Hoàn thiện chính sách lựa chọn vàđịnh vị thị trường mục tiêu của Côngty

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng (Trang 52 - 53)

V. Phát hiện các vấn đề về marketing cần nghiên cứu khi thực tập

2.1 Hoàn thiện chính sách lựa chọn vàđịnh vị thị trường mục tiêu của Côngty

Càng ngày Công Ty càng nhận thấy việc áp dụng marketing mục tiêu là hết sức quan trọng. Marketing mục tiêu giúp người bán phát hiện những cơ hội marketing tốt hơn. Người bán có thể phát triển đúng loại sản phẩm cho từng thị trường mục tiêu. Họ có thể điều chỉnh giá, kênh phân phối và quảng cáo của mình để vươn tới thị trường mục tiêu một cách hiệu quả. Thay vì trải đều nỗ lực marketing của mình thì họ có thể tập trung vào những người mua mà họ có khả năng thoả mãn khách hàng được nhiều nhất. Chính vì vậy mà ngay từ đầu Công ty Đại Thắng cần phải chú trọng việc lựa chọn thị trường mục tiêu thật cẩn thận theo những quy trình và những tiêu chí nhất định.

Trước khi lựa chọn vàđịnh vị thị trường mục tiêu thì hoạt động quan trọng và tiên quyết là phân khúc thị trường. Đây là một công việc nhằm phát hiện và xác định những đặc điểm của những nhóm người mua khác nhau có thể cần phải đảm bảo những sản phẩm hay marketing – mix riêng.

Các thị trường đều gồm những người mua khác nhau về một hay nhiều mặt như: họ có thể khác nhau về mong muốn, sức mua, địa điểm, thái độ mua sắm và cách thức mua sắm. Đây chính là những căn cứ để Công ty sử dụng để phân khúc thị trường. Theo thống kê người ta tạm chia ra 3 cách để phân khúc thị trường:

Theo sở thích đồng nhất : thể hiện một thị trường trong đó tất cả người tiêu dùng đều có sở thích đại loại như nhau. Thị trường này không thể hiện rõ các khúc tự nhiên. Ta có thể dự đoán rằng những nhãn hiệu hiện có đều tương tự như nhau và cụm lại ở giữa.

Theo sở thích phân tán: ở thái cực khác, sở thích của người tiêu dùng có thể phân tán rải rác khắp mọi nơi, chứng tỏ rằng người tiêu dùng có những sở thích khác nhau rất nhiều. Nhãn hiệu đầu tiên tham dự thị trường có thể chiếm vị trí ở trung tâm để thu hút được nhiều người nhất. Nhãn hiệu ở trung tâm sẽ giảm đến mức tối thiểu mức độ không thoả mãn chung của người tiêu dùng. Đối thủ cạnh tranh thứ hai có thể chiếm vị trí kề với nhãn hiệu thứ nhất vàđấu tranh để giành thị phần. Hay nó có thể chiếm vị tríở góc để thu hút một nhóm người tiêu dùng không hài lòng với nhãn hiệu ở trung tâm. Nếu trên thị trường có một số nhãn

hiệu thì chúng có thể nằm rải rác khắp nơi và thể hiện sự khác biệt thực sự khác nhau về sở thích của người tiêu dùng.

Công ty Đại Thắng có thể dựa vào các cách phân khúc thị trường này để lựa chọn cách thức cho mình. Bên cạnh đó, để hoạt động này được áp dụng có hiệu quả thì một câu hỏi được đặt ra là: Có một quy trình chính thức để phát hiện những khúc thị trường chủ yếu không? .

Một phần của tài liệu Đồ Án Tốt Nghiệp - Quản Trị Bộ Máy Kinh Doanh Tại Công Ty TNHH KD Và TM DV Đại Thắng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w