SKKN xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử 11, ban cơ bản – THPT

33 739 0
SKKN xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử 11, ban cơ bản – THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử là một trong các môn học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở trường phổ thông. Thực tế cho thấy, lịch sử không chỉ là môn học truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn, nó còn góp phần xây dựng nhân cách và phát triển tư duy toàn diện cho các thế hệ thanh, thiếu niên. Ngay từ thời cổ đại người ta đã xem lịch sử “là cô giáo của cuộc sống”, “là bó đuốc soi đường đi đến tương lai”[4,219], vai trò này đến ngày nay vẫn không hề thay đổi. Tuy nhiên, thực tiễn dạy và học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay vẫn đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Trong vài năm gần đây, việc dạy - học lịch sử ở trường phổ thông tuy đã có những bước tiến đáng kể về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học, nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, chất lượng của bộ môn so với nhiều môn học khác như Vật Lí, Hóa học, Toán học, Văn học,… vẫn còn rất thấp. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng như trên? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó những nguyên nhân chủ yếu như: quan niệm chưa đúng về bộ môn, từ cấp quản lí đến giáo viên, phụ huynh và các em học sinh đều coi Lịch sử là môn phụ. Vì vậy, việc đầu tư về cơ sở vật chất, thời gian cho dạy học của bộ môn chưa nhiều, học sinh thường học tập đối phó, làm cho giáo viên mất hứng thú trong giảng dạy. Ngoài ra, do những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, ngay từ khi học sinh bước vào cấp ba, cả phụ huynh và học sinh đã xác định khối thi vào đại học cho học sinh chủ yếu là khối A,B, số lượng xác định và thi vào khối C rất ít. Từ đó, học sinh tập trung các môn thi theo khối mình đã lựa chọn, các môn còn lại như Lịch sử, Địa lí chỉ học để đối phó. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng được dư luận xã hội quan tâm hiện nay chính là phương pháp dạy của thầy và việc học lịch sử của học sinh. Nói đến dạy - học là nói đến các công việc của thầy - trò, vì vậy phương pháp dạy học của thầy và việc học của trò ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bộ môn. Tình trạng dạy học theo kiểu thầy đọc, trò chép đã khiến cho học sinh học lịch sử luôn cảm thấy nhàm chán, việc học của các em trở nên thụ động, chỉ chép và học theo những gì giáo viên cho ghi,… Để thay đổi chất lượng bộ môn lịch sử, chúng ta đã thực hiện những biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân trên. Chúng ta đã thực hiện đổi mới sách giáo khoa, thực hiện chương trình mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 1 giảng dạy lịch sử, áp dụng các phương pháp dạy học mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giáo viên. Nhiều biện pháp đã được thực hiện nhằm thay đổi, khẳng định lại vị thế của môn lịch sử với ý nghĩa to lớn vốn có của nó. Trong xã hội hiện đại, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng là một biện pháp tốt để nâng cao chất lượng đào tạo và đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Ứng dụng CNTT một cách hợp lí sẽ kích thích được hứng thú của học sinh trong học tập, “các em vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua hình ảnh, kết hợp các hoạt động thì kết quả ghi nhớ kiến thức đạt đến hơn 90%”[8,132]. Hiện nay, tất cả các trường THPT đã được trang bị máy móc hiện đại, tạo điều kiện tốt cho việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học. Giáo viên các trường phổ thông cũng đã được phổ cập và ít nhiều biết sử dụng máy móc để phục vụ việc giảng dạy. Tuy nhiên, với điều kiện ở các trường phổ thông cũng như của từng giáo viên thì nhiều thầy cô không có đủ nguồn tư liệu điện tử để sử dụng phục vụ cho bài giảng của mình. Phần lịch sử thế giới cận đại lớp 11 trung học phổ thông dù đã xảy ra cách ngày nay hang trăm năm những “mảnh vụn”, “dấu tích” của quá khứ vẫn còn sót lại. Việc khôi phục và sử dụng những hình ảnh quá khứ ấy vào giảng dạy với sự hỗ trợ của CNTT sẽ góp phần quan trọng vào việc giúp các em học sinh có thể hình dung ra quá khứ một cách tốt nhất, phát triển trí tưởng tượng, suy luận, giúp các em học tốt môn lịch sử và từ đó cải thiện chất lượng học tập. Xuất phát từ những cơ sở trên đây, tôi chọn “Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử 11, Ban cơ bản – THPT” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tư liệu dạy học môn lịch sử lớp 11 THPT nói chung, tư liệu dạy học lịch sử phần Lịch sử thế giới cận đại nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Tuy nhiên, việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử môn lịch sử là một đề tài khá mới mẻ, chưa có một tác giả, một công trình nào đi sâu tìm hiểu. Xuất phát từ nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học bộ môn, từ việc sử dụng những hình ảnh trong dạy học lịch sử, chúng tôi xin liệt kê một số công trình, tài liệu và bài viết có liên quan đến đề tài như sau: 2 Trước hết là giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” (hai tập) xuất bản năm 2002, các nhà giáo dục lịch sử như: Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đã đề cập đến sự cần thiết của việc sử dụng tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa “Do đặc trưng của việc học tập lịch sử, các tài liệu khác góp phần nhất định vào việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ, các tài liệu này là phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn sách giáo khoa” [5,92]. Đồng thời các tác giả cũng đã khảng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử, trình bày cụ thể các loại đồ dùng trực quan, nguyên tắc và phương pháp sử dụng chúng, nhấn mạnh “việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử hiện nay không chỉ giới hạn ở việc sử dụng bản đồ, tranh ảnh, mô hình mà còn có các loại phương tiện kỹ thuật hiện đại”[5,61]. Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”, tập thể tác giả: Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh đã trình bày một cách tổng quan về kỹ năng xây dựng và sử dụng các loại hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử. Các tác giả đã nêu ra mục đích, ý nghĩa của hồ sơ tư liệu đối với việc dạy học lịch sử, các loại hồ sơ, kỹ năng sưu tầm, tích luỹ và thiết lập hồ sơ tư liệu dạy học lịch sử. Cuốn: “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của GS. Nguyễn Thị Côi tuy không đề cập trực tiếp nhưng sâu xa trong đó là yêu cầu về vấn đề phải sử dụng tư liệu, tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử để có thể thực hiện được các biện pháp nâng cao hiệu quả bài học, kể cả công việc chuẩn bị và giảng dạy trên lớp đối với giáo viên và việc học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng bộ môn. “Giáo án và tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử lớp 11” của tập thể các tác giả: Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Côi, Lê Thị Thu (bao gồm cả đĩa CD-Rom). Ngoài phần thiết kế bài giảng in thành sách, trên đĩa CD- Rom kèm theo có rất nhiều tư liệu điện tử: tranh ảnh lịch sử, bản đồ, lược đồ, khái niệm, trò chơi lịch sử của phần lịch sử lớp 11 đã được các tác giả chọn lọc, trình bày theo từng bài. Ngoài ra, còn nhiều tài liệu khác như: Hướng dẫn sử dụng các hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên CD và phần mềm Microsoft PowerPoint trong dạy học lịch sử của các tác giả Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Hưởng. Các đĩa Encatar từ 2000 đến 2007 3 chưa nhiều bài viết và hình ảnh lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, nhân vật lịch sử, trong đó có phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy và cổ đại. Hay các bài viết của các nhà giáo dục lịch sử viết về ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử như: - Phan Ngọc Liên, Sử dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 159-2007. - Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Tiến Trình, Sử dụng phim tư liệu trong dạy học lịch sử, Tạp chí Dạy và học ngày nay số 4-2007. - Trịnh Đình Tùng, Kiều Thế Hưng, Xây dựng và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 6-1994. Những nguồn tài liệu nêu trên là những gợi mở quý báu để tôi đi sâu tìm hiểu đề tài này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài đã được nêu rõ là “Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử 11 – THPT” 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử, trong phạm vi bài tập này chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp sưu tầm, chọn lọc, xây dựng hồ sơ tư liệu trên đĩa CD-Rom. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một số gợi ý về phương pháp sử dụng nguồn tư liệu điện tử nêu trên khi dạy học phần lịch sử thế giới cận đại ở lớp 11 THPT. 3.3 Nhiệm vụ của đề tài Từ phạm vi của đề tài nêu ở trên, đề tài giải quyết các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử nói chung và lịch sử lớp 11 THPT nói riêng. - Tìm hiểu chương trình sách giáo khoa lớp 11 (ban chuẩn và nâng cao) để bám sát nội dung chương trình lịch sử ở trường phổ thông khi sưu tầm và xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử lớp 11. - Sưu tầm các hình ảnh, tư liệu tham khảo, qua đó thiết kế và xây dựng hồ sơ tư liệu điện tử phục vụ dạy học môn lịch sử lớp 11 ở trường THPT có sự hỗ trợ của CNTT. 4 - Đề xuất phương pháp và phương pháp luận khi sử dụng những tư liệu đã xây dựng trong hồ sơ tư liệu dạy học điện tử đã nêu theo tinh thần phát huy tính tích cực của học sinh. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm và đường lối của Đảng, Nhà nước ta về giáo dục, khoa học lịch sử và đào tạo thế hệ trẻ. Ngoài ra, đề tài còn dựa trên lí luận của các nhà giáo dục, giáo dục lịch sử, Tâm lí học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học lịch sử, Bên cạnh việc bám sát những phương pháp nghiên cứu thuộc chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học môn lịch sử, do đặc trưng của đề tài, chúng tôi còn áp dụng một số phương pháp khác như sưu tầm, chọn lọc, xác minh, đánh giá, xử lí nguồn tư liệu. Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp lại nguồn tư liệu và xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới từ nguyên thủy đến cổ đại trên CD- Rom, phục vụ dạy học phần lịch sử có liên quan. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài được thực hiện sẽ góp phần bổ sung, nâng cao trình độ lí luận dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng cho bản thân, góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu điện tử, nâng cao hiệu quả khi vận dụng CNTT vào trong dạy học lịch sử . Từ việc nắm được các vấn đề lí luận, thực hiện bài tập này sẽ giúp bản thân nắm vững hơn kiến thức của bộ môn, thực tế về hồ sơ tư liệu điện tử trong chương trình phổ thông, có thêm nhiều kỹ năng trong việc vận dụng CNTT vào dạy học, cũng như việc tìm kiếm và xử lí nguồn tư liệu điện tử, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Bài tập tiểu luận gồm hai chương nội dung: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử ở trường THPT. Chương 2. Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại, SGK lịch sử lớp 11 THPT. 5 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ TƯ LIỆU DẠY HỌC ĐIỆN TỬ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 1.1 Cơ sở lí luận 1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường THPT Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông quan năm 1998, sau đó được sửa đổi và bổ sung năm 2005 nêu rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc” Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT được xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm đường lối của Đảng. Ngoài ra, còn căn cứ vào nội dung, đặc trưng của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ cách mạng hiện nay, đó là cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng và phát triển, nâng cao sự hiểu biết của học sinh. Cụ thể: Về kiến thức: Bộ môn Lịch sử ở trường THPT có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, bao gồm sự kiện, hiện tượng, các khái niệm, thuật ngữ, tên người, tên đất, niên đại,…của lịch sử thế giới cũng như lịch sử dân tộc; những hiểu biết về quan điểm lý luận sơ giản, những vấn đề về phương pháp nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh. Về tư tưởng, tình cảm: Vấn đề giáo dục cho học sinh những quan điểm tư tưởng tình cảm, lập trường, phẩm chất, đạo đức, nhân cách… qua bộ môn Lịch sử là một yêu cầu quan trọng. Bởi vì, tri thức lịch sử không chỉ có tác dụng giúp các em phát triển trí tuệ mà còn giáo dục tư tưởng, niềm tin, góp phần đào tạo con 6 người Việt Nam XHCN. Việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh qua môn lịch sử được thể hiện ở những điểm chủ yếu sau: - Lòng yêu nước XHCN, yêu quê hương – một biểu hiện của lòng yêu nước trong lao động sản xuất cũng như trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. - Tinh thần đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hoà bình dân chủ. - Niềm tin vào sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và dân tộc, dù trong tiến trình lịch sử có những bước quanh co, khúc khuỷu, tạm thời thụt lùi hay dừng lại. - Có ý thức làm nghĩa vụ công dân, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế. - Những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng,… Về mặt phát triển: Rèn luyện các năng lực tư duy và thực hành trên cơ sở hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã được hình thành ở trường THCS: - Phát triển tư duy biện chứng trong nhận thức và hành động, biết phân tích, đánh giá, so sánh, … các vấn đề lịch sử. - Bồi dưỡng kỹ năng học tập và thực hành bộ môn khi sử dụng sách giáo khoa, đọc các tài liệu tham khảo, khả năng diễn đạt ngôn ngữ lịch sử, làm và sử dụng một số đồ dùng trực quan, nhất là loại đồ dùng trực quan quy ước và tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá lịch sử liên quan. - Vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống hiện nay. Như vậy, mục tiêu bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người. Trên cơ sở đó, giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Việc thực hiện một cách hoàn chỉnh các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là góp phần quan trọng vào nâng cao sự hiểu biết lịch sử của các em. 1.1.2 Đặc trưng của bộ môn Lịch sử và con đường hình thành tri thức lịch sử cho học sinh ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT. Lịch sử là quá trình phát triển của xã hội loài người từ khi con người và xã hội hình thành đến nay. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy ra và gắn với một thời gian và không gian nhất định, không có sự lặp lại hoàn toàn. Mỗi quốc gia, dân 7 tộc lại có những diện mạo riêng do những điều kiện riêng quy định. Chính vì vậy khi học tập lịch sử, học sinh không thể trực tiếp quan sát được các sự kiện, hiện tượng mà chỉ nhận thức được chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu lưu lại, hay dựa vào các hiện tượng lịch sử tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để phân tích, nhận thức. Giáo viên cũng khó khăn trong việc thí nghiệm để dựng lại hiện tượng quá khứ đúng như nó đã tồn tại. Mặt khác, chương trình lịch sử cũng như tiến trình lịch sử lại đi từ xa đến gần nên học sinh gặp khó khăn lớn trong việc nhận thức lịch sử. Lê-nin đã từng nêu lên công thức nổi tiếng về quy luật nhận thức chung của loài người “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn; đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực quá khứ”. Nhận thức của học sinh cũng giống như vậy. Tuy nhiên, nếu như quá trình nhận thức của loài người diễn ra theo con đường “mò mẫm”, “thử sai”, tức là khám phá những cái chưa biết, đi vào thế giới khách quan một cách độc lập, phát hiện và chứng minh những cái mà loài người chưa hề biết đến trong tự nhiên, xã hội và tư duy để tìm ra những chân lý mới, quy luật mới, bổ sung vào kho tàng tri thức nhân loại, thì nhận thức của học sinh qua môn lịch sử không phải như vậy. Đó không phải là việc tìm ra cái mới, cái chưa biết mà các em phải tái tạo lại những tri thức lịch sử đã được thừa nhận, những tri thức tinh giản nhưng khoa học, tạo cơ sở cho các em khôi phục bức tranh quá khứ. Nhận thức lịch sử của học sinh đi từ cơ sở ban đầu là nắm vững các sự kiện lịch sử. Nhưng do đặc trưng của môn lịch sử là không lặp lại, không thí nghiệm được, học sinh không thể trực tiếp quan sát sự kiện hiện tượng lịch sử được. Cho nên, nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác mà rất phức tạp. Quá trình học tập lịch sử của học sinh bao giờ cũng đi từ quá khứ đến hiện tại, từ “xa đến gần” nhưng nhận thức của các em lại đi từ “gần đến xa”, chính vì thế học sinh dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hoá” lịch sử. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên cần tạo cho học sinh một biểu tượng chân thực về quá khứ thông qua việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học và thao tác sư phạm. Quá trình hình thành kiến thức lịch sử là quá trình học sinh đi từ không đến có, chưa biết đến biết, biết không đầy đủ đến nắm bắt sâu sắc các sự kiện, hiện tượng. Trên cơ sở các sự kiện, học sinh trải qua quá trình tạo biểu tượng và giai đoạn tiếp theo là hình thành khái 8 niệm. Muốn có khái niệm thật sâu sắc lâu dài, cần dựa trên cơ sở biểu tượng phong phú, chính xác, sinh động. Bởi vì, không có biểu tượng sẽ không có khái niệm hoặc khái niệm nếu được xây dựng trên những biểu tượng nghèo nàn cũng là khái niệm rỗng, không có nội dung phong phú, làm cơ sở cho nhận thức quá khứ thì phương pháp trực quan là phương pháp khả thi và tối ưu nhất bên cạnh sử dụng các phương pháp dạy học khác. Cũng giống như với nhiều môn học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí,… Lịch sử có nhiều ưu thế và sở trường khi ứng dụng CNTT vào dạy học, giúp học sinh dễ dàng nhận thức những cái quá khứ đã qua, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả bài học. Đặc biệt, việc sử dụng hệ thống kênh hình khi có sự hỗ trợ của CNTT thì CNTT giống như chiếc cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, có thể đưa học sinh vào con đường nhận thức một cách biện chứng.Trong các giờ học lịch sử, dù giáo viên có dạy hay đến đâu, lời nói của giáo viên dù sống động, giàu hình ảnh đến mấy thì vẫn khó cố tạo ra được một hình ảnh thật cụ thể, chính xác về hiện thực lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Việc giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan theo cách truyền thống cũng có thể tạo ra được các biểu tượng lịch sử giúp học sinh trrực quan và thực hiện quá trình nhận thức. Tuy nhiên hiệu quả không cao như khi có sự hỗ trợ của CNTT. Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng còn giúp cho các giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, thu hút được sự tập trung của các em học sinh. Việc khắc sâu kiến thức còn được thể hiện qua các dạng bài tập nhận thức trong mỗi giờ học. Từ đó tạo ra được không khí thoải mái trong giờ học, giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 1.1.3 Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử ở trường THPT 1.1.3.1 Khái niệm về hồ sơ tư liệu và hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn Lịch sử Hồ sơ tư liệu là một tập hợp hệ thống thông tin, tài liệu về một vấn đề hay một đối tượng nào đó nhằm lưu giữ và phục vụ cho việc nghiên cứu những vấn đề liên quan về sau. 9 Hồ sơ tư liệu trong dạy học là hệ thống những tư liệu, tài liệu, có liên quan đến hoạt động dạy và học bộ môn của thầy và trò, phù hợp với nội dung chương trình bộ môn. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể quan niệm hồ sơ tư liệu dạy học điện tử là một hệ thống tập hợp bao gồm tất cả những nguồn tư liệu, tài liệu điện tử như: sách, báo, tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, được thể hiện trên máy vi tính hay các thiết bị công nghệ (được xây dựng có sự hỗ trợ của CNTT) có liên quan đến hoạt động dạy - học lịch sử của thầy và trò. Trong dạy học, khi nói đến hồ sơ tư liệu dạy học điện tử là nói đến nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, muốn sử dụng chúng phải có sự hỗ trợ của công nghệ, kĩ thuật, điện tử. 1.1.3.2 Tầm quan trọng của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử ở trường THPT. Học tập lịch sử không chỉ để “biết” quá khứ, mà trên cơ sở “biết”, các em còn phải “hiểu” sâu sắc, ngọn ngành. Chính vì vậy, mở đầu quyển “Lịch sử nước ta” Hồ Chí Minh đã viết: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” “Biết” để “tường” tức là hiểu cặn kẽ, chính xác. Như vậy học lịch sử là để hiểu chứ không chỉ để biết. Sự hiểu biết sâu sắc và biện chứng lịch sử như vậy góp phần tích cực vào việc đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu mà Đảng, Nhà nước đã đề ra. Sự hiểu biết này phải được xây dựng trên cơ sở trang bị cho các em khả năng nắm vững kiến thức khoa học, năng lực độc lập tư duy, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Trong dạy học, lời nói có vai trò quan trọng để tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh. Nhưng, dù lời nói có sinh động, có hình ảnh đến đâu cũng không thể thay thế cho việc sử dụng đồ dùng trực quan. Cho nên, phương châm chống “dạy chay” là hợp lý và đúng đắn. Khai thác và sử dụng tốt các nguồn tư liệu trong hồ sơ tư liệu dạy học điện tử của giáo viên như tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ lịch sử, do giáo viên tự sưu tầm, xây dựng sẽ có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc bồi dưỡng nhận thức ở học sinh. Về mặt kiến thức, sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử sẽ góp phần quan trọng vào tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Thông qua hệ thống tín 10 [...]... I, SGK LCH S LP 11, BAN C BN - THPT 2.1 V trớ, ý ngha ca vic xõy dng h s t liu dy hc in t phn lch s th gii cn i trong dy hc lch s lp 11 THPT Phn lch s th gii cn i l phn u tiờn trong chng trỡnh lch s th gii lp 11 THPT, do ú nú cú v trớ rt quan trng, mang ý ngha m u ca chng trỡnh lch s th gii Phn ny núi v lch s cỏc nc chõu , chõu Phi v M Latinh cui th k XIX - u th k XX L phn m u ca lch s th gii lp 11,. .. nhõn viờn v cỏc em hc sinh trng THPT Nguyn Duy Thỡ ó giỳp tụi hon thnh ti ny Vn mi/ci tin SKKN t ra v gii quyt so vi cỏc SKKN trc õy ( trong nh trng hoc trong Tnh): Xõy dng v s dng h s t liu lm tng hng thỳ ca hc sinh i vi b mụn lch s lp 11 trng THPT qua ú lm tng kt qu hc tp qu cỏc em XC NHN CA TH TRNG N V Bỡnh Xuyờn, ngy 30 thỏng 3 nm 2015 Tụi xin cam oan õy l SKKN ca mỡnh vit, khụng sao chộp... Các nớc Đông Nam á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) 24 Hỡnh: Hụ - xờ Ri - dan (1861 - 1896) Hụ xờ Ri dan l nh th, nh chớnh tr, bỏc hc v thy thuc ni ting M ụng l mt trớ thc yờu nc, b nhiu ln b chớnh quyn thc dõn giam gi iu ú ó sm nh hng n t tng tỡnh cm ca ụng Trong thi gian du hc Tõy Ban Nha, ụng ó vit hai tỏc phm ni ting l: ng ng n tụi v K phn bi lờn ỏn ti ỏc ca thc dõn Tõy Ban Nha, khớch l lũng yờu... Bengan - Chin tranh thuc phin ("chin tranh nha phin") - Thuc a - na phong kin - Ch ngha tam dõn - Thỏi Bỡnh Thiờn Quc +/ Bi 4: Các nớc Đông Nam á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) - Ci cỏch - Xõm chim +/ Bi 5: Châu Phi và khu vực Mỹ La tinh (thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) - Ai Cp tr - Hc thuyt Mn- rụ - Hc thuyt Liờn minh dõn tc cỏc nc cng hũa chõu M - Chớnh sỏch Ngoi giao bng ng ụ la ghi chỳ: Ni dung chi tit... dõn tc, hiu c lch s cỏc nc trờn th gii, cng nh nn vn hoỏ ca h Bi vy, chỳng tụi mong mun s ng h giỳp ca cỏc ban ngnh, on th, v cỏc mt sau : - H tr kinh t xõy dng, s dng Phũng hc Lch s (vi cỏc thit b cn thit nh a hỡnh t liu, t dựng v.v ) - H tr cỏc t liu lch s, cỏc sỏch tham kho, cỏc loi dựng thit b dy hc phc v cho b mụn Lch s (Bn , lc , tranh nh, a hỡnh v.v ) chỳng tụi thc hin tt nhim v ging dy... Ngc Liờn (tng cb), 2006, Sỏch giỏo khoa lch s 11, Nxb Giỏo dc 11 Phan Ngc Liờn (tng cb), 2006, Sỏch giỏo viờn lch s 11, Nxb Giỏo dc 12 Lng Ninh (cb), 2004, Lch s th gii cn i, Nxb Giỏo dc 13 V Dng Ninh (cb), 2004, Lch s vn minh th gii, Nxb Giỏo dc 14 Cự Th Thun, Xõy dng v s dng h s t liu dy hc lch s, (chng I: vn hoỏ v truyn thng dõn tc) cho hc sinh lp 11 THPT, lun vn tt nghip 15 Trnh ỡnh Tựng (cb), 2006,... liu dy hc in t phn lch s th gii cn i lp 11 THPT trờn a CD-Rom theo bi vi 4 ni dung chớnh, mi bi li cú nhiu ni dung khỏc nhau: 18 Bi s Khỏi nim LS Ci cỏch, bt hp tỏc , Tranh nh, s v bn LS Chic bỏnh ngt Trung Quc, Ti liu tham kho Ch Ph, Mc Hng dn s dng h s S dng tranh nh, s dng bn , 2.3.2 Ni dung h s t liu dy hc in t phn lch s th cn i trong DHLS lp 11 THPT * Phn khỏi nim lch s +/ Bi 1: Nht Bn -...hiu th nht, dựng trc quan núi chung, kờnh hỡnh núi riờng s tỏc ng vo giỏc quan, em li nhng biu tng lch s chớnh xỏc, trung thc cho hc sinh Mc dự vn kin thc lch s ca hc sinh cp III ó khỏ phong phỳ, nhng cỏc em vn cú th ri vo hin i hoỏ lch s Chớnh cỏc ngun t liu ca giỏo viờn, trong ú cú t liu in t l hỡnh nh - dựng trc quan s giỳp cỏc em khc phc khuynh hng sai lm... cụng c xõm lc v thng tr ca thc dõn Anh, binh lớnh ngi n vn b s quan ngi Anh i x tn t Tinh thn dõn tc v tớn ngng ca h luụn b xỳc phm nghiờm trng H rt bt món khi phi dựng n phỏo cú bc giy tm m bũ, m ln Mun bn loi n ny, ngi lớnh thng phi dựng rng xộ cỏc loi giy ú, trong khi nhng ngi lớnh Xipay 22 theo o Hinu thỡ kiờng tht bũ v o Hi thỡ kiờng tht ln Vỡ th h ó chng lnh ca s quan Anh v ni dy khi ngha Rng... 1905 n nm 1911 Trung Quc ng minh hi t chc nhiu cuc binh bin cỏc tnh min Nam nhng khụng thnh cụng Ngy 10 thỏng 10 nm 1 911, ng minh hi vn ng c binh s V Xng (H Bc) ni dy khi ngha v ginh c thng li m u cho Cỏch mng Tõn Hi Phong tro ny nhanh chúng bựng n nhiu tnh khỏc Ngy 24 thỏng 12 nm 1 911, Tụn Trung sn v nc, c i hi i biu cỏc tnh hp Nam Kinh c lm tng thng lõm thi Ngy 1 thỏng 1 nm 1912, ụng tuyờn th nhm . - XÂY DỰNG HỒ SƠ TƯ LIỆU DẠY HỌC ĐIỆN TỬ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI, SGK LỊCH SỬ LỚP 11, BAN CƠ BẢN - THPT 2.1 Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử môn lịch sử ở trường THPT. Chương 2. Xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới cận đại,. Các bước xây dựng +/ Nghiên cứu nội dung chương trình lịch sử thế giới trước khi xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học điện tử. Để xây dựng được hồ sơ tư liệu dạy học điện tử phần lịch sử thế giới nguyên

Ngày đăng: 01/09/2015, 20:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan