Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng.

Một phần của tài liệu ÔN THI TNTHPT ĐỊA LÍ 2010 (Trang 46 - 50)

I- KIẾN THỨC CƠ BẢ N:

b. Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng.

công nghiệp lâu năm giữa hai vùng.

Trả lời

1. Vẽ biểu đồ.

a. Xử lý số liệu( Đơn vị : % )

Cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

Cả nước Trung du và miền núi Bắc

Bộ Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu Năm 100 100 100

Cà phê 30,4 3,6 70,2

Chè 7,5 87,9 4,3

Cao su 29,5 - 17,2

Các cây khác 32,6 8,5 8,3

b. Vẽ biểu đồ.

- Biểu đồ thích hợp là biểu đồ hình tròn: có 3 hình tròn thể hiện quy mô và cơ cấu diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi bắc Bộ, Tây Nguyên.

+ Lấy bán kính biểu đồ hình tròn của vùng Trung du và miền núi bắc Bộ là 1 đơn vị ( R1 = 1cm) thì bán kính biểu đồ hình tròn của Tây Nguyên sẽ là R2= 634,3 : 91,0 = 69,7. Sau đó căn bậc hai số 69,7 . Ta được R2 = 2,6 cm.

+ Bán kính biểu đồ hình tròn cả nước sẽ là R3 = 1633,6 : 91,0 = 17,95. Sau đó căn bậc hai số 17,95. Ta được R3 = 4,2 cm.

- Yêu cầu: có tên biểu đồ, có kí hiệu, chú thích cho từng loại cây công nghiệp, ghi số liệu vào mỗi phần của biểu đồ

c. Nhận xét và giải thích * Giống nhau:

- Về quy mô:

+ Cả hai đều là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn cả nước ( về diện tích và sản lượng) + Trồng chủ yếu cà phê, chè với quy mô lớn.

+ Khí hậu có sự phân hóa da dạng => trồng được cả cây nhiệt đới và cây cận nhiệt. - Về hướng chuyên môn hóa:

+ Đều tập trung vào cây công nghiệp lâu năm + Đạt hiệu quả kinh tế cao

- Về điều kiện phát triển:

+ Điều kiên tự nhiên ( đất, nước, khí hậu … ).

+ Dân cư: có kinh nghiệm trong trồng trọng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

* Khác nhau:

- Về vị trí vai trò từng vùng ( Tây Nguyên lớn thứ hai, Trung du và miền núi Bắc Bộ đứng thứ 3 cả nước). - Về hướng chuyên môn hóa:

+ Trung du miền núi Bắc Bộ: trồng chè, quế, sơn, hồi, thuốc lá, đậu tương … + Tây Nguyên: Cà phê, chè, cao su, dâu tằm, bông vải …

- Về điều kiện phát triển: ( địa hình, khí hậu, đất đai, kinh tế-xã hội ) rất khác nhau giữa hai vùng.

Câu 2. Cho bảng số liệu: Số lượng trâu và bò, năm 2005 (Đơn vị : nghìn con)

Cả nước Trung du và miền núi Bắc Bộ Tây Nguyên

Trâu 2922,2 1679,5 71,9

Bò 5540,7 899,8 616,9

1. Hãy tính tỉ trọng trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước. 2. Dựa vào bản đồ Nông nghiệp chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ?

- Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước ?

Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại ?

Trả lời

1. Hãy tính tỉ trọng trâu, bò của Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên trong tổng đàn trâu bò của cả nước.

a. Xử lý số liệu.

- Tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu, bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên ( đơn vị : % ) Cả nước Trung du và miền núi Bắc

Bộ Tây Nguyên

Trâu 34,5 65,1 10,4

Bò 65,5 34,9 89,6

- Tỉ trọng của đàn trâu, bò vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên so với tổng đàn trâu, bò cả nước ( đơn vị : % )

Cả nước Trung du và miền núi Bắc

Bộ Tây Nguyên

Trâu 100 57,5 2,46

Bò 100 16,2 11,1

b. Nhận xét và giải thích.

- Đây là hai vùng có nhiều đồng cỏ xanh tốt quanh năm, khí hậu mát mẽ thuận lợi cho chăn nuôi trâu, bò.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng nuôi trâu , bò lớn nhất cả nước, chiếm 57,5 % tổng đàn trâu, bò cả nước. Đàn bò chiếm tỉ lệ khá cao 12,6 % tổng đàn bò cả nước. Tây nguyên cũng là vùng nuôi nhiều bò, chiếm 11,1 % tổng đàn bò cả nước. Trâu chiếm 2,46 % tổng đàn trâu cả nước, không đáng kể.

- Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò vì đây là vùng có khí hậu lạnh, đặc biệt là có mùa đông rất lạnh, ưu điểm là trâu chịu rét giỏi hơn bò. Tây Nguyên có khí hậu nóng, mùa khô kéo dài nên thích hợp với bò hơn.

Câu 3: Dựa vào bản đồ Nông nghiệp chung hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy cho biết: Trả lời

+ Cả hai vùng đều có đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi như Môc Châu, Đơn Dương, Đức Trọng … Bên cạnh dó, nguồn thực phẩm cho chăn nuôi ngày càng được tăng cường và đảm bảo do ngành trồng tròng có bước phát triển vững chắc.

+ Khí hậu:

Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đơi, có một mùa đông lạnh, ẩm thích hợp với điều kiện sinh thái trâu bò.

Tây Nguyên: Nhiệt đới cận xích đạo khô, nóng phù hợp với điều kiện sinh thái của bò. + Nhu cầu từ các vùng phụ cận về sản phẩm chăn nuôi rất lớn.

+ Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi .

- Tổng số đàn trâu, bò của hai vùng chiếm tỉ lệ lớn so với cả nước + Trâu : chiếm 60 % so với cả nước

+ Bò : chiếm 27,3 % so với cả nước

- Tại sao ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại ?

Giải thích: Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò vì đây là vùng có khí hậu lạnh, đặc biệt là có mùa đông rất lạnh, ưu điểm là trâu chịu rét giỏi hơn bò. Tây Nguyên có khí hậu nóng, mùa khô kéo dài nên thích hợp với bò hơn.

BÀI 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐÔNG NAM BỘI. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh và thành phố, diện tích 2,4 triệu ha, dân số 12 triệu người ( 2006 )

-Là vùng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội: Vị trì địa lý, đất bazan màu mỡ, đất xám trên đất phù sa cổ, có nhiều như trường lớn, nhiều dầu mỏ, tiềm năng thủy điện lớn

- Có nguồn lao động có trình độ khoa học kỹ thuật cao, nền kinh tế hàng hóa phát triển - Hạn chế: Thiếu nước vào mùa khô, ô nhiễm môi trường.

- Cần tập trung khai thác tốt các ngành công nghiệp: + Các ngành công nghệ cao

+ Ngành dịch vụ + Ngành nông nghiệp

+ Các ngành kinh tế tổng hợp.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Hãy nêu các thế mạnh của vùng Đông Nm Bộ trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế. Trả lời

So với các vùng khác trong cả nước, Đông Nam Bộ đã hội tụ được các thế mạnh sau đây:

a. Vị trí địa lý.

- Giáp với Đồng bằng sông Cửu Long là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất nước; giáp Tây Nguyên ( vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm sản); giáp Duyên hải Nam Trung Bộ ( là vùng nguyên liệu về thủy sản và cây công nghiệp)

- Có vùng biển với các cảng lớn, tạo điều kiện liên hệ với các vùng trong nước và quốc tế. - Có sân bay quốc tế, thuận lợi trong giao lưu khu vực và quốc với thời gian ngắn.

b. Về tự nhiên.

- Đất: bazan màu mỡ, chiếm 40 % diện tích cả vùng và nối tiếp với đất bazan của Nam Tây Nguyên; đất xám tập trung thành vùng lớn tuy nghèo dinh dưỡng nhưng thoát nước tốt. Thích hợp hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn như cao su, cà phê, hồ tiêu…một số cây ngắn ngày như : mía, đậu tương, thuốc lá, cây ăn quả: sầu riêng, chôm chôm …

- Khí hậu, nguồn nước

+ Khí hâu cận xích đạo ít bị ảnh hưởng của bão, thích hợp cho trồng cây nhiệt đới cho năng suất cao. Khó khăn lớn nhất là thiếu nước vào mùa khô và sự xâm nhập thủy triều sâu vào đất liền.

+ Vùng có hệ thống sông Đồng Nai, có giá trị về nhiều mặt (thủy điện, giao thông, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ).

- Sinh vật: Không nhiều so với các vùng khác trong cả nước nhưng vẫn cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến, đồng thời có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. .Có nhiều ngư trường lớn về thủy hải sản. ( từ Ninh Thuận – Kiêng Giang)

- Khoáng sản: Dầu khí phân bố ở vùng thềm lục địa. Ngoài ra có sét, cao lanh ở Đồng Nai, Bình Dương ).

c. Điều kiện kinh tế xã hội.

- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào khoảng 11,7 triệu người (2005) chiếm 14,1 % dân số cả nước, là vùng nhập cư lớn thứ hai sau Tây Nguyên.

- Tập trung nhiều lao động có tay nghề ,có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

- Chất lượng nguồn lao động có khả năng thích ứng với công việc nhanh, nhạy bén với thị trường và khả năng tiếp thu nhanh khoa học công nghệ mới.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Đây là vùng có cở vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất ở phía Nam ( giao thông, thông tin liên lạc, đặc biệt là đầu mối giao thông vận tải TP.HCM )

- Nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - Tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất

- Là vùng thu hút nhiều vốn, dự án đầu tư nước ngoài.

Câu 2: Hãy trình bày một số phương hướng chính để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng.

Trả lời:

- Tăng cường cơ sở vật chất cho vùng:

+ Do phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu năng lượng ngày càng lớn. + Cơ sở năng lượng của các vùng đã và đang giải quyết từ các nguồn:

Thủy điện Trị An ( 400.000 KW). Thủy điện Thác Mơ 150.000 KW).

Thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi ( 475.000 KW).

Nhiệt điện tua bin khí Phú Mỹ I, II, III, IV ( tổng công suất là 4 triệu KW) Đường dây cao áp 500KV tải từ thủy điện Hòa Bình vào.

- Tăng cường hệ thống giao thông, thông tin liên lạc.

- Mở rộng đầu tư nước ngoài, chú trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành công nghệ cao. - Giảm thiểu về môi trường, có biện pháp chống ô nhiễm từ hoạt động sản xuất công nghiệp.

Câu 3: Chứng minh: sự phát triển tổng hợp kinh tế biển có thể làm thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế vùng. Trả lời

- Việc đẩy mạnh khai thác dầu khí, phát triển công nghiệp lọc dầu, hóa dầu và các ngành dịch vụ dầu khí đã tác động mạnh đến phát triển của vùng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ của vùng.

- Du lịch biển đã và đang ngày càng phát triển mạnh với trung tâm Vũng Tàu và các điểm du lịch khác như: Côn Đảo, Long Hải …Du lịch đang từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng.

- Mở rộng cảng biển, hiện đại hóa hệ thống cảng sông Sài Gòn sẽ tác động mạnh mẽ tới các ngành giao thông vận tải, phát triển ngành dịch vụ hàng hải, cơ khí sửa chữa và đóng mới tàu…

- Khai thác tốt ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản sẽ tác động mạnh đến các ngành công nghiệp chế biến.

Câu 4. Hãy nêu một số phương hướng khai thác tổng hợp tài nguyên biển và thềm lục địa. Trả lời

- Đẩy mạnh khai thác và chế biến dầu khí, xây dựng các trung tâm lọc, hóa dầu. Phát triển mạnh cụm khí điện Phú Mỹ.

- Tăng cường đánh bắt xa bờ, nuôi trồng thủy sản ở những vũng, vịnh có tiềm năng. - Tập trung khai thác, phát tiển du lịch biển.

- Đẩy mạnh phát triển các cụm cảng nước sâu, cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Vũng Tàu.

- Trong khai thác và phát triển tổng hợp kinh tế biển cần chú ý giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường.

Bài 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNGCỬU LONG

I.KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

- Hiểu được đặc điểm tự nhiên của đổng bằng Sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với sự phát triển kinh tế của vùng.

- Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến đồng bằng Sông Cửu Long thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước.

- Đọc và phân tích được một số thành phần tự nhiên của đồng bằng Sông Cửu Long trên Át lát địa lí Việt Nam.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Nêu các bộ phận hợp thành đồng bằng Sông Cửu Long. Trả lời

- Đồng bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 40 nghìn km2, chiếm 12% diện tích toàn quốc và số dân hơn 17,4 triệu người năm 2006, chiếm 20,7 % dân số cả nước.

- Là đồng bằng châu thổ rộng lớn nhất nước ta, bao gổm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu ( thượng và hạ châu thổ) và phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông ( đồng bằng Cà Mau).

Câu2. Trình bày thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển KT-XH. Trả lời

a. Thế mạnh;

- Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, lượng mưa lớn từ 1300-2000mm/năm thuận lợi cho giao thông đường thủy, sản xuất, sinh hoạt.

- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Tài nguyên sinh vật phong phú. Thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng tràm. Động vật có giá trị hơn cả là cá và chim.

- Tài nguyên biển phong phú với nhiều bãi cá, bãi tôm, diện tích mặt nước rộng lớn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

- Khoáng sản: đá vôi, than bùn, dầu khí. b. Hạn chế

- Thiếu nước mùa khô

- Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. - Lũ lụt, hạn hán.

Một phần của tài liệu ÔN THI TNTHPT ĐỊA LÍ 2010 (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w