Thúc đẩy làn sóng mua sắm vũ khí trang bị trong khu vực

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 91 - 95)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Thúc đẩy làn sóng mua sắm vũ khí trang bị trong khu vực

Năm 2013, Trung Quốc đầu tư tới 145 tỷ USD cho quân sự, theo ước tính của các chuyên gia Mỹ. Nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với 90% diện tích khu vực Biển Đông. Thêm vào đó, hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam càng như hồi chuông cảnh báo đối với các nhà ngoại giao Đông Nam Á về tham vọng vô biên của Trung Quốc.

Những hành động ngang ngược của Trung Quốc nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đã khiến các nước trong khu vực, trong đó có Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam cảnh giác hơn, tập trung mua thêm hoặc nỗ lực tự sản xuất vũ khí khí tài, nỗ lực đầu tư vào quốc phòng, nhằm giảm bớt chênh lệnh trong tương quan lực lượng với sức mạnh hải quân của

92

Trung Quốc. Thậm chí với cả những nước không liên quan đến tranh chấp, an ninh hàng hải cũng là mối quan tâm lớn, như với Indonesia, Thái Lan và Singapore.

Theo SIPRI, khi nền kinh tế Đông Nam Á bùng nổ, chi tiêu cho quốc phòng đã tăng 42% từ năm 2002-2011. Đứng đầu bảng trong danh sách chi tiêu này là các hạng mục mua sắm tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar, máy bay chiến đấu, cùng tàu ngầm, tên lửa chống hạm, những phương tiện đặc biệt hiệu quả ngăn chặn sự tiếp cận của đối phương đối với các tuyến đường biển.

Trong suốt một thời gian dài, phần lớn các nước Đông Nam Á chi rất ít cho vũ khí, chủ yếu là mua súng và xe tăng nhỏ. Hầu hết các mối đe dọa trước đây của khu vực gói gọn trong nội bộ và đối với một số nước chỉ cần chiếc ô bảo vệ của Mỹ là dường như đã đủ để đẩy lùi các nguy cơ bên ngoài. Tuy nhiên, khi đối diện với một nước Trung Quốc “xưng hùng xưng bá” và sẵn có kinh tế, thì danh sách mua sắm quân sự của các nước Đông Nam Á cũng ngày một gia tăng. Hầu hết các nước trong khu vực đều giáp biển vì vậy tập trung ưu tiên của họ là bảo vệ biển và củng cố phòng không.

Boustead Heavy Industries ở Malaysia đang làm việc với nhà thầu Pháp, chi 2,8 tỷ USD mua lại 6 tàu chiến ven biển cho lực lượng hải quân49

. Ông Ahmad Ramli Mohd Nor, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Boustead cho biết, tất cả các tàu này đều được sản xuất tại Malaysia. Kuala Lumpur muốn nhà sản xuất địa phương tiếp thu được các công nghệ tối tân từ việc quan sát và học hỏi từ nước đối tác.

Indonesia, quốc đảo với những tuyến đường biển quan trong, cùng bờ biển dài gần 55.000 km, hiện có 2 tàu ngầm và đang đặt thêm 3 chiếc mới từ Hàn Quốc. Nước này cũng cho biết đang đàm phán với các công ty Trung Quốc để sản xuất tên lửa chống hạm C-705 và C-802, sau khi bắn thử một tên lửa chống hạm Yakhont của Nga vào năm 2011. Indonesia trong 5 năm qua

49

Vũ Hoàng, Trung Quốc phô sức mạnh, Đông Nam Á củng cố quốc phòng, 15/8/2014 Nguồn:

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/trung-quoc-pho-suc-manh-dong-nam-a-cung-co-quoc- phong-3031161.html

93

đã tăng gấp đôi chi phí đầu tư cho quân sự. Năm 2014, nước này đã kịp hoàn thành thỏa thuận mua lại hệ thống phòng không trị giá 164 triệu USD với hãng Thales của Pháp với điều kiện Thales phải chuyển giao kỹ thuật cũng như kiến thức về sản xuất radar cho nước này.

Tương tự, Singapore từ hồi cuối năm 2012 đã thông báo sẽ mua 02 tàu ngầm từ công ty ThyssenKrupp của Đức nhưng tập đoàn này phải cam kết giúp địa phương chế tạo hệ thống chiến đấu hiện đại. Singapore còn đầu tư mua chiến đấu cơ F-15SG của Boeing Co ở Mỹ và hai chiếc tàu ngầm lớp Archer của Thụy Điển để củng cố cho đội 4 tàu ngầm Challenger, cũng như lực lượng không quân, hải quân vốn đã tương đối mạnh của nước này. Singapore đến nay được biết đến là nước có ngành công nghiệp quân sự tiên tiến nhất trong khu vực, và cũng là một trong số các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Đảo quốc giàu mạnh này còn liên tục xuất khẩu trang thiết bị cho các nước từ Nigeria tới Brazil kể từ lần đầu tiên bán vũ khí cho Malaysia năm 1971. Singapore Technologies Engineering (ST Engineering), nhà sản xuất vũ khí chủ lực của nhà nước, đạt doanh thu 1,89 tỷ USD chỉ tính riêng năm 2012 (theo SIPRI).

Theo trang tin Want China Times (Đài Loan) ngày 13/7/2014, Chính quyền Philippines dự định chi 1,5 tỉ USD ngân sách cho các nhà thầu quốc phòng khắp thế giới trong giai đoạn I của chương trình hiện đại hóa quân đội. Trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines đã nỗ lực giành được sự ủng hộ quốc tế sau khi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nhưng lực lượng quân đội nước này còn thiếu thốn nhiều khí tài quân sự cần thiết. Mục tiêu chính của chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines là nhằm đối phó với những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông.Với ngân sách 1,5 tỉ USD, Manila kỳ vọng đến năm 2017 có đầy đủ các khí tài quân sự để tiến hành tuần tra và trinh sát vùng đặc quyền kinh tế của nước này trên Biển Đông. Giai đoạn một trong chương trình hiện đại hóa quân đội Philippines là mua sắm khí tài quân sự như tàu khu trục nhỏ, trực

94

thăng chống tàu ngầm, các chiến đấu cơ, tàu đổ bộ… đã bắt đầu trong năm 2014 và kéo dài đến 2017. Manila sẽ đặt hàng mua vũ khí từ các nhà thầu quốc phòng ở Mỹ, châu Âu, Israel, Hàn Quốc.Theo tuần báo US Defense News (Mỹ), Chính phủ Philippines tiến hành dự án nâng cấp sức mạnh quân đội gồm ba giai đoạn, trong đó giai đoạn thu mua vũ khí đầu tiên đã bắt đầu và sẽ kết thúc vào năm 2017. Theo kế hoạch, Hải quân Philippines cần sắm thêm các tàu khu trục cỡ nhỏ mới, trực thăng chống tàu ngầm, tàu tấn công đa nhiệm, xe lội nước, các loại trang thiết bị của hệ thống hỗ trợ tác chiến và hệ thống hỗ trợ nhắm mục tiêu. Không quân Philippines cần trang bị radar do thám trên không, máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra tầm xa, máy bay tiếp tế, trực thăng chiến đấu, hệ thống mô phỏng chuyến bay cho radar và trực thăng. Hiện tại, Hải quân Philippines đã mua hai tàu vận tải chiến lược và đang “nhắm” trực thăng AW159 Wildcat của hãng AgustaWestland. Quân đội Philippines cũng vừa ký hợp đồng nâng cấp 142 xe bọc thép chở quân M113A250.

Thúc đẩy công nghiệp sản xuất vũ khí quân sự trong nước là một mục tiêu kinh tế và an ninh lâu dài đối với 10 quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Dồn trọng tâm vào hiện đại hóa trang thiết bị, một phần các nước muốn tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự trong khu vực. Chuyên gia phân tích an ninh nhận định, mục tiêu này được đưa ra trong tình thế khá cấp bách khi mà Bắc Kinh không ngừng thực hiện nhiều hành động thô bạo nhằm đòi chủ quyền trong các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông51

. Tại Hội nghị Ngoại trưởng khu vực Đông Nam Á và đối tác tổ chức ở Myanmar năm 2013, các Ngoại trưởng ASEAN đã phải một lần nữa kêu gọi các bên “kiềm chế” khi đối mặt với tình trạng căng thẳng tăng cao.

50

http://baodientu.chinhphu.vn/Quocte/Philippines-nang-cap-quan-doi-de-doi-pho-voi-Trung- Quoc/203594.vgp

51

Vũ Quý, Ồ ạt tăng cường sức mạnh hải quân ở Đông Nam Á, An ninh thủ đô, 9/10/2012

95

“Trung Quốc với tư cách là một nước lớn và mạnh trong khu vực, cần có trách nhiệm đặc biệt thể hiện sự kiềm chế của bản thân. Sẽ có những hệ lụy đi kèm với sức mạnh quân sự lớn, chính vì thế các bạn cần phải cực kỳ thận trọng trong từng bước đi của mình, hãy cẩn thận khi bạn đang ở trong một khu vực nhạy cảm”, Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu về Đông Nam Á đến từ Mỹ phát biểu tại phiên họp của ASEAN.

Trung Quốc đã buộc các nước trong và ngoài khu vực phải tăng chi phí quốc phòng của mình, biến khu vực Đông Á thành khu vực có cuộc chạy đua vũ trang mới. Chi phí quốc phòng của các nước ASEAN tăng: Theo một báo cáo của SIPRI, trong năm 2012, Singapore đã chi 9,7 tỷ USD (tương đương 24% ngân sách) dành cho quốc phòng. Các nhà phân tích quân sự của IHS Jane‟s cho biết, các nước Đông Nam Á đã tăng 13,5% chi tiêu quốc phòng trong năm 2011, lên 24,5 tỷ USD. Con số này được đự đoán là sẽ tăng lên đến 40 tỷ USD vào năm 2016. Theo SIPRI, chuyển giao vũ khí tới Malaysia đã tăng 8 lần trong giai đoạn 2005 - 2009 so với con số của 5 năm trước. Chi tiêu của Indonesia tăng 84% trong thời gian đó. Đó là một phần của một hiện tượng Châu Á rộng lớn hơn. Ngân sách quốc phòng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên đều tăng. Chẳng hạn, ngân sách quốc phòng năm 2011 của Nhật Bản vào khoảng 4.700 tỷ yên, tương đương 57 tỷ đô la Mỹ.

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 91 - 95)