
60
và Bắc Mỹ bị thu hẹp. Xuất khẩu bị thu hẹp là một trong nguyên nhân khiến đà tăng trưởng của Trung Quốc đã bị chững lại.
Việc hội nhập với Đông Nam Á là nhân tố then chốt trong chiến lược hướng Tây của Trung Quốc nhằm khắc phục sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa miền Tây với vùng duyên hải. Đông Nam Á là lối ra chủ yếu của các tỉnh phía Tây vốn không có biển, thiếu nó thì sự phát triển của các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây thiếu đi động lực cơ bản.
GDP của Vân Nam tăng vọt từ 33 tỷ USD vào năm 2000 lên 160 tỷ USD vào năm 2012, và tỉnh này đặt mục tiêu tăng gấp đôi con số đó lên 320 tỷ USD vào năm 2017 thông qua các mối quan hệ thương mại và kinh tế xuyên biên giới mạnh mẽ hơn. Vân Nam và thủ phủ Côn Minh đóng vai trò cốt lõi trong các hoạt động kinh tế với các nước giáp biên giới như Lào, Myanmar, Việt Nam. Từ năm 2011, tỉnh này được chính quyền trung ương tại Bắc Kinh xác định là “tiền đồn quan trọng cho khu vực Tây Nam”, là trung tâm quốc tế tại khu vực phía Tây Nam Trung Quốc đối diện với Khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).
Đặc biệt, cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng ở khu vực này giữa các cường quốc ở Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang trở nên căng thẳng. Trung Quốc rõ ràng đang dẫn trước trong cuộc cạnh tranh này, với ảnh hưởng tích lũy vững chắc trong thập kỉ qua kể từ khi ký hiệp ước đối tác chiến lược với ASEAN năm 2003. Trong cùng năm đó, Trung Quốc đã trở thành đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác mang tính bước ngoặt của tổ chức này, một động thái mà nhiều cường quốc bên ngoài đã tiếp bước sau đó. Hợp tác kinh tế đã và đang trở thành một nền tảng chính trong mối quan hệ Trung Quốc-ASEAN. Năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN trong bối cảnh Đông Nam Á tìm cách hưởng lợi từ nền kinh tế bùng nổ của Trung Quốc.
61