Sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 35 - 41)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc

a. Về lực lượng

Lục quân: Lực lượng Lục quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có 1,25 triệu quân nhân chia thành 18 tập đoàn quân, mỗi tập đoàn quân này tương đương một quân đoàn của Quân đội Mỹ. Mỗi cụm quân đó bao gồm từ 2 tới 5 sư đoàn bộ binh và cơ giới. 19

Không quân: Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) hiện có hơn 600.000 quân và nhân viên phục vụ và được đánh giá là lực lượng không quân lớn nhất Châu Á hiện nay. Bộ tư lệnh quân đoàn không quân gồm Quân đoàn không quân số 1 (Trường Xuân), Quân đoàn không quân số 7 (Nam Ninh), Quân đoàn không quân số 8 (Phúc Châu), Quân đoàn không quân số 10 (Đại Đồng). Sở chỉ huy không quân gồm: Sở chỉ huy Đại

Liên, Sở chỉ huy Thượng Hải, Sở chỉ huy Đường Sơn, Sở chỉ huy Urumqi, Sở chỉ huy Tây An, Sở chỉ huy Côn Minh, Sở chỉ huy Vũ Hán và Sở chỉ huy Lasha.

Hải quân: Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) bao gồm các binh chủng: Tàu ngầm, tàu nổi, không quân hải quân, phòng thủ bờ biển và lính thủy đánh bộ. Biên chế PLAN còn bao gồm lực lượng phòng không, các lực lượng và các đơn vị đặc nhiệm, các đơn vị và các cơ quan hậu

19

Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới, NXB Popury (Nga), (2002), Bản dịch của Đại Vỹ, NXB Thông tấn. (2004)

36

cần. Lực lượng hải quân Trung Quốc hiện được biên chế 225.000 quân.

Tên lửa chiến lược (Pháo binh 2): Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) hay còn gọi là Binh đoàn pháo binh số 2 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), được thành lập năm 1966, do Quân ủy Trung ương trực tiếp quản lý, là lực lượng hạt nhân trong thực hiện chiến lược uy hiếp của Trung Quốc, chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ ngăn cản các nước khác sử dụng vũ khí hạt nhân đổi với Trung Quốc, phản kích hạt nhân và đạn đạo thường quy. Toàn bộ lực lượng tên lửa chiến lược của PLA có biên chế 11.000 người (không kể lực lượng khoa học kỹ thuật dân sự phục vụ có thời hạn). Tổ chức SMF của PLA được phân thành 4 cấp, cấp cao nhất là Bộ Tư lệnh. Căn cứ khu vực gồm 4 vùng tác chiến, 2 vùng bán quân sự và 1 vùng huấn luyện mang các mật danh Cxx.20

b. Về vũ khí, trang bị, phương tiện chiến đấu

Không quân Trung Quốc được trang bị 3000 máy bay, trong đó máy bay tác chiến khoảng 2.000. Vào thời điểm nhiều nhất, chỉ riêng máy bay tác chiến của Trung Quốc gần 4.000. Bộ đội Không quân Trung Quốc chủ yếu được trang bị J-6 (Mig 19 phiên bản Trung Quốc), J- 7 (Mig 21 phiên bản Trung Quốc), song đa số những máy bay này đều là máy bay chiến đấu kiểu cũ được thiết kế từ những năm 1950 thế kỷ XX. Có thể nói, máy bay chiến đấu “lão hóa” là vẩn đề lớn nhất hiện nay của Không quân Trung Quốc.21

Hiện nay, Trung Quốc đang tăng tốc hiện đại hóa và đây là thế mạnh của Không quân Trung Quốc. Ngoài máy bay huấn luyện J-5, mọi máy bay J- 5 đều đã không còn được sử dụng, số lượng J-6 cũng giảm đi một nửa. Năm 2006, máy bay J-6 chỉ còn khoảng 350 chiếc. Dự tính sau 5 năm, máy bay J-6

20 中国人民解放军第二炮兵部队,http://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BA%B A%E6%B0%91%E8%A7%A3%E6%94%BE%E5%86%9B%E7%AC%AC%E4%BA%8C%E7%82%AE% E5%85%B5%E9%83%A8%E9%98%9F 21 中国人民解放军空军部队力量,http://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BA%B A%E6%B0%91%E8%A7%A3%E6%94%BE%E5%86%9B%E7%A9%BA%E5%86%9B

37

cũng không còn được sử dụng. Để bổ sung cho số lượng máy bay thiếu hụt này, Trung Quốc sẽ tăng dần số lượng máy bay J-9, J-10, J-11.22

Có thể nói, sự xuất hiện của J-20 đã cho thấy quyết tâm xây dựng một lực lượng không quân tương xứng với địa vị cường quốc thế giới của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.

Một là, hiện nay, Hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ rất

nhanh, rất nhiều các trang thiết bị kỹ thuật và vũ khí áp dụng công nghệ cao được tiến hành thử nghiệm và trang bị mới... Mới đây, Trung Quốc đưa tàu tuần dương số hiệu 893 với công nghệ mới về rađa, thông tin, thu thập tình báo, phân tích tên lửa đất đối không, hệ thống “C4ISR” hướng tới đạt trình độ của Hải quân Mỹ.

Trước đó, Trung Quốc đã hạ thủy thành công tàu “Tỉnh Cương Sơn” và đưa xuống bố trí tại khu vực Biển Đông. Hoàn thành tàu sân bay Varyag với tên Thi Lang, nay là tàu Liêu Ninh.

Việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay đang gây ra nhiều mối lo ngại ở các nước trên thế giới. Bởi một khi tàu sân bay này chính thức đi vào hoạt động, nó sẽ gây ra nhiều mối đe dọa với các nước láng giềng và cả các quốc gia khác trên thế giới.

Hai là, máy bay trực thăng vũ trang “Vũ trực-10” có khả năng mang

theo 10 hỏa tiễn chống tăng. Có chuyên gia cho rằng, “Vũ trực-10” có thể so sánh với trực thăng vũ trang Apache trang bị tên lửa AGM-114 của Mỹ.

Trung Quốc cũng đã chế tạo thành công máy bay phản lực J-10, J-11 và các phiên bản khác. J-20 của Trung Quốc bay thử tháng 1/2011 đã cho thấy, trong mấy năm tới, Trung Quốc quyết tâm sản xuất loại máy bay chiến đấu được tích hợp bởi công nghệ tàng hình, thiết bị hàng không tiên tiến và siêu động cơ. Hiện tại Trung Quốc đã có máy bay tàng hình thế hệ thứ 5 - J-31.23

Ba là, Trung Quốc đẩy mạnh tiến trình sản xuất tàu ngầm hạt nhân

22 Lực lượng vũ trang các nước trên thế giới, (nguyên tác tiếng Nga của NXB Popuri), Dịch giả: Đại Vĩ, NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2004, tr 450-451.

38

trang bị tên lửa đạn đạo mới nhất 094 lớp “Tấn”. Tàu này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo JL-2, dự kiến tầm bắn có thể lên tới 7.400km. Tàu ngầm Type- 041 (lớp “Nguyên”) được các chuyên gia Trung Quốc tự tin tuyên bố là “hiện đại hơn tàu ngầm lớp Lada” của Nga, và thậm chí còn tự cho rằng tàu ngầm Type-041 hoạt động “êm hơn” tới 8 lần so với tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Bốn là, Quân đội Trung Quốc đang sở hữu lượng lớn tên lửa hành trình

có độ chính xác cao, trong đó rất nhiều tên lửa hành trình có tầm bắn vượt 185km, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đất đối đất tầm xa DH-10, tên lửa hành trình đất đối hạm YJ-62 dùng trên mặt đất hay I cho tàu chiến, tên lửa hành trình chống hạm siêu âm SS-N-I22/SUNBURN do Nga chế tạo (được trang bị cho tàu khu trục lớp “Hiện đại”- Sovremenny mua từ Nga) và tên lửa hành trình chống hạm siêu âm SS-N-27B/SIZZLER do Nga chế tạo (trang bị cho tàu ngầm tấn công động cơ diesel lớp Kilo).

c. Về ngân sách quốc phòng

Kể từ năm 1990, chi phí quốc phòng Trung Quốc đã tăng ít nhất 10% mỗi năm. Kết quả, sau 24 năm, chi phí quân sự của nước này đã tăng tổng cộng là 10 lần. Nhưng nếu tính đến lạm phát, thì mức tăng thực sự của Trung Quốc trong chi phí quốc phòng chỉ là một con số mỗi năm.

Nhìn lại lịch sử, vào năm 1989, PLA có 3,9 triệu quân nhân nhận lương, đa phần trong đó là bộ binh thiếu phương tiện và vũ khí hiện đại. Xe tăng chiến đấu chủ lực của Lục quân Trung Quốc là phiên bản chiếc T-55 có từ những năm 1950. Không quân và Hải quân Trung Quốc chỉ có khả năng phòng thủ ven biển. Trung Quốc có một tàu ngầm tên lửa hạt nhân duy nhất. Trung Quốc khi ấy là một nước nghèo. GDP chỉ có 451 tỷ USD so với 8.840 tỷ của Mỹ cùng thời điểm. Năm 1989, Bắc Kinh chi 18,83 tỷ USD cho quốc phòng, nếu tính bình quân, chi phí quốc phòng trên mỗi người lính Trung Quốc là 4.615 USD, còn con số tương ứng của Mỹ là 246.000 USD. Cuối thập niên 1980, học thuyết quân sự của Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đến “Chiến tranh Nhân dân”. Theo học thuyết phòng thủ này, đối phương sẽ được

39

nhử sâu vào trong nội địa và bị tiêu diệt bằng chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.24

Nhưng đến năm 1991, những diễn biến mới ở Iraq và Kuwait đã khiến Bắc Kinh đã phải thay đổi quan điểm. Khi ấy, liên minh do Mỹ dẫn đầu đã đập tan quân đội của Saddam Hussein và đánh bật Quân đội Iraq ra khỏi lãnh thổ Kuwait. Một chiến dịch không kích kéo dài vài tuần và một cuộc tiến công trên bộ trong chỉ có 100 tiếng đồng hồ đã đập tan Quân đội Iraq vốn áp đảo về số lượng. Bắc Kinh có nhiều việc phải làm để cải cách quân đội mà việc này lại cần đến khoản tài chính không nhỏ. Rất may là kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng mạnh nên họ có thể dành một phần đáng kể thu nhập của mình cho chi phí quốc phòng.

Hình 1.2 Ngân sách quốc phòng chính thức do Chính phủ Trung Quốc công bố

Tháng 2/2014, chính phủ Trung Quốc tuyên bố kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng thêm 12,2%, lên 808,2 tỷ Nhân dân tệ (132 tỷ USD) trong năm 2014. Hiện nay, Trung Quốc là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, với con số chính thức năm nay vào khoảng 131 tỷ USD, tăng

24

http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%C3%A2n_Gi%E1%BA%A3i_ph%C3%B3ng_Nh%C3%A2n_d%C3%A2 n_Trung_Qu%E1%BB%91c#cite_note-22

40

12% so với năm ngoái25. Trong 2 thập niên qua, hầu như năm nào ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng có mức tăng 2 con số. Điều này trái ngược với việc ngân sách quốc phòng của nhiều cường quốc khác, trong đó có cả Mỹ, bị cắt giảm trong những năm gần đây vì khủng hoảng kinh tế.

Rajiv Biswas, Trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IHS Global Insight cho biết: Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ đạt 238,2 tỷ USD vào năm 2015, tăng gấp đôi so với năm 2011 và vượt xa chi tiêu của tất cả các nước có ngân sách quốc phòng lớn trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cộng lại26

d. Xu thế phát triển trong tương lai

Những mục tiêu quan trọng trong thực hiện hiện đại hóa quân sự Trung Quốc trong thời gian tới được đề cập rất cụ thể trong dự thảo Chương trình “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”. Đó là việc củng cố quốc phòng và quân đội Trung Quốc được thực hiện theo nguyên tắc “tăng cường quá trình cải cách mô hình phát triển khả năng tác chiến sắp tới quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường toàn diện theo hướng hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa”. Mức độ trang thiết bị cho quân đội sẽ được nâng cao đáng kể, sẽ có bước nhảy vọt về mức độ hiện đại hóa kết hợp với hiện đại hóa và thông tin hóa. Hiện tại quân đội Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách với trình độ quốc tế và tăng cường toàn diện khả năng tác chiến.

Trung Quốc sẽ tiến hành cải cách quân đội trong điều kiện chiến tranh thông tin. Cải cách mô hình phát triển khả năng chiến đấu không chỉ dựa vào các nhà chuyên môn với vũ khí tối tân, mà còn phải dựa vào việc những người nào sử dụng tối ưu vũ khí đó. Chiến tranh thông tin đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống và biên chế quân đội, bắt đầu từ việc hạn chế số lượng mức độ chỉ huy và chuyển trọng tâm chú ý sang những hình thức phù hợp hơn với chiến tranh thông tin cần phải xây đựng những đội ngũ theo loại

25

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/03/140305_china_growth_defence_boost

41

hình mới như các đơn vị hàng không vũ trụ, các đơn vị mạng và tác chiến điện tử.

Quân đội Trung Quốc sẽ có bước nhảy vọt về mức độ hiện đại hóa trang bị vũ khí, kết hợp hiện đại hóa và thông tin hóa, hoàn thiện một cách tổng hợp. Không quân Trung Quốc có thể đạt được bước nhảy vọt đáng kể trong việc chế tạo máy bay tàng hình. Về hải quân thì các tàu chiến lớn và các tàu ngầm loại mới sẽ được đưa vào sử đụng. Xe tăng sẽ được trang bị hệ thống máy tính, việc xây dựng mạng chiến đấu liên kết của bộ binh sẽ được nâng lên cấp độ mới. Đơn vị pháo binh số 2 sẽ được trang bị công nghệ phóng các tên lửa vượt đại châu, xuyên lục địa có khả năng phá hủy mục tiêu, tiếp cận trình độ thế giới. Trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, quân đội Trung Quốc sẽ cải cách, hiện đại hóa và chuẩn hóa dần từng bước và tối ưu hóa chất lượng chính trị và quân sự chuyên nghiệp cho các quân nhân, tiếp tục nâng cao hơn nữa mức độ hậu cần. Khả năng quân đội Trung Quốc đánh thắng trong các cuộc đụng độ quân sự cục bộ nhờ những công nghệ hiện đại sẽ được nâng cao, hiệu suất sử dụng ngân sách quốc phòng sẽ được cải thiện.

Trong thời gian “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, Trung Quốc sẽ tăng cường củng cố quốc phòng, vấn đề trọng tâm là trang bị cho quân đội. Các chuyên gia cho rằng, khuynh hướng phát triển của quân đội Trung Quốc sẽ là trang bị những vũ khí tự động hóa và hiện đại hóa kiểu mới và xây đựng khả năng tác chiến tổng hợp.

Như vậy, quân đội Trung Quốc sẽ đẩy nhanh đáng kể tốc độ hiện đại hóa. Về khảnăng thực thi hiện đại hóa quân sựcủa quân độiTrung Quốc trong tương lai, các chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ cố thực hiện bằng được những mục tiêu đề ra, đặc biệt họ sẽ thực thi chính quy hóa, thông tin hóa và triển khai chiến tranh mạng.

Một phần của tài liệu Tác động của sự trỗi dậy Trung Quốc đối với thế giới và khu vực những năm đầu thế kỷ XXI (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)