1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó

89 426 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Trước kia để phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng người ta sử dụng một số hóa dược như: Dipterex, DDT, 666… cũng như các hóa dược trị liệu hiện... Những nghiên cứu về dược lý phân tử đã

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––

CÙ XUÂN ĐỨC

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ

Ở HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN,

THỬ NGHIỆM THẢO DƯỢC TRONG

TRỊ VE CHO CHÓ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––

CÙ XUÂN ĐỨC

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE CHÓ

Ở HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN,

THỬ NGHIỆM THẢO DƯỢC TRONG

TRỊ VE CHO CHÓ

Chuyên ngành: Thú y

Mã số: 60 62 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG VĂN DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2011

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả

Cù Xuân Đức

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài và để hoàn thành luận văn này tôi

đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân

Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và CBCNV khoa Sau đại học, khoa Chăn nuôi thú y; bộ môn Dược, Nội chẩn, Độc chất - khoa Chăn nuôi thú y; Chi cục Thú y tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học

TS Hoàng Văn Dũng - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này

Tôi xin được cảm ơn cán bộ và nhân dân tại các địa điểm tiến hành thí nghiệm cùng các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ, khuyến khích tôi trong thời gian thực hiện đề tài

Cuối cùng, tôi dành tình cảm thân yêu nhất cho những người thân trong gia đình đã chăm sóc, động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011

Tác giả

Cù Xuân Đức

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3

4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DÙNG THUỐC THẢO DƯỢC PHÕNG TRỪ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG 4

1.1.1 Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại ký sinh trùng 5

1.1.2 Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dược trong phòng và trị bệnh 6

1.1.3 Thu hái, bảo quản, chế biến dược liệu 9

1.2 NHỮNG CÂY THUỐC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU 11

1.2.1 Cây Na 11

1.2.2 Cây Củ đậu 14

1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VE KÝ SINH Ở CHÓ 18

1.3.1 Vị trí của ve ký sinh ở chó trong hệ thống phân loại động vật học 18

1.3.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ve R sanguineus 18

1.3.3 Vòng đời phát triển của ve R sanguineus 21

1.3.4 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó 23

1.3.5 Biện pháp phòng trị ve R sanguineus 23

2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 27

2.1.1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại tỉnh Thái Nguyên 27

2.1.2 Theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh ve ở chó 27

2.1.3 Thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó 27

Trang 6

2.2 NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU 28

2.2.1 Dược liệu nghiên cứu 28

2.2.2 Động vật thí nghiệm 28

2.2.3 Dụng cụ, hóa chất 28

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.3.1 Phương pháp thu thập mẫu 28

2.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ve 29

2.3.3 Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch tễ bệnh ve ở chó 29

2.3.4 Phương pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh 29

2.3.5 Xét nghiệm máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh) 29

2.3.6 Phương pháp thử nghiệm chiết xuất hoạt chất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó 30

2.3.7 Chuẩn bị dược liệu 32

2.3.8 Chuẩn bị động vật thí nghiệm 33

2.3.9 Bố trí và tiến hành thí nghiệm 33

2.3.10 Phương pháp xử lý số liệu 41

2.4 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 43

2.4.1 Địa điểm 43

2.4.2 Thời gian nghiên cứu 43

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 44

3.1 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH VE Ở CHÓ TẠI HAI HUYỆN, THỊ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 44

3.1.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường của huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công 44

Trang 7

3.1.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó 45

3.1.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó 46

3.1.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo giống chó 47

3.1.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm 48

3.2 NGHIÊN CỨU VỀ LÂM SÀNG BỆNH VE Ở CHÓ 49

3.2.1 Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh 49

3.2.2 Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh 51

3.2.3 Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh 51

3.3 NGHIÊN CỨU DÙNG THUỐC TRỊ VE CHO CHÓ 52

3.3.1 Chế và thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu trong phòng thí nghiệm 52

3.3.2 Sử dụng chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó tại hai huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên 70

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 72

1 KẾT LUẬN 72

2 ĐỀ NGHỊ 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 8

DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

R sanguineus

>

<

-

%

Cs

TB

Chữ viết đầy đủ

Rhipicephalus sanguineus

Lớn hơn Nhỏ hơn Đến Phần trăm Cộng sự

Trung bình

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường của

huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công 44

Bảng 3.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó 46

Bảng 3.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó 47

Bảng 3.4 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo giống chó 47

Bảng 3.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm 48

Bảng 3.6 Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh 50 Bảng 3.7 So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố giữa chó khỏe và chó bị ve ký sinh 51

Bảng 3.8 Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh 52

Bảng 3.9 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau 24 giờ trong các môi trường 53

Bảng 3.10 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau 24 giờ trong các môi trường 56

Bảng 3.11 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% trong môi trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 58

Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% trong môi trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 60

Bảng 3.13 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na với các nồng độ khác nhau được làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ 62

Bảng 3.14 Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu với các nồng độ khác nhau được làm ẩm bằng NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 24 giờ 64

Bảng 3.15 Xác định LD50 và LD100 của dịch chiết phôi hạt Na ngâm 36 giờ trong môi trường NaOH 5% với ve ký sinh trên chó 66

Trang 10

Bảng 3.16 Xác định LD50 và LD100 của dịch chiết hạt Củ đậu ngâm 24 giờ

trong môi trường NaOH 5% với ve ký sinh trên chó 66 Bảng 3.17 Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết phôi

hạt Na trong môi trường NaOH 5% 67 Bảng 3.18 Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết hạt

Củ đậu trong môi trường NaOH 5% 69 Bảng 3.19 Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng các dược liệu 69 Bảng 3.20 Kết quả sử dụng dịch chiết phôi hạt Na để trị bệnh ve cho chó

tại một số địa phương 70 Bảng 3.21 Kết quả sử dụng dịch chiết hạt Củ đậu để trị bệnh ve cho chó

tại một số địa phương 71

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Cây Na (Annona squamosa L.) 12 Hình 1.2 Cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus L.) 15 Hình 1.3 Ve ký sinh trên chó (Rhipicephalus sanguineus) 21 Hình 3.1 Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau

24 giờ trong các môi trường 55 Hình 3.2 Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau

24 giờ trong các môi trường 57 Hình 3.3 Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10%

trong môi trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 59 Hình 3.4 Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5%

trong môi trường NaOH 5% tại các thời điểm chiết xuất 61 Hình 3.5 Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết phôi

hạt Na trong môi trường NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 36 giờ 63 Hình 3.6 Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết hạt Củ đậu

trong môi trường NaOH 5%, thời gian ngâm chiết 24 giờ 65

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Ngày nay, đời sống con người càng được nâng cao thì nhu cầu về tinh thần càng được nhiều người quan tâm Người ta nuôi chó nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau Chó không chỉ để làm cảnh, trông nhà, mà đối với nhiều người chó còn là người bạn rất trung thành Chính vì vậy số lượng chó đã tăng lên đáng kể và ngày càng nhiều giống chó ngoại được nhập vào Việt Nam như: Berger, Boxer, Rottweiler, Doberman

Chó được nuôi ngày một nhiều thì vấn đề dịch bệnh xảy ra trên chó ngày càng phát triển, khó kiểm soát, không những gây ảnh hưởng trực tiếp tới chó nuôi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người Vì vậy, các bệnh thường gặp

ở chó đang là vấn đề được người nuôi và những người làm khoa học qua tâm nghiên cứu Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp như bệnh dại, bệnh viêm dạ dày và ruột truyền nhiễm, bệnh Carê, bệnh do Parvovirus… thì phải

kể đến bệnh do ký sinh trùng gây ra Bệnh ký sinh trùng nói chung, bệnh do ngoại ký sinh trùng nói riêng (còn gọi là động vật tiết túc kí sinh, thuộc ngành Arthropoda) tuy ít gây chết cho động vật nuôi nhưng lại gây tổn thất nhiều về kinh tế và khó kiểm soát vì người chăn nuôi ít quan tâm đến Bệnh ve ở chó là một trong những bệnh ngoại ký sinh trùng phổ biến nhất, không những gây tổn thương thực thể làm giảm sức đề kháng, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển của chó… mà còn là kho lưu trữ mầm bệnh sống (vi khuẩn, virus,

ký sinh trùng đường máu…), đây chính là yếu tố trung gian nguy hiểm truyền bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi và từ đó truyền bệnh sang người Thực tế hết sức cấp thiết đó đặt ra câu hỏi cho ngành thú y phải tăng cường các hoạt động nghiên cứu khoa học để tìm ra biện pháp phòng trừ hữu hiệu nhất

Trước kia để phòng và trị bệnh ngoại ký sinh trùng người ta sử dụng một

số hóa dược như: Dipterex, DDT, 666… cũng như các hóa dược trị liệu hiện

Trang 13

đang lưu hành trên thị trường hiện nay như: Bivermectin, Kill-Lice,

Ivermectin, Fronline, Lindane, Coumaphos, Amitraz, SG.Sivermectin 0,25%,

Pimetylpyrolan, Demetyl, Sevin… Tuy chúng có hiệu quả điều trị cao nhưng lại gây độc hại cho vật chủ, tồn dư trong sản phẩm động vật làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái Ngoài ra, chúng còn gây hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc làm giảm hiệu quả điều trị

Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu tìm ra những giải pháp thích hợp trong công nghệ dược chất để tìm ra thuốc điều trị hiệu quả nhưng không gây độc cho vật nuôi, không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo sức khỏe con người Những nghiên cứu về dược lý phân tử đã chứng minh rằng một hợp chất thiên nhiên tồn tại nhiều năm trong tế bào sống khi tinh chế để sử dụng điều trị bệnh (tức là lại chuyển vào tế bào sống) thì nó được dung nạp tốt, ít

có tác dụng phụ hơn là cũng chất đó nhưng được tổng hợp bằng phương pháp hóa học Điều này đã góp phần mở ra hướng nghiên cứu bào chế và sử dụng dược liệu tự nhiên để làm thuốc

Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn thảo dược nhiên nhiên sẵn

có xung quanh để chữa bệnh và truyền lại cho các thế hệ sau Đất nước ta lại

có ưu thế là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có thảm thực vật hết sức phong phú, tiềm năng về các loại cây thuốc là rất lớn Theo điều tra về nguồn cây thuốc Việt Nam, Viện Dược liệu (2011) [38] đã xác định được 3948 loài thực vật có giá trị làm thuốc Đây chính là nền tảng thuận lợi

để ngành thú y nghiên cứu tìm ra các chế phẩm thuốc lý tưởng có nguồn gốc

từ thảo mộc trị ngoại ký sinh trùng vừa có tác dụng trị bệnh tốt, giá thành rẻ,

dễ làm, dễ kiếm, an toàn, dễ sử dụng … mà lại khắc phục được nhược điểm của các loại hóa dược

Những năm gần đây, phong trào nuôi chó ở tỉnh Thái Nguyên khá phát triển Tuy nhiên, việc phòng trị bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt là bệnh do

Trang 14

ve ký sinh ở chó còn ít được chú ý; cùng với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu tác dụng dược lý của các cây thuốc, tìm hiểu cơ sở khoa học của những bài thuốc dân gian trị ngoại ký sinh trùng, làm cơ sở cho việc ứng dụng

điều trị rộng rãi chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đặc điểm dịch tễ bệnh

ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công của tỉnh Thái Nguyên

- Nghiên cứu tác dụng dược lý của hai loại dược liệu Việt Nam: hạt Na

và hạt Củ đậu, từ đó xác định nồng độ thích hợp để diệt ve cho chó

- Điều trị thử nghiệm diệt ve ký sinh trên chó tại huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công của tỉnh Thái Nguyên

3 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ bệnh ve ở chó và đưa ra biện pháp điều trị hiệu quả bệnh do ve ký sinh ở chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay

ở nước ta

4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo những hộ gia đình

nuôi chó tại Thái Nguyên và các địa phương khác trong việc phòng trị bệnh

do ve gây ra ở chó, góp phần hạn chế tỷ lệ và cường độ nhiễm, hạn chế thiệt hại do ve chó gây ra, giúp bảo vệ sức khỏe con người và vật nuôi

Trang 15

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC DÙNG THUỐC THẢO DƯỢC PHÕNG TRỪ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG

Với hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú, chúng ta đã tận dụng được món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng, đó chính là nguồn thảo dược dùng làm thuốc Cùng với bề dày lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc, nền y học cổ truyền cũng phát triển không ngừng với kho tàng kinh nghiệm sử dụng thảo dược làm thuốc rất to lớn Trên cơ sở những kinh nghiệm cổ truyền, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đông dược nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học của các bài thuốc để áp dụng vào việc phòng trị bệnh một cách có hiệu quả

Đối với ngành thú y, có thể nói lịch sử của quá trình sử dụng thuốc thảo dược trong thú y trước đây còn do kinh nghiệm mang tính truyền miệng hoặc được áp dụng tương tự như người (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [6]

Việc dùng các loại thuốc hóa dược trị ngoại ký sinh trùng tuy mang lại hiệu quả cao nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như gây hiện tượng nhờn thuốc, gây đột biến gen, tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi, gây ô nhiễm môi trường… Trong khi đó dùng thuốc thảo dược sẽ khắc phục được những nhược điểm của thuốc hóa dược Nguồn thảo dược lại rất phong phú, dễ kiếm, dễ sử dụng, ít hoặc không gây độc, hiệu quả sử dụng cao, giá thành rẻ và đặc biệt không gây tồn dư trong sản phẩm động vật, không gây ô nhiễm môi trường Vì vậy, việc đi sâu khai thác thế mạnh của thảo dược

là hướng nghiên cứu cần thiết không những trong giai đoạn hiện nay mà cả trong tương lai

Trang 16

1.1.1 Yêu cầu đối với thuốc trị ngoại ký sinh trùng

Mỗi loại ký sinh trùng đều có đặc điểm sinh trưởng, phát triển và đặc điểm ký sinh riêng, vì vậy thuốc dùng để phòng trị ngoại ký sinh trùng ngoài những yêu cầu chung như những loại thuốc khác còn có những yêu cầu riêng Theo Bùi Thị Tho (2003) [34], thuốc trị ngoại ký sinh trùng lý tưởng cần đạt các yêu cầu sau:

- Thuốc có khả năng tiêu diệt ngoại ký sinh trùng trong tất cả các chu kỳ phát triển, cả vòng đời biến thái của chúng (từ trưởng thành - trứng - ấu trùng

- các biến thái của ấu trùng - dạng trưởng thành)

- Thuốc có tác dụng nhanh, không hoặc ít độc với vật chủ và người khi

- Không hoặc ít để lại tồn dư trong tế bào, tổ chức vật chủ

- Không gây ô nhiễm môi trường

Để có được một loại thuốc đáp ứng được các yêu cầu trên là hết sức khó khăn Những nghiên cứu về các loại thuốc trước đây và hiện nay vẫn đang sử dụng (phần lớn là các loại hóa dược) cho thấy chúng chỉ đáp ứng được mặt nào đó trong điều trị Các thuốc này độc với ký sinh trùng song chúng cũng độc với ký chủ và người, gây ô nhiễm môi trường vì khó phân hủy trong tự nhiên, đồng thời tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi Do đó nhiều các thuốc trước kia sử dụng phổ biến như: Dipterex, DDT, 666… đã bị Nhà nước cấm

sử dụng Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt

là các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng các loại dược liệu (cây thuốc Cá, Cúc trừ trùng, cây Bách bộ…) có các hoạt chất: Rotenon,

Trang 17

pyrethroids, Stemonin… để diệt ngoại ký sinh trùng Những loại dược liệu đó gần như đã đáp ứng được yêu cầu của thuốc diệt ngoại ký sinh trùng lý tưởng

1.1.2 Một số thành tựu nghiên cứu và ứng dụng thảo dược trong phòng

và trị bệnh

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, gần các trung tâm lớn về y dược truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ… Việt Nam cũng có nền y học cổ truyền xuất hiện từ rất sớm, có nhiều bài thuốc hay chữa bệnh cho người và vật nuôi Riêng để trị ngoại ký sinh trùng, từ xa xưa nhân dân ta đã biết sử dụng một số thảo dược có hiệu quả như: Thuốc lá, thuốc lào chữa ghẻ, hạt Thàn mát trị ve, ghẻ… Ngày nay, bằng việc ứng dụng thành tựu của khoa học người ta đã chứng minh được thuốc có nguồn gốc thiên nhiên dễ được cơ thể chấp nhận, ít có tác dụng phụ Trong khi đó các thuốc tổng hợp hóa học hay gây tác dụng phụ, đôi khi gây đột biến gen, quái thai hay các tổn thất nặng như điếc, tăng nguy cơ ung thư… Các kết quả nghiên cứu đã thu được càng khẳng định rõ mối quan hệ giữa dược liệu và sức khỏe cộng đồng Nhiều bệnh nan y được chữa trị nhờ sự đóng góp của dược liệu (Viện Dược liệu, 2001)

[37] Đã có nhiều công trình khoa học phát hiện được những đặc tính quý

mới của các thảo dược truyền thống và những cây thuốc mới

- Nhiều tác giả đã nghiên cứu được tác dụng kháng khuẩn của Bách bộ Theo Vũ Ngọc Kim và cộng sự (1996) [16], nước sắc Bách bộ có tính kháng khuẩn như vi khuẩn tả, phó thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, vi khuẩn lao Hoàng Minh và cộng sự (1974) [21] cũng đã thí nghiệm cho thỏ uống Bách bộ (có so sánh nhiều đối chứng) thấy số lượng đại thực bào ở phế nang tăng lên sau 15 - 20 ngày dùng thuốc Khả năng loại trừ tụ cầu vàng gây bệnh phổi qua đường phế quản cũng được tăng lên Điều này giải thích Bách

bộ trị được một số bệnh nhiễm khuẩn đường phổi là có cơ sở

Trang 18

- Trong lá cây Chè (Thea cinensis) có hoạt chất như cafein, glucozid, men oxy hóa theaza, ngoài những tác dụng thông thường như giải cảm, giải độc, lợi tiểu người ta còn mới phát hiện ra một giá trị đặc biệt đó là khả năng làm tăng sức đề kháng của trẻ em đối với virus gây bệnh Viêm não B Nhật Bản (Bùi Ngân Tâm, 2003) [26]

- Edne Cave (1997) [40] đã công bố về tác dụng ức chế khối u, ức chế miễn dịch của hạt và lá Na

- Cây Actiso (Cynara Scolymus L) chứa nhiều hoạt chất có tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thông mật, bổ gan… (Lê Thị Ngọc Diệp,1999) [6]

- Theo Vũ Xuân Quang (1993) [25], từ cây Đại (Phumeria rubra linn var acutifolia baill) chiết được chất fulvoplumierin có tác dụng ức chế vi khuẩn lao ở nồng độ 1 -5 µg/ml

- Vừa qua, các nhà khoa học trên thế giới phát hiện thêm nhiều đặc tính quý của nấm Linh chi (Ganoderrma lucidum) trong việc chữa các chứng bệnh gan, mật, ung thư… Thậm chí cả hiệu ứng ngăn ngừa và chống căn bệnh thế

kỷ AIDS (Viện Dược liệu,2001) [36], [37]

Đối với ngành thú y, Đông dược thú y đã có những nghiên cứu và thu được một số kết quả rất khả quan

- Trần Minh Hùng và cộng sự (1978) [11], [12] đã nghiên cứu sử dụng kháng sinh thực vật trong nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn, đặc biệt bệnh lợn con phân trắng đạt hiệu quả cao

- Theo tác giả Bùi Thị Tho (1996) [32], qua theo dõi tính kháng thuốc của hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella đã cho biết:

+ Các vi khuẩn này kháng lại thuốc hóa học trị liệu (Streptomycin, Neomycin, Tetracylin…) rất nhanh, đồng thời giữa chúng lại có hiện tượng kháng chéo Trong khi đó hiện nay chưa thấy E.coli và Salmonella kháng lại phytoncyd của tỏi, hẹ mặc dù ông cha ta đã sử dụng hai loại dược liệu này từ

xa xưa và rất thường xuyên

Trang 19

+ Trong phòng thí nghiệm, thời gian để tạo được các chủng vi khuẩn kháng lại phytoncid của tỏi, hẹ phải lâu hơn 3-5 lần so với thuốc hóa học trị liệu Khi tăng nồng độ phytoncid lên 5 lần so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn

đã bị tiêu diệt Nhưng đối với thuốc hóa học trị liệu, mặc dù đã tăng nồng độ lên 120 lần (thậm chí cao hơn) so với nồng độ tạo kháng vi khuẩn mà vi khuẩn vẫn sống

Riêng đối với ngoại ký sinh trùng thú y, Đông dược đã đạt được một số thành tựu nhất định

- Theo Trần Quang Hùng (1995) [13] trong thuốc lá và thuốc lào có chứa kiềm thực vật Nicotin và Nornicotin, chế phẩm Nicotin trừ được ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau màu và cây công nghiệp Nicotin nhanh chóng phân giải trong môi trường

- Theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1994) [9], dùng cao hạt mát: hạt mát giã nhỏ (3 phần), hạt dầu trẩu giã nhỏ (1 phần), lưu huỳnh phi (1 phần), nước (8 phần) Trộn đều tất cả 4 thứ trên, cô cách thủy trong vòng 30 phút thành cao đặc sền sệt, để nguội 37 - 400C dùng bôi lên chỗ ghẻ cho gia súc Hoặc dùng hạt mát ngâm vào nước nóng, giã nát rồi ngâm vào nước ấm

370C tắm cho gia súc có thể diệt được cả ve cứng lẫn ve mềm

- Theo Bùi Thị Tho (2003) [33], dùng củ bách bộ nồng độ 5% ngâm trong môi trường HCl 5%, thời gian ngâm 12 - 24 giờ diệt 91,04% ve chó

- Kết quả nghiên cứu về chế phẩm thuốc mỡ chế từ cây thuốc cá của Nguyễn Thanh Hải (2007) [8] cho thấy:

Thuốc mỡ 10% sau 2 lần bôi thuốc, sau 48 giờ điều trị chó, bò sạch ve Thuốc mỡ 20% sau 2 lần bôi thuốc, sau 36 giờ điều trị chó, bò sạch ve Thuốc mỡ 30% chỉ cần 1 lần bôi thuốc, sau 24 giờ chó, bò sạch ve

Khi sử dụng các chế phẩm thuốc mỡ trên bôi cho chó và bò không thấy động vật thí nghiệm nào có biểu hiện trúng độc, không dị ứng hay nổi mẩn trên da

Trang 20

- Trần Quang Hùng (1995) [13] cho biết, từ hai thập niên của cuối thế kỷ

20 các nhà khoa học vùng Đông Nam Á đã sử dụng hoạt chất của hoa Cúc trừ trùng để chế những chế phẩm có hiệu lực cao đối với ngoại ký sinh trùng và côn trùng hại rau màu (chế phẩm Dilatian chứa khoảng 1% Pyrethrin) Người

ta phát hiện trong hoa Cúc trừ trùng có 6 este của axit xiclopropan cacboxylic, độc đối với sâu đó là Pyrethrin I và II, Cinerin I và II, Jasmolin I và II Trong bột hoa Cúc trừ trùng các este Pyrethrin chiếm 75% Cũng theo tác giả này các Pyrethrin có hiệu lực trừ sâu, ngoại ký sinh trùng cao hơn và có nhiều ưu điểm hơn các este tổng hợp Đồng thời kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy Pyrethroit dưới tác động của men và ánh sáng mặt trời thì quá trình chuyển hóa và phân giải xảy ra nhanh, các hợp chất chuyển hóa trung gian ít độc hơn dạng hợp chất ban đầu hoặc không độc Mặt khác sau khi sử dụng trên cơ thể, thuốc chỉ có tác dụng diệt ngoại ký sinh trùng trên bề mặt da mà không gây tồn lưu ít có nguy cơ tích lũy trong sản phẩm động vật

- Theo Brander và cộng sự (1991) [39] các hoạt chất trong hoa Cúc trừ trùng có hiệu quả tốt trên ngoại ký sinh trùng và côn trùng, ít độc đối với động vật có vú

- Theo Kate A.W Roby và Lenny Southam (1998) [44] cho biết Pyrethrin tự nhiên và tổng hợp có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh làm cho ký sinh trùng bị tê liệt rồi chết

1.1.3 Thu hái, bảo quản, chế biến dược liệu

1.1.3.1 Thu hái dược liệu

Thu hái dược liệu đúng quy trình, kỹ thuật có vai trò lớn, ảnh hưởng không ít đến hiệu quả điều trị Theo các tác giả Lê Trần Đức (1977) [7],

Đỗ Tất Lợi (1991) [19], Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1994) [9], thu hái dược liệu phải tuân theo hai quy tắc: đúng thời vụ và đúng bộ phận dùng làm thuốc Phải xác định đúng thời điểm, đúng bộ phận thu hái để có lượng hoạt

Trang 21

chất cao nhất Tỷ lệ hoạt chất trong dược liệu liên quan mật thiết với thời kỳ phát triển của cây thuốc Hàm lượng hoạt chất còn khác nhau qua từng năm với cây lưu niên, có khi qua từng giờ trong ngày Vì vậy lịch thu hái dược liệu chỉ có tính chất hướng dẫn chung, tùy thời tiết, tùy từng cây thuốc mà thu hái cho thích hợp

1.1.3.2 Bảo quản dược liệu

Là khâu quan trọng sau thu hái, bảo quản không tốt sẽ làm thuốc bị giảm hoạt chất, hư hỏng làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị Kho bảo quản dược liệu phải khô ráo, thoáng mát để đảm bảo hình thức và chất lượng thuốc Khi bảo quản dược liệu trong kho phải chú ý: chống ẩm; chống mốc; chống sâu mọt, kiến, chuột, mối, gián

1.1.3.3 Chế biến dược liệu

Chế biến dược liệu nhằm mục đích:

- Giúp cho việc bảo quản, sử dụng thuận tiện hơn: qua chế biến thuốc gọn nhẹ hơn; vi khuẩn, nấm mốc, men bị tiêu diệt để ổn định dược liệu Mặt khác thuốc được chế thành những dạng phù hợp cho từng đối tượng sử dụng

mà tác dụng dược lý vẫn được đảm bảo

- Làm cho tác dụng dược lý của vị thuốc tốt hơn bằng cách loại bỏ tạp chất và những bộ phận không có tác dụng, khai thác triệt để hoạt chất, điều khiển tác dụng của vị thuốc dẫn vào cơ quan và bộ phận mong muốn trong cơ thể Thí dụ tẩm dấm sao có tác dụng dẫn thuốc vào gan, tẩm muối sao tăng khả năng dẫn thuốc vào thận

- Thông qua chế biến có thể thêm hoặc thay đổi hoàn toàn tác dụng dược

lý của vị thuốc Thí dụ sao thâm làm cho vị thuốc có thêm tác dụng kích thích tiêu hóa, sao cháy làm cho dược liệu chỉ còn tác dụng cầm máu

- Làm giảm bớt độc tính của thuốc hay những chất không cần thiết với một loại bệnh nhất định

Trang 22

Có một số phương pháp chế biến thường được áp dụng trong Đông dược thú y:

a) Dạng khô

* Cắt nhỏ làm khô:

+ Phơi:

- Phơi ngoài nắng

- Phơi trong bóng râm và có mái che (phơi âm can)

+ Sấy bằng không khí nóng và khô

+ Làm khô bằng tia hồng ngoại

+ Làm khô ở tủ sấy nóng và tủ sấy chân không

* Sao (hỏa chế): Là phương pháp dùng sức lửa trực tiếp hay gián tiếp để

xử lý dược liệu Đây là phương pháp hay gặp nhất trong bào chế dược liệu + Sao trực tiếp: sao qua, sao vàng, sao thâm, sao tồn tính, sao cháy

+ Sao gián tiếp

+ Tẩm sao: tùy từng trường hợp cụ thể mà tẩm sao với: rượu, dấm, muối…

* Làm bột

* Làm viên

* Làm thuốc mềm

b) Dạng lỏng: thuốc sắc, ngâm rượu, phương pháp phối hợp

c) Các dạng khác: nhũ dịch, cao thuốc, thuốc chế phẩm mới, dầu thuốc

1.2 NHỮNG CÂY THUỐC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

Trang 23

1.2.1.1 Mô tả cây và phân bố, thu hái

Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [20], Na là cây gỗ nhỏ, cao 2 - 6m Thân gỗ tròn, vỏ nháp, mang nhiều cành Lá mọc so le hình bầu dục dài 7 - 10cm, rộng

3 - 4cm Hoa đơn độc nở vào tháng 3 - 4, cánh màu mỡ gà, thường mọc đối diện với lá Nhị nhiều, chỉ nhị rộng, chỉ hơi hẹp hơn bao phấn một chút Nhiều lá noãn mang một noãn Quả kép dạng quả mọng màu xanh lục nhạt, gồm nhiều múi, mỗi múi là một phân quả Thịt quả trắng mềm, ngọt và thơm Mùa quả từ tháng 8 - 11

Hình 1.1 Cây Na (Annona squamosa L.)

Na được trồng ở khắp nơi trong nước ta, nhiều và ngon nhất là giống Na dai Trồng Na cần chọn nơi đất cao, nhiều phân, mát, thấm nước Cần chọn những quả to nhất, thật chín, bóc vỏ, để nguyên cả múi và hột đem ươm, như vậy cây giống sẽ lâu cỗi và cho quả cũng ngon như cây đã cho giống Khi ươm cây đã cao 40 - 50cm thì đem trồng Đầu mùa mưa, đất dọn sẵn, đào lỗ sâu 30cm, mỗi lỗ cách nhau 2m x 2m, cho chừng 2kg phân chuồng Cây trồng

Trang 24

xong ít phải trông nom, chỉ cần làm cỏ xung quanh và tỉa bớt cành khô Từ năm thứ 4 trở đi mới có nhiều quả, khi ấy hàng năm chỉ cần bón 5 - 10kg phân Nếu thấy cây cho nhiều quả nhỏ thì đầu mùa mưa nên cắt bớt những cành cách mặt đất chừng 1m, cây sẽ cho nhiều cành non và nhiều quả hơn Cây Na mau cỗi, sau 7 - 8 năm nên đẵn đi và trồng lại

1.2.1.2 Thành phần hóa học

Trong lá Na có một ancaloit vô định hình, không có glucozit

Trong quả Na có chứa 72% glucoza; 14,52% sacaroza; 1,73% tinh bột; 2,7% protit

Trong hạt có chứa chừng 39,5 - 42% dầu, trong đó các axit béo là những axit myristic, panmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic Trong hạt

Na có một Ancaloit vô định hình gọi là anonain C17H15O2N là chất độc trong hạt Na Nhiệt độ nóng chảy là 122 - 1230

Lá Na được nhân dân dùng để chữa sốt rét: Chọn các lá không bị sâu, rửa sạch vò lấy nước uống tươi hoặc sắc lấy nước mà uống Liều dùng: người lớn 20 lá, trẻ con 10 lá, giã nhỏ, thêm ít nước lọc vào vắt lấy nước uống 2 giờ

Trang 25

trước khi lên cơn sốt Ngày chỉ dùng một liều, thường chỉ cần uống 3 - 4 ngày

là hết

Hạt Na tán nhỏ dùng trừ chấy rận: Giã nhỏ, nấu nước gội đầu hay giặt quần áo Chú ý khi gội đầu cần tránh đừng để hạt Na hay nước hạt Na bắn vào mắt Nhân hạt Na rất độc, chỉ cần nhấm một ít đã thấy khó chịu nhưng khi ăn hạt Na vô ý nuốt vào không làm sao là do lớp vỏ cứng che chở không cho nhân tác dụng Có thể ngâm hạt vào rượu, rồi dùng rượu mà vò đầu hoặc nhỏ vào tóc Vẫn cần tránh dây thuốc vào mắt

Quả Na điếc (quả Na bị một giống nấm làm hỏng, tự nhiên có màu đỏ tím rồi rụng) nhân dân hay dùng quả Na này để giã nhỏ đắp lên vú bị sưng

1.2.2 Cây Củ đậu

Còn gọi là Củ sắng, Măn phăo (Lào - Viêntian), Krâsang (Campuchia), Sắn nước (Miền Nam), Đậu thự, Mằn cát (Tày)

Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L.) Urb

Thuộc họ cánh bướm: Fabaceae (Papilionaceae)

1.2.2.1 Mô tả cây và phân bố, thu hái

Cây Củ đậu là một loại cây leo, có rễ củ phình to giống hình con quay lớn Lá kép gồm 3 lá chét, mỏng, hình hơi quả trám dài 4 - 8 cm, rộng 4 - 12

cm, những lá phía dưới không đối xứng Hoa màu tím nhạt, khá lớn mọc thành chùm dài ở kẽ lá Quả hơi có lông, không cuống, dài 12 cm, rộng 12

mm, ở khe các hạt hơi lõm xuống Trong quả có tới 9 hạt, đường kính chừng

7 mm hình thấu kính Hạt cứng khó giã nhỏ (Trần Công Khánh, Phạm Quang Hải, 1992) [14] Mùa hoa: tháng 4 - 6; mùa quả: tháng 11 - 12 Ở Việt Nam cây

Củ đậu được trồng ở nơi đồng bằng cũng như miền núi để lấy rễ củ ăn, hạt dùng làm thuốc Cây còn được trồng ở các nước: Lào, Campuchia, Trung Quốc, Philippin (Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh, 1999) [5]

Trang 26

Hình 1.2 Cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus L.)

1.2.2.2 Thành phần hóa học

Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [20]:

- Trong rễ củ (củ đậu) sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước; 2,4% tinh bột; 4,51% đường toàn bộ; 1,46% protit; 0,39% chất vô cơ có men peroxydaza, amylaza và photphataza; không thấy có chất béo, tanin, axit xyanhydric

- Hạt Củ đậu có 12,27% độ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61% protit; 4,8% tanin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ Trong hạt Củ đậu có một chất độc gọi là Rotenon C23H22O6 và Tephrosin C23H22O7 Tỷ lệ Rotenon trong hạt

Củ đậu khoảng từ 0,56 - 1,01%

Công thức cấu tạo của Rotenon được Butenandt xác định từ năm 1928 với 5 vòng: 2 vòng benzen (A) và (D), một vòng pyran (B), một vòng pyron (C) và một vòng furan (E), ngoài ra còn có 2 nhóm metoxy Hiện nay người ta xếp Rotenon vào nhóm izoflavon

Trang 27

Công thức cấu tạo của Rotenon

Theo Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh (1999) [5] Rotenon kết tinh hình phiến 6 cạnh, trụ góc đứng hệ thoi trong tricloroethylen; nhiệt độ nóng chảy 165 - 1660C (dạng lưỡng hình nhiệt độ nóng chảy: 185 - 1860

C ) Không tan trong nước, tan trong cồn, axeton, cacbontetraclorua, cloroform, ether và nhiều dung môi hữu cơ Bị phân hủy ngoài ánh sáng, khí trời Dung dịch không màu trong dung môi hữu cơ, để ngoài trời chuyển sang màu vàng, màu da cam, rồi đỏ thẫm và có kết tinh dehydrorotenon, rotenonon độc với côn trùng, sâu bọ và động vật sống dưới nước

- Rotenon với nồng độ 2.10-8 đã độc đối với cá Rotenon ở nồng độ 10-6

có tác dụng diệt côn trùng Thuốc tác động qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc;

LD50 của Rotenon trên chuột lang khi cho uống: 133 mg/kg; tiêm phúc mạc 5 mg/kg (Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh, 1999) [5]

Trang 28

- Theo tác giả Trần Quang Hùng (1995) [13], Kate A.W Roby và Leny Southam (1998) [44]: Rotenon tác động đến cơ thể theo cơ chế sau: nó là chất

ức chế trao đổi chất về năng lượng Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể liên quan mật thiết với nhau, không có trao đổi chuyển hóa năng lượng thì không có trao đổi chất, vì mọi hoạt động sống đều đòi hỏi có sự tiêu hao năng lượng Năng lượng này được lấy từ các hợp chất hữu cơ dưới dạng thức ăn thông qua chuỗi hô hấp mô bào Đó là quá trình oxy hóa sinh học diễn

ra qua nhiều bước, với sự tham gia của các enzym Rotenon tác động đến quá trình hô hấp mô bào bằng cách ức chế hoạt tính của enzym hô hấp như: enzym hydrogenaza; enzym xytocrom b, c1, c và enzym oxydaza

1.2.2.4 Công dụng

- Từ lâu, hạt Củ đậu đã được dùng làm thuốc chữa ghẻ, lở ngứa Lãn Ông (Bách gia trân tùng) đã dùng hạt Củ đậu, hạt Máu chó, củ Nghệ (lượng bằng nhau) và diêm sinh (nửa lượng của mỗi vị trên), tán nhỏ hòa với dầu vừng hay

mỡ lợn để bôi Nhân dân ở một số vùng chỉ dùng riêng hạt Củ đậu (khoảng 10 hạt) đập bỏ vỏ ngoài, lấy nhân, giã nhỏ, nhuyễn, trộn với 10 - 12 ml dầu vừng, dầu lạc, thầu dầu hoặc mỡ lợn Đun sôi trong 15 phút, để nguội, lọc, bôi hàng ngày (Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh, 1999) [5]

Cũng theo tác giả Nguyễn Duy Cương, Nguyễn Hữu Quỳnh (1999) [5] ở Indonexia người ta lấy hạt Củ đậu phơi khô, tán bột, trộn với lưu huỳnh, đắp

để chữa một số bệnh ngoài da

- Theo Đỗ Tất Lợi (2000) [20] Ở Trung Quốc người ta dùng hạt Củ đậu

để trị các loại sâu hại rau, rệp bông, rầy bông Có thể dùng đơn thuốc sau: hạt

Củ đậu giã nhỏ ngâm với nước một đêm, thêm nước với tỷ lệ 1,5% đến 2% hoặc 4% trộn đều Phun lên cây bông, rau ngoài ruộng Sau 24 giờ đến 36 giờ rệp và nhện đỏ chết hết hay gần hết (90-100%)

Trang 29

1.3 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VE KÝ SINH Ở CHÓ

1.3.1 Vị trí của ve ký sinh ở chó trong hệ thống phân loại động vật học

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về họ ve cứng Ixodidae và kết luận có nhiều loài ve ký sinh trên chó nhưng thường gặp và nhiều nhất là loài Rhipicephalus sanguineus (R sanguineus) Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu và làm thí nghiệm với loài ve R sanguineus

Theo tác giả Trịnh Văn Thịnh (1963) [29], Phan Trọng Cung (1977) [2], Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí (1977) [3], Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [15], Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999) [17], vị trí của ve Rhipicephalus sanguineus trong bảng phân loại động vật như sau:

- Loài: Rhipicephalus sanguineus

1.3.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của ve R sanguineus

Trong các động vật tiết túc ký sinh thì ve có thể nói là động vật nguy hiểm cho người và vật nuôi Ve là vectơ truyền bệnh ký sinh trùng đường máu và các bệnh truyền nhiễm khác Ngoài ra ve còn gây tổn thương da cho vật nuôi Do vậy, việc nắm vững được hình thái, cấu tạo và vòng đời của chúng là vô cùng quan trọng, đó là chìa khóa để phòng và trị ve

Ve R sanguineus là động vật tiết túc ký sinh không xương sống, thuộc

bộ ve bét (Acarina), lớp hình nhện, ngành chân khớp (Athropoda) Thân hình quả lê, màu nâu đen Kích thước khoảng 3,5 x 1,5 mm ở ve đực Ve cái to hơn nhiều, kích thước 11 x 7 mm màu nâu xẫm, vàng hay xám bẩn Chân bám

Trang 30

nhọn sắc, phía đuôi có nhiều rua xòe ra hình quạt (Rhipicephalus -Tiếng latin

có nghĩa là “hình quạt”) Khi đói cơ thể hướng theo hướng lưng - bụng Khi hút máu no, trọng lượng và kích thước của ve tăng lên rất nhiều Luôn luôn có mai lưng bằng kitin cứng phủ ở mặt lưng ve trưởng thành, ấu trùng, thiếu trùng, nó như bộ khung bảo vệ, giúp cho quá trình di chuyển và hoạt động

Cơ thể được phân đốt nhưng không rõ, được phân thành hai phần chính: đầu giả (Capililum) và thân (Idiosoma)

a Đầu giả (Capililum)

Đầu giả ngắn gồm 2 phần chính: gốc đầu giả hay gốc đầu (Basiscapituli)

và vòi (Gnathosoma)

Gốc đầu: là một bao kitin đầu chắc, nơi gắn những cơ vận động xúc biện

và các phụ miệng Gốc đầu hình sáu cạnh, hai góc bên nhọn và nhô ra ngoài Trên lưng gốc đầu ve cái có một đôi hõm đầu - cơ quan cảm giác có liên hệ với ống sản trứng

Vòi: gồm có một đôi kìm (Chelicera), tấm dưới miệng (Hypostoma) có nhiều hàng gai nhọn hướng về phía sau và một đôi xúc biện

+ Xúc biện ngắn và không lồi cạnh, có bốn đốt có cấu tạo khác nhau, đánh số từ I đến IV bắt đầu từ đốt gốc, ba đốt nhìn rõ mặt lưng, đốt IV nằm ở mặt bụng của đốt III Xúc biện của ve là cơ quan cảm giác giúp phát hiện ra những nơi có da mỏng, nơi có mạch máu

+ Đôi kìm hay hàm miệng: nằm giữa hai xúc biện được bao bọc bên ngoài bởi bao kìm Đôi kìm này có tác dụng rạch da vật chủ

+ Tấm dưới miệng: ngắn và không lồi cạnh, là một tấm lẻ, hình thoi gắn vào gốc vòi giữa hai xúc biện, trên đó phủ kín răng hướng về sau Răng trên tấm dưới miệng thường phân bố theo hàng dọc, công thức răng 3/3 Tấm dưới miệng có tác dụng móc vào da vật chủ Đầu cuối của tấm này nhọn, sắc, cũng tham gia vào động tác dùi vào da vật chủ

Trang 31

+ Mắt: Nằm ở hai bên bờ trước mai Mắt có cấu tạo đơn giản

+ Hai rãnh cổ bắt đầu từ hai hõm bờ trước chạy song song với trục giữa xuống phía sau

+ Rãnh cạnh: Nằm giới hạn giữa miền vai và hõm cổ

+ Rãnh giữa sau: Nằm ở miền giữa theo trục thân

+ Mấu đuôi ngắn và tầy (khi ve hút no máu)

Rua (feston): là những ô viền ở bờ sau thân

- Mặt bụng gồm có:

Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước mặt bụng, chỉ có ở ve trưởng thành Ở

ve đực thường có hình móng ngựa, ở ve cái thường có hình bầu dục

Lỗ hậu môn nằm ở 1/3 phía sau thân Lỗ này gồm những tấm van trên bề mặt có nhiều tơ gọi là tơ hậu môn

Rãnh sinh dục thường có hình parabol vòng trước lỗ sinh dục xuống phía đuôi đến tận cùng rua III và rua IV

Ve R sanguineus có rãnh hậu môn vòng sau, rãnh hậu môn vòng quanh

lỗ hậu môn Rãnh sau hậu môn bắt đầu từ giữa sau hậu môn đến bờ sau thân Tấm thở nằm hai bên hông, sau gốc háng IV, là tấm kitin hẹp, dày Tấm thở hình dấu phẩy, ở ve đực dài, ở ve cái ngắn Trên tấm thở có lỗ thở

Tấm bụng là tấm hóa kitin còn gọi là tấm cạnh hậu môn, ở ve đực tấm cạnh hậu môn có hình tam giác

Trang 32

Chân ve đực, ve cái và thiếu trùng có bốn đôi chân, đánh số thứ tự từ

I-IV, từ đôi chân trước đến đôi chân sau cùng, còn ấu trùng thỉ chỉ có ba đôi chân Mỗi đôi chân gồm có sáu đốt: háng, chuyển, đùi, ống, chày và bàn chân Chân có cựa hay gai dùng để áp chặt vào lông của vật chủ Trên mặt lưng bàn chân I, ở phía cuối có cơ quan cảm giác Haller với nhiều chức năng khác nhau: thính giác, định hướng hoặc thăng bằng

Ve cái Ve đực

Hình 1.3 Ve ký sinh trên chó (Rhipicephalus sanguineus)

1.3.3 Vòng đời phát triển của ve R sanguineus

Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [15] vòng đời phát triển của ve

R sanguineus trải qua ba giai đoạn: ấu trùng, thiếu trùng và trưởng thành Đây là loài ve 3 ký chủ, mỗi giai đoạn phát triển của ve R sanguineus sau khi hút no máu đều rơi xuống đất, biến thái rồi lại bám vào ký chủ mới

- Ấu trùng: Ve đực và ve cái ký sinh ở ký chủ, giao cấu, sau khi hút máu

no rơi xuống đất, đẻ trứng có lớp màng nhầy bảo vệ Sau quá trình phát triển của phôi, trứng nở thành ấu trùng đói Theo Lê Quốc Thái (1981) [27], Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1982) [30], ve R sanguineus có thời gian ủ trứng 17 - 25 ngày trong điều kiện 210C - 350C, độ

ẩm là 60% - 90% Sau khoảng thời gian này trứng nở ra ấu trùng đói

Sau khi trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng bò lên cây cỏ, ẩn dưới lá cây, nhất

là những lá có nhiều lông (mua, sim, cỏ tranh) Ở những vị trí này thuận lợi để

Trang 33

tiếp xúc với vật chủ, đồng thời tránh gió và ánh sáng mặt trời Thời gian nhịn đói của ấu trùng có thể lên đến trên 8 tháng rưỡi

Khi bám được vào vật chủ ấu trùng sẽ đi tìm nơi ký sinh thích hợp và thực hiện quá trình dinh dưỡng Thời gian bám và hút máu no gọi là bữa ăn Thời gian này ở ấu trùng R sanguineus là 2 - 6 ngày

Theo Phan Trọng Cung, Đoàn Văn Thụ, Nguyễn Văn Chí (1977) [3], Phan Trọng Cung, Lê Quốc Thái (1979) [4], sau khi no máu, ấu trùng dời vật chủ xuống dưới đất rồi mới lột xác thành thiếu trùng đói Thời gian lột xác của ấu trùng R sanguineus là 6 - 12 ngày ở điều kiện nhiệt độ 21 - 330C, độ ẩm 60 - 90%

- Ve trưởng thành:

Ve trưởng thành đói có thể nhịn đói trên 19 tháng đến khi bám được vào vật chủ hút máu, ve cái có thể hút no sau khi giao cấu (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [15] Bữa ăn của ve cái R sanguineus là 4 - 8 ngày (Phan Trọng Cung, Lê Văn Sắc,

Lê Quốc Thái, 1971) [1]

Ve cái ăn no máu rơi xuống đất đẻ trứng gọi là thời kỳ có chửa Theo nghiên cứu của Phan Trọng Cung và Lê Quốc Thái (1979) [4] ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ có chửa của ve R sanguineus là 4 - 7 ngày (tháng 6 - 8)

Ve cái đẻ trứng thành ổ trên mặt đất và có màng nhày bảo vệ Thời gian

đẻ trứng của ve cái là 10 ngày, mỗi lần đẻ trung bình 1387 trứng (1301 - 2433 trứng) (Phạm Văn Khuê, Phan Lục, 1996) [15]

Trang 34

1.3.4 Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ve ở chó

Khi ve ký sinh trên ký chủ, chúng gây ra những tổn thương thực thể cho ký chủ Những tác động cơ giới của ve làm cho da bị hình thành sẹo hay thủng da làm giảm chất lượng sản phẩm, giảm tăng trưởng, còi cọc, chậm lớn… Song tác hại to lớn nhất của ve R sanguineus là trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho người và vật nuôi Ký chủ chính là chó và một số gia súc khác như mèo, cừu, bò, trâu, ngựa, lạc đà một bướu

và ký sinh trên cả động vật hoang dại như nhím, cầy bạc má và tiến công cả người

Ve R sanguineus truyền các bệnh do Richkettsia, bệnh xoắn trùng cho người, truyền cho chó các mầm bệnh: Piroplasma canis, Babesia canis, B.gibsoni, Hepatpzoon canis, Richkettsia canis, Leucocylogragarina canis Ngoài ra, nó còn là ký chủ trung gian của giun chỉ Dipetalonema grassii, D.reconditum, Dirofilaria inumitis ở chó

Ve đói hút máu lấy chất dinh dưỡng của chó gây thiệt hại về kinh tế cho các chủ gia súc Những nơi ve đốt thường để lại sẹo hay lỗ thủng làm giảm chất lượng da Heopple và Feny (1933) [42] khi nghiên cứu vết đốt của ve trên các súc vật thí nghiệm đã nhận thấy tất cả các vị trí của cơ thể bị các loài ve đốt đều bị viêm, thâm Những nơi ve bám đều có hiện tượng tăng eosin cục bộ Inokuma và cộng sự (1998) [43] cho biết nước bọt của ve R sanguineus pha loãng 20 lần làm ức chế yếu tố phân bào lectin (83%) và hạn chế tăng trưởng của tế bào limpho T cảm ứng (69%) dẫn đến giảm sản xuất interleukin 2 (IL 2) làm giảm quá trình đáp ứng miễn dịch

1.3.5 Biện pháp phòng trị ve R sanguineus

Dựa vào đặc điểm hình thái, vòng đời, mùa vụ xuất hiện, ký chủ, nơi sống

và đẻ trứng của ve, muốn diệt tận gốc được ve R sanguineus thì chúng ta phải

áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:

a Diệt ve trên cơ thể gia súc

Tùy vào số lượng, cơ cấu đàn gia súc mà áp dụng biện pháp phù hợp sau:

Trang 35

- Biện pháp cơ học:

Áp dụng với trường hợp số lượng gia súc ít Lấy que quấn bông tẩm dầu hỏa bôi vào nơi có nhiều ve (háng, nách, kẽ chân, vú, tai) Dầu hỏa có tác dụng bịt lỗ thở của ve (ở vị trí sau đốt háng của đôi chân thứ IV) làm ve nhả kìm ra Sau đó dùng kẹp bắt ve ra, điều này giúp làm giảm tổn thương cơ giới cho da của gia súc

- Biện pháp hóa học:

Áp dụng cho những đàn gia súc có số lượng lớn, có thể dùng bình xịt, dùng thuốc bôi hoặc sát lên da, xây bể tắm cho gia súc tắm … Theo Nguyễn Thị Nguyệt (1999) [22], bôi và sát thuốc tập trung cả vào những nơi ấu trùng và thiếu trùng tập trung ký sinh, không nên chỉ chú trọng vào chỗ bám của ve trưởng thành Vì diệt ve vào giai đoạn ấu trùng và thiếu trùng sẽ làm giảm lượng máu vật chủ bị mất do ve hút Hơn nữa, một số mầm bệnh truyền được từ giai đoạn ấu trùng như loài Ablyomma variegatum, nếu ve cái mang mầm bệnh, mầm bệnh được di truyền qua trứng Ấu trùng đói chứa mầm bệnh đã trưởng thành Khi ấu trùng bám và hút máu vật chủ thứ nhất, đồng thời lan truyền mầm bệnh đó cho vật chủ Sau lần lột xác thứ nhất do thiếu trùng đói đã chứa mầm bệnh thành thục nên khi hút máu vật chủ thứ hai sẽ truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ hai Sau lần lột xác thứ hai ve trưởng thành đói cũng đã chứa mầm bệnh thành thục, khi hút máu cũng lan truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ ba

Theo Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997) [10] Những thuốc trị ngoại ký sinh trùng gồm 3 nhóm:

- Nhóm dẫn xuất chứa Clo

- Nhóm các estephospho hữu cơ

- Nhóm Carbamat

Có thể dùng thuốc thảo mộc để trị ve, theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1994) [9] có nhiều loại thảo mộc có thể dùng để trị ve:

Trang 36

+ Dùng hạt thàn mát: Dùng hạt cho vào nước nóng cho mềm rồi giã nát, ngâm tiếp vào nước ấm để nguội 370C rồi tắm cho gia súc

+ Rễ cây thuốc cá 3 phần cộng với 100 phần nước, 4 phần xà phòng dùng xát cho chó, mèo, bê, nghé

+ Nấu nước sắc bách bộ tắm cho gia súc

+ Dùng thuốc lào khô, thuốc lá ngâm trong axit acetic 5% phun hoặc bôi trị ve, ghẻ

+ Dùng hạt Củ đậu giã nát, dầu sở để diệt ve

- Biện pháp sinh học:

Đây là biện pháp lợi dụng các thiên địch của ve (như gà, sáo sậu, những loài nấm gây bệnh cho ve…) tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển để diệt ve Estrada - Pena A và cộng sự (1990) [41] đã phân lập được nấm aspergillus ocharceus từ ve Rhipicephalus sanguineus là tác nhân gây bệnh làm cho ve không đẻ trứng, cơ thể khô lại và chết Cũng có thể trồng cây làm ve sợ

để xua ve trên đồng cỏ (Thuốc cá, Mần tưới, Hương nhu…)

b Diệt ve ở chuồng trại

Sau khi ve hút máu no trên vật chủ sẽ rơi xuống đất, chúng tìm đến khe tường, vách tường, nơi nham nhở của tường chuồng để sống và đẻ trứng Mặt khác, ấu trùng và thiếu trùng sẽ theo cỏ cây vào chuồng Vì vậy, chúng ta phải làm nhẵn tường chuồng, định kỳ phun thuốc diệt ve ở chuồng trại, không dùng

lá cây, cỏ tươi làm chất độn chuồng, cỏ tươi khi thu về phải phơi tái Khi gia súc mới nhập đàn cần phải nuôi cách ly và diệt ve xong mới cho nhập đàn

c Diệt ve ngoài thiên nhiên

Cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Làm thay đổi môi trường, điều kiện sống của ve: phát quang các bụi rậm quanh chuồng trại, bãi chăn, đồng cỏ Dùng biện pháp canh tác như cày, bừa, làm khô bãi chăn ẩm ướt

Trang 37

+ Chăn dắt luân phiên đồng cỏ để ve chết đói

+ Dùng thuốc hóa học phun diệt ve trên đồng cỏ, bãi chăn

d Tạo ra các giống gia súc có sức đề kháng tự nhiên với ve

Theo Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000) [23], một số giống bò có sức đề kháng tự nhiên đối với ve bò và các bệnh do ve truyền, ví dụ bò Zebu (Bos indicus) Một số công trình gần đây ở Australia cho thấy chi phí có hiệu quả hơn khi nuôi bò Zebu, mặc dù sức sinh sản kém bò Bos taurus của Châu

Âu, nhƣng đòi hỏi mức khống chế thấp hơn nhiều với ve Boophilus và các bệnh do ve truyền

Trang 38

Chương 2

NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó tại tỉnh Thái Nguyên

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường của huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo giống chó

- Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa

2.1.2 Theo dõi biểu hiện lâm sàng bệnh ve ở chó

- Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu ở chó bị ve ký sinh

- Sự thay đổi một số chỉ số máu của chó bị ve ký sinh

2.1.3 Thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó

2.1.3.1 Chế và thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu trong phòng thí nghiệm

- Tìm dung môi chiết xuất thích hợp với hạt Na và hạt cây Củ đậu

- Xác định thời gian ngâm chiết thích hợp của hạt Na và hạt cây Củ đậu trong dung môi thích hợp

- Xác định nồng độ chiết xuất thích hợp của hạt Na và hạt cây Củ đậu trên ve chó thí nghiệm

- Xác định LD50 và LD100 của dịch chiết từ hạt Na và hạt cây Củ đậu đối với ve chó thí nghiệm

2.1.3.2 Sử dụng chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó ở thực địa

- Điều trị thử nghiệm chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu trên chó thí nghiệm

Trang 39

- Sử dụng chiết xuất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu để trị ve cho chó tại hai huyện, thị thuộc tỉnh Thái Nguyên

2.2 NGUYÊN LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.1 Dược liệu nghiên cứu

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập mẫu

Việc thu thập mẫu được tiến hành ngẫu nhiên với các hộ gia đình chăn nuôi chó Số chó lấy mẫu phân bố ở hai huyện, thị của tỉnh Thái Nguyên: huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công

- Mẫu ve: Tiến hành bắt hết ve ở 4 chân, 2 tai, vùng cổ, đầu và ở thân chó (thực hiện đối với những con chó nuôi thuần, hướng dẫn cho chủ nhà thực hiện việc bắt ve) Thu thập tất cả số ve trên mỗi chó vào một bình tam giác, ghi nhãn đầy đủ, để nơi thoáng mát và nhanh chóng chuyển về phòng thí nghiệm

- Mẫu máu: Cố định chó, lấy mẫu máu chó khoẻ không bị nhiễm ve và máu chó bị ve ký sinh với cường độ nhiễm nặng, có biểu hiện lâm sàng rõ rệt tại tĩnh mạch khoeo chân sau (1ml/chó) đựng trong ống nghiệm có chất chống đông máu Natricitrat

Trang 40

2.3.2 Phương pháp xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm ve

- Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm ve:

Tiến hành bắt ve trên từng chó, nếu tìm thấy ve thì xác định là có nhiễm, ngược lại là không nhiễm

- Phương pháp xác định cường độ nhiễm ve:

Cường độ nhiễm ve của mỗi chó được quy định bằng số lượng ve thu thập được theo phương pháp thu thập mẫu ve ở trên (đơn vị tính: số ve/chó)

2.3.3 Quy định một số yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu nghiên cứu dịch

- Mùa vụ trong năm:

Theo dõi tình trạng nhiễm ve ở 2 mùa:

+ Mùa khô: từ tháng 10 - tháng 3 năm sau

đó xác định được các biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh

2.3.5 Xét nghiệm máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ số máu của chó

bị ve ký sinh)

Dùng máy Osmetech OPTI - CCA/ Blood GasAnalfzen tại bệnh viện Đa khoa Trung Ương tỉnh Thái Nguyên để xác định một số chỉ số máu của chó bị

Ngày đăng: 19/09/2014, 19:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Cây Na (Annona squamosa L.) - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 1.1. Cây Na (Annona squamosa L.) (Trang 23)
Hình 1.2. Cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus L.) - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 1.2. Cây Củ đậu (Pachyrhizus erosus L.) (Trang 26)
Hình 1.3. Ve ký sinh trên chó (Rhipicephalus sanguineus) - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 1.3. Ve ký sinh trên chó (Rhipicephalus sanguineus) (Trang 32)
Sơ đồ thử nghiệm chiết xuất hoạt chất từ hạt  Na và hạt cây Củ đậu: - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Sơ đồ th ử nghiệm chiết xuất hoạt chất từ hạt Na và hạt cây Củ đậu: (Trang 41)
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó tại một số xã, phường (Trang 55)
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tuổi chó (Trang 57)
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo tính biệt chó (Trang 58)
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo giống chó - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve theo giống chó (Trang 58)
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.5. Tỷ lệ và cường độ nhiễm ve ở chó theo mùa trong năm (Trang 59)
Bảng 3.6. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.6. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị ve ký sinh (Trang 61)
Bảng 3.7. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố giữa - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.7. So sánh số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố giữa (Trang 62)
Bảng 3.8. Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.8. Công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị ve ký sinh (Trang 63)
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau 24 - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% sau 24 (Trang 66)
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau 24 giờ trong - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.10. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau 24 giờ trong (Trang 67)
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% sau (Trang 68)
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% trong môi - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.11. Kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% trong môi (Trang 69)
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết phôi hạt Na 10% (Trang 70)
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% trong - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính dịch chiết hạt Củ đậu 5% trong (Trang 72)
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết phôi hạt - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 3.5. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết phôi hạt (Trang 74)
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết hạt Củ đậu - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Hình 3.6. Biểu đồ kết quả kiểm tra độc tính các nồng độ dịch chiết hạt Củ đậu (Trang 76)
Bảng 3.15. Xác định LD 50  và LD 100  của dịch chiết phôi hạt Na ngâm 36 giờ - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.15. Xác định LD 50 và LD 100 của dịch chiết phôi hạt Na ngâm 36 giờ (Trang 77)
Bảng 3.16. Xác định LD 50  và LD 100  của dịch chiết hạt Củ đậu ngâm 24 giờ - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.16. Xác định LD 50 và LD 100 của dịch chiết hạt Củ đậu ngâm 24 giờ (Trang 77)
Bảng 3.17. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết phôi - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.17. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết phôi (Trang 78)
Bảng 3.18. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết hạt - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.18. Kết quả điều trị thử nghiệm chó nhiễm ve bằng dịch chiết hạt (Trang 80)
Bảng 3.21. Kết quả sử dụng dịch chiết hạt Củ đậu để trị bệnh ve cho chó tại - đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó
Bảng 3.21. Kết quả sử dụng dịch chiết hạt Củ đậu để trị bệnh ve cho chó tại (Trang 82)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w