1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG

62 927 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 10,9 MB

Nội dung

- 1 - MỞ ĐẦU I. Lí do nghiên cứu Hóa học là môn khoa học của lí thuyết và thực nghiệm, trong đó các lí thuyết của hóa học đều dựa trên thực nghiệm, kĩ năng thực tế được đòi hỏi cao trong hóa học, do đó tư liệu dạy học có ý nghĩa rất to lớn trong dạy học hóa học ở trường PT. Tư liệu góp phần làm tăng thông tin của bài giảng, nhờ thế học sinh hiểu sâu nắm vững kiến thức hơn. Nếu giáo viên chỉ giảng trong nội dung sách giáo khoa thì bài giảng sẽ nghèo nàn khô khan. Bài giảng có nhiều tư liệu sẽ sinh động hấp dẫn hơn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh do vậy sẽ làm cho học sinh thấy rõ lợi ích của việc học, thêm yêu thích môn hóa.Tư liệu dạy học giúp giáo viên cập nhật những kiến thức mới, thành tựu mới của khoa học, nhờ thế học sinh có vốn kiến thức thực tế tốt hơn. Giáo viên sử dụng thường xuyên tư liệu dạy học sẽ tập cho học sinh khả năng liên hệ những điều đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và công nghiệp. Lênin đã đưa ra con đường biện chứng của nhận thức: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan”. Và sự nhận thức trong hoá học cũng không nằm ngoài qui luật ấy. Đối với hoá học - một bộ môn khoa học thực nghiệm kết hợp với tư duy lý thuyết mang tính trừu tượng khái quát cao thì việc sử dụng sơ đồ, mô hình, thí nghiệm trong giảng dạy lại càng cần thiết hơn. Hơn nữa, với khuynh hướng đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học; nhất là với những yêu cầu của việc dạy chương trình mới thì việc dùng hình ảnh, phim lại càng thuận lợi trong cách dạy và học môn hóa học. Hiện nay, phương tiện dạy học ở trường phổ thông dù được trang bị ngày càng đầy đủ và hiện đại vẫn còn nhiều hạn chế, không phải thí nghiệm hóa học nào giáo viên cũng có thể thực hiện được trên lớp; nhất là các thí nghiệm độc hại, các thí nghiệm đòi hỏi những hóa chất quí hiếm, các thí nghiệm khó thực hiện trong điều kiện bình thường, hoặc thời gian phản ứng lâu…, hoặc một giáo viên phải dạy nhiều lớp nên rất khó khăn - 2 - trong khâu chuẩn bị, biểu diễn thí nghiệm…. Do đó, việc truyền thụ kiến thức khô khan, chưa hấp dẫn học sinh. Vì vậy, với sự chủ động, nhạy bén và sự trợ giúp đắc lực của những phương tiện hiện đại cho phép giáo viên ngoài việc biểu diễn thí nghiệm, dùng mô hình có sẵn, còn phải biết sưu tầm, sáng tạo ra các hình ảnh tĩnh và động, các hình ảnh không gian 3 chiều, video-clip về các nhà hóa học, các phản ứng, các ứng dụng của hóa học trong đời sống… Chúng có nhiều ưu điểm nổi bật: không cần dụng cụ, hoá chất, lại gọn gàng, chuẩn bị một lần có thể sử dụng lâu dài…, nhưng vẫn phát huy được tính tích cực trong học tập và nâng cao mức độ lĩnh hội kiến thức của học sinh cũng như chất lượng bài giảng của giáo viên. Vì thế, tư liệu dạy học là một hành trang không thể thiếu được của người giáo viên hóa học trung học phổ thông. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. II. Mục đích nghiên cứu 1. Sưu tầm, tập hợp tư liệu về ứng dụng các kiến thức hóa học lớp 10 Trung học phổ thông trong thực tiễn như: sản xuất công nghệp, nông nghiệp, sinh hoạt đời sống, thực phẩm, y, dược 2. Thu thập thông tin về lịch sử và các câu chuyện kể hóa học: các giai đoạn phát triển của hóa học, lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học, chuyện kể về các nhà hóa học, các mẩu chuyện vui 3. Sưu tầm, chọn lọc các tư liệu giúp trí nhớ hóa học như: các bài thơ ca về hóa học, ô chữ vui, câu đố hóa học. 4. Xây dựng hệ thống các hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. 5. Sưu tầm các thí nghiệm mô phỏng, đoạn phim thí nghiệm minh họa cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 10. - 3 - 6. Sử dụng tin học để hệ thống hóa các tư liệu dạy học hóa học lớp 10 chương trình cơ bản nhằm xây dựng một hệ thống tư liệu khoa học, được sắp xếp hợp lí, trình bày rõ ràng, mạch lạc. III. Đối tượng nghiên cứu Các tư liệu dạy học hóa học bao gồm: ứng dụng kiến thức hóa học trong thực tiễn; lịch sử và các câu chuyện kể hóa học; tư liệu giúp trí nhớ hóa học; các hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh; thí nghiệm mô phỏng, đoạn phim thí nghiệm. IV. Phạm vi nghiên cứu Chương trình hóa học lớp 10 trung học phổ thông. - 4 - TỔNG QUAN I. Tình hình nghiên cứu Đối với chương trình sách giáo khoa cũ trước đây, đã có một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về đề tài xây dựng hệ thống tư liệu dạy học phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn hóa ở trường phổ thông. Tuy nhiên, trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục đã ban hành bộ sách giáo khoa mới. Theo đó, những tư liệu dạy học trước đây đã không còn phù hợp với chương trình mới nữa. Mặt khác, các giáo viên và sinh viên chuyên ngành đã xây dựng hệ thống tư liệu dạy học cho chương trình sách giáo khoa mới tuy nhiên còn rất hạn chế, sơ sài và mang tính cá nhân. II. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về khái niệm, tác dụng, các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng tư liệu dạy học cũng như phương tiện dạy học. - Nghiên cứu về hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường PT. - Phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa hóa học lớp 10 cơ bản. - Xây dựng hệ thống tư liệu dạy học dùng cho chương trình hóa học lớp 10 trung học phổ thông. - Thực nghiệm sư phạm, tiến hành điều tra ý kiến các giáo viên, học sinh, sinh viên về việc sưu tầm và sử dụng tư liệu dạy học trong giảng dạy và học tập môn hóa chương trình lớp 10 trung học phổ thông. - 5 - Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TƯ LIỆU DẠY HỌC [1] 1.1.1. Khái niệm tư liệu dạy học Theo Đại từ điển tiếng Việt NXB Văn hóa Thông tin 1999, Tư liệu có hai nghĩa: 1. Tư liệu là vật liệu dùng trong sản xuất đời sống. 2. Tư liệu là tài liệu (sách báo và các văn bản) sử dụng cho việc nghiên cứu, học tập. 1.1.2. Tác dụng của tư liệu dạy học trong quá trình dạy học Hóa học ở trường phổ thông Hóa học là môn khoa học của lí thuyết và thực nghiệm, trong đó các lí thuyết của hóa học đều dựa trên thực nghiệm, kĩ năng thực tế được đòi hỏi cao trong Hóa học. Do đó, tư liệu dạy học có ý nghĩa rất to lớn trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Tư liệu dạy học góp phần làm tăng lượng thông tin của bài giảng nhờ thế mà học sinh hiểu sâu, nắm vững kiến thức hơn. Nếu giáo viên chỉ giảng bài trong nội dung sách giáo khoa thì bài giảng nghèo nàn, khô khan. Tư liệu giúp giáo viên cập nhật những kiến thức mới, thành tựu mới của khoa học. Qua sự truyền đạt của giáo viên, học sinh sẽ có vốn sống thực tế tốt hơn. Bài giảng có nhiều tư liệu sẽ sinh động, hấp dẫn giúp cho học sinh thêm hứng thú học tập, nhờ đó khả năng tiếp thu bài học được nâng cao. Việc giáo viên thường xuyên sử dụng các tư liệu dạy học sẽ tập cho học sinh khả năng liên hệ những điều đã học với thực tế, có thói quen theo dõi sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng về các thành tựu khoa học. Mặt khác, việc sử dụng tư liệu dạy học hóa học trong giảng dạy và học tập sẽ làm cho học sinh thấy rõ lợi ích của việc học, thêm yêu thích môn hóa. - 6 - Do đó, tư liệu dạy học là hành trang không thể thiếu của giáo viên hóa học trung học phổ thông. 1.1.3. Phân loại tư liệu theo chủ đề  Các kiến thức mới chuyên sâu về hóa học:  Các kiến thức mở rộng.  Các kiến thức nâng cao.  Các thành tựu mới về hóa học.  Các ứng dụng của hóa học trong thực tiễn:  Ứng dụng trong y, dược.  Ứng dụng trong thực phẩm.  Ứng dụng trong sản xuất công nghiệp.  Ứng dụng trong sinh hoạt đời sống.  Lịch sử và các chuyện kể hóa học:  Các giai đoạn phát triển của hóa học.  Lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học.  Lịch sử các khám phá, phát minh.  Chuyện kể các nhà hóa học.  Các mẩu chuyện vui  Giúp trí nhớ về hóa học:  Các bài thơ ca về hóa học.  Các chữ thần.  Câu đố hóa học, ô chữ hóa học 1.1.4. Các nguồn tư liệu. Có thể tìm kiếm ở các hiệu sách, thư viện, internet, các phương tiện thông tin đại chúng hoặc mượn cá nhân:  Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước.  Các báo, tạp chí, tập san chuyên đề.  Sách phổ biến kiến thức hóa học.  Các trang web về hóa học. - 7 - 1.1.5. Lập hồ sơ tư liệu  Ghi sổ: Có thể ghi trong một hay nhiều cuốn. Chia sổ thành nhiều phần, ghi theo chủ đề hay theo nội dung chương trình hóa học phổ thông mà tài liệu phục vụ.  Làm túi hồ sơ: Ghi tài liệu vào các phiếu cùng kích cỡ, cho vào các túi riêng (phân theo chủ đề hoặc theo mục đích sử dụng ). Nếu phiếu là giấy khổ A4 thì túi có kích thước 24 x 32 là vừa. Nên photo để tài liệu có tính thẩm mỹ và có độ chính xác cao.  Anbum hồ sơ: Photo hoặc ghi tài liệu vào giấy A4 rồi lồng vào các túi nilon của cuốn anbum bán sẵn ở cửa hàng. Cũng có thể đóng thành cuốn theo những nội dung khác nhau.  Lập thư mục các tài liệu đã tích lũy được 1.1.6. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng tư liệu  Cần có trước kế hoạch chuẩn bị và kế hoạch sử dụng cho từng bài, từng chương.  Tư liệu phải phù hợp với nội dung bài học.  Tư liệu phải được lựa chọn kỹ sao cho có chất lượng, không tham lam ôm đồm đưa quá nhiều tư liệu vào bài giảng.  Khi sử dụng tư liệu cần trích dẫn nguồn để tăng độ tin cậy. 1.2. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG [2] 1.2.1. Khái niệm phương tiện dạy học Các phương tiện dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Đối với học sinh, đó là các nguồn tri thức phong phú sinh động, là các phương tiện giúp cho các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kỹ năng kỹ xảo. Như vậy, có thể coi phương tiện dạy học là những đối tượng vật chất được giáo viên và học sinh sử dụng trực tiếp phục vụ cho việc dạy và học. - 8 - 1.2.2. Phân loại phương tiện dạy học Các phương tiện dạy học cơ bản phổ biến rộng rãi trong nhà trường bao gồm bốn loại:  Phương tiện trực quan (đồ dùng dạy học trực quan).  Các phương tiện kĩ thuật dạy học.  Thí nghiệm nhà trường (bao gồm các thiết bị, dụng cụ phòng thí nghiệm, hóa chất, kĩ thuật tiến hành các thí nghiệm trong nhà trường).  Sách giáo khoa. 1.2.3. Vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học hóa học Các phương tiện trực quan và các phương tiện kĩ thuật dạy học có vai trò to lớn trong dạy học hóa học.  Cung cấp cho học sinh những kiến thức đầy đủ, rõ ràng, chính xác, sâu sắc, bền vững.  Làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hóa học, nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.  Phát triển năng lực nhận thức, đặc biệt là năng lực quan sát, năng lực tư duy của học sinh. Làm thay đổi phong cách tư duy và hành động của học sinh.  Tăng năng suất lao động của giáo viên và học sinh. 1.2.4. Các lưu ý khi sử dụng phương tiện dạy học  Cần biết lựa chọn đúng, sưu tầm tích lũy và chế tạo các mẫu vật, mô hình, sơ đồ, hình vẽ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung nghiên cứu của bộ môn.  Sử dụng phối hợp các phương tiện dạy học với nhau.  Khi sử dụng hình vẽ, sơ đồ, tranh ảnh trong bài giảng, giáo viên phải cân nhắc xem làm thế nào để học sinh quan sát chúng được sâu sắc, đầy đủ, tích cực và tiến hành được những quan sát cần thiết.  Khi sử dụng các phương tiện kĩ thuật dạy học phải thực hiện các thao tác đúng theo quy tắc và quy trình sử dụng.  Có biện pháp bảo quản các phương tiện dạy học một cách hợp lí. - 9 - 1.2.5. Lựa chọn phương tiện dạy học Để lựa chọn phương tiện dạy học có chất lượng cần dựa vào các chỉ tiêu chính sau: tính khoa học sư phạm, tính nhân trắc học, tính thẩm mỹ, tính khoa học kỹ thuật và tính kinh tế. a. Tính khoa học sư phạm - Phương tiện dạy học phải bảo đảm cho học sinh tiếp thu một cách chủ động kiến thức, kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp tương ứng với yêu cầu của chương trình học, giúp cho giáo viên truyền đạt một cách thuận lợi các kiến thức phức tạp, kỹ xảo tay nghề làm cho họ phát triển khả năng nhận thức và tư duy logic. - Các phương tiện dạy học hợp thành một bộ phải có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung, bố cục và hình thức, trong đó nội dung và cấu tạo của phương tiện dạy học phải bảo đảm các đặc trưng của việc dạy lý thuyết và thực hành cũng như các nguyên lý sư phạm cơ bản. b. Tính nhân trắc học Thể hiện ở sự phù hợp của các phương tiện dạy học với tiêu chuẩn tâm sinh lý của giáo viên và học sinh, bảo đảm các yêu cầu về độ an toàn và không gây độc hại cho thầy và trò, gây được sự hứng thú cho học sinh và thích ứng với công việc sư phạm của thầy và trò. c. Tính thẩm mỹ - Phương tiện dạy học phải bảo đảm tỉ lệ cân xứng, hài hòa về đường nét và hình khối giống như các công trình nghệ thuật. - Phương tiện dạy học phải làm cho thầy trò thích thú khi sử dụng, kích thích tình yêu nghề của thầy, làm cho học sinh nâng cao cảm thụ chân, thiện, mỹ. d. Tính khoa học kỹ thuật Các phương tiện dạy học phải có cấu tạo đơn giản, dễ điều khiển, dễ chuyên chở và bảo quản, chắc chắn, có khối lượng và kích thước phù hợp, đảm bảo về tuổi thọ, công nghệ chế tạo hợp lý và phải áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật mới nhất nếu có thể. e. Tính kinh tế - 10 - - Nội dung và đặc tính kết cấu của phương tiện dạy học phải được tính toán để với một số lượng ít, chi phí nhỏ vẫn bảo đảm hiệu quả cao nhất. - Phương tiện dạy học phải có tuổi thọ cao và chi phí bảo quản thấp. 1.2.6. Các biện pháp cần thực hiện khi sử dụng thí nghiệm và phương tiện trực quan  Học sinh tự quan sát, nhận xét hiện tượng thí nghiệm và tính chất các chất khi quan sát trực tiếp thí nghiệm, mẫu vật, tranh ảnh, mô hình, phim, phần mềm dạy học  Học sinh tự làm thí nghiệm khi học bài mới và khi ôn tập, củng cố, tự lắp ráp mô hình  Tăng dần việc sử dụng phương pháp nghiên cứu trong dạy học Hóa học nói chung và trong khi tiến hành thí nghiệm nói riêng. 1.3. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông  Hoạt động hóa người học nhằm nâng cao vai trò chủ thể hoạt động nhận thức và tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh.  Trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại, tinh túy nhất của nhân loại để họ có thể sử dụng được vào lao động sản xuất. Người giáo viên cần chú ý dạy việc học, dạy cách học thông qua toàn bộ quá trình dạy học.  Phải chuẩn bị, rèn luyện một cách có hệ thống cho học sinh. Từ khi còn bé mỗi cá nhân phải tìm được con đường riêng, sáng tạo ra được một phương pháp mới phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình.  Học tập và sáng tạo, vai trò mới của người giáo viên  Vai trò mới của người giáo viên với tư cách người thiết kế, ủy thác, điều khiển và thể chế hóa. Người giáo viên phải tạo ra những điều kiện tốt nhất cho học sinh hoạt động sáng tạo có hiệu quả. Học sinh phải tự lực hoạt động để tái tạo ra những kiến thức và năng lực mà loài người đã tích lũy được để biến chúng thành của mình. Tuy nhiên học sinh không có thời gian và không có khả năng hoàn toàn tự lực thực hiện điều đó như một nhà khoa học. Cần có sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên để học sinh có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất [...]... độ phản ứng  Cân bằng hóa học:  Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học  Sự chuyển dịch cân bằng hóa học  Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học (nồng độ, áp suất, nhiệt độ)  Ý nghĩa của tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học trong sản xuất hóa học - 27 - Chương 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU DẠY HỌC DÙNG CHO CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trong phạm vi thời... 2007 và được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng chương trình và một số quan điểm định hướng, phát triển chương trình 2.2.1 Những quan điểm, định hướng xây dựng và phát triển chương trình chuẩn môn hóa học trung học phổ thông [7, tr 28] Môn hóa học ban cơ bản trường trung học phổ thông cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại thiết thực về hoá học, gắn với đời... - Chương 2 PHÂN TÍCH NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN 2.1 2.1.1 CƠ SỞ PHÂN TÍCH Hệ thống kiến thức trong chương trình hóa học lớp 10 cơ bản [5]  Hệ thống lí thuyết chủ đạo Lí thuyết chủ đạo bao gồm hệ thống kiến thức cơ sở hóa học được dùng để nghiên cứu các chất hóa học, đó là:  Cấu tạo nguyên tử  Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học. .. phản ứng hóa học nữa nếu căn vào dấu hiệu năng lượng của quá trình Như vậy, sự phân loại phản ứng hóa học trong hóa vô cơ ở chương trình phổ thông đến đây cũng được xem là đầy đủ và trọn vẹn Kiến thức trong các chương 1, 2, 3 được coi là lí thuyết chủ đạo của chương trình hóa học THPT nói riêng và hóa học phổ thông nói chung Từ đây các nhóm nguyên tố hóa học và các chất hóa học trong chương trình được... kiện cho việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học theo hướng hoạt động hóa người học  Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nâng cao hiệu quả dạy học hóa học Những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở trường phổ thông là dạy học giải quyết vấn đề (hay dạy học nêu vấn đề, dạy học đặt và giải quyết vấn đề), đám thoại phát hiện (hay vấn đáp tìm tòi), dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ (hay... được thực hiện theo phương hướng tạo ra một hệ thống những tình huống có vấn đề, những điều kiện đảm bảo việc giải quyết các tình huống đó và những chỉ dẫn cụ thể cho học sinh trong quá trình giải quyết các vấn đề  Áp dụng dạy học chương trình hóa trong dạy học hóa học Dạy học chương trình hóa là một kiểu dạy mà nội dung dạy học được sắp xếp theo một chương trình trên cơ sở của nguyên tắc điều khiển... điểm, khắc phục một số hạn chế của các chương trình hoá học trước đây của Việt Nam g Đảm bảo tính phân hoá trong chương trình hoá học phổ thông Chương trình chuẩn môn hoá học nhằm đáp ứng nguyện vọng và phù hợp với năng lực của mọi học sinh Ngoài chương trình hoá học phổ thông cơ bản, tối thiểu từ lớp 8 đến lớp 12 còn có chương trình tự chọn về hoá học dành cho học sinh có nhu cầu luyện tập thêm hoặc... hóa học (liên kết ion, liên kết cộng hóa trị)  Phản ứng oxi hóa – khử  Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học  Các nhóm nguyên tố hóa học  Nhóm halogen  Oxi – lưu huỳnh 2.1.2 Các nguyên tắc sư phạm cần đảm bảo khi giảng dạy chương trình lớp 10 cơ bản [2]  Trong chương trình hóa học lớp 10, hệ thống lí thuyết chủ đạo đóng vai trò rất quan trọng Những kiến thức trong các phần này là mới mẻ, trừu tư ng... giúp học sinh có kiến thức thực tiễn, nhất là thực tiễn Việt Nam 2.2 PHÂN TÍCH NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG [7] Với yêu cầu phân hoá học sinh theo năng lực nhận thức và phát triển thiên hướng, nguyện vọng, chương trình hoá học trung học phổ thông được xây dựng thành hai ban cơ bản (ban chuẩn) và nâng cao Chương trình được áp dụng đại trà từ năm học 2006 - 2007 và được xây. .. phương pháp dạy, phương pháp học và nội dung, hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh b Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản và thực tiễn trên cơ sở hệ thống tri thức của khoa học hoá học tư ng đối hiện đại Hệ thống tri thức hoá học được lựa chọn cần đảm bảo: Kiến thức kĩ năng hoá học ở mức phổ thông, cơ bản tối thiểu và tính chính xác của khoa học hoá học; có sự cập nhật một cách cơ bản những thông tin . giảng trong chương trình hóa học lớp 10. - 3 - 6. Sử dụng tin học để hệ thống hóa các tư liệu dạy học hóa học lớp 10 chương trình cơ bản nhằm xây dựng một hệ thống tư liệu khoa học, được sắp. sử dụng tư liệu dạy học trong giảng dạy và học tập môn hóa chương trình lớp 10 trung học phổ thông. - 5 - Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. TƯ LIỆU DẠY HỌC [1] 1.1.1. Khái niệm tư liệu dạy học Theo. được của người giáo viên hóa học trung học phổ thông. Vì những lí do trên, tôi chọn đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU DẠY HỌC HÓA HỌC CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”. II. Mục đích nghiên

Ngày đăng: 03/10/2014, 10:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, NXB Đại Học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận dạy học hóa học
Tác giả: Trịnh Văn Biều
Nhà XB: NXB Đại Học Sư PhạmTP Hồ Chí Minh
Năm: 2004
2. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổthông và đại học một số vấn đề cơ bản
Tác giả: Nguyễn Cương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2007
3. Dương Văn Đảm, Hóa học quanh ta, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hóa học quanh ta
Nhà XB: NXB Giáo Dục
4. Trần Ngọc Mai (2006), Khám phá thế giới hóa học, NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khám phá thế giới hóa học
Tác giả: Trần Ngọc Mai
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006
5. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học hóa học – tập1, NXB Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học hóa học – tập1
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang
Nhà XB: NXBTrung học chuyên nghiệp
Năm: 1986
6. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1977), Lý luận dạy học hóa học - tập 1, NXB Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lýluận dạy học hóa học - tập 1
Tác giả: Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh
Nhà XB: NXB Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1977
7. Nguyễn Thị Sửu (2009), Phương pháp dạy học hóa học, NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học hóa học
Tác giả: Nguyễn Thị Sửu
Nhà XB: NXB Khoa họcvà kĩ thuật
Năm: 2009
8. Nguyễn Xuân Trường ( 2005), Những điều kì thú của hóa học, NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điều kì thú của hóa học
Nhà XB: NXBGiáo Dục
9. Nguyễn Xuân Trường (2006), 385 câu hỏi và đáp về hóa học và đời sống, NXB Giáo Dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 385 câu hỏi và đáp về hóa học và đờisống
Tác giả: Nguyễn Xuân Trường
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh lưu huỳnh trong tự nhiên - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
nh ảnh lưu huỳnh trong tự nhiên (Trang 29)
Hình ảnh tính chất vật lí của Lưu huỳnh - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
nh ảnh tính chất vật lí của Lưu huỳnh (Trang 30)
 Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
h ương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (Trang 31)
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra của học sinh. - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
Bảng ph ân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra của học sinh (Trang 53)
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra của học sinh. - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
Bảng ph ân phối tần số, tần suất và tần suất lũy tích kết quả kiểm tra của học sinh (Trang 54)
Đồ thị đường lũy tích điểm số kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm. - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
th ị đường lũy tích điểm số kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm (Trang 54)
Đồ thị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm phía dưới đường lũy tích của lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng tư liệu dạy học vào việc giảng dạy các bài lưu huỳnh, axit sunfuric. - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
th ị các đường lũy tích của lớp thực nghiệm luôn nằm phía dưới đường lũy tích của lớp đối chứng, điều đó chứng tỏ hiệu quả của việc sử dụng tư liệu dạy học vào việc giảng dạy các bài lưu huỳnh, axit sunfuric (Trang 55)
 Bảng 2: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh trong những giờ hóa học giáo viên có sử dụng tư liệu dạy học. - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
Bảng 2 Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện mức độ hứng thú của học sinh trong những giờ hóa học giáo viên có sử dụng tư liệu dạy học (Trang 56)
 Bảng 1: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng tư liệu dạy học của giáo viên trong những giờ hóa học trên lớp - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
Bảng 1 Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện mức độ sử dụng tư liệu dạy học của giáo viên trong những giờ hóa học trên lớp (Trang 56)
 Bảng 3: Bảng số liệu thể hiện khả năng hiểu bài của học sinh trong những giờ học hóa học có sử dụng tư liệu dạy học. - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
Bảng 3 Bảng số liệu thể hiện khả năng hiểu bài của học sinh trong những giờ học hóa học có sử dụng tư liệu dạy học (Trang 57)
 Bảng 5: Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về việc sử dụng tư liệu dạy học trong dạy và học hóa học. - XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG
Bảng 5 Bảng số liệu và biểu đồ thể hiện ý kiến của học sinh về việc sử dụng tư liệu dạy học trong dạy và học hóa học (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w