1 tư liệu giúp trí nhớ.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 34 - 39)

 Bài 32: Hidro sunfua, lưu huỳnh dioxit, lưu huỳnh trioxit: 4 tư liệu về kiến thức chuyên sâu, kiến thức thực tế.

 Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat:

- 2 tư liệu về kiến thức chuyên sâu, kiến thức thực tế có liên quan.

Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học

 Bài 36: Tốc độ phản ứng hóa học: 1 tư liệu về kiến thức chuyên sâu.

 Bài 38: Cân bằng hóa học

3.3.2. Sử dụng tư liệu trong các bài học cụ thể:

3.3.2.1. Bài 23: Oxi - Ozon

Kiến thức thực tế: Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?

Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.

Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng

zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình.

Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.

3.3.2.2. Bài 33: Axit sunfuric – muối sunfat

Thơ vui, câu đố hóa học

3.3.2.3. Bài 25: Flo – Brom – Iot

Ứng dụng thực tiễn: Có nên pha thêm flo vào nước uống ?

Ở một số vùng nông thôn thường có hiện tượng trẻ em mọc răng không thành hình, thậm chí có chiếc răng chưa mọc đủ đã bị sâu hoặc sứt mẻ; có trẻ mọc răng “vô tổ chức”, đã vậy răng lại vàng và đen; lại có trẻ đến tuổi thay răng nhưng răng mới mọc rất chậm, v...v... Nguyên nhân của những hiện tượng này là gì ? Qua

Axit gì cùng sắt Tạo muối sắt hai, ba Tùy điều kiện dung dịch Còn làm sắt trơ ra. Muối gì làm khô nhanh Do có tính hút ẩm Tinh thể có nước ngậm Màu trắng hóa thành xanh.

Muối gì dùng đắp tượng Làm phấn và đúc khuôn Chẳng may ta trượt ngã Bó bột khi gãy xương.

Muối gì chống nấm bệnh Cho cà chua, khoai tây Khi đông về giá lạnh Giảm năng suất của cây.

nghiên cứu tìm hiểu các nhà khoa học đi đến kết luận là nguồn nước uống ở những vùng đó thiếu một nguyên tố vi lượng rất cần cho cơ thể con người, đó là flo (F).

Flo là nguyên tố hoạt động hóa học rất mạnh, thường có mặt ở khắp mọi nơi trong tự nhiên với các hình thức hợp chất hóa học. Thông thường trên mặt đất, trong lòng đất và trong nước đều có chứa chất flo. Flo thâm nhập vào cơ thể con người qua đường nước uống, thức ăn và không khí, đáp ứng nhu cầu phát triển bình thường của con người. Đối với trẻ em, flo có tác dụng thúc đẩy cơ thể phát triển, nhất là hai hàm răng. Với một lượng vừa đủ (khoảng 10%) flo trong men răng, răng đạt được độ cứng chắc tối đa và có sức đề kháng cao với sâu răng.

Về mặt dinh dưỡng, flo là một chất không sinh năng lượng nhưng có vai trò quan trọng trong các chức phận của cơ thể, gọi là “các yếu tố vi lượng” hay “yếu tố vết”. Đây là một điểm đáng chú ý vì không phải càng nhiều fluorid thì xương và răng càng chắc. Lượng flo cao hoặc thấp quá có thể gây rối loạn và thương tổn cho cơ thể.

Trên Trái đất có một số ít địa phương thiếu flo trong môi trường sống, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân, nhất là lớp trẻ em. Chính vì vậy có người đã chủ trương pha thêm flo vào nguồn nước uống.

Thế nhưng, nếu lượng flo thâm nhập vào cơ thể con người quá mức cho phép sẽ gây ra căn bệnh “ngộ độc flo”, chủ yếu biểu hiện như sau: răng ngả màu vàng, giòn dễ gãy và dễ rụng; đau buốt lưng, đùi, các khớp xương khó cử động dễ bị dị hình,... Flo thâm nhập quá nhiều vào cơ thể người còn gây ra các chứng rối lọan trao đổi chất, v...v... Vì vậy nhiều người phản đối việc pha thêm flo vào nguồn nước uống.

Trong những năm 50, ở Nhật bản có hai luồng ý kiến trái ngược xung quanh vấn đề có nên pha thêm flo vào nguồn nước uống không. Hai phái tranh luận suốt mấy năm liền mà vẫn không kết luận được nên làm theo cách nào. Trên thực tế cũng rất khó xử lý vấn đề này vì tình hình nguồn nước uống ở mỗi vùng một khác, cần phải xét nghiệm cụ thể nguồn nước nơi nào thiếu flo thì pha thêm, nguồn nước nơi nào đủ flo rồi thì không cần pha thêm nữa.

Thiếu flo hay dư flo quá mức đều gây ra những tổn hại cho hàm răng. Thông thường mỗi ngày một người cần 1 - 1,5 miligam flo, trong đó 2/3 có trong nước uống, 1/3 có trong các loại thực phẩm khác. Nếu hàm lượng flo trong 1 lít nước uống thấp hơn 0,5 miligam thì tỉ lệ trẻ em mắc các bệnh về răng sẽ cao. Hàm lượng flo trung bình trong 1 lít nước uống phải từ 0,5 – 1 miligam, nếu vượt quá 1 miligam/1 lít nước thì tỉ lệ trẻ em mắc bệnh răng và khớp cũng sẽ cao. Bởi vậy cần hết sức thận trong khi xét nghiệm hàm lượng flo trong nguồn nước, chỉ được pha thêm flo sau khi đã xác định rõ nguồn nước uống bị thiếu nguyên tố này.

Kem đánh răng chứa flo có tác dụng phòng chống sâu răng và tẩy được những vết bám dính có màu trên bề mặt răng nhờ thành phần mài mòn và đánh bóng, nhưng không “tẩy” được răng bị đen do nhiễm fluor, vì răng bị nhiễm màu do fluor là khiếm khuyết trong quá trình hình thành mô răng.

3.3.2.4. Bài 22: Clo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lịch sử khám phá: Đồng tác giả phát minh

Năm 1811, nhà hóa học Pháp Bernard Courtois đang làm việc trong phòng thí nghiệm. Trên bàn của ông có hai bình hóa chất: Một đựng dung dịch chiết từ rong biển, chiếc kia đựng axit sunfuric. Bỗng nhiên, con mèo yêu dấu của ông đang ngồi trên vai nhảy vụt xuống làm đổ cả hai lọ hóa chất. Hai dung dịch pha trộn vào nhau. Và một làn khói tím xanh bốc lên (đó là iot thăng hoa).

Từ hiện tượng đó, Bernard tìm thấy một nguyên tố mới, đó là iot. Ngày nay, ai cũng biết tới chất hóa học này, song ít người biết rằng con mèo nghịch ngợm đó đã trở thành đồng tác giả của nhà hóa học phát minh ra iot.

Chuyện kể về các nhà hóa học: Sự dũng cảm của nhà hóa học

Schiller – nhà hóa học Thụy Điển xuất thân từ gia đình nghèo, phải bỏ học đi làm thuê cho một nhà bào chế. Từ năm 14 tuổi, cậu bé Schiller đã tự mình đi vào hóa học. Năm 1775, những công trình thực nghiệm của ông đã nổi tiếng thế giới. Ông đã phát minh nhiều định luật cơ bản của hóa học.

tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hoặc dễ nổ, cháy và có thể gây ra những tai họa bất ngờ.

Một hôm, trước khi vào phòng thí nghiệm, ông dặn người giúp việc: “Tôi sắp

làm thí nghiệm với khí clo. Nếu chẳng may tôi ngã, gọi anh thì chớ vào vội mà phải mở tung cửa rồi chạy nhanh ra ngoài!”. Người giúp việc hốt hoảng can ngăn nhưng ông điềm nhiên: “Không thể được. Tính mệnh của tôi không phải là điều quan trọng! Quan trọng hơn là phải tìm ra những tính chất của khí clo cơ”. Người giúp việc chỉ biết lắc đầu mà thôi.

3.4. SỬ DỤNG CÁC TƯ LIỆU DẠY HỌC VÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNGBài 1:Tiết 51. Bài 30 Bài 1:Tiết 51. Bài 30 Lu huúnh KHNT: S KLNT: 32 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết:

- Vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn và cấu hình e của nguyên tử. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh: cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ.

- Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. Trong các hợp chất lưu huỳnh có số oxi hóa -2, +4, +6.

HS hiểu:

- Vì sao cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh biến đổi theo nhiệt độ. - Vì sao lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí của lưu huỳnh và viết phương trình hóa học của các phản ứng của lưu huỳnh tác dụng với một số đơn chất: Fe, H2, Hg, O2, F2.

- Giáo dục ý thức say mê học tập môn hoá học, ý thức bảo vệ môi trường chống gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm không khí.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG tư LIỆU dạy học hóa học CHƯƠNG TRÌNH lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 34 - 39)