Tác động tích cực đối với kinh tế thế giới

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 48 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Tác động tích cực đối với kinh tế thế giới

Nền kinh tế tăng trưởng “nóng” của Trung Quốc trong nhiều năm qua đã kéo nhiều nền kinh tế khác tăng trưởng theo, đẩy giá dầu, sắt… tại các nước phát triển và ô tô, hàng hóa xa xỉ từ châu Âu tăng vọt. Theo đánh giá của WB, nếu tính theo GDP danh nghĩa, Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN là

29

Trần Mai Hạnh, “Một số nền kinh tế bị tác động tiêu cực của kinh tế Trung Quốc” Báo Tổ quốc ,

http://toquoc.vn/Sites/vi-vn/details/4/kinh-te-the-gioi/118730/mot-so-nen-kinh-te-bi-tac-dong-tieu-cuc- cua-kinh-te-trung-quoc.aspx, 29/08/2013

49

3 trong số 15 nền kinh tế đóng góp nhiều nhất vào tổng GDP của thế giới trong suốt giai đoạn 1998 – 2004. Tính theo tỷ trọng đóng góp vào GDP toàn cầu, Trung Quốc đứng thứ 6, ASEAN đứng thứ 8 còn Ấn Độ đứng thứ 10. Điều đáng chú ý là tỷ trọng GDP của Trung Quốc trong kinh tế thế giới ngày càng tăng trong khi phần đóng góp của các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, EU dần giảm đi. Dự báo, tỷ trọng GDP của Mỹ trong tổng GDP toàn thế giới sẽ giảm (từ 21% hiện nay xuống còn 18% vào năm 2025) thì đến cuối thập kỷ này, mức đóng góp của Trung Quốc vào tăng trưởng kinh tế

toàn cầu sẽ lớn hơn so với cả 6 quốc gia lớn nhất EU30

.

Theo báo cáo công bố ngày 28/4/2014 của Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mỹ sang Trung Quốc trong năm 2012 đạt gần 109 tỷ USD. Trong khoảng thời gian từ năm 2003 tới năm 2012, mỗi năm xuất khẩu của Mỹ vào thị trường 1,3 tỷ dân này tăng trung bình 17%, từ 27,5 tỷ USD lên 108,6 tỷ USD. Báo cáo này cho thấy, Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Mỹ. Hàng hóa Mỹ vào Trung Quốc rất đa dạng, từ nông sản tới thiết bị giao thông, riêng trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt tới 21 tỷ USD, xuất khẩu thiết bị giao thông đạt 16 tỷ USD, máy tính và thiết bị điện tử đạt 14 tỷ USD, hóa chất đạt 12 tỷ USD...Cũng trong khoảng thời gian 10 năm từ 2003 đến 2012, kim ngạch xuất khẩu của 42 bang trong 50 bang của Mỹ sang Trung Quốc tăng gấp 3 lần. Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung Quốc John Frisbie đã nhận định rằng, xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc là điểm sáng với nhiều doanh nghiệp Mỹ, nhất là khi nhu cầu ở châu Âu suy yếu.

Trong những năm vừa qua, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh (khoảng 8%) và quy mô kinh tế lớn (dân số Trung Quốc là trên 1,3 tỷ người, chiếm 21% tổng dân số thế giới) những thay đổi trong cơ cấu “cung – cầu”

30

Kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN: Sự trỗi dậy và tác động dây chuyền, Đình Vũ. Trang web của Viện Nghiên cứu phát triển Thảnh phố Hồ Chí Minh

http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/116;jsessionid=EC25AFD05D62F0FD07F96793D513453 F?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=center-top&p_p_col

50

của khu vực này đã tác động lớn tới thương mại thế giới. Nhu cầu nhập khẩu lớn của Trung Quốc là nguyên nhân chính làm “cầu” thế giới tăng. “Cầu” thế giới tăng trong khi nguồn “cung” hạn chế khiến cho giá cả hàng hóa thế giới tăng trong thời gian gần đây. Xét về khía cạnh xuất khẩu; Trung Quốc cũng có những đóng góp tích cực vào thúc đẩy hoạt động thương mại toàn cầu.

Đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu, có thể dễ dàng nhận thấy rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc đã tạo ra những xu thế mới trong đầu tư thế giới. Cách đây vài thập kỷ, hầu hết các luồng vốn đầu tư nước ngoài là từ các trung tâm vốn của thế giới như Mỹ, EU… tới chính những quốc gia phát triển đó thì hiện nay, các dòng vốn này lại chuyển hướng sang các nền kinh tế đang nổi lên, trong đó Trung Quốc là địa điểm nhận đầu tư lớn nhất thế giới. Tổng vốn FDI vào Trung Quốc tăng lên cả về số lượng tuyệt đối cũng như tỷ trọng đóng góp vào tổng vốn FDI trên thế giới. Ngược lại, tốc độ phát triển đầu tư nhanh và mạnh mẽ tại Trung Quốc cũng là một trong những nguyên nhân đẩy FDI toàn thế giới tăng nhanh.

Với các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, quy mô sức mua của thị trường lớn, giá nhân công rẻ, nguồn tài nguyên phong phú, Trung Quốc là địa điểm rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là những nước thu hút FDI hàng đầu trong khu vực cũng như trên thế giới. Theo kết quả khảo sát về những địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư tại châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2005 – 2006, Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá rất cao, tiếp theo đó là các nước ASEAN. FDI vào Trung Quốc liên tục tăng mạnh trong các năm gần đây và luôn ở mức trên 55 tỷ USD/năm. Chỉ riêng Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN đã chiếm tới hơn 14% tổng FDI toàn cầu năm 2004, góp phần đưa châu Á trở thành khu vực nhận đầu tư lớn nhất thế giới trong một vài năm trở lại đây, chiếm 28% FDI thế giới.

51

Bên cạnh việc là nước nhận đầu tư chủ yếu, Trung Quốc còn nổi lên là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhờ những thay đổi về chính sách cả ở tầm quốc gia và khu vực. Như vậy, cùng với sự phát triển kinh tế trong nước, Trung Quốc cũng góp phần thúc đẩy và làm đa dạng hóa các dòng vốn đầu tư toàn cầu nhằm duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu của mình.

Hình 2.1 Xuất khẩu thương mại của Trung Quốc cho một số thị trường lớn31

Năm 2009, Trung Quốc chiếm khoảng 46% lượng tiêu thụ than toàn cầu và chiếm một tỷ lệ tương tự trong lượng tiêu thụ kẽm và nhôm của toàn thế giới32. Cũng trong năm ngoái, Trung Quốc tiêu thụ một lượng thép thô nhiều gấp đôi lượng tiêu thụ của cả Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản cộng lại.Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành thị trường ôtô lớn nhất thế giới trong 2009 và một ngân hàng đầu tư có tên Trung Quốc Đệ nhất Ngân hàng (China First Capital) tuyên bố, Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiều điện thoại di động hơn phần còn lại của thế giới trong năm 2010.

31http://yemenvoice.info/ 32

http://vneconomy.vn/the-gioi/kinh-te-the-gioi-phu-thuoc-vao-trung-quoc-toi-muc-nao- 2010110112095982.htm

52

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc đã đóng góp 1/5 tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2010, còn nếu tính theo sức mua ngang giá, mức đóng góp này lên tới hơn 1/4.33

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 48 - 52)