Quan hệ hợp tác nhật bản việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

116 672 4
Quan hệ hợp tác nhật bản   việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh trần thị hồng QUAN Hệ hợp tác nhật bản - việt nam Trong thập niên đầu thế kỷ xxi luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử VINH - 2010 2 Bộ giáo dục và đào tạo trờng đại học vinh trần thị hồng QUAN Hệ hợp tác nhật bản - việt nam Trong thập niên đầu thế kỷ xxi chuyên ngành: lịch sử thế giới mã số: 60.22.50 luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử ngời hớng dẫn khoa học: pgs. ts. Phạm ngọc tân VINH - 2010 4 LỜI CẢM ƠN Việc tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu đề tài luận văn là giai đoạn cuối trong chương trình đào tạo Thạc sĩ mà học viên nào cũng phải nỗ lực thực hiện. Trong quá trình tìm kiếm, sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của nhiều tập thể, cá nhân các cấp, ngành. Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng chân thành đến PGS. TS. Phạm Ngọc Tân đã nhiệt tâm hướng dẫn đề tài khoa học, giúp đỡ, động viên bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn BCN, CBGD Khoa Lịch sử - chuyên ngành Lịch sử thế giới, Khoa Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Vinh, cũng như tất cả bạn bè, gia đình và người thân đã tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại Khoa và Nhà trường. Tuy nhiên, chắc chắn rằng luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Hội đồng khoa học, cũng như những ai quan tâm đến đề tài này. Vinh, tháng 11 năm 2010 Tác giả MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn tài đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .6 4. Giới hạn của đề tài 7 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .8 6. Đóng góp của luận văn .9 7. Bố cục của luận văn 9 B. NỘI DUNG 10 Chương 1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI 10 1.1. Tình hình khu vực và quốc tế 11 1.2. Nhân tố quốc gia .15 1.2.1. Sự phát triển kinh tế và chính sách đối ngoại của Nhật Bản .15 1.2.2. Sự phát triển kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam 20 1.3. Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam trước năm 2000 24 * Tiểu kết chương 1 37 Chương 2. Sự phát triển quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI 39 2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao .39 2.2. Quan hệ kinh tế .45 2.2.1. Trên lĩnh vực thương mại 45 2.2.2. Trên lĩnh vực đầu 56 2.2.3. Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật cho Việt Nam. .61 2.3. Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực văn hoá,giáo dục, khoa học - kỹ thuật .67 2.4. Quan hệ hợp tác trên một số lĩnh vực khác .71 * Tiểu kết chương 2 .74 Chương 3. Một số nhận xét về quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI 76 3.1. Những thành tựu đạt được và hạn chế 76 3.1.1. Thành tựu 76 3.1.2. Hạn chế .79 3.2. Triển vọng phát triển quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam trong thời gian tới .81 3.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam trong thời gian tới .81 3.2.2. Triển vọng và giải pháp quan hệ hợp tác Nhật Bản - Việt Nam trong thời gian tới 88 3.2.3. Giải pháp .91 * Tiểu kết chương 3 93 C. KẾT LUẬN .94 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 E. PHỤ LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM Diễn đàn hội nghị Á - Âu ĐCSVN Đảng cộng sản Việt Nam EU Liên minh châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội IMF Quỹ tiền tệ quốc tế JETRO Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản KEIDANREN Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản KHKT Khoa học kỹ thuật KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu NAFTA Khu vực mậu dịch tự do ODA Viện trợ phát triển TBD Thái Bình Dương WB Ngân hàng thế giới WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ, không một quốc gia nào, dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển lại có thể tách biệt với thế giới, nhu cầu mở rộng sự giao lưu, phát triển quan hệ với bên ngoài của mọi quốc gia, mọi dân tộc là một nhu cầu tất yếu. Vì vậy, trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng, mỗi quốc gia cần phải nhận thức đầy đủ về thế giới và vị thế của mình, từ đó xác định cho mình hướng đi đúng đắn đưa đất nước phát triển, tiến kịp với thời đại. 1.2. Chính sách của Việt Nam là mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, trong đó có các nước phát triển, đặc biệt là các nước thuộc nhóm G7. Việc thiết lập quan hệ với các nước này sẽ giúp cho Việt Nam không chỉ có vị trí cao hơn trên trường quốc tế mà còn giúp cho Việt Namthể phát triển mạnh mẽ tiềm lực trên mọi lĩnh vực. Nhật Bản là nước thuộc nhóm G7, là nước phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật và là nước ở châu Á. Chính vì thế, việc quan hệ với Nhật Bản càng có ý nghĩa hơn đối với sự phát triển mọi mặt của Việt Nam, đặc biệt là Việt Nam khi đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như hiện nay. 1.3. Trong những năm gần đây, Nhật Bản tăng cường chiến lược “Trở lại châu Á”, phát huy vai trò người đại diện cho châu lục này trong khối G7, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về chính trị. Việt Nam với vị thế địa - chính trị và địa - kinh tế quan trọng, cùng với truyền thống quan hệ lịch sử, nên được sự quan tâm của Nhật Bản. Chính vì vậy mà Việt Nam ngày càng được nâng lên trong chính sách mới của Nhật Bản đối với châu Á. 9 1.4. Việt NamNhật Bản vốn đã có mối quan hệ truyền thống từ lâu, điều này đã tạo nên nền tảng để hai nước phát triển hơn nữa mối quan hệ trong hiện tại cũng như tương lai. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Nhật BảnViệt Nam luôn có mối quan hệ tốt đẹp và thường xuyên có các hoạt động viếng thăm lẫn nhau. Nhật Bản luôn xem Việt Nam là đối tác tin cậy và hiện nay đã trở thành mối quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI và ngày càng phát triển. Với chính sách đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là quan hệ với các quốc gia trong khu vực Đông Á như Nhật Bản. Việt NamNhật Bản là hai nước cùng nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, từ lâu đã có quan hệ giao lưu buôn bán. Nhật Bản là một quốc gia có tiềm lực về kinh tế hàng đầu khu vực và cũng là một đối tác chiến lược của Việt Nam trong thập niên vừa qua. Hiện nay, Nhật Bản không chỉ là nhà tài trợ ODA lớn nhất, mà còn là một trong bốn nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với nhiều dự án quan trọng và là bạn hàng thương mại số một của Việt Nam. Điều này đúng với phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hội nghị “Tương lai châu Á”: “Chính Phủ Việt Nam mong muốn nâng tầm quan hệ kinh tế, thương mại và phát triển mạnh hơn nữa sự giao lưu văn hoá giữa hai nước, đặc biệt là sự giao lưu của thế hệ trẻ. Việt Nam hy vọng rằng với nỗ lực chung của hai nước, trong tương lai châu Á sẽ tươi sáng hơn, quan hệ hữu nghị, hợp tác phát triển và cùng có lợi giữa Việt NamNhật Bản sẽ tiếp tục được tăng cường và đơm hoa, kết trái”. 1.5. Gần 40 năm qua, dù gặp không ít khó khăn, trở ngại, song quan hệ hợp tác giữa Việt NamNhật Bản đã có những bước phát triển vững chắc. Thật vậy, tháng 12/1998, tại Hà Nội, Thủ tướng Obuchi đã khẳng định mối quan hệ giữa Việt NamNhật Bản trong thế kỷ XXI sẽ là “Những đối tác 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:07

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Xuất khẩu của Việt Nam năm 200 0- so sỏnh với cỏc nước trong khu vực và mười thị trường quan trọng nhất - Quan hệ hợp tác nhật bản   việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bảng 1..

Xuất khẩu của Việt Nam năm 200 0- so sỏnh với cỏc nước trong khu vực và mười thị trường quan trọng nhất Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2. Số liệu thống kờ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 8 thỏng năm 2008 - Quan hệ hợp tác nhật bản   việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bảng 2..

Số liệu thống kờ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 8 thỏng năm 2008 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Qua bảng số liệu cho thấy ,8 thỏng năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dầu thụ sang Nhật Bản đạt kim ngcạh cao nhất với 1,6 tỷ USD, tăng  hơn gấp hai lần so với cựng kỳ năm ngoỏi; kế đến là mặt hàng hải sản đạt kim  ngạch 539,3 triệu USD, tăng mạnh so vớ - Quan hệ hợp tác nhật bản   việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

ua.

bảng số liệu cho thấy ,8 thỏng năm 2008 Việt Nam xuất khẩu sản phẩm dầu thụ sang Nhật Bản đạt kim ngcạh cao nhất với 1,6 tỷ USD, tăng hơn gấp hai lần so với cựng kỳ năm ngoỏi; kế đến là mặt hàng hải sản đạt kim ngạch 539,3 triệu USD, tăng mạnh so vớ Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 3. Kim ngạch mậu dịch Việt Nam và Nhật Bản - Quan hệ hợp tác nhật bản   việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bảng 3..

Kim ngạch mậu dịch Việt Nam và Nhật Bản Xem tại trang 61 của tài liệu.
Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoỏ của Việt Nam sang Nhật Bản 4 thỏng đầu năm 2010 - Quan hệ hợp tác nhật bản   việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bảng 4..

Kim ngạch xuất khẩu hàng hoỏ của Việt Nam sang Nhật Bản 4 thỏng đầu năm 2010 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 5. Viện trợ phỏt triển chớnh thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam - Quan hệ hợp tác nhật bản   việt nam trong thập niên đầu thế kỷ XXI

Bảng 5..

Viện trợ phỏt triển chớnh thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam Xem tại trang 71 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan