Quan hệ kinh tế nhật bản ASEAN từ 1991 đến 2009

82 603 6
Quan hệ kinh tế nhật bản   ASEAN từ 1991 đến 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Đã gần hai thập niên trôi qua kể từ sau cái bắt tay của hai nhà lãnh đạo Xô – Mỹ trên đảo Manta rồi sự sụp đổ của bức tường Beclin và đặc biệt là sự sụp đổ của hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu năm 1991 đã đánh dấu sự chấm hết cho cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài suốt gần nửa thế kỷ trên cục diện toàn thế giới. Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh cũng là mốc mở đầu cho những mối quan hệ song phương và đa phương mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Mối quan hệ về kinh tế giữa Nhật BảnASEAN cũng không nằm ngoài quy luật đó. Có thể nói, sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới từ chỗ đối đầu về quân sự chuyển sang cạnh tranh về kinh tế là chính, quyền lực về kinh tế dường như là thước đo cho bất kì sự phát triển nào của mỗi quốc gia. Đồng thời, bối cảnh khu vực hóa, toàn cầu hóa cũng đã thúc đẩy các nước nhanh chóng tìm một chỗ đứng cho mình trong một trật tự thế giới mới và mỗi quốc gia đã cố gắng tìm cho mình một đường lối phù hợp “mở cửa” ra bên ngoài. Cùng với sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nói chung, khu vực ASEAN nói riêng đã có những chuyển biến căn bản trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh .trong đó ASEAN vừa nổi lên như một trung tâm kinh tế phát triển sôi động không những ở Châu Á mà còn ở thế giới. Nơi đây không chỉ tập trung nhiều bạn hàng buôn bán đầu tư, có khả năng tạo ra nguồn thu lợi ích kinh tế chủ yếu, mà còn chứa đựng nhiều tiềm năng phát triển, giàu khoáng sản, nguồn lao động dồi dào mà giá rẻ . Không những thế, ASEAN còn là khu vực rất quan trọng về địa lý, chính trị. Có thể nói rằng bất kỳ sự tác động nào của khu vực đều ảnh hưởng trực tiếp và sâu xa đến lợi ích an ninh, chính trị và ngoại giao trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Là một cường quốc kinh tế trong khu vực, lại có những mối quan hệ về kinh tế, lịch sử, văn hóa lâu đời với Đông Nam Á (ngày nay là ASEAN), Nhật 1 Bản luôn coi đây là khu vực thân thiết gắn bó với sự sống còn và phát triển của mình. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên của yếu tố này trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản còn được điều chỉnh theo từng thời kỳ, dựa trên lợi ích thực tếNhật Bản theo đuổi. Có thể nói, sau Chiến tranh lạnh xu hướng khu vực hóa đã thúc đẩy để tạo nên một cộng đồng ASEAN thịnh vượng và phát triển đã buộc Nhật Bản phải lựa chọn đối tác để có thể phát triển nền kinh tế của mình hơn nữa, đồng thời có được ảnh hưởng chính trị ở các nước này. Việt Nam là một thành viên của ASEAN, từ lâu đã xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với Nhật Bản, đặc biệt mối quan hệ đó đang phát triển thuận lợi trong những năm gần đây, chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với ASEAN sau thời kỳ Chiến tranh lạnh trong thời điểm hợp tác khu vực đang gia tăng là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam và các nước trong khu vực. Nó vừa đảm bảo được mối quan hệ giữa ba bên Việt Nam – Nhật BảnASEAN trong bối cảnh mới ở khu vực và trên thế giới. Đồng thời việc nghiên cứu giúp người đọc có một cách đánh giá khách quan về những ưu nhược điểm mà quan hệ kinh tế trong thời gian qua, mặt khác phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn chế để định hướng cho sự hợp tác sắp tới. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Quan hệ kinh tế giữa Nhật BảnASEAN từ 1991 đến 2009” làm đề cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong những năm gần đây, do sự phát triển trong quan hệ hợp tác giữa Nhật BảnASEAN ngày một tốt đẹp hơn, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy, nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh đã được các nhà nghiên cứu quan tâm: 2 Cuốn “Quan hệ Nhật Bản – ASEAN, chính sách tài trợ ODA”, xuất bản năm 1999 của tác giả Ngô Xuân Bình, Nxb KHXH, trong đó có việc nghiên cứu chính sách ODA của Nhật Bản đối với các nước ASEAN. Tác phẩm đã phân tích thực trạng và dự báo triển vọng của tài trợ ODA của Nhật Bản cho ASEAN trong những năm gần đây, đặc điểm chủ yếu của quá trình hoạch định chính sách tài trợ ODA cũng như diễn biến của quá trình tài trợ này Cuốn “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh”, xuất bản năm 2000, do Ngô Xuân Bình chủ biên. Tác phẩm chủ yếu trình bày chính sách đối ngoại chung của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh và quan hệ giữa Nhật Bản với các nước bên ngoài trong đó có chính sách đối với Đông Nam Á cũng được trình bày trên nhiều khía cạnh, trong đó có chính sách kinh tế. Tác phẩm “ Đông Á và Đông Nam Á những vấn đề lịch sử và hiện đại”, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004 trong đó những vấn đề khoa học được trình bày tương đối rộng : một vùng không gian từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á đồng thời trải dài suốt một khoảng thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Vấn đề chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á từ thập niên 50 của thế kỷ XX đến nay được trình bày trên nhiều góc độ, trong đó góc độ kinh tế cũng chiếm một phần rất quan trọng trong nội dung của tác phẩm. Ngoài ra, trên Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á có các bài viết: “Chính sách đối ngoại Đông Nam Á của Nhật Bản và ảnh hưởng của nó đối với ba nước Đông Dương giai đoạn sau Chiến tranh lạnh” của tác giả Hoàng Thị Minh Hoa (2008); “Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản : thành tựu và triển vọng” của tác giả Trần Quang Minh (2008) . Trên Tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á có các bài viết : “Chính sách của Nhật Bản đối với Đông Nam Á ở thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh” và “Nhật Bản : vai trò và những đóng góp đối với tiến trình hợp tác ASEAN +3” của cùng tác giả Nguyễn Thu Mỹ (2003); “Nhật Bản và Đông Nam Á” của Phạm Đức Thành (2003) . 3 Trên Tạp chí nghiên cứu kinh tế có các bài viết “Đầu trực tiếp nước ngoài Nhật Bản ở các nước ASEAN” của Nguyễn Xuân Thiên (2003), hay bài “Tác động của thương mại Việt Nam – Nhật Bản đối với hoạt động ngoại thương của nước ta những năm 1990” của Trần Anh Phương . Tuy nhiên, tất cả những tài liệu và đề tài nghiên cứu đề cập trực tiếp đếnQuan hệ kinh tế Nhật BảnASEAN từ 1991 đến 2009” lại rất hạn chế, chủ yếu các tác phẩm nghiên cứu nội dung chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nội dung kinh tế chỉ được đề cập trên khía cạnh nhỏ. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này chúng tôi hi vọng hiểu rõ hơn về lĩnh vực quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á nói chung và quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với các nước trong khu vực nói riêng, đặc biệt là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Quan hệ kinh tế Nhật BảnASEAN từ 1991 đến 2009” nhằm tìm hiểu cụ thể nội dung quan hệ kinh tế giữa Nhật BảnASEAN trong bối cảnh mới khi Chiến tranh lạnh kết thúc. - Phạm vi nghiên cứu : Phạm vi nội dung : trọng tâm nghiên cứu là mối quan hệ về kinh tế giữa Nhật Bản và ASEAN. Ngoài ra, để có những đánh giá khách quan đề tài có đề cập đến một số vấn đề liên quan như: các nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế Nhật Bản – ASEAN, quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản với một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là đối với Việt Nam . Phạm vi thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Nhật BảnASEAN từ 1991 đến 2009. Tuy nhiên, trong khi tiếp cận vấn đề chúng tôi cũng đã đề cập đến khoảng thời gian trước Chiến tranh lạnh để có một cái nhìn toàn diện hơn vấn đề mình đề cập. 4. Phương pháp nghiên cứu 4 Trên cơ sở những nguồn tài liệu thu thập được, chúng tôi sử dụng các phương pháp như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê các vấn đề mà khóa luận đặt ra. 5. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận được trình bày làm ba chương: Chương 1: Các nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế Nhật BảnASEAN từ 1991 đến 2009. Chương 2: Quan hệ kinh tế Nhật BảnASEAN từ 1991đến 2009. Chương 3: Một số đánh giá về quan hệ kinh tế Nhật BảnASEAN từ 1991 đến 2009. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ NHẬT BẢNASEAN 1.1. Nhân tố quốc tế Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN đã đem lại sự kết thúc nhanh chóng bất ngờ của cuộc Chiến tranh lạnh vào thập niên 90, cục diện thế giới đã bắt đầu có những biến đổi căn bản. Bức tranh chính trị thế giới vẫn đang trong thời kì chuyển tiếp, trật tự thế giới vẫn chưa hình thành trong khi trật tự hai cực Ianta đã tan rã, đánh dấu bằng sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ muốn trở thành cực duy nhất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc là Mỹ sẽ nắm vai trò lãnh đạo thế giới trong trật tự một cực. Bởi lúc này, sự phát triển của Tây Âu, Nhật Bản, sự vươn lên của Trung Quốc cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với Mỹ. Trong quan hệ quốc tế cũng có những thay đổi to lớn. Sự đối đầu gay gắt giữa hai ý thức hệ được thay bằng xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, cùng phát triển và càng trở thành đòi hỏi của các quốc gia trên thế giới. Sự xung đột cũng như bất đồng đã được giải quyết bằng giải pháp chính trị. Mặt khác, ý thức độc lập tự cường, dân chủ hóa của các nước ngày một tăng lên, không chấp nhận việc các nước lớn áp đặt ý chí của họ. Những biểu hiện trên cho thấy thế giới đang dần hình thành trật tự đa cực. Chiến tranh lạnh kết thúc làm cho tính đối kháng và đối đầu trên thế giới nhường chỗ cho sự cạnh tranh và hợp tác kinh tế. Vấn đề kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia, là nhân tố quyết định sự hưng vong của mỗi quốc gia, dân tộc, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, các nước đều giành ưu tiên cho phát triển kinh tế và hơn nữa kinh tế thế giới đang bước vào một thời kì 6 mới với chất xúc tác là công nghệ, khoa học kĩ thuật, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kì hậu công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Toàn thế giới trở thành một thị trường chung thống nhất, gồm các quốc gia có trình độ phát triển cũng như chế độ chính trị khác nhau. Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa cũng như ưu tiên cho phát triển kinh tế trong chính sách của các nước lớn cũng đang ngày một rộng khắp. Thế giới cũng trở nên phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ giữa các quốc gia đã trở nên đa dạng và phức tạp hơn bao giờ hết, quyền lực kinh tế dường như quan trọng hơn quyền lực quân sự. Một nền kinh tế toàn cầu hóa và một nền kinh tế mang tính khu vực, thậm chí tiểu khu vực cũng đã bắt đầu hình thành và tồn tại song song. Điểm nổi bật trong thương mại quốc tế những năm sau Chiến tranh lạnh là sự chuyển dịch của bảo hộ mậu dịch sang tự do hóa thương mại và sự cố kết của các khối liên kết theo khu vực. Những thay đổi của môi trường quốc tế sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt là sự chuyển đổi quan trọng về quyền lực quân sự sang quyền lực “mềm” đã tạo cơ hội cho Nhật Bản vốn là nền kinh tế thứ hai thế giới tiếp tục thực hiện chính sách theo đuổi các mục tiêu kinh tế và những mục tiêu chính trị. Nhật đang cố gắng thoát khỏi cái “ô” của Mỹ, muốn tìm một vị trí xứng đáng trong thế giới cho phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình và chỉ có trong lúc này bằng kinh tế mới gây ảnh hưởng đến chính trị. Và ASEAN là môi trường thuận lợi nhất để Nhật Bản có thể thể nghiệm vai trò của mình. Mặt khác, sau Chiến tranh lạnh, Châu Á-Thái Bình Dương là một trong những khu vực có sự chuyển biến mạnh mẽ nhất. Về kinh tế, Châu Á trở thành một trung tâm của nền kinh tế thế giới, một trong những đặc điểm chủ đạo của thời kì này là kinh tế thị trường đang bao trùm toàn khu vực. Hơn thế nữa, được giải phóng khỏi những nhân tố cản trở về ý thức hệ thời kỳ Chiến tranh lạnh, kinh tế thị trường đã bắt đầu phát huy 7 được thế mạnh của mình. Hầu hết các nền kinh tế trong khu vực như : ASEAN, NIEs, Trung Quốc đều đang có tốc độ tăng trưởng và phát triển rất nhanh. Bức tranh toàn cảnh khu vực trong thời kì này là đầy sức sống và nhiều triển vọng. Bước sang đầu thập kỉ 90, trong khi tình hình thế giới “đang bước những bước thăng trầm” thì Châu Á - Thái Bình Dương đã chứng tỏ sự vượt trội của mình dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, thậm chí vược xa tốc độ tăng trưởng kinh tế của phương Tây. Tạp chí Happy của Mỹ tháng 11-1993 nhận xét: “nếu chỉ ba thập kỉ trước kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương mới chỉ chiếm 4% thì đến thời kì này, kinh tế toàn khu vực đã lên tới 25% và trở thành trung tâm quan trọng của kinh tế thế giới”. Theo nhiều dự báo cho rằng, thế kỉ XXI sẽ trở thành “kỉ nguyên của Châu Á –Thái Bình Dương”. Bởi thế mà các cường quốc đang đua nhau chuyển hướng sang khu vực này. Riêng đối với khu vực Đông Nam Á, chiến tranh lạnh kết thúc cũng chính là việc mở ra một mối quan hệ mới trong khu vực sau khi sự đối đầu về hệ tưởng không mang ý nghĩa chi phối tình hình trong khu vực nữa, (đầu những năm 90, các nước ASEAN có thêm Việt Nam là quốc gia đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN). Sự lớn mạnh về kinh tế, cũng thể hiện ở việc dự trữ ngoại tệ và vàng của các nước này tăng lên . Tính đến năm 1997, dự trữ ngoại tệ (không kể vàng) của Singapore là 77,2 tỷ USD (thứ 5 thế giới), Thái Lan là 33,3 tỷ (thứ 12), Brunây là 30 tỷ .Điều đặc biệt nhất cho đến hiện nay là Singapore vẫn là một trong hai trung tâm giao dịch tài chính lớn của khu vực và thế giới. Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế thì trong đời sống chính trị thế giới, Đông Nam Á ngày càng có vị trí quan trọng. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc , thỏa thuận Pari cho xung đột Campuchia được ký kết - chất keo tạo nên sự cố kết ASEAN từ cuối những năm 70 và việc tất cả các nước Đông Nam Á gia nhập ASEAN vào cuối thế kỷ XX đã khiến cho khu vực trở thành một tổ 8 chức có tiếng nói thuyết phục cao, rất được coi trọng trên các diễn đàn chính trị quốc tế, khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Rõ ràng, hiện tại cũng như tương lai dự báo cho thấy đây cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị sôi động nhất đầu thế kỷ. Tất cả những điều đó khiến cho Nhật Bản đặc biệt chú ý đến việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình với ASEAN, đặc biệt là chính sách kinh tế. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, nền chính trị của Nhật Bản luôn bị xáo trộn, uy tín của Đảng Dân Chủ tự do sau gần 40 năm cầm quyền đang mâu thuẫn nội bộ sâu sắc. Đồng thời, chủ nghĩa dân tộc ở Nhật cũng đang có xu hướng mạnh lên, phản ánh rõ trong sự kiện tranh chấp đảo Điếu Ngư với Trung Quốc và muốn chủ động hơn trong các hoạt động đối nội và đối ngoại của mình, muốn thoát khỏi ảnh hưởng của “vua đại bàng” Mỹ. Về kinh tế, bước sang những năm 90 kinh tế Nhật Bản đang đứng trước thời kỳ có những thay đổi về cơ cấu. Sau một thời gian dài thành công rực rỡ từ năm 1950 cho đến thập kỷ 80, nhưng từ những năm 90 trở lại đây cùng với sự phát triển mới trong nền kinh tế thế giới mà Nhật Bản không lường trước được đã tạo nên một cuộc khủng hoảng trì trệ, sâu rộng nhất trong lịch sử kinh tế của Nhật Bản. Đó là sự đổ vỡ của “nền kinh tế bong bóng” khiến cho nền kinh tế Nhật Bản đột ngột chuyển hướng, tốc độ tăng trưởng liên tục rơi vào tình trạng số âm (1997 là âm 0,5%). Điều này cho thấy rõ ràng sự “thần kỳ Nhật Bản” không còn được các nền kinh tế ở Châu Á – Thái Bình Dương ngưỡng mộ như trước nữa. Tuy gặp nhiều khó khăn, song Nhật vẫn là nước cung cấp viện trợ ODA lớn nhất thế giới và FDI cũng là một trong những “con bài kinh tế” để Nhật Bản bảo vệ lợi ích và tăng cường ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế. Đông Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng vẫn là địa bàn nhận được lượng vốn ODA, FDI cũng như kim ngạch thương mại lớn nhất của Nhật. Là một khu vực phát triển kinh tế năng động ASEAN chứ không phải khu vực nào khác sẽ là điểm xuất phát để Nhật Bản khẳng định mình dần 9 thoát khỏi hình ảnh “người khổng lồ” về kinh tế và “chú lùn” về chính trị của chính mình. Thực tế cho thấy, quan hệ kinh tế Nhật BảnASEAN trở nên gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau một cách chặt chẽ. Nhật Bản muốn vươn lên về chính trị, muốn phát triển hơn nữa nền kinh tế của mình, còn ASEAN lại cần những khoản viện trợ, đầu tư, những loại máy móc, công nghệ hiện đại để phát triển nền kinh tế của mình, để tránh bị Mỹ, Trung Quốc gây ảnh hưởng quá lớn đến mình. Chính những điều đó đã thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai bên phát triển hơn. 1.2. Nhân tố quốc gia 1.2.1. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh đến nay. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai bị kiệt quệ nhưng chỉ sau vài thập kỷ đã vùng lớn dậy, trở thành một “người khổng lồ” về kinh tế, là siêu cường tài chính số một và là siêu cường kinh tế thứ hai thế giới cho đến hiện nay, nhưng Nhật Bản vẫn bị coi là “người lùn” về chính trị. Với một vị trí mới sau Chiến tranh lạnh, chính giới Nhật đang tìm cách xác lập vị thế quốc tế của mình tương ứng với tiềm lực kinh tế của họ. Trong ngoại giao, mục đích bảo vệ an ninh chính trị cũng là nội dung quan trọng. Cho đến nay việc đảm bảo an ninh cũng như đối tác ngoại giao chính của họ là Mỹ, sau đó mới đến Liên Hợp Quốc. Nhưng khi Chiến tranh lạnh kết thúc, tuy Mỹ vẫn nắm được quyền lực, vai trò Liên Hợp Quốc được nâng cao và phát huy nhiều thì chính sách đối ngoại của Nhật đã thay đổi ít nhiều. Nhật Bản cho rằng, thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh là thời kỳ hoạt động của Liên Hợp Quốc nên một mặt vừa gắn với Mỹ làm lá chắn cho an ninh của mình như trong tinh thần hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ, mặt khác mạnh dạn tham gia các hoạt động của Liên Hợp Quốc như PKO. Nhật đang cố vận động việc mở rộng ủy viên thường trực Hội đồng bảo an của Liên Hợp Quốc và hy vọng đại diện khu vực giành một vị trí trong đó. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 14:07

Hình ảnh liên quan

MỘT SỐ BẢNG BIỂU THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA                                          ASEAN – NHẬT BẢN - Quan hệ kinh tế nhật bản   ASEAN từ 1991 đến 2009
MỘT SỐ BẢNG BIỂU THỂ HIỆN MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA ASEAN – NHẬT BẢN Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 3: - Quan hệ kinh tế nhật bản   ASEAN từ 1991 đến 2009

Bảng 3.

Xem tại trang 77 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan