Hoạt động và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 95 - 99)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Hoạt động và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Biển Đông

96

Như chúng ta đã biết, Biển Đông có vai trò và ý nghĩa địa chính trị, địa chiến lược vô cùng quan trọng. Trong những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, tại khu vực Biển Đông đã nảy sinh những vấn đề và diễn ra những hoạt động lớn liên quan đến an ninh khu vực và quốc tế. Một là, Biển

Đông đã bị biến thành vùng biển cạnh tranh vì lợi ích cùa một số nước liên quan. Hai là, những động thái bảo vệ quan điểm “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc tại đây đã ảnh hưởng đến an ninh của một số nước xung quanh, đặc biệt là Việt Nam. Việc Trung Quốc đã và đang khai thác những nhân tố này của khu vực Biển Đông, tác động mạnh tới việc bảo vệ chủ quyền của Việt Nam và một số nước khác tại đây. Hơn ai hết, Việt Nam là quốc gia cảm nhận được rõ nét nhất những sức ép mang tính áp đặt an ninh quân sự của Trung Quốc lên Việt Nam. Trung Quốc khai thác bằng nhiều hành động khác nhau, trong đó nổi bật lên những hành động sau:

- Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

- Năm 1988 và 1992, tiếp tục dùng vũ lực chiếm một số đảo và bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

- Trung Quốc tuyên bố “đường lưỡi bò” tại Biển Đông và coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” : Việc Trung Quốc tự cho rằng, Biển Đông là vùng nước chủ quyền của mình khi công bố bản đồ “đường 9 đoạn” hay còn được gọi là “đường lưỡi bò” đã gây tranh cãi trong dư luận quốc tế và bị các nước trong khu vực Đông Nam Á, tiếp giáp với vùng biển này, phản đối kịch liệt. Hơn thế nữa, tháng 3/2010, một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”. Các học giả Trung Quốc cho rằng, “lợi ích cốt lõi của Trung Quốc” tại Biển Đông phải được hiểu là “chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích phát triển quốc gia của Trung Quốc”. Theo đó, “lợi ích cốt lõi là lợi ích liên quan đến sự “tồn vong của quốc gia, như an ninh của phần lớn nhân dân, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị”, do vậy “không thể nhượng bộ, đàm phán và trao đổi, như kiên trì

97

đường lối phát triển hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”. Những lập luận trên của Trung Quốc trên thực tế đã làm cho tình hình an ninh tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói chung, và cụ thể là tình hình an ninh xung quanh Biển Đông nói riêng trong năm 2010 thay đổi căn bản không có lợi cho hòa bình.

- Trong năm 2010, như trước đây, Trung Quốc đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng nước thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nhiều lần tàu ngư chính của Trung Quốc xua đuổi tàu đánh cá của Việt Nam khi họ đang đánh cá trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lực lượng tuần tra Trung Quốc cũng thực sự gây nên tâm lý hoang mang trong cộng đồng ngư dân Việt Nam, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ. Nghiêm trọng hơn cả là những sự kiện “gây hấn” gần đây của phía Trung Quốc. Ngày 26/5/2011, tàu hải giám của Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp thăm dò thuộc tàu Bình Minh 2 của Việt Nam khi tàu Bình Minh 2 đang tiến hành thăm đò địa chất trong vừng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngày 09/6/2011, “tàu cá” của Trung Quốc lại một lần nữa phá cáp thăm đò địa chất của tàu Viking II đo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thuê đang hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Ngày 21/11/2012, “tàu cá” Trung Quốc lại một lần nữa cắt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 2 ở khu vực cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía Đông Nam, thuộc thềm lục địa của Việt Nam.

b. Gây sức ép từ các chiến lược biển

Trong bối cảnh mới, không gian chiến lược để nền quân sự Trung Quốc lựa chọn vẫn còn mở rộng. Việc thực hiện những phương hướng, chiến lược và mục tiêu quân sự của Trung Quốc thời kỳ này có nhiều tiền đề và triển vọng. Trước hết, giới quân sự Trung Quốc tập trung giải quyết một số chiến lược quan trọng hàng đầu là “Chiến lược Đại dương xanh”, “Chiến lược chuỗi đảo” và “Chiến lược chuỗi ngọc trai”.

Cả hai chiến lược biển lớn của Trung Quốc đều có những xuất phát điểm từ các vùng biển Đông Á, đặc biệt là từ Biển Đông. Việc triển khai các

98

cứ điểm quân sự cho các chiến lược này của Trung Quốc thực sự là một sức ép quân sự lớn đối với chủ quyền của một số quổc gia ven biển Đông Á, đặc biệt là Việt Nam, nước có chủ quyền không thể tranh cãi tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Ta có thể nhìn thấy rất rõ con đường giao thương trên Biển Đông, con đường nhập khẩu dầu lửa và những viên ngọc trai trong chiến lược “Chuỗi Ngọc trai” của Trung Quốc và những căn cứ quân sự mà Trung Quốc lập nên trong chiến lược “Chuỗi đảo” đã bao trọn lấy Việt Nam.

Rõ ràng, việc khai thác các nhân tố địa chiến lược, địa chính trị của khu vực Biển Đông của Trung Quốc đã làm cho an ninh trong khu vực này ngày một thêm căng thẳng. Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình trước những hoạt động trên của Trung Quốc.

c. Xâm lấn thông qua văn bản hành chính

Nguy hiểm càng gia tăng khi Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Ngày 21/7, phía Trung Quốc đã tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Đồng thời, Trung Quốc còn thành lập một đơn vị quân sự tương đương cấp sư đoàn với tên gọi “khu phòng thủ Tam Sa” mà trụ sở cũng đặt trái phép tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 26/7, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố quyết định bổ nhiệm Đại tá Thái Hỷ Hoằng làm Tư lệnh và Đại tá Liêu Triều Nghị, làm Chính ủy cái gọi là “Khu phòng thủ Tam Sa”.

Gần đây, Trung Quốc còn cho in bản đồ có đường lưỡi bò trên hộ chiếu cấp cho công dân Trung Quốc đi ra nước ngoài.

Rõ ràng, Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam không chỉ bằng vũ lực mà cả bằng văn bản hành chính. Họ đã biến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam trở thành đơn vị hành chính cấp địa khu của họ với đầy đủ cơ cấu tổ chức chính quyền... trong khi Hoàng Sa là một huyện

99

của thành phố Đà Nẵng và Trường Sa là một huyện của tỉnh Khánh Hòa của Việt Nam mà người dân Việt Nam đã và đang sinh sống từ lâu đời.

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 95 - 99)