1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng

58 668 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 105,41 KB

Nội dung

Đồ án,báo cáo,thực tập,…Đề tài : báo cáo thực tập tại công ty công ty TNHH KD và TM DV đại thắng Đây là Đồ án,báo cáo,thực tập,… chi tiết được lưu trữ trong quá trình học ĐH,được đánh giá chất lượng rất cao,được biên soạn nghiên cứu từ các tài liệu chuyên ngành,thực tế thực tập,… .được chắt lọc từ các tài liệu chuyên ngành.Đây là tài liệu thực sự bổ ích cho các bạn trẻ giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao khi bảo vệ đồ án,báo cáo thực tập,luận văn của mình,trinh phục tương lai của mình .Chúc các bạn thành công

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay và nhất là trong xu thế hộinhập về kinh tế, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng,sông sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn, điều này vừa tạo ra cơhội kinh doanh đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ tiềm tàng, đe dọa

sự phát triển của các doanh nghiệp

Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế Châu Á đang bị cuốn vào vòng xoáy suygiảm của nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cầnphải nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt cơ chế, chủ động sáng tạo, lựa chọn vàtìm cho mình một hướng đi phù hợp, hiệu quả nhất

Trong một tháng thực tập vừa qua, tôi có cơ hội tìm hiều vè tình hìnhhoạt động của công ty, có điều kiện vận dụng những lý luận đã được giảngdạy ở Trường vào thực tiễn, rút ra được những hiểu biết và kinh nghiệm banđầu thiết thực cho bản thân Với sự giúp đỡ tận tâm của Giảng viên cùng cácphòng ban trong công ty đã giúp tôi hòan thành Báo cáo thực tập tổng quantại “Công ty TNHH KD và TM DV Đại Thắng “

Trang 2

Phần I : Đánh giá tình hình tổng quan của công ty

1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1) Tên Công ty : Công Ty TNHH Kinh Doanh và Thương Mại Dịch Vụ

1.2) Giám đốc hiện tại của công ty: Đỗ Đại Thắng

1.3) Cơ sở pháp lý của công ty :

Doanh nghiệp đựơc thành lập theo Quyết định thành lập ngày 3/2/1993

Số Đăng ký kinh doanh: 1000214388

Vốn điều lệ: 40.000.000 VND

Thay đổi đăng ký kinh doanh lần 11 ngày 07/01/2014

Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VND

Vốn pháp định : 6.000.000.000 VND

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất, gia công, mua bán sản phẩm cơ khí(trừ tái chế phế thải kim loại, xi mạ điện ) Sản xuất, mua bán, lắp đặt thiết bịsản xuất Xây dựng, lắp đặt công trình dân dụng, công nghiệp Sản xuất, giacông, mua bán đồ điện dụng, công nghiệp Sản xuất gia công, mua bán đồ điệngia dụng ( trừ tái chế nhựa, sản xuất thuỷ tinh ) Bổ sung : Sản xuất, mua bánsản phẩm gỗ (trừ chế biến gỗ )

Trang 3

1.4) Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ:

Công ty TNHH KD và TM DV Đại Thắng được thành lập từ năm 1993 vớitên gọi Xí nghiệp sản xuất gia công bao đay Đại Thắng, trải qua hơn 20 nămphát triển và mở rộng, công ty đã trở thành một trong những công ty có uy tíntại thị trường Thái Bình và các tỉnh lân cận: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình…

Hiện nay, hoạt động kinh doanh của công ty đã được chuyên biệt hóa vàkhông ngừng mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển thị trường Để có được

sự phát triển như ngày nay, Đại Thăng đã trải qua những cột mốc đáng nhớ,đánh dấu sự nỗ lực và phát triển qua từng thời kỳ:

Năm 1993

Với vốn đầu tư ban đầu là 40 triệu đồng, Công ty TNHH KD và TM DV ĐạiThắng ra đời, là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi không chỉ của BanGiám Đốc Công ty mà còn nhờ sự đóng góp, tận tâm của cán bộ, nhân viênCông ty

Năm 2009 đến 2013

Công ty sau khi nhận thêm nguồn vốn góp sở hữu đồng thời thay đổi đăng kýkinh doanh đã mạnh dạn đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng nhà xưởng, xâydựng nhà nghỉ nhân viên nhằm tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống cho nhânviên đồng thời cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ nhân viên vớicông ty Đây là niềm tự hào mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được khi

số lượng nhân viên tin tưởng, gắn bó với công ty ngày càng tăng Cụ thể tínhđến hết năm 2013:

- Nhân viên có thâm niên >= 5 năm là 13 người chiếm 21,31%

- Nhân viên có thâm niên >= 4 năm là 15 người chiếm 24,59%

- Nhân viên có thâm niên >= 3 năm là 22 người chiếm 36,07%

- Nhân viên có thâm niên >= 2 năm là 06 người chiếm 9,84%

Trang 4

- Còn lại là nhân viên có thâm niên 6 tháng đến hơn 1 năm, chiếm 8,2%

Từ những viên gạch đầu tiên xây nên nền móng doanh nghiệp, với rất nhiềukhó khăn, đến nay, công ty đã tìm ra hướng đi đúng , trang thiết bị hiện đại gópphần bảo vệ môi trường xung quanh

Giá trị phần vốn góp

Tỉ lệ(%)

Số giấy CMNN đối với cá nhân , MSDN đối với doanh nghiệp , số quyết định thành lập đối với tổ chức

Ghichú

Trang 5

1.5) Mục tiêu của công ty :

Luôn luôn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, kinh doanh thương mại, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận, tích lũy tái đầu tư phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh

Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cải thiện điều kiện môi trường làm việc và nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động trong Công ty

1.6) Nhiệm vụ của công ty :

Cam kết của công ty xuyên suốt tất cả các khía cạnh của hoạt động kinhdoanh - đó là cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng, xây dựngmột môi trường làm việc hấp dẫn, tối ưu hóa các nguồn lực hiện có, giảm chiphí hoạt động và hạn chế các tác động ảnh hưởng đến môi trường thông qua cáchoạt động Xanh Bởi nhân viên chính là hình ảnh của công ty, do đó chúng tôiluôn tạo điều kiện giúp đội ngũ nhân viên phát triển bản thân qua các chươngtrình đào tạo, huấn luyện nội bộ được tổ chức thường xuyên tại công ty

Trong những năm qua, công ty đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực đểthực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp đối với cộng đồng Chúng tôi tự hào

về những nỗ lực không mệt mỏi nhằm bồi dưỡng đội ngũ nhân viên có chuyênmôn cao, đầy nhiệt huyết và cam kết thực hiện những trách nhiệm của doanhnghiệp đối với xã hội Cụ thể như sau:

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý và cung cấp sản phẩm bao bì đáp ứng nhu

cầu sản xuất và các nhu cầu khác của cá nhân và doanh nghiệp

- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt

chất lượng và hiệu quả cao

- Chủ động nghiên cứu phương án mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm,

đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 6

- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

- Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền

lương và đơn giá tiền lương đã đăng ký Thực hiện khen thưởng cho các

cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc góp phần vào hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty

- Thực hiện chính sách BHXH, BHYT; luôn cái thiện điều kiện làm việc,

trang bị đầu tư bảo hộ lao động, vệ sinh môi trường, thực hiện đúng chế

độ nghỉ ngơi, bồi dưỡng độc hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động

- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ, tay nghề

cho cán bộ công nhân viên

- Phối hợp với tổ chức: Đảng, Đoàn thể, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong

Công ty thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của người lao động, chăm lo đời sống vật chất văn hóa và tinh thần của CBCNV

- Xây dựng và huấn luyện lực lượng bảo vệ, dân quân tự vệ, phòng chống

cháy nổ, phối hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an ninh chính trị và trật

tự an toàn xã hội, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công

ty Làm tròn nghĩa vụ an ninh quốc phòng toàn dân

- Tất cả các cán bộ nhân viên trong công ty Đại Thắng đều thấu hiểu được một điều đó là:“Hãy phục vụ khách hàng như chúng ta đang phục vụ cho chính bản thân chúng ta”

Với phương châm như trên Công ty cũng xác định rằng:

- Bán đúng giá cả : Được bảo đảm về giá và tuyệt đối không sợ bị hớ.

- Đúng chất lượng : Được đảm bảo về chất lượng hàng hoá bằng hợp đồng

có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và đúng tính năng kỹ thuật như đãchào hàng

- Giá cả cạnh tranh: Được mua số lượng đơn lẻ theo giá bán buôn.

- Thái độ phục vụ: phục vụ theo đúng phương châm khách hàng là thượng

đế

Trang 7

- Dịch vụ hoàn hảo: Được hưởng các chính sách, chế độ dịch vụ số 1 tại

Việt Nam

- Độ bền công ty: với sự đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, với một ý thức

trách nhiệm cao, chúng tôi muốn mang lại sự an toàn tuyệt đối cho cáckhách hàng đã mua hàng tại Đại Thắng bằng những cam kết bảo hành cógiá trị pháp lý và giá trị thực tế đúng như những gì chúng tôi đã thỏathuận với khách hàng

Trang 8

2) CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY:

1.2) Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty :

Giám đốc

Phó giám đốc

Trực

2 Cơ cấu tổ chức công ty

Công ty Đại Thắng quản lý theo sơ đồ với phương châm gọn nhẹ Giámđốc là người ra quyết định trực tiếp cho các phó giám đốc Các bộ phận chứcnăng khác làm tham mưu tư vấn, giúp phó giám đốc thu thập, xử lý thông tinnhằm tìm ra những giải pháp tối ưu cho các dự án, kế hoạch và những vấn đề

Ban bảo vệ

Phó giám đốc Phụ trách SX- KD

Phòngkinh

Doanh

Phòng tổ chức hành chính

Bộ phận sản xuất Phòng

kế toán

Trang 9

phức tạp phát sinh trong hoạt đông công ty Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phậnquản lý như sau:

2.1 Ban giám đốc ( 3 người )

2.1.1 Giám đốc :Là người sáng lập ra công ty Đại Thắng điều hành mọi hoạt

động của công ty, thực hiện mối quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng Chịu tráchnhiệm trước pháp luật và là người quyết định tổ chức bộ máy quản lý vàphương hướng hoạt động kinh doanh của công ty.Để thực hiện trách nhiệm củamình giám đốc phải đưa ra các dự thảo, định hướng hoạt động và uỷ quyền chocác đơn vị hoạt động

2.1.2 Phó giám đốc trực : là người giúp cho giám đốc về mặt tổ chức, điều

phối nhân sự, quản lý nhân sự và quản lý hành chính Tham gia vào tổ chứccông tác đối ngoại của công ty Kết hợp với kế toán trưởng giám sát công táchạch toán, thống kê báo cáo của công ty

2.1.3 Phó giám đốc phụ trách sản xuất - kinh doanh: Chịu trách nhiệm trực

tiếp về tiêu thụ, phân phối sản phẩm Giúp giám đốc nắm tình hình hoạt độngsản xuất kinh doanh Nghiên cứu, phân tích các chiến lược kinh doanh của cty

2.2 Phòng tổ chức hành chính

- Chức năng: làđơn vị tham mưu giúp giám đốc trong quản lý vàđiều hành những công việc như: xây dựng và tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh, thực hiện chếđộ chính sách của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, công tác laođộng tiền lương - nhân sự - tuyển dụng - đào tạo, thực hiện mọi hoạt động về pháp chế, văn thư lưu trữ, hành chính quản trụ, y tế, xây dựng cơ bản

- Nhiệm vu - quyền hạn:

+ Bộ phận tổ chức lao dộng: căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nghiên cứu, đề xuất mô hình, tổ chức sản xuất và bộ máy quản lý của các đơn vị và bố trí nhân sự trên cơ sở gọn nhẹ có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty

Trang 10

+ Bộ phận hành chính: nghiên cứu đề xuất kiến nghị với giám đốc biện pháp giúp các đơn vị thực hiện đúng các chếđộ, nguyên tắc, thủ tục hành chính Quản

lý lưu trữ các văn bản, tài liệu, con dấu của công ty

+ Bộ phận xây dựng cơ bản: quản lý toàn bộ hồ sơ nhàđất, nhàở và các công trình công cộng tại công ty và khu tập thể, trực tiếp điều hành quản lý sửa chữa thường xuyên nhà xưởng, nhà làm việc của công ty

+ Bộ phận y tế: theo dõi sức khoẻ và quản lý hồ sơ sức khoẻ của cán bộ công nhân, xác lập hồ sơ theo dõi ngày nghỉốm của cán bộ công nhân viên, khám và cấp thuốc những bệnh thông thường, theo dõi thực hiện mua BHYT cho cán bộ công nhân viên trong công ty đúng đối tượng vàđúng thời hạn

2.3 Phòng kế toán tài vụ:

- Chức năng: làđơn vị tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công tác tài chính trong doanh nghiệp, phản ánh mọi hoạt động kinh tế thông qua việc tổng hợp, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổ chức các nghiệp vụ quản lý, thu chi tiền, đảm bảo thúc đẩy hoạt động của đồng tiền đạt hiệu quả và phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước

- Nhiệm vụ - quyền hạn: tổ chức, hướng dẫn, theo dõi hạch toán, kế toán về hoạtđộng sản xuất kinh doanh của các đơn vị và của công ty theo đúng pháp lệnhthống kê của nhà nước Tổng hợp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh, lậpbáo cáo tổng hợp phục vụ cho công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch sản xuất,ghi chép phản ánh chính xác kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồn vốn,dải ngân các loại vốn phục vụ cho việc cung cấp vật tư, nguyên vật liêu cho sảnxuất kinh doanh Ngoài ra, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán thống kêcho nhân viên thống kê các phân xưởng

2.4 Phòng kinh doanh - tiếp thị :

- Giúp cho công ty lập ra kế hoạch tiếp thụ, tiêu thụ hàng hóa.

- Thay mặt trưởng phòng giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng.

- Nghiên cứu và đề nghị các mục tiêu để thỏa mãn khách hàng.

- Đề xuất phát triển thị trường với sản phẩm mới

Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

Trang 11

Tiếp khách hàng, phân tích thị trường, tìm thị trường, khách hàng cho Công ty,đảm bảo nguồn hàng ổn định cho Công ty.

Lên kế hoạch, theo dõi sản xuất mẫu đối mẫu chào hàng

Phân tích đơn hàng, lập định mức sản phẩm trên cơ sở đó chiết tính gía thànhsản phẩm giá bán trình giám đốc duyệt

Nhận các đơn đặt hàng, lên hợp đồng kinh tế nội và ngoại trình giám đốc ký

2.5 Ban bảo vệ:

- Chức năng: làđơn vị tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác bảo vệ

an ninh kinh tế, nội dung kỷ luật lao dộng của công ty, công tác quân sự, phòng cháy chữa cháy

- Nhiệm vu - quyền hạn: xây dựng nội quy bảo vệ công ty, quy định phòng

chống cháy nổ, lụt bão Thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm tra thực hiện nội

quy kỷ luật lao dộng và quy chế ra vào cổng đối với cán bộ công nhân viên

trong công ty và khách đến làm việc tại công ty

3) Tình hình kinh doanh của công ty

Với mạng lưới phát triển khá nhanh đã giúp chỉ tiêu doanh số của Công

ty năm 2013 tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm 2012:

Bảng Các chỉ tiêu tổng hợp từ năm 2009 đến năm 2013

18,503 14,943

Trang 13

(Theo Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty - Nguồn: Phòng Kế toán)

Nhìn vào bảng trên ta có thể đưa ra những nhận xét sau:

Doanh thu năm 2010/2009: Tổng doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009

là 0,430 tỉ đồng tương ứng 3,2%

Doanh thu năm 2011/2010: Tổng doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010

là 0,073 tỉ đồng tương ứng 0,54%

Doanh thu năm 2012/2011: Tổng doanh thu năm 2012 tăng so với năm 2011

là 2,750 tỉ đồng tương ứng 16,91% do trong năm này công ty đầu tư thêmtrang thiết bị, máy móc

Doanh thu năm 2013/2012: Tổng doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012

là 2,244 tỉ đồng tương ứng 12,13%

Nhìn chung, trong 05 năm qua, tốc độ tăng trưởng về doanh thu của công ty

là khá ổn định, hai năm 2011 và 2013, công ty đã vượt kế hoạch tăng doanhthu (10%/năm)

3.1 Đánh giá kết quả về lợi nhuận, chi phí:

Lợi nhuận của công ty từ năm 2009 đến năm 2013 có xu hướng như sau:

Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 0,26 tỉ đồng tương ứng 53,7% so vớinăm 2009

Lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 0,03 tỉ đồng tương ứng 6,54% so vớinăm 2010

Trang 14

Lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 0,15 tỉ đồng tương ứng 39,41% so vớinăm 2011

Lợi nhuận trước thuế năm 2013 giảm 0,02 tỉ đồng tương ứng 6,88% so vớinăm 2012

Từ năm 2009 đến năm 2011 lợi nhuận có xu thế tăng chủ yếu là do cácnguyên nhân sau: Do những năm đầu mới thành lập (từ năm 2009 đến năm2011) công ty chưa đầu tư thêm nhiều vào trang thiết bị, thêm vào đó chi phísản xuất trong những năm này công ty vẫn giữ dược ở mức khá ổn định, từ

đó đạt được lợi nhuận cao (năm 2010 tăng 0,169 tỉ đồng tương đương1,305% so với năm 2009; năm 2011 tăng 0,039 tỉ đồng, 0,3% so với năm2010)

Năm 2012, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm

2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả năm 2011 tăng so với năm

2010 là 22,97%, khiến giá nhập nguyên vật liệu tăng cùng với sự biến độngcủa giá dầu mỏ trên thế giới theo xu hương tăng cao là nguyên nhân làm tăngchi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Thời gian này công ty cũng nhậnthêm đựơc vốn góp sở hữu, do đó đã đầu tư vào trang thiết bị, khiến chi phísản xuất chung, chi phí nhân công (như điện, nhiên liệu…) cũng tăng lên(năm 2012 tăng so với 2011 2,897 tỉ đồng tức 18,236%; năm 2013 tăng2,268 tỉ đồng tức 12,493%)

3.2 Đánh giá về số lượng lao động bình quân trong năm:

Số lao động bình quân trong năm của công ty năm sau cao hơn nămtrước, cụ thể:

Năm 2009 có 47 người, đến năm 2010 là 51 người Số người năm 2010tăng so với năm 2009 là 4 người, tương ứng 7,84%

Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 03 người tức 5,56%

Trang 15

Năm 2012 tăng so với năm 2011 là 01 người tương ứng 1,82%

Năm 2013 so với năm 2012 tăng 6 người, tương đương 9,84%

Cùng với số lượng lao động tăng lên, thu nhập bình quân/ người laođộng cũng tăng lên Ban đầu thu nhập bình quân/ người/ tháng là 1,6 triệuđồng năm 2009, đến năm 2013 đã tăng lên 1,85 triệu đồng, tăng 0,25 triệuđồng tương ứng tăng 15,36% Điều này cho thấy đời sống của người laođộng ngày càng được cải thiện, được nâng cao

3.3 Đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định bình quân và vốn lưu động bình quân.

Về giá trị tài sản cố định bình quân: từ năm 2009 đến năm 2013 của công ty

có chiều hướng tăng dần, cụ thể:

Năm 2010 tăng 1 tỉ đồng (23,81%) so với năm 2009

Các năm tiếp theo vẫn tiếp tục tăng, năm 2012 so với năm 2011 tăng 2,8

tỉ đồng (35,44%)

Năm 2013 so với năm 2012 không có biến động do công ty cuối năm

2012 mới đầu tư thêm trang thiết bị, năm 2013 cũng có đầu tư thêm nhưngkhông đáng kể

Giá trị tài sản cố định tăng dần qua các năm cho thấy công ty làm ăn cólãi và đầu tư thêm vào dây chuyền sản xuất, giúp chuyên môn hóa sản xuất,

về trung và dài hạn sẽ tiết kiệm đựơc chi phí, thời gian, càng tạo đựơc uy tínvới khách hàng

Về vốn lưu động bình quân của công ty cũng có chiều hướng tăng từ năm

2009 đến năm 2013:

Trang 16

Các năm 2010, 2011, 2012, vốn lưu động bình quân có lượng tăng khá

ổn định, tương ứng là 1,4 tỉ; 1,3 tỉ; 1,2 tỉ (tương đương 40%, 27,08% và20%)

Năm 2013 tăng so với năm 2012 là không đáng kể (0,3 tỉ đồng, tươngứng 4,76%)

Điều đó cho thấy tổng tài sản của công ty các năm đều tăng, tăng mạnh

từ 2010 đến 2012, năm 2013 cũng có tăng tuy thấp hơn nhưng năm trước

Dù vậy, điều này vẫn thể hiện quy mô họat động của công ty có chiều hướng

Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động marketing ngày càng đượckhẳng định trên thị trường Nó giúp cho các đơn vị kinh doanh định hướng hoạtđộng kinh doanh của mình Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trườngđến việc thúc đẩy tiêu thụ doanh số bán và tăng sự thỏa mãn khách hàng.Marketing được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công củadoanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả

Trang 17

Qua quá trình thực tập tại công ty Đại Thắng với mong muốn được sửdụng những kiến thức đã học góp phần làm tăng năng lực Marketing tại công

ty Đại Thắng, cá nhân tôi chọn đề tài : " HOẠT ĐỘNG MARKETING - MIX TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẠI THẮNG” làm đề tài nghiên cứu cho bài thực

tập của mình Mục đích của đề tài nhằm phân tích tình hình thực trạng về hoạtđộng marketing tại công ty để đề xuất các giải pháp marketing cho công ty.Ngoài ra đề tài còn nhằm củng cố và nâng cao những nhận thức về Marketing ởcác cơ sở kinh doanh thương mại nhằm rèn luyện và hoàn thiện các phươngpháp nghiên cứu để vận dụng trong quá trình công tác của tôi sau khi tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về công tác marketing của công

ty Đại Thắng, từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tạicông ty

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tình hình marketing tại công ty TNHH KD và

TM DV Đại Thắng

4 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích môi truong kinh doanh, tình hìnhmarketing tại công ty

5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp nghiên cứu duy vật biện

Trang 18

Theo hiệp hội marketing Hoa Kỳ ” Marketing là một quá trình hoạch định

và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hànghóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra những giao dịch để thỏa mãn những mục tiêucủa cá nhân, của tổ chức, của xã hội”

Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường Làlàm việc với thị trường để biến những trao đổi tiềm năng thành hiện thực nhằmthỏa mãn nhu cầu và mong muốn của con người

Marketing là một quá trình quản lí mang tính xã hội, nhờ nó các cá nhân

và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn, thôngqua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những ngườikhác

6.1.2 Các quan điểm markreting

- Quan điểm sản xuất : Quan điểm này cho rằng khách hàng sẽ có cảm tình

với những hàng hóa được bán rộng rãi và giá cả phải chăng, do đó hoạtđộng quản trị cần tập trung nỗ lực vào việc hoàn thiện hoạt động sản xuất

và phân phối có hiệu quả

- Quan điểm sản phẩm: Quan điểm này cho rằng khách hàng thích những

sản phẩm có chất lượng cao nhất, có tính năng sử dụng cao nhất, do đódoanh nghiệp phải tập trung mọi nỗ lực để thường xuyên cải tiến sảnphẩm

- Quan điểm bán hàng: Cho rằng khách hàng sẽ không mua nhiều sản

phẩm của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không thường xuyên tiếnhành các nỗ lực về chiêu thị và tiêu thụ

- Quan điểm marketing: Cho rằng chìa khóa để đạt được các mục tiêu

của doanh nghiệp là xác định cho được nhu cầu của thị trường mục tiêu,

và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa, hiệu quả hơn đốithủ cạnh tranh

- Quan điểm marketing xã hội: Cho rằng hoạt động của doanh nghiệp là

nhằm xác định nhu cầu ước muốn cũng như sở thích của thị trường mụctiêu và tiến hành thỏa

mãn các nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh theocách thức duy trì và phát triển lợi ích của người tiêu dùng xã hội

6.1.3 Mục tiêu của hệ thống marketing

Trang 19

- Tối đa hóa mức độ tiêu dùng: Việc xác lập mục tiêu này của marketing

dựa trên một giả định là khi con người càng mua sắm và tiêu dùng nhiềuhơn thì họ càng cảm thấy hạnh phúc hơn Những người làm marketingcho rằng marketing tạo điều kiện dễ dàng và kích thích tiêu dùng tối đa,nhờ đó sẽ thúc đẩy sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm và đem lại sựthịnh vượng tối đa

- Tối đa hóa sự thỏa mãn của người tiêu dùng: Doanh nghiệp chỉ có thể đạt

các mục tiêu kinh doanh của mình dựa trên sự nỗ lực nhằm gia tăng sựthõa mãn của khách hàng Với nguồn lực giới hạn, mỗi doanh nghiệptrong quá trình kinh doanh phải cố gắng sử dụng hợp lí để đáp ứng yêucầu của các nhóm lợi ích khác nhau và việc gia tăng sự thõa mãn củanhóm người này có thể làm phương hại đến lợi ích của nhóm người khác

- Tối đa hóa sự lựa chọn của người tiêu dùng: Mục tiêu này được đưa ra

nhằm gia tăng sự đa dạng của sản phẩm và khả năng lựa chọn của ngườimua với hàm ý rằng người tiêu dùng có nhiều khả năng hơn để lựa chọn,

do đó họ có thể tìm mua đúng loại hàng nào thỏa mãn được ước muốncủa họ, làm cho họ cảm thấy hài lòng nhất

- Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Nhiều người cho rằng, các vấn đềmarketing sẽ được giải quyết một cách toàn diện và triệt để hơn nếu ngườilàm marketing đứng trên quan điểm marketing xã hội và hệ thốngmarketing lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống làm mục tiêu cơ bản chohoạt động của mình

6.1.4 Tiến trình quản trị marketing

Quản trị marketing là quá trình tập trung nguồn lực của công ty vào cácmục tiêu dựa trên những cơ hội của thị trường Nó là ”quá trình hoạch định vàquản lý khái niệm, định giá, chiêu thị và phân phối sản phẩm để tạo nên các traođổi với các nhóm mục tiêu để thỏa mãn khách hàng và đạt được mục đích của tổchức”

Quá trình marketing theo Philip Loter được cụ thể hóa thành các bước sau:

Bước 1: Phân tích cơ hội marketingPhân tích cơ hội marketing bao gồm việc

phân tích môi trường marketing Môi trường marketing gồm có môi trường vĩ

mô và môi trường vi mô, môi trường bên trong và môi trường bên ngoài côngty

Trang 20

- Môi trường vĩ mô bao gồm các môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, dân số,chính trị luật pháp, công nghệ, thiên nhiên.

- Môi trường vi mô gồm có người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, các tổ chứcmarketing trung gian như phân phối, quảng cáo, nghiên cứu thị trường

- Môi trường bên trong công ty tạo nên điểm yếu hay điểm mạnh của công ty

Bước 2: Xác định mục tiêu và thiết kế các chiến lược marketing

Chiến lược marketing bao gồm chiến lược chọn thị trường mục tiêu(marketing targeting) Tạo vị trí sản phẩm trên thị trường mục tiêu, các chiếnlược marketing cạnh tranh và phát triển và chiến lược marketing hỗn hợp(marketing mix)

Bước 3: Hoạch định chương trình marketing

Chương trình marketing bao gồm các quyết định : Làm cái gì? Khi nàolàm? Ai sẽ làm? Và chi phí bao nhiêu? Như vậy chương trình marketing cụ thểhóa các công việc cụ thể thực hiện như các quyết định nghiên cứu thị trường, vềsản phẩm, giá cả, chiêu thị, phân phối

Bước 4: Triển khai marketing Mix

Bước 5: Thực hiện chiến lược marketing

Bước 6: Kiểm tra hoạt động marketing

6.2 VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA MARKETING TRONG KINH DOANH

Qua nghiên cứu và phân tích lịch sử phát triển của marketing các nhà kinh

tế khẳng định marketing ra đời trước hết chính là để nhằm hỗ trợ có hiệu quảcho hoạt động thương mại, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết những khó khăn rủi ro

mà doanh nghiệp phải đối mặt cũng như xác định được cơ hội của doanhnghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp kinh doanh có hiệu quả nhất.Marketing còn có chức năng hết sức quan trọng đó là chức năng kết nốimọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường Marketing hướng các nhà quảntrị vào việc trả lời hai câu hỏi:

- Một là, liệu thị trường có cần hết hay mua hết số sản phẩm doanhnghiệp tạo ra hay không?

- Hai là, liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủtiền mua hay không?

Trang 21

Qua đó marketing đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệphướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và mong muốn của kháchhàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.

Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của Doanh nghiệp

Hoạt động marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động củanhiều nhân tố, các nhân tố đó hình thành môi trường kinh doanh của một doanhnghiệp Môi trường được tiếp cận dưới góc độ Marketing là môi trườngmarketing

Môi trường marketing là tổng hợp tất cả các yếu tố, những lực lượng bêntrong và bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạtđộng hoặc ra các quyết định của bộ phận marketing trong doanh nghiệp đến khảnăng thiết lập hoặc duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng

6.2 CHIẾN LƯỢC MARKETING - MIX

Khái niệm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là một chương trình hành độngtổng quát hướng đến việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp Chiếnlược không nhằm vạch ra một cách chính xác làm thế nào để có thể đạt đượcnhững mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ, các chiếnlược chức năng khác Chiến lược chỉ tạo ra cái khung để hướng dẫn tư duy vàhành động

Chiến lược là một tập hợp những mục tiêu và chính sách cũng như các kếhoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó, nó cho thấy rõ doanh nghiệp đang

và sẽ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh nào

Khái niệm chiến lược marketing

Chiến lược marketing là sự lí luận (Logic) marketing nhờ đó một đơn vịkinh doanh hi vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình Chiến lượcmarketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trườngmục tiêu, marketing-mix và ngân sách marketing

Do chịu tác động của nhiều yếu tố, nên khi xây dựng chiến lược marketingphải xuất phát từ nhiều căn cứ khác nhau Có ba căn cứ chủ yếu người ta gọi là

Trang 22

tam giác chiến lược là: căn cứ vào khách hàng, căn cứ vào khả năng của doanhnghiệp, căn cứ vào đối thủ cạnh tranh.

6.3.1 Chiến lược sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những gì có thể thoả mãn được nhu cầu hay mong muốn

và được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sử dụnghay tiêu dùng Sản phẩm có thể là những vật thể là những hàng hoá hữu hình,dịch vụ, ý tưởng…

Một sản phẩm luôn gồm có những đặc điểm và thuộc tính hữu hình cũngnhư vô hình Khi sáng tạo ra một sản phẩm, nhà thiết kế cần phải chú ý và nhậnthức 3 tầng khác nhau của sản phẩm:

Sản phẩm cốt lõi: Đây là thành phần người mua thực sự cần mua

Sản phẩm hiện thực: bao gồm các yếu tố đặc điểm sử dụng, kiểu dáng,

bao bì, nhãn hiệu, chất lượng

Sản phẩm hoàn chỉnh: sau cùng nhà thiết kế có thể bổ sung thêm

những dịch vụ và lợi ích phụ cho sản phẩm như lắp đặt, bảo hành, dịch vụ giaohàng… để cho sản phẩm trở thành sản phẩm hoàn chỉnh

Chiến lược cho các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm

Chiến lược marketing cho giai đoạn phát triển sản phẩm mới:

Sản phẩm mới được thể hiện bằng 2 dạng: mới đối với công ty (công ty sảnxuất sản phẩm lần đầu tiên, mặc dù sản phẩm đã có trên thị trường); mới đối vớithị trường khi nó lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường

Qui trình đối với một sản phẩm mới bao gồm các giai đoạn:

- Phát triển ý tưởng về sản phẩm mới: Các ý tưởng này xuất phát từ nhiều

nguồn như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, ban lãnh đạo… Nhưng nhu cầu vàước muốn của khách hàng là cơ sở và điểm xuất phát cho ý tưởng sản phẩmmới

- Sàng lọc ý tưởng: khi đã có ý tưởng, công việc tiếp theo là sàng lọc các ý

tưởng này để chọn ý tưởng tiềm năng và loại ý tưởng không khả thi, và phảiđược đánh giá kỹ lưỡng

Trang 23

- Phát triển và thử nghiệm sản phẩm: thông qua các công cụ nghiên cứu thị

trường, công ty sẽ biết được mức độ phù hợp của sản phẩm đối với thị trường

- Phát triển chiến lược marketing cho thương hiệu: Nhà marketing hoạch định

sơ bộ chiến lược và chương trình marketing để tung thương hiệu sản phẩm mới

ra thị trường

- Phân tích kinh doanh: Khi xây dựng chiến lược và chương trình marketing

cho thương hiệu sản phẩm mới, công ty cần phân tích đánh giá lại mức độ hấpdẫn của nó cũng như mức độ phù hợp với mục tiêu chung về doanh thu, chi phí,

Chiến lược marketing cho giai đoạn giới thiệu:

Có 4 chiến lược công ty có thể sử dụng trong giai đoạn giới thiệu sảnphẩm:

Chiến lược hớt kem nhanh: Công ty quảng cáo rầm rộ, và định mức giá

cao để thu lợi nhuận nhanh

- Chiến lược hớt kem chậm: công ty định giá cao nhưng mức độ chiêu thị

thấp để giảm chi phí

- Chiến lược thẩm thấu nhanh: công ty định giá thấp nhưng thực hiện các

chương trình quảng bá rầm rộ, nên phù hợp với thị trường lớn, khả năng xâmnhập của đối thủ cạnh tranh cao, độ nhạy giá cả của khách hàng rất cao

- Chiến lược thẩm thấu chậm: công ty định giá thấp nhưng mức độ quảng bácũng thấp, phù hợp thị trường lớn, khả năng xâm nhập của đối thủ cạnh tranhkhông cao, độ nhạy giá cả cao

Chiến lược marketing cho giai đoạn tăng trưởng:

Là giai đoạn sản phẩm được thị trường chấp nhận, doanh số tăng nhanh

Để kéo dài giai đoạn tăng trưởng các công ty thường áp dụng một số chiến lược

để được mức tăng trưởng cao như sau: nâng cao chất lượng sản phẩm, xâmnhập vào các thị trường mới, mở rộng kênh phân phối

 Chiến lược marketing cho giai đoạn trưởng thành

Các công ty có thể thực hiện hai nhóm chiến lược chính trong giai đoạntrưởng thành: điều chỉnh thị trường và điều chỉnh hỗn hợp marketing

Trang 24

- Điều chỉnh thị trường: thông qua việc kích thích khách hàng cũ tiêu dùngnhiều hơn, thuyết phục những người chưa tiêu dùng thành khách hàng củathương hiệu và tham gia và các khúc thị trường mới.

- Có thể điều chỉnh, bổ sung các thành phần của hỗn hợp marketing như cảitiến chất lượng sản phẩm, các đặc trưng bổ sung, kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc,

… Công ty có thể điều chỉnh giá, hệ thống phân phối, cải tiến dịch vụ kháchhàng

 Chiến lược marketing cho giai đoạn suy thoái

Trong giai đoạn này các doanh nghiệp thường áp dụng chiến lược sản xuất

và marketing cầm chừng như: giảm chi phí thiết kế, nghiên cứu, quảng cáo,…chờ đối thủ cạnh tranh bỏ cuộc hoặc loại bỏ sản phẩm

6.3.2 Chiến lược giá

Giá cả hàng hoá là số tiền hoặc những vật gì khác cần để đổi được một sảnphẩm Giá cả có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, công ty kinh doanh vàtrong tâm trí khách hàng

 Chiến lược giá hớt kem (hớt váng sữa):

Điều kiện áp dụng:

- Khách hàng: phù hợp khi độ nhạy giá cả của khách hàng thấp do mức độ dịbiệt của thương hiệu cao và khúc thị trường này có đủ qui mô để kinh doanh cóhiệu quả (Đủ lượng khách hàng chấp nhận giá cao)

- Chi phí: sản xuất với quy mô nhỏ không cao lắm

- Đối thủ cạnh tranh khó khăn trong việc tham gia thị trường

 Chiến lược giá xâm nhập thị trường:

Với chiến lược này, công ty ấn định giá thấp với hy vọng sẽ hấp dẫn, thuhút nhiều khách hàng nhằm giành được một thị phần lớn Việc ấn định giá thấp

sẽ được thuận lợi trong điều kiện sau:

- Khách hàng: phù hợp trong trường hợp độ nhạy về giá cả cao để có được thịtrường với qui mô lớn

- Chi phí: chi phí tương đối nhỏ

- Cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh cho phép công ty định giá xâm nhập để hấp

dẫn khách hàng

 Chiến lược giá trung hoà

Trang 25

Là chiến lược giá cả được định theo đa số khách hàng, và tương xứng vớigiá trị của thương hiệu Công ty chọn chiến lược giá trung hoà không tập trungvào vai trò của giá cả mà chú trọng đến các thành phần khác của marketing Khách hàng: khách hàng khó khăn xác định giá trị thương hiệu (thươnghiệu mới xâm nhập thị trường) Vì vậy giá thương hiệu quá cao hay quá thấp sẽkhó thuyết phục khách hàng.

- Chi phí: qui mô hiệu quả kinh tế không quá cao cũng không quá thấp

- Cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh rất nhạy cảm với doanh số, luôn tìm cách tấncông giá cả

 Chính sách giá phân biệt:

Nhiều công ty thường hay thay đổi giá căn bản cho phù hợp với từng đốitượng khách hàng, phù hợp với từng sản phẩm, khu vực tiêu thụ… Đây làtrường hợp công ty bán một sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, không dựatrên cơ sở là chi phí khác nhau Có nhiều dạng giá phân biệt

- Định giá theo phân khúc: ở những nhóm khách hàng khác biệt nhau cónhững giá khác nhau

- Định giá theo dạng sản phẩm: công ty đưa ra nhiều dạng khác nhau của mộtsản phẩm và định giá khác nhau cho từng dạng

- Định giá theo khu vực: những khu vực khác nhau sẽ có mức giá khác nhautuy rằng chi phí như nhau

- Định giá theo thời gian: định giá thay đổi theo ngày khác nhau, đôi khi giờkhác nhau Thí dụ: vào mạng buổi tối, ban ngày cước phí khác nhau…

- Khi thực hiện chính sách giá phân biệt cần phải chú ý đến các điều kiện sau:

- Phải hợp pháp Nhiều nơi có luật cấm áp dụng chính sách giá phân biệt nếukhông chứng minh được có sự khác nhau về chi phí

Trang 26

- Khách hàng ở khu vực giá thấp không mua đi, bán lại

- Đối thủ cạnh tranh không tấn công bằng giá vào khu vực gía cao

Giá cả thường phản ánh về các thuộc tính của sản phẩm Rất nhiều kháchhàng dùng giá cả để đo lường chất lượng sản phẩm Khi áp dụng chính sáchnày, nhà sản xuất xem xét các yếu tố tâm lý của giá cả chứ không đơn thuần vềkhía cạnh kinh tế Định giá theo tâm lý người mua

Công ty thực hiện chính sách giá chiêu thị trong một giai đoạn nào đó sẽbán giá thấp hơn giá đã ghi trên sản phẩm, và trong nhiều trường hợp, thấp hơnchi phí để kích thích số lượng hàng bán

 Định giá theo vùng địa lý

Công ty cần xem xét giá cả của sản phẩm khi bán ở các vùng địa lý khácnhau Khi áp dụng chính sách giá này công ty cần chú ý chính sách giá của cácđối thủ cạnh tranh

6.3.3 Chiến lược phân phối

Kênh phân phối là một tập hợp các công ty và cá nhân có tư cách tham giavào quá trình lưu chuyển sản phẩm hoặc dịch vụ từ người sản xuất đến ngườitiêu dùng

Hệ thống tổ chức kênh phân phối có thể chia làm ba dạng chính:

 Kênh phân phối truyền thống: Bao gồm các nhà sản xuất, bánbuôn, bán lẻ hoạt động độc lập nhau để tìm kiếm khả năng tối đa hoá lợi nhuậncho tổng thể

nhiều người bán sỉ, một hay nhiều người bán lẻ hoạt động như một hệ thốngnhất

không có liên hệ với nhau trong cùng một cấp của kênh phân phối liên kết lạivới nhau để theo đuổi các cơ hội marketing

Các quyết định về kênh phân phối gồm: Xác định vai trò hoạt động củaviệc phân phối, lựa chọn các kênh phân phối chủ yếu, đánh giá các kênh phânphối chủ yếu

Các phương thức phân phối sản phẩm

Trang 27

 Bán lẻ

Bán lẻ là tất cả các hoạt động có liên quan đến việc bán các sản phẩm, dịch

vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, khôngmang tính kinh doanh

Bán buôn bao gồm các hoạt động liên quan đến việc phân phối sản phẩmđến khách hàng không phải để tiêu dùng cá nhân mà để bán lại hay tiêu dùngcông nghiệp với mục tiêu lợi nhuận

6.3.4.Chiến lược chiêu thị

Khái niệm: Theo quan điểm xã hội một thị trường sẽ không vận hành hiệuquả nếu không có thông tin Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp bị phê phán vì cungcấp những thông tin lệch lạc, đặc biệt là quảng cáo Quảng bá thương hiệu haychiêu thị, theo định nghĩa tích cực là chức năng cung cấp thông tin về thươnghiệu cho khách hàng mục tiêu và đóng một vai trò quan trọng trong việc đưathương hiệu đến nay khách hàng

Các công cụ chiêu thị:

- Có rất nhiều công cụ nhà marketing sử dụng để quảng bá thương hiệu Tómlại có thể chia thành 5 nhóm chính: quảng cáo (advertising), khuyến mại bánhàng (sale promotion), chào hàng cá nhân (personal selling), marketing trực tiếp(direct marketing), và quan hệ cộng đồng (public relation) Các công cụ nàydược gọi là hỗn hợp chiêu thị (promotion mix)

- Quảng cáo: Là dạng thông tin chứa những ý tưởng, thương hiệu tới thịtrường mục tiêu thông qua một kênh trung gian Phương thức truyền tin nàygián tiếp thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng Có rất nhiều kênhquảng cáo: ti vi, radio, báo chí, pano, v.v… Quảng cáo thường nhắm tới mụctiêu rộng lớn

- Khuyến mại bán hàng: Là các dạng kích thích tiêu dùng thường là ngắn hạn,

có nhiều dạng khuyến mãi bán hàng được sử dụng như quà tặng, chiết khấu,mua 1 tặng 1, xổ số, bốc thăm trúng thưởng, hội chợ triển lãm

- Chào hàng cá nhân: Là dạng quảng bá, thuyết phục khách hàng thông quatiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng của công ty và khách hàng mục tiêu

Trang 28

- Marketing trực tiếp: Là dạng chiêu thị sử dụng thư, email, fax để chuyển tảithông tin đến từng đối tượng khách hàng.

- Quan hệ cộng đồng: Là dạng quảng bá công ty hay thương hiệu thông quacác chương trình tài trợ như thể thao, thời trang, đố vui để học, chương trình từthiện, tham gia các hoạt động cộng đồng, v.v…

II) Thực trạng công tác tại công ty

Phân tích và đánh giá tổng hợp năng lực và các điều kiện kinh doanh

ở bên trong doanh nghiệp

1 Khả năng tài chính

Để có một sự đầu tư lớn mạnh thì công ty phải có một nguồn tài chính rồirào mà công ty đầu tư vào hoạt động kinh doanh sản xuất của mình Như phầnmột đã nói thì công ty Đại Thắng là công ty trách nhiệm hữu hạn được sáng lậpbởi 2 thành viên Ban đầu với nguồn tài chính còn ít ỏi so với sự đầu tư cho cơ

sở vật chất trang, bị lại các thiết bị máy móc sản xuất Trong quá trình sản xuấtcông ty đã dần dần từng bước đứng vững trên thị trường với số vốn ngày cànglớn tính đến đầu 2013 thì số vốn mà doanh nghiệp có đã đạt trên 10 tỉ đồng

Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh không ngừng trệ, với sự làm ăn uy tíncủa mình công ty đã không ngừng vay vốn đầu tư thêm dây thuyền sản xuấtđảm bảo hàng hoá không bị khan hiếm trên thị trường

2 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cơ sở vật chất của công ty phảiđảm bảo, với dây truyền sản xuất tự động đạt chất lượng cao cho sản phẩm Công ty có một máy chế tạo nhựa tổng hợp polime bóng, 5 máy quấn dây biếnthế tụ động Máy in ấn bao bì của sản phẩm Kho chứa nguyên vật liệu và khochứa hàng hoá, sản phẩm của công ty

Trang 29

- Tốt nghiệp phổ thông trung học: 32

(Nguồn : Phòng tổ chức và nhân sự công ty )

Việc bố trí lao động của công ty khá hợp lý phù hợp với năng lực củatừng người

Phương thức quản lý mà công ty áp dụng là trực tuyến- chức năng Giữacác bộ phận có sự phối hợp nhằm đảm bảo hiệu qua chung cho toàn Công ty

4 Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động với tất cả

các chỉ tiêu định lượng

Ngày đăng: 30/09/2014, 15:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Danh sách thành viên góp vốn  STT Tên - Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng
Bảng 1 Danh sách thành viên góp vốn STT Tên (Trang 4)
1.2) Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty : - Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng
1.2 Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty : (Trang 8)
Bảng  Các chỉ tiêu tổng hợp từ năm 2009 đến năm 2013 - Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng
ng Các chỉ tiêu tổng hợp từ năm 2009 đến năm 2013 (Trang 11)
Bảng  Chiết khấu giá - Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng
ng Chiết khấu giá (Trang 37)
Sơ đồ : Hệ  thống phân phối  theo chiều dọc - Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng
th ống phân phối theo chiều dọc (Trang 41)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w