Biện pháp phòng trị ve R sanguineus

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó (Trang 34 - 38)

4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.3.5. Biện pháp phòng trị ve R sanguineus

Dựa vào đặc điểm hình thái, vòng đời, mùa vụ xuất hiện, ký chủ, nơi sống và đẻ trứng của ve, muốn diệt tận gốc đƣợc ve R. sanguineus thì chúng ta phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp:

a. Diệt ve trên cơ thể gia súc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Biện pháp cơ học:

Áp dụng với trƣờng hợp số lƣợng gia súc ít. Lấy que quấn bông tẩm dầu hỏa bôi vào nơi có nhiều ve (háng, nách, kẽ chân, vú, tai). Dầu hỏa có tác dụng bịt lỗ thở của ve (ở vị trí sau đốt háng của đôi chân thứ IV) làm ve nhả kìm ra. Sau đó dùng kẹp bắt ve ra, điều này giúp làm giảm tổn thƣơng cơ giới cho da của gia súc.

- Biện pháp hóa học:

Áp dụng cho những đàn gia súc có số lƣợng lớn, có thể dùng bình xịt, dùng thuốc bôi hoặc sát lên da, xây bể tắm cho gia súc tắm … Theo Nguyễn Thị Nguyệt (1999) [22], bôi và sát thuốc tập trung cả vào những nơi ấu trùng và thiếu trùng tập trung ký sinh, không nên chỉ chú trọng vào chỗ bám của ve trƣởng thành. Vì diệt ve vào giai đoạn ấu trùng và thiếu trùng sẽ làm giảm lƣợng máu vật chủ bị mất do ve hút. Hơn nữa, một số mầm bệnh truyền đƣợc từ giai đoạn ấu trùng nhƣ loài Ablyomma variegatum, nếu ve cái mang mầm bệnh, mầm bệnh đƣợc di truyền qua trứng. Ấu trùng đói chứa mầm bệnh đã trƣởng thành. Khi ấu trùng bám và hút máu vật chủ thứ nhất, đồng thời lan truyền mầm bệnh đó cho vật chủ. Sau lần lột xác thứ nhất do thiếu trùng đói đã chứa mầm bệnh thành thục nên khi hút máu vật chủ thứ hai sẽ truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ hai. Sau lần lột xác thứ hai ve trƣởng thành đói cũng đã chứa mầm bệnh thành thục, khi hút máu cũng lan truyền mầm bệnh cho vật chủ thứ ba.

Theo Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp (1997) [10] Những thuốc trị ngoại ký sinh trùng gồm 3 nhóm:

- Nhóm dẫn xuất chứa Clo - Nhóm các estephospho hữu cơ - Nhóm Carbamat

Có thể dùng thuốc thảo mộc để trị ve, theo Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1994) [9] có nhiều loại thảo mộc có thể dùng để trị ve:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Dùng hạt thàn mát: Dùng hạt cho vào nƣớc nóng cho mềm rồi giã nát, ngâm tiếp vào nƣớc ấm để nguội 370C rồi tắm cho gia súc.

+ Rễ cây thuốc cá 3 phần cộng với 100 phần nƣớc, 4 phần xà phòng dùng xát cho chó, mèo, bê, nghé.

+ Nấu nƣớc sắc bách bộ tắm cho gia súc.

+ Dùng thuốc lào khô, thuốc lá ngâm trong axit acetic 5% phun hoặc bôi trị ve, ghẻ.

+ Dùng hạt Củ đậu giã nát, dầu sở để diệt ve. - Biện pháp sinh học:

Đây là biện pháp lợi dụng các thiên địch của ve (nhƣ gà, sáo sậu, những loài nấm gây bệnh cho ve…) tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển để diệt ve. Estrada - Pena. A và cộng sự (1990) [41] đã phân lập đƣợc nấm aspergillus ocharceus từ ve Rhipicephalus sanguineus là tác nhân gây bệnh làm cho ve không đẻ trứng, cơ thể khô lại và chết. Cũng có thể trồng cây làm ve sợ để xua ve trên đồng cỏ (Thuốc cá, Mần tƣới, Hƣơng nhu…).

b. Diệt ve ở chuồng trại

Sau khi ve hút máu no trên vật chủ sẽ rơi xuống đất, chúng tìm đến khe tƣờng, vách tƣờng, nơi nham nhở của tƣờng chuồng để sống và đẻ trứng. Mặt khác, ấu trùng và thiếu trùng sẽ theo cỏ cây vào chuồng. Vì vậy, chúng ta phải làm nhẵn tƣờng chuồng, định kỳ phun thuốc diệt ve ở chuồng trại, không dùng lá cây, cỏ tƣơi làm chất độn chuồng, cỏ tƣơi khi thu về phải phơi tái. Khi gia súc mới nhập đàn cần phải nuôi cách ly và diệt ve xong mới cho nhập đàn.

c. Diệt ve ngoài thiên nhiên Cần thực hiện các biện pháp sau:

+ Làm thay đổi môi trƣờng, điều kiện sống của ve: phát quang các bụi rậm quanh chuồng trại, bãi chăn, đồng cỏ. Dùng biện pháp canh tác nhƣ cày, bừa, làm khô bãi chăn ẩm ƣớt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Chăn dắt luân phiên đồng cỏ để ve chết đói.

+ Dùng thuốc hóa học phun diệt ve trên đồng cỏ, bãi chăn. d. Tạo ra các giống gia súc có sức đề kháng tự nhiên với ve

Theo Phạm Gia Ninh, Nguyễn Đức Tâm (2000) [23], một số giống bò có sức đề kháng tự nhiên đối với ve bò và các bệnh do ve truyền, ví dụ bò Zebu (Bos indicus). Một số công trình gần đây ở Australia cho thấy chi phí có hiệu quả hơn khi nuôi bò Zebu, mặc dù sức sinh sản kém bò Bos taurus của Châu Âu, nhƣng đòi hỏi mức khống chế thấp hơn nhiều với ve Boophilus và các bệnh do ve truyền.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đặc điểm dịch tễ bệnh ve chó ở hai huyện, thị của tỉnh thái nguyên, thử nghiệm thảo dược trong trị ve cho chó (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)