Than Dầu khí

Một phần của tài liệu ÔN THI TNTHPT ĐỊA LÍ 2010 (Trang 29 - 34)

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆ N.

Than Dầu khí

+ Các bể trầm tích ngoài thềm lục địa

+ Bể trầm tích Cửu Long có trữ lượng khá lớn, một số đã và đang được khai thác ( Bạch Hổ, Mỏ Rồng, Rạng Đông…)

+ Bể trầm tích Nam Côn Sơn có trữ lượnglớn nhất ưu thế về khí mỏ, Đại Hùng đang được khai thác +Ngoài ra còn có bể sông Hồng, Trung Bộ, Thổ Chu, Mã Lai

-Công nghiệp điện lực:

* Thuỷ điện: tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng, sông Đà, sông Đồng Nai…

- Miền Bắc: thuỷ điện Hòa Bình công suất 1920 MW, Thác Bà trên sông Chảy công suất 110 MW… - Miền Trung và Tây Nguyên:

+ Yaly trên sông Xêxan ( 720 MW)

+ Hàm Thuận, Đa Mi trên sông La Ngà ( Hàm Thuận 300 MW, Đa Mi 175 MW) + Đa Nhim trên sông Đa Nhim ( 160 MW)

-Miền Nam: Trị An trên sông Đồng Nai (400MW)…

Khai thác nguyên

nhiên liệu Sản xuất điện

Than Dầu khí khí Các loại khác Thuỷ điện Nhiệt Điện Các loại khác công nghiệp năng

-Một số nhà máy đang xây dựng: + Sơn La trên sông Đà (2400 MW) + Tuyên Quang trên sông Gâm ( 342MW) * Nhiệt điện: ( nhà máy có công suất lớn)

- Miền Bắc: có Phả Lại 1 và 2 ( 440 MW và 600MW) + Uông Bí và Uông Bí mở rộng ( 150 MW và 300 MW) + Ninh Bình ( 100 MW)

-Miền Nam:

+ Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 ( 4164 MW)

+ Bà Rịa ( 411 MW) thuộc Bà Rịa Vũng Tàu + Hiệp Phước (375 MW)

+ Thủ Đức ( 165 MW) thuộc TP Hồ Chí Minh + Cà Mau 1 và 2 ( 1500 MW)

2.công nghiỆp chẾ biẾn lương thỰc, thỰc phẨm: I. KiẾn thỨc cơ bẢn

- Hiểu được cơ cấu ngành công nghiệp chế biến Nông, lâm, thủy sản và từng ngành nói riêng. - Nắm vững được đặc điểm, cơ sở nguyên liệu, tình hình phân bố, sản xuất của mỗi ngành.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Trả lời

Vì ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác

-Với cơ cấu ngành đa dạng có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.

- Sản lượng các sản phẩm tăng cao

-Giá trị sản lượng cao góp phần tăng trưởng kinh tế -Giá trị xuất khẩu tăng nhanh ( hàng tỉ đôla/năm) - Giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động

-Tác đông mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác ( nông nghiệp, ngư nghiệp, thương mại, dịch vụ…)

Câu 2: Chứng minh rằng nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển công nghiệp chế biến lương thực , thực phẩm

Trả lời

-Đối với ngành CN chế biến sản phẩm trồng trọt:

+ CN xay xát:Sản lượng lương thực liên tục tăng và dồi dào

+ CN đường mía: nguồn nguyên liệu dồi dào hàng năm đạt khoảng 15 triệu tấn mía cây + CN chế biến chè, cà phê, thuốc lá:

. Nguồn nguyên liệu sẵn có . Nhu cầu lớn ngày càng tăng

+CN rượu bia: nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường rộng lớn -Công nghiệp chế biến chăn nuôi:

Cơ sở nguyên liệu còn hạn chế vì mới phát triển gần đây -Công nghiệp chế biến thuỷ hải sản:

. Cơ sở nguyên liệu phong phú . Thị trường rộng lớn

BÀI 28: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPI. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Khái niệm: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẳn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố. + Bên trong: Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện xã hội. + Bên ngoài: Thị trường, vốn, công nghệ.

- Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chính ở nước ta hiện nay là: Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghiệp tập trung, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.

+ Khu công nghiệp tập trung: Hình thức mới được hình thành và hiện nay phát triển rất nhanh. + Việt Nam có 6 vùng công nghiệp

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp của nước ta. Trả lời:

Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Đặc điểm Điểm công nghiệp

- Gồm 1 – 2 xí nghiệp đơn lẽ, có kết cấu hạ tầng riêng. - Phân bố gần nguồn nguyên nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ - Không có mối quan hệ về sản xuất.

- Ở Tây Nguyên, Tây Bắc

Khu công nghiệp

- Nhiều xí nghiệp công nghiệp trên khu vực có ranh giới rõ ràng, có chung cơ sở hạ tầng.

- Có quy chế ưu đãi riêng.

- Có ban quản lí và có sự phân cấp quản lí.

- Ở Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Duyên Hải Miền Trung.

Trung tâm công nghiệp

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. - Gắn liền với đô thị vừa và lớn.

- Có ngành chuyên môn hóa với vai trò hạt nhân. - Qui mô 3 loại:

+ Lớn và rất lớn: Có ý nghĩa quốc gia (Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội).

+ Trung bình: Có ý nghĩa vùng (Việt Trì, Đà Nẳng, Cần Thơ...).

+ Nhỏ: Có ý nghĩa địa phương (Vinh, Thanh Hóa, Qui Nhơn).

Vùng công nghiệp

- Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có trình độ cao nhất.

- Có thể bao gồm tất cả hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao có mối quan hệ về sản xuất, công nghệ, kinh tế...

- Có diện tích gồm nhiều tỉnh và thành phố (tương đương cấp tỉnh).

- Có một số ngành chuyên môn hóa của vùng. - Dưới sự chỉ đạo của Bộ và địa phương.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam:

a/Kể tên 5 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành của từng điểm?

b/Kể tên 5 điểm trung tâm công nghiệp lớn, lớn nhất và cơ cấu ngành của từng điểm? Trả lời:

a/. 5 điểm công nghiệp và cơ cấu ngành : Tỉnh Túc: Luyên kim màu.

Hà Giang: Chế biến thực phẩm. Huế: Dệt.

Tuy Hòa: Thực phẩm. Cà Mau: Thực phẩm.

b/. 5 Trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành:

- Thành Phố Hồ Chí Minh: Trung tâm công nghiệp rất lớn với cơ cấu ngành luyện kim màu, luyện kim đen, đóng tàu, cơ khí, điện tử, ôtô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm, chế biến lâm sản, nhiệt điện (12 ngành). - Hà Nội: Trung tâm công nghiệp lớn với cơ cấu ngành luyện kim đen, cơ khí, điện tử, ôtô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến lâm sản, thực phẩm (10 ngành).

- Hải Phòng: Trung tâm công nghiệp lớn với cơ cấu ngành luyện kim đen, nhiệt điện, cơ khí, điện tử, đóng tàu, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm. (8 ngành).

- Biên Hòa: Trung tâm công nghiệp lớn với cơ cấu ngành cơ khí, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm, chế biến lâm sản. (7 ngành).

- Vũng Tàu: Trung tâm công nghiệp lớn với cơ cấu ngành luyện kim đen, nhiệt điện, cơ khí, đóng tàu, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may, thực phẩm. (8 ngành).

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam giải thích vì sao Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước ta?

Trả lời:

- Đây là 2 trung tâm công nghiệp hội đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển công nghiệp.

+ Vị trí nằm trong vùng kinh tế trong điểm, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế, là đầu mối giao thông vận tải lớn của cả nước. Tiếp giáp vùng giàu tài nguyên.

+ Nguồn lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất tốt nhất và hoàn thiện nhất cả nước. + Thị trường tiêu thụ lớn.

+ Có nhiều chính sách năng động trong việc phát triển kinh tế. Hà Nội còn là thủ đô của nước ta.

+ Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều thuận lợi hơn Hà Nội cửa ngõ thông ra biển, qui mô dân số lớn năng động trong cơ chế thị trường. Vì vậy, Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, Hà Nội đứng thứ 2.

BÀI 29: THỰC HÀNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

Bài tập 1: Bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế (giá thực tế) đơn vị: tỉ đồng

Thành phần kinh tế Năm 1996 Năm 2005

- Nhà nước

- Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể). - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

74. 16135. 682 35. 682 39. 589 249. 085 308. 854 433. 110

a/. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005

b/. Nêu nhận xét Trả lời:

a/. Vẽ biểu đồ

- Tính giá trị cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế: đơn vị %

Thành phần kinh tế Năm 1996 Năm 2005

- Nhà nước

- Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể). - Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

50,3 24,6 25,1 25,1 31,2 43,7 - Vẽ biểu đồ : hai hình tròn bán kính năm 1996 < 2005

b/. Nhận xét

- Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế nhà nước năm 1996 chiếm tỉ trọng lớn nhất là 50,3% và đang có xu hướng giảm tỉ trọng: 2005: 25,1% so với năm 1996 giảm 25,2%

- Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế ngoài nhà nước năm 1996 chiếm tỉ trọng nhỏ nhất 24,6% và đang có xu hướng tăng lên: 2005: 31,2% tăng so với năm 1996 là 6,6%

- Giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 sau khu vực nhà nước: năm 1996: 25,1%, nhưng đến năm 2005 chiếm tỉ trọng lớn nhất: 43,7% tăng nhanh nhất 18,6%

Bài tập 2: Đơn vị: %

Vùng Năm 1996 năm 2005

- Đồng bằng Sông Hồng - Trung du và miền núi Phía Bắc - Bắc Trung Bộ

- Duyên hải Miền Trung - Tây Nguyên

- Đông Nam Bộ

- Đồng bằng Sông Cửu Long. - Không xác định 17,1 6,9 3,2 5,3 1,3 49,6 11,2 5,4 19,7 4,6 2,4 47 0,7 55,6 8,8 3,5

Nhận xét về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng lãnh thổ của nước ta năm 1996 – 2005

Trả lời :

- Cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ nước ta có sự chuyển dịch từ năm 1996 – 2005:

+ Những vùng có tỉ trọng công nghiệp tăng là: Đồng bằng Sông Hồng: 2,6%, Đông Nam Bộ: 6%. Như vậy, Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng công nghiệp lớn nhất 55,6% và tăng nhanh nhất nước ta 6%

+ Các vùng còn lại đều giảm tỉ trọng: giảm nhanh nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long: 2,4%, kế tiếp là Trung du và miền núi Phía Bắc 2,3%

+ Giảm ít nhất là Tây Nguyên 0,6%.

- Sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp sẽ tạo nên sự phân hóa xâu sắc hơn giữa các vùng. Vì vậy, cần có những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng khó khăn có tỉ trọng thấp và có xu hướng giảm.

Bài tập 3:Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất nước ta?

Trả lời:

- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

- Vị trí địa lí thuận lợi: tiếp giáp với những vùng giàu tài nguyên, nằm trên các trục giao thông huyết mạch. - Tài nguyên và nguyên nhiên liệu dồi dào.

+ Là vùng cung cấp cây công nghiệp lớn nhất nước

+ Khoáng sản, dầu khí có tỉ trọng lớn nhất nước và đang khai thác có hiệu quả

- Nguồn nhân lực đông và có trình độ, người dân rất nhạy bén với cơ chế thị trường, vừa là thị trường tiêu thụ. - Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phát triển mạnh nhất nước.

- Chính sách phát triển năng động. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

BÀI 30:

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠCI. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó giúp cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt diễn ra bình thường.

- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

- Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, với đầy đủ các loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống.

- Thông tin liên lạc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục vụ đời sống thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Đây là ngành phát triển rất nhanh chóng với hai hoạt động chính: bưu chính, viễn thông.

II. CÂU HỎI ÔN LUYỆN

Câu 1: Hãy nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong phát triển kinh tế - xã hội? Trả lời

a/. Vai trò giao thông vận tải :

- Giao thông vận tải là ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính dịch vụ, tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Giao thông vận tải nối sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng, phục vụ đời sống nhân dân.

- Giao thông vận tải tạo mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và trên thế giới. - Đảm bảo an ninh quốc phòng.

- Là điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.

- Là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hội một nước. b/. Thông tin liên lạc:

- Vận chuyển các thông tin nhanh chóng, kịp thời.

- Thực hiện các mối giao lưu giữa các vùng trong nước và trên thế giới.

- Trong đời sống hiện đại không thể thiếu các phương tiện thông tin liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc sống, xem là thước đo của nền văn minh.

- Thúc đẩy quá trình tổ chức hóa.

Câu 2: (Nâng cao) Hãy nêu những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển giao thông vận tải ở nước ta?

Trả lời

a/. Thuận lợi: - Vị trí địa lí

+ Nằm gần trung tâm Đông Nam Á. + Trên đường giao thông hàng hải quốc tế.

+ Đầu mối của các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á. + Vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng không quốc tế. - Tự nhiên:

+ Địa hình: tạo điều kiện giao thông xuyên Bắc – Nam từ đồng bằng lên miền núi. + Khí hậu: nóng quanh năm tạo điều kiện giao thông vận tải có thể hoạt động quanh năm.

+ Thủy văn: mạng lưới sông ngòi dày đặc và hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo thành mạng lưới giao thông đường thủy trong nước và quốc tế.

+ Bờ biển dài có nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển. - Kinh tế - xã hội:

+ Sự phát triển kinh tế là động lực phát triển giao thông vận tải. + Nguồn lao động dồi dào.

+ Cơ sở vật chất tương đối hoàn chỉnh và đa dạng.

+ Chính sách ưu tiên phát triển giao thông vận tải. Nước ta đang hoàn thiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên giao thông phải đi trước một bước.

b/. Khó khăn:

- Vị trí địa lí: lãnh thổ kéo dài Bắc – Nam làm tăng cự ly vận chuyển. - Tự nhiên:

+ Phần lớn đồi núi, độ chia cắt lớn. + Khí hậu: mưa, bão, lũ lụt....

+ Thủy văn: phân hóa theo mùa, biến động thất thường. - Kinh tế - xã hội:

+ Lao động chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ngành.

Câu 3: Bảng số liệu cơ cấu vận tải năm 2000. (đơn vị %).

Một phần của tài liệu ÔN THI TNTHPT ĐỊA LÍ 2010 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w