Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng nhằm tạo cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người, phẩm chất năng lực của công dân, đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai theo hướng toàn diện, năng động và sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức và ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1- Cơ sở lý luận
2
5
1.2 Vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ CNH-HĐH 6
1.4 Nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục 9
2.1 Nhưng thành tựu giáo dục của cả nước trong mấy năm qua 10 2.2 Những tồn tại trong công tác xã hội hoá giáo dục ở nước ta hiện nay 13
Chương II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC CỦA VÙNG SÂU, VÙNG CAO TÂN HỢP
2 - Quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại Tân Hợp trong
thời gian qua
Chương III MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC TỪ NAY ĐẾN NĂM 2013
Trang 2MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TẠI XÃ TÂN HỢP, HUYỆN TÂN KỲ, TỈNH NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
để xây dựng nền kinh tế tri thức”
Văn kiện Đại hội X, báo cáo Chính trị tiếp tục chỉ rõ: “Đổi mới toàn diệngiáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - coi trọng hàngđầu việc bảo đảm và nâng cao chất lượng dạy và học, điều chỉnh và khắc phụctình trạng quá tải và thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục và sách giáokhoa phổ thông có tính khoa học, đại chúng và phổ cập, phù hợp tâm lý lứa tuổi
và điều kiện cụ thể của Việt Nam Hoàn thiện hệ thống đánh giá và kiểm địnhchất lượng giáo dục Thực hiện xã hội hoá giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý,tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo, phấn đấu đến năm 2010năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ các nước trong khu vực vàđến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp”
Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng nhằm tạo cơ sở ban đầu để hìnhthành nhân cách con người, phẩm chất năng lực của công dân, đào tạo nguồnnhân lực cho tương lai theo hướng toàn diện, năng động và sáng tạo, có niềm tựhào dân tộc, có đạo đức và ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Nước ta là một quốc gia có nhiều thành phần dân tộc anh em cùng chungsống, đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ nước Địa bàn miền núi, vùngsâu, vùng xa thông thường là địa bàn cư trú của các đồng bào dân tộc thiểu số.Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở nước
Trang 3ta vẫn có sự chênh lệch Vì vậy phải chú ý hơn nữa đến việc phát triển kinh tế
-xã hội ở vùng dân tộc ít người
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hộinhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quantrọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo dụcngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệngười Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội Đảng ta đã xácđịnh: “Sự nghiệp giáo dục là của nhà nước và của toàn dân”, vì vậy công tác xãhội hoá giáo dục càng có tầm quan trọng và ý nghĩa vô cùng to lớn trong giaiđoạn hiện nay
Là người cán bộ quản lý trường tiểu học, chịu trách nhiệm trước Đảng,Nhà nước và nhân dân trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc dạy vàhọc của một nhà trường vùng sâu, vùng xa Tôi càng thấy mình cần xác định rõhơn trọng trách, đầu tư hơn về tâm huyết, công sức, trí tuệ Không ngừng nângcao học tập để đưa nhà trường ngày một đi lên Củng cố, duy trì, nâng cao chấtlượng dạy và học của nhà trường nhằm xây dựng đơn vị từng bước đạt chuẩnquốc gia theo mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước đề ra Đối với vùng sâu,vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn Với chủ trương đưa miền núi tiến kịpmiền xuôi, thực hiện chính sách công bằng xã hội Đảng và Nhà nước ta đã cónhiều chính sách quan trọng: Chính sách “xoá đói, giảm nghèo”, đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng bằng chương trình 135, dự án hạ tầng cơ sở nông thôn dựa
và cộng đồng (chương trình CBRIP) đã làm cho bộ mặt các xã miền núi thayđổi căn bản Điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng, khắc phục đượchạn chế từ bao nhiêu đời nay của nông thôn miền núi Có ý nghĩa hết sức quantrọng và nổi bật Đó là điều kiện có ý nghĩa quan trọng, quyết định và hết sức
cơ bản để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục tiểu học vùng cao vươn tới Tuy vậy,việc đầu tư vẫn thiếu tính trọng điểm, còn dàn trải, mỗi hạng mục công trìnhmột ít Vì thế phát huy tính hiệu quả chưa cao
Bên cạnh đó, việc huy động nội lực của nhân dân để tham gia đóng góptrong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng lại đạt kết quả rất thấp mà nguyên nhâncăn bản vẫn là tính trông chờ, ỷ lại dai dẳng của thời kỳ quan liêu bao cấp cònsót lại mà chưa bứt phá lên được của mỗi người dân nơi đây Công tác xã hộihoá vì thế mà còn kém phát triển
Là người quản lý nhà trường, việc đi sâu nghiên cứu và đề ra được nhữnggiải pháp mang tính thực tiễn và có khả năng thực thi để huy động tốt mọinguồn lực cùng xây dựng nhà trường ngày cảng phát triển, vừa bảo đảm phù
Trang 4hợp với đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, vừa mang tính đột phá, lạivừa là cơ sở thực tiễn đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay Có như thế mới đảm bảođược yêu cầu mới đối với người quản lý giáo dục và là con đường ngắn nhấtđưa nhà trường tiến tới đạt chuẩn quốc gia, tạo được uy tín và niềm tin của xãhội.
Đề tài chỉ giới hạn đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hoá giáodục của một nhà trường vùng đặc biệt khó khăn Từ đó đề ra một số giải phápthiết thực để nâng cao chất lượng bậc học, chủ yếu là công tác vận động quầnchúng cùng tham gia làm công tác giáo dục, nhằm đưa nhà trường tiến tới đạtcác tiêu chuẩn của một nhà trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia
Nhìn nhận, đánh giá đồng thời có những giải pháp hữu hiệu chính là gópphần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn Thúc đẩy giáo dụccộng đồng, đồng thời tạo điều kiện ổn định phổ cập giáo dục tiểu học; góp phầnhoàn thành phổ cập trung học cơ sở Tạo niềm tin vững chắc cho cấp uỷ Đảng,chính quyền các cấp và nhân dân địa phương Cùng huyện nhà đưa nền giáo dụctiến kịp các huyện vùng xuôi trong xu thế phát triển của quốc gia và khu vực
Đề án về công tác xã hội hoá giáo dục ở vùng kinh tế đặc biệt khó khăngiữ vai trò, ý nghĩa rất to lớn đối với công tác lãnh đạo và chỉ đạo của ngườihiệu trưởng tiểu học bao gồm các mục đích sau:
- Phát triển và nâng cao nhu cầu về giáo dục trong cộng đồng dân cư, từ đó
có tác động tích cực trong việc tự giác của chính quyền và đoàn thể, của mỗingười dân trong việc tham gia đóng góp nội lực để xây dựng trường sở, huyđộng con em tới trường, duy trì số lượng học sinh và trên hết là cùng nhàtrường ngày một nâng cao chất lượng dạy và học
- Nâng cao thời lượng học tập và giáo dục tại trường
- Bảo đảm nâng cao chất lượng dạy và học các tiết học và buổi học
- Giúp hiệu trưởng có cơ sở thực tiễn để xây dựng kế hoạch đúng đắn, phùhợp, hiệu quả mà không để cho trí tưởng tượng bay bổng Đề ra những chỉ tiêu,những biện pháp vừa sức, trong tầm tay Tạo được niềm tin ở khả năng thựchiện của mọi thành viên trong tập thể sư phạm, trong lãnh đạo chính quyền,đoàn thể địa phương và của mỗi người dân
- Từng bước đưa các phương tiện kỹ thuật vào nhà trường, làm giảm nhẹlao động sư phạm, lao động quản lý và những cán bộ giúp việc
- Tạo ra nhà trường văn minh, sạch, đẹp trong cơ sở vật chất, trong quan
hệ, làm cho học sinh yêu trường, yêu thầy, mến bạn, thêm ham thích hoạt động
Trang 5- Tạo sự phân công, phân cấp cụ thể, tạo đủ quyền hạn và ý thức tráchnhiệm của những người cộng sự.
- Giúp hiệu trưởng vạch được kế hoạch, tham mưu có hiệu quả, đề ra được
lộ trình và bước đi thích hợp trong từng giai đoạn Cũng từ đây, hy vọng sẽ đẩynhanh hơn một bước để xây dựng nhà trường đạt chuẩn Góp phần xây dựngbậc học “ổn định, lành mạnh và phát triển”
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC
XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1 - Cơ sở lý luận
1.1 Vai trò của giáo dục
Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vongcủa cả một dân tộc Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia
để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội
Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giátrị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc và vì vậy đủ sức mạnhlàm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh; ngược lại, với nền giáo dục kém
và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên
Trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phương Tây càngchú trọng phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của nhànước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc Họ ý thức rất rõ rằng trong thế giớingày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhậndiện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếubản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bịxóa sổ, hòa tan
Mặt khác, ngoài chức năng bao trùm trên, giáo dục còn mang một nhiệm
vụ không kém phần quan trọng, đó là đảm bảo sự tồn tại và phát triển hay cụthể hơn là hiện thực hóa quyền bình đẳng về cơ hội vào đời và tạo dựng cuộcsống của mỗi cá nhân trong xã hội Bởi, để đạt được điều đó thì họ phải có cơhội, ai cũng như ai, tiếp thu những giá trị, tri thức và kỹ năng mà nền giáo dục
đã đưa lại cho họ
Trang 6Với ý nghĩa này, Hiến pháp của nước ta cũng coi “giáo dục và đào tạo làquốc sách hàng đầu”; “mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lực của công dân” (điều 35); “học tập là quyền vànghĩa vụ của công dân” (điều 59) Cần lưu ý rằng trách nhiệm biến những chứcnăng ấy của giáo dục thành hiện thực thuộc về trọng trách của Nhà nước và củatoàn dân
1.2 Vai trò của việc nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, công tác xã hộihoá giáo dục giữ vai trò rất quan trọng:
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trênthế giới Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi lên mục tiêu
"Xã hội công bằng văn minh, dân giàu nước mạnh" công nghiệp hoá, hiện đạihoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổicách mạng sâu sắc với lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, khoa học củacon người…) làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất Sự thànhcông của quá tình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngoài môi trường chínhtrị ổn định, phải có nguồn lực cần thiết như nguồn lực con người, vốn tàinguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật Các nguồn lực này quan hệ chặt chẽvới nhau Cùng tham gia vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưngmức độ tác động vào vai trò của chúng đối với toàn bộ quá trình công nghiệphoá hiện đại hoá không giống nhau, trong đó nguồn nhân lực phải đủ về sốlượng, mạnh về chất lượng Nói cách khác nguồn nhân lực phải trở thành độnglực phát triển Nguồn nhân lực phát triển thì tất yếu công nghiệp hoá, hiện đạihoá phải tiến hành để đáp ứng nhu cầu đó
Để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, chúng ta phải sử dụng đúng nguồn lực trong đó nguồn lực con người lànguồn lực quan trọng nhất Để tạo ra sự thay đổi căn bản về chất lượng trongnguồn lực con người cần có hàng loạt những giải pháp thích ứng nhằm pháttriển tốt yếu tố của con người trong sự nghiệp đi lên của đất nước
Chăm sóc đào tạo phát huy nguồn lực con người phục vụ cho công cuộccông nghiệp hoá, hiện đại hoá
Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới vì công nghiệp hoá, hiện đạihoá tập trung thành vấn đề quan trọng bậc nhất trong "kết cấu hạ tầng xã hội,
Trang 7kinh tế" tức là một trong những tiền đề cơ bản để phát triển xã hội, đi vào côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
Đại hội VIII của Đảng ta là đại hội công nghiệp hoá, hiện đại hoá mở rabước ngoặt lịch sử đưa nước ta tiến lên một thời kỳ phát triển toàn diện mỗi
"Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triểnnhanh và bền vững" Vì vậy cần được tập trung và chăm sóc bồi dưỡng, đào tạophát huy sức mạnh của con người Việt Nam thành lực lượng lao động xã hội,lực lượng sản xuất có đủ bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước, đủ sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc hợp tác cạnh tranh trong kinh
tế thị trường mở cửa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Sứcmạnh của con người và các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam Phải thể hiệnthành sức mạnh của đội ngũ nhân lực, trong đó có bộ phận nhân tài trên nền dântrí với cốt lõi là nhân cách nhân phẩm đậm đà bản sắc dân tộc của từng người,từng nhà cộng đồng, giai cấp và cả dân tộc
1.3 Vai trò của công tác xã hội hoá giáo dục
Bản thân thuật ngữ “xã hội hoá” (socialization - Tiếng Anh) không cónghĩa hiểu xã hội hoá theo cách dùng hiện nay trong tiếng Việt Xã hội hoá dịch
vụ công truyền thống có thể hiểu theo nghĩa sau:
+ Nhà nước giảm bớt tương đối cai trò của mình trong cung cấp dịch cụcông ở những lĩnh vực mà người dân có thể kham được;
+ Xã hội hoặc người dân (private sector) nhận lấy phần trách nhiệm cungcấp dịch vụ, lượng người tham gia cung cấp dịch vụ tăng lên;
+ Chia sẻ chi phí (cost sharing) giữa công và tư;
+ Quyền lợi và trách nhiệm của người dân gia tăng hay nói cách khácquyền tự chủ của người dân gia tăng;
+ Về tổng thể người dân có nhiều cơ hội sử dụng các dịch vụ công doNhà nước và các thành phần kinh tế tư nhân cung cấp;
+ Chịu tác động của quy luật giá cả và quy luật cung - cầu Do chi phíđược chia sẻ dẫn đến xu hướng người dân có quyền quyết định hoặc từ chối mộtdịch vụ mà không chịu lệ thuộc vào dịch vụ như trước kia + Sự độc quyền của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ truyền thống bịgiảm đi;
Như vậy, xã hội hoá thực chất là một quá trình huy động nguồn lựctrong xã hội để phát triển các dịch vụ công và làm cho nhiều người hơn được
Trang 8hưởng lợi từ các dịch vụ đó cũng như chịu trách nhiệm nhiều hơn khi sử dụngdịch vụ.
Trong điều kiện nền kinh tế kế hoạch tập trung, người dân tham gia vàocác hoạt động giáo dục do Nhà nước quản lý rất hạn chế Tuy nhiên, cũng phảithừa nhận rằng trong thời gian đó, doanh nghiệp nhà nước giúp được nhiều hơnđối với giáo dục trong việc tạo cơ sở cho học sinh thực tập mà không phải trảbất cứ khoản chi phí nào
Đến ngày nay, người dân lại có điều kiện để tham gia vào quá trình giáodục và tổ chức giáo dục nhiều hơn Xã hội hoá giáo dục không chỉ là nhữngđóng góp vật chất mà cả những ý kiến góp ý của người dân cho quá trình đổimới giáo dục Xã hội hoá giáo dục là cách tiếp cận mang tính dân chủ nhiềuhơn Như vậy, có thể xem xã hội hoá giáo dục là sự huy động nguồn lực trong
xã hội để làm giáo dục, để đấu tranh với nghèo nàn và lạc hậu, là tạo điều kiệntốt hơn cho người dân được hưởng dịch vụ giáo dục có chất lượng và nhiều cơhội học tập, đóng góp sáng kiến với giáo dục Ngược lại, lạm dụng cái gọi là
xã hội hoá để huy động tối đa đóng góp người dân, chuyển gánh nặng ngânsách sang cho người dân, trong khi chất lượng dịch vụ không tăng tương xứng,ngân sách dành cho giáo dục cắt giảm là không đúng với chính sách của Đảng
và Nhà nước trong xã hội hoá giáo dục Đã không ít nhà trường chỉ hiểu mộtchiều về sự đóng góp của người dân, “tăng thu” các kiểu phí trong nhà trường
và một số người đã lên tiếng phê phán mang tính một chiều của chủ trương xãhội hoá
Một số nước phát triển cũng huy động sự đóng góp của lĩnh vực tư chogiáo dục, đặc biệt giáo dục đại học dưới dạng hiến tặng (endowment) với số tiềnrất lớn hàng tỷ USD và điều này dường như đã trở thành văn hoá của người dân
và doanh nghiệp Ở ta, quá trình mới chỉ bắt đầu những đóng góp như thế vàquá trình xã hội hoá đang vận động đòi hỏi một sự định hướng và khuyến khíchrất lớn từ phía nhà nước
Dù gì đi chăng nữa, xã hội hoá giáo dục cần đảm bảo các nguyên tắc:Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục không giảm, chất lượng giáo dục và sốngười được đi học tăng, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về cơ hội tiếp cậngiáo dục Điều này đã được ngành giáo dục khẳng định tại Hội nghị tổng kếtnăm học vừa qua
Tóm lại, xã hội hoá là một cách tiếp cận đến kinh tế thị trường và thựcchất là quá trình phi công lập hoá, làm cho người sử dụng dịch vụ có trách
Trang 9nhiệm chia sẻ chi phí của các dịch vụ, làm tăng cơ hội tiếp cận của người dânđến các dịch vụ công
Xã hội hoá không có nghĩa là Nhà nước bị loại mất vai trò quản lý củamình, ngược lại vai trò quản lý nhà nước cần tăng lên khi thiết lập lại vai trò vàtrách nhiệm của Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công Sự thiếu vắng vaitrò quản lý nhà nước và bỏ mặc theo kiểu “khoán trắng” có thể dẫn đến sự mất
ổn định trong cung ứng dịch vụ công và làm cho quá trình xã hội hoá thiếu tínhbền vững, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội Đặc biệt, trong những lĩnh vựctrước đây Nhà nước nắm độc quyền hoặc những dịch vụ do “cầu” vượt quá
“cung” (như lĩnh vực giáo dục đại học chẳng hạn) dẫn đến sự độc quyền tựnhiên trong cung ứng dịch vụ, thì vai trò quản lý Nhà nước là vừa đảm bảo cácmục tiêu phát triển xã hội trên cơ sở huy động nguồn lực lại vừa phải đảm bảoquá trình xã hội hoá diễn ra theo quy luật của thị trường
1.4 Nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục
- Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, làm cho nền giáo dục trởthành một nền giáo dục cho mọi người
- Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động toàn dân chăm sócthế hệ trẻ, phối hợp chặt chẽ giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội Tăngcường trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể,
tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân đối với giáo dục
- Đa dạng hoá các loại hình giáo dục
- Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách, khai thác triệt để và sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực trong xã hội để phát huy giáo dục
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục phổ thông cần phải có cơ sở vật chấtđạt chuẩn để đảm bảo việc dạy và học trong nhà trường
Vậy xã hội hóa giáo dục là gì? Nói một cách nôm na, đó cũng chỉ là mộttrong những phương cách để nhà nước thực hiện nhiệm vụ hiến định là tạo điềukiện cho con em của mọi tầng lớp trong xã hội đều được đến trường và mọi cái
gì cản trở nó đều không phải xã hội hóa giáo dục Nói cách khác, xã hội hóagiáo dục (hay không xã hội hóa) dù kiểu nào đi chăng nữa đều phải nhằm đạtđược những mục tiêu thiết yếu của giáo dục và nhà nước, trong mọi trường hợp,luôn luôn phải chịu trách nhiệm chính, không thể chuyển giao trách nhiệm củamình cho ai khác Càng không thể lợi dụng xã hội hóa để biến giáo dục, nhiệm
vụ chính danh của nhà nước, thành một ngành kinh doanh lấy lợi nhuận làmmục tiêu thay thế
Trang 10Điển hình cho quan niệm như trên về phát triển giáo dục là CHLB Đức.Học sinh, sinh viên ở đây từ cấp phổ thông đến đại học đều được hưởng chế độmiễn học phí Ngoài ra, riêng những học sinh, sinh viên nghèo (không đủ điềukiện vật chất sống tối thiểu) còn được nhà nước trợ cấp, “bù” thêm tài chính để
họ có thể an tâm sống và học tập Ngoài hệ thống trường công lập, tại Đức cótới 2.500 trường tư Trong số ấy, theo quy định của pháp luật, bất kỳ trường tưnào được nhà nước công nhận văn bằng có giá trị tương đương trường công thìnhà nước có nghĩa vụ cung cấp toàn bộ tài chính cho hoạt động của trường đó.Điều này cho thấy giáo dục trong mọi trường hợp là nhiệm vụ không thể táchrời của nhà nước, kể cả khi giáo dục được xã hội hóa và cho tư nhân tham gia
Tuy nhiên, không nên hiểu xã hội hóa giáo dục một cách đơn giản dướigóc độ huy động nguồn vốn đầu tư mà phải mở rộng ra nhiều góc độ, phạm vikhác nhau
Trước hết, là dưới góc độ của người đi học Xã hội hóa giáo dục ở đây cónghĩa tạo điều kiện để làm sao cho người đi học được tham gia vào việc quản lýcủa trường cũng như xây dựng chương trình học tập, giảng dạy
Ở một góc độ khác, xã hội hóa giáo dục nhìn từ phía thầy giáo, nhàtrường chính là nhằm mục tiêu đảm bảo quyền tự do giảng dạy của họ hơn nữa
Ví dụ, ở Đức trước đây nhà nước đặt ra chương trình giảng dạy cố định, bắtthầy giáo phải dạy theo chương trình đó, kể cả phương pháp sư phạm Với quátrình xã hội hóa, từng trường, từng địa phương, từng đối tượng học sinh đượcquyền có chương trình cũng như cách thức giảng dạy riêng cho phù hợp
Còn dưới góc độ phụ huynh, xã hội hóa giáo dục là nhằm đảm bảo cho họquyền tự do lựa chọn nơi học tập cho con em của họ Có những gia đình giàu
có, muốn con em của họ vào học ở những trường tốt hơn thì nhà nước tạo điềukiện cho các doanh nghiệp, tổ chức mở những cơ sở giáo dục tiện nghi, chấtlượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu Nhưng, một lần nữa xin lưu ý xã hội hóagiáo dục không có nghĩa là nhà nước chuyển giao hay phó thác nhiệm vụ hiếnđịnh của mình cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, mà là tạo điều kiện đểtoàn xã hội tham gia vào giáo dục, sao cho nó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mọithành viên trong xã hội, sao cho ai cũng được đến trường, ai cũng có điều kiệnhưởng cơ hội vào đời như nhau
2 – Cơ sở thực tiễn
2.1 Những thành tựu giáo dục của cả nước trong mấy năm qua
Trang 112.1.1 Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội
Năm học 2007-2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng1,03% so với năm học 2000-2001; Tỷ lệ lao động qua đào tạo theo các trình độkhác nhau tăng từ 20% vào năm 2000 lên 31,5% vào năm 2007
Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn quốc Về cơbản đã xóa được "xã trắng" về giáo dục mầm non; trường tiểu học đã có ở tất cảcác xã, trường trung học cơ sở có ở xã hoặc cụm liên xã, trường trung học phổthông có ở tất cả các huyện Các tỉnh và nhiều huyện miền núi đã có trường nộitrú và bán trú cho con em các dân tộc thiểu số
2.1.2 Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến
bộ Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã toàn diện hơn.
Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh
được nâng cao Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc
biệt được chú trọng Đã hình thành các tổ chức chuyên trách về đánh giá vàkiểm định chất lượng Các trường phổ thông chất lượng cao được hình thành ởnhiều địa phương
Đồng thời với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa và tài liệu dạy họctheo Nghị quyết 40/2000/QH của Quốc hội, phương pháp giáo dục ở các nhàtrường đã bước đầu được đổi mới theo tinh thần phát huy tính năng động, chủđộng và tích cực của người học, đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệthông tin vào quá trình dạy và học Chuẩn nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ởcác cấp học và trình độ đào tạo đã và đang được xây dựng làm cơ sở cho việcđánh giá và bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn
2.1.3 Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được công nhận chuẩn
quốc gia về xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở Đến 12/2008 đã có 42/63 tỉnh, thành phố (67%) đạt chuẩn phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 47/63 tỉnh (74,6%) đạt chuẩn phổ cập giáodục trung học cơ sở Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ của cả nước là 94%;
số năm học trung bình của dân số từ 15 tuổi trở lên là 9,6 Sự khác biệt về trình
độ học vấn giữa nam và nữ ngày càng được thu hẹp Về cơ bản nước ta đã đạtđược sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơ bản
2.1.4 Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo
dục đã đạt được những kết quả bước đầu Các lực lượng xã hội tham gia ngày
càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, giám sát, đánh giá và hiến kếcho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất trường học, đầu tư mở trường, đóng góp
Trang 12kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau Ngân sách nhà nước đầu
tư cho giáo dục tăng liên tục từ 15,5% năm 2001 lên 20% năm 2007 Trongnăm 2007, khoảng 25% tổng chi phí của xã hội cho học tập là đóng góp củangười dân Bên cạnh đó, cũng đã huy động được sự đóng góp của các doanhnghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội và đầu tư nước ngoài
2.1.5 Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ
hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo vàtrẻ em khuyết tật Việc miễn, giảm học phí, cấp học bổng và các chính sách hỗtrợ khác đã tạo điều kiện cho đại bộ phận con em các gia đình nghèo, diện chínhsách được học tập, trước hết ở các cấp học phổ cập
Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa có tiến bộ
rõ rệt Đến năm học 2007-2008 có 278 trường dân tộc nội trú của trung ương,tỉnh, huyện và cụm xã, với khoảng 86.000 học sinh; các trường, lớp hoà nhập vàchuyên biệt đã thu hút hơn 250.000 trẻ khuyết tật đi học
2.1.6 Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến Công tác quản
lý chất lượng đã được chú trọng với việc tăng cường hệ thống đánh giá và kiểmđịnh chất lượng Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hoàn thành việc xây
dựng đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục đào tạo, trong đó có đề án
học phí Việc phân cấp quản lý giáo dục cho các địa phương và sở giáo dục đượcđẩy mạnh, đặc biệt tăng quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong tuyển dụnggiáo viên, sử dụng ngân sách, tổ chức quy trình giáo dục, tổ chức thực hiện kếhoạch dạy học, thực hiện chương trình, sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm đốitượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng vùng miền Cải cách hành chính
trong toàn ngành giáo dục được đẩy mạnh Cơ chế “một cửa” được triển khai thí
điểm tại cơ quan Bộ và 63/63 văn phòng của các Sở giáo dục Công nghệ thôngtin được ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý ngành
Những thành tựu của giáo dục nước ta đã khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác
mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc trong những năm gần đây có những tiến bộ đáng kể: từ 0,688, xếp thứ 109 trong số 174 quốc gia vào năm 2000 đã tăng lên 0,733, xếp thứ 105 trong số 177 quốc gia vào năm 2005 Những thành tựu của giáo dục đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị của đất nước trong hơn 20 năm đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.
Trang 13Sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ và chính quyềncác cấp, sự quan tâm, tham gia đóng góp của các tổ chức kinh tế-xã hội và toàndân đối với giáo dục đã góp phần quyết định cho sự thành công của sự nghiệpgiáo dục.
Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sốngnhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường với các điều kiện thuận lợi chophát triển giáo dục Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đãliên tục tăng qua các năm
Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo vàquyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đào tạo đã góp phần quan trọng thựchiện nhiệm vụ giáo dục Các giáo viên và cản bộ quản lý công tác ở mọi miền tổquốc, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa đã vượt qua mọi khó khăn, thửthách to lớn, đóng góp công sức vào sự nghiệp trồng người
Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trongtừng gia đình, từng dòng họ, từng cộng đồng dân cư Nhân dân đã không tiếccông sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt khó, chămchỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho các nhà trường
2.2 Những tồn tại trong công tác xã hội hoá giáo dục ở nước ta hiện nay
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu cơ bản nhưng giáo dục nước ta vẫncòn những bất cập và yếu kém:
Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn và lạc hậu Mặc dù tình
hình cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường trong những năm gần đây đã có nhiềucải thiện rõ rệt nhưng tính đến năm 2007 vẫn còn 11% số lớp học ở tình trạnglớp học tạm, phòng học cấp 4 cũ nát, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thư viện,phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học còn thiếu vàlạc hậu, nhất là ở các trường đại học
Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục
Trong nhiều năm qua Đảng ta đã luôn luôn nhấn mạnh quan điểm “Giáo
dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực của quá trình phát triển” Tuy nhiên trong thực tiễn, quan điểm này chưa
được hiểu một cách đầy đủ để triển khai một cách thực sự hiệu quả ở mọi lĩnhvực Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của giáodục, chưa thấy hết trách nhiệm đối với giáo dục nên chưa dành ưu tiên thỏa
Trang 14đáng tạo điều kiện phát triển giáo dục Một số địa phương còn sử dụng ngânsách giáo dục vào những hoạt động không phục vụ mục đích giáo dục.
Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế
Trong khi tình hình kinh tế xã hội trong nước có nhiều biến đổi sâu sắc vàtrên thế giới đang diễn ra nhiều xu thế đổi mới giáo dục mạnh mẽ thì nhiều tưtưởng chỉ đạo giáo dục ở nước ta vẫn còn xơ cứng, trì trệ Chưa nhận thức đúngmức sự cần thiết phải tập trung quản lý nhà nước đối với toàn bộ hệ thống giáodục quốc dân Nhận thức về những tác động của nền kinh tế thị trường chưa đầy
đủ nên chưa tạo được sự phù hợp của cơ chế quản lý giáo dục với cơ chế thịtrường Tư tưởng trọng bằng cấp dẫn đến những thành tích giả tạo trong giáodục Ở phổ thông, quan niệm đề cao kiến thức, coi nhẹ năng lực hoạt động củahọc sinh đã dẫn đến tình trạng còn tổ chức nhiều môn học trong chương trình
giáo dục, phương pháp dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, chưa tạo được niềm vui học tập cho người học
Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập
Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưahợp lý, chưa quan tâm đúng mức đến các địa phương khó khăn Đầu tư của nhànước cho giáo dục còn thiếu hiệu quả, chưa tập trung cao cho những mục tiêu
ưu tiên Cơ cấu chi ngân sách giáo dục chưa hợp lý, trong đó phần chi cho hoạtđộng chuyên môn là không đáng kể
Những tác động khách quan làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục
Quá trình hội nhập quốc tế đã mang tới những cơ hội lớn nhưng cũng mangđến nhiều thách thức lớn đối với giáo dục Trong xã hội, chủ nghĩa hình thức,hám danh vọng còn nặng nề; tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối mạnh việcdạy, học và thi cử Mặt trái của kinh tế thị trường đã có nhiều ảnh hưởng tiêu cựcđến giáo dục Nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng cao trong khi khả năngđáp ứng của ngành giáo dục và trình độ phát triển kinh tế của đất nước còn hạnchế Sức đón nhận của thị trường lao động còn hạn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầuviệc làm của người lao động đã qua đào tạo
Do thời gian duy trì cơ chế tập trung quan liêu bao cấp quá dài, nảy sinh tưtưởng trông chờ ỷ lại quá lớn trong nhân dân kể cả chính quyền các cấp, sự bứtphá, dám nghĩ, dám làm còn hạn chế Do đó công tác xã hội hoá nói chung, côngtác xã hội hoá giáo dục nói riêng còn quá nhiều bất cập
Trang 15Chương II THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÙNG SÂU, VÙNG CAO TÂN HỢP
1 - Đặc điểm tình hình
1.1 Tình hình địa phương
Tân Hợp là xã cùng cao nằm phía Bắc của huyện miền núi Tân Kỳ Xã cóchiều dài là 13km, chiểu rộng 7km, diện tích tự nhiên là 6.775 ha Trong đódiện tích canh tác nông nghiệp là 1703 ha, đất lâm nghiệp 4399 ha, đất phi nôngnghiệp 129 ha, đất chuyên dùng 42 ha Là một xã ở độ cao hơn hẳn so với các
xã khác tại huyện Tân Kỳ, lại gần như là biệt lập với các xã xung quanh Nói làbiệt lập bởi vì Tân Hợp ngăn cách với các xã xung quanh toàn là các dãy núicao, như ngăn cách với xã Giai Xuân bởi dãy Rú Nàn, ngăn cách với xã Châu
Lý huyện Quỳ Hợp bởi dãy Bù Tro (có ngọn cao 720m so với mực nước biển),ngăn cách với Hạ Sơn (cũng của huyện Quỳ Hợp) bởi dãy Đồi Chè Đứng ởgiữa xã là dãy núi Soong, ngoài ra còn hàng trăm ngọn núi khác cao thấp nhấpnhô, không tên hoặc có tên mà giờ đây không ai còn nhớ nổi tên gọi nữa
Dân số Tân Hợp tại thời điểm tháng 01-4-2009 có 925 hộ và 4018 nhânkhẩu Số hộ nghèo là 314 hộ chiếm tỷ lệ là 37,3% (cao nhất huyện)
Tháng 11-1997 tỉnh Nghệ An thành lập Tổng đội Thanh niên xung phong
4 tại Tân Hợp và cũng trực thuộc xã Tân Hợp quản lý về mặt hành chính
Xã Tân Hợp hiện nay có 8 thôn bản thì có 7 thôn bản là người dân tộcthiểu số gồm 657 hộ và 3145 nhân khẩu Xã có 1 trường tiểu học, 1 trường mầmnon và 1 phân hiệu THCS trực thuộc trường THCS Giai Xuân
Nằm trên địa bàn vùng cao nhất của huyện, đồi núi nhấp nhô, trong đó cónhiều lèn đá vôi, nhiều dốc đèo hiểm trở, đất đai canh tác không nhiều lắm TânHợp ở vào vị trí không thuận lợi về mặt lưu thông - phân phối Đường bộ đếnnay chưa được trải nhựa, cả xã chỉ có được khoảng 500m đường nhựa từ chândốc Vình đi vào Tổng đội Thanh niên xung phong 4
Các con đường vào đến xã:
Đường liên hương nối từ đường 545 tại ngã ba Cừa đi vào xã Giai Xuânqua dốc Vình, khe Hao vào Yên Hoà đi Trung Độ, Nghĩa Thành Đường nàyđến đỉnh dốc Vình là hết đường trải nhựa và đến đường đất Đường quanh co,khúc khuỷu, dốc đèo, khe suối, gập ghềnh rất khó đi lại
Trang 16Đường liên hương từ Tân Đông thuộc xã Đồng Văn đi Đồng Hạ, HồngSơn lên Yên Hoà phải qua con Dốc Kè rất hiểm trở, đây cũng là đường đất cheoleo, trở ngại rất lớn đến giao thông kể cả ô tô đi lại Ngoài hai con đường chínhtrên mà ô tô có thể vào được xã, còn có các con đường liên thôn từ xóm nọ đếnxóm kia Song do địa hình phức tạp, giữa các vùng trong xã thường bị ngăncách bởi các dãy núi cao, thấp, các thung lũng, các cánh rừng nên giao thôngcủa xã còn rất nhiều trở ngại Đường sá như vậy lại xuống cấp, dốc đèo nhiều.Vài năm lại nay do việc khai thác nguyên liệu đá trắng, quặng măng - gan củacác công ty nhà nước và tư nhân, việc vận chuyển mía, hàng nông sản, lâm sảnlàm cho đường càng xuống cấp nhiều, nắng khấp khểnh, mưa xập xình Làmcho Tân Hợp gặp rất nhiều khó khăn, có thể là bậc nhất của huyện nếu khôngđược sớm đầu tư về tiền vốn và công sức đáng kể của nhà nước và sự nỗ lựcvượt bậc về trí tuệ và sức người của Đảng bộ và nhân dân Tân Hợp.
Theo điều tra xã hội học, Tân Hợp chiếm khoảng 93% là đồng bào dântộc Thổ thuộc nhóm Việt - Mường cư trú lâu đời tại địa phương Số còn lại làđồng bào miền xuôi lên lập nghiệp
Xã có 8 xóm bản, cách nhau từ 3 - 4 km, từ trung tâm xã đi xóm xa nhất
là 8 km
Đất nước sau 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ViệtNam đã làm cho bộ mặt kinh tế, xã hội của nước ta thay đổi căn bản Tình trạngđói nghèo triền miên đã bị đẩy lùi, chính trị ổn định, môi trường xã hội lànhmạnh Nhân dân phấn khởi làm ăn và đã có của ăn, của để Từng bước vươn lênlàm giàu, con em có điều kiện để học hành, được chăm sóc, nuôi dạy ngày càngtốt hơn Vùng cao cũng chính nhờ đó mà ngày càng thay đổi, khác xa nhữngnăm của thập kỷ 90 Đường sá ô tô đã vào tận trung tâm xã mà nhiều vùngtrước đó những người dân gần trọn cuộc đời họ không giám mơ ước Nhờ sựquan tâm của nhà nước, nhiều chương trình, dự án mang tầm quốc gia đã đượcđầu tư cho vùng cao, như chương trình 135, chương trình CBRIP, dự ánRAICA Điện, đường, trường, trạm được xây dựng khang trang, hiện đại Đờisống nhân dân được cải thiện đáng kể
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tân Hợp, đời sống nhân dân Tân Hợp đã
có nhiều khởi sắc Hộ nghèo đã được giảm xuống nhanh chóng, thu nhập củanhân dân ngày càng cao hơn Vì vậy đã góp phần làm cho bộ mặt xã hội tại địaphương cũng có nhiều đổi thay rõ rệt Văn hoá, tinh thần ngày càng phát triển,nhân dân ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nâng cao dân trí, chăm lonhiều hơn công tác giáo dục và đào tạo
Trang 17Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, Tân Hợp vẫn là xã nghèo, xã đặc biệtkhó khăn nhất của huyện Nếu như nhân dân Nghĩa Đồng, Nghĩa Thái hàngnăm huy động nội lực mỗi khẩu 2-3 trăm ngàn đồng để xây dựng cơ sở hạ tầngthì Tân Hợp chưa thể có được Để làm được về công tác huy động nội lực,chính quyền hàng năm phát động nhân dân đóng góp ngày công lao động đểlàm đường giao thông, khai thác vật liệu như gỗ, đá để đối ứng các công trình
dự án Tính ra, hàng năm nhân dân tham gia đóng góp từ 15 đến 20 công mỗingười Nhờ đó mà các công trình của nhà nước vẫn được xây dựng, làm được
bờ rào các nhà trường, san lấp tạo mặt bằng, xây dựng thêm nhà nội trú chogiáo viên, tạo cảnh quan đường làng, ngõ xóm
Nhìn chung công tác xã hội hoá đang có chiều hướng ngày một pháttriển Việc huy động đảm bảo số lượng học sinh đi học, quản lý học sinh họcbài đã và đang đi vào nề nếp trong các ban quản lý xóm, các đoàn thể như Hộiphụ nữ, Hội khuyến học, Hội CCB và Đoàn thanh niên Năm học này đã có 2xóm thực hiện được quản lý học sinh học bằng tiếng trống học bài ban đêm nhưTrung Độ và Tân Lập Hai năm nay Trường Tiểu học Tân Hợp đưa mô hình học
8 buổi / tuần được nhân dân đồng tình hưởng ứng cho con tham gia học đầy đủ.Tuy nhiên, vấn đề đóng góp tiền học thì còn là vấn đề khó khăn
1.2 Tình hình chung của nhà trường
Trường Tiểu học Tân Hợp có 7 điểm trường, 32 lớp và 410 học sinh(trong đó học sinh con em đồng bào dân tộc Thổ chiếm trên 93%) Trường có
49 CBCNV, tỷ lệ giáo viên/lớp đạt 1,28 Ban giám hiệu 4 đồng chí, 1 hiệutrưởng và 3 phó hiệu trưởng, có 5 tổ chuyên môn ứng với 5 khối lớp
2 - Quá trình thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại Tân Hợp trong thời gian qua
2.1 - Những kết quả đạt được và nguyên nhân
* Kết quả
+ Về công tác tổ chức và quản lý:
- Cán bộ quản lý: 04 người; trình độ chuyên môn đại học: 4/4 người.Toàn bộ Ban giám hiệu đều là Đảng viên, có phẩm chất đạo đức tốt, tư tưởngchính trị vững vàng, được đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm
- Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường:Trường có đủ các tổ chức đoàn thể, hoạt động thường xuyên theo đúng điều lệ,chức năng và nhiệm vụ của từng tổ chức Chi bộ đảng của trường có 34 đảng
Trang 18viên, sinh hoạt và lãnh đạo nhà trường theo đúng Điều lệ Đảng cộng sản Việtnam Hàng năm chi bộ luôn đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh, 100%đảng viên được xếp loại đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ Chi đoàn thanh niênhoạt động có hiệu quả, là nòng cốt trong các phong trào thi đua của nhà trường.Liên đội thiếu niên và các sao nhi đồng hoạt động thường xuyên và có nhiềuhoạt động bổ ích trong công tác giáo dục và chăm sóc thiếu niên nhi đồng.Công đoàn nhà trường hoạt động theo đúng Luật công đoàn và theo sự chỉ đạocủa công đoàn cấp trên, 4 năm liền đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh Các tổchức và hội đồng trong nhà trường phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động đã gópphần làm cho nhà trường thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục và giảng dạy Quychế dân chủ trong hoạt động của nhà trường được thực hiện tốt
+ Về đội ngũ giáo viên:
- Tổng số giáo viên : 41 người
- Số giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và cơ cấu Trong tổng số giáo viêntrực tiếp đứng lớp: có 40 người / 32 lớp, tỷ lệ 1,28 giáo viên trên một lớp, cógiáo viên Tổng phụ trách chuyên trách và 01 giáo viên phụ trách Thư viện -Thiết bị (do trường tự hợp đồng), đã qua tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ
- Trình độ đào tạo của giáo viên:
Tổng số 41/41 giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó có 27giáo viên trình độ vượt chuẩn, chiếm tỉ lệ: 65,8 %
Cụ thể trình độ đào tạo của giáo viên như sau:
+ Đại học: 14 người = 34,1 %
+ Cao đẳng: 13 người = 31,7 %
+ Trung học: 14 người = 34,1 %
- Số giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh:
Có 4/41 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện;
đạt tỉ lệ: 19,51 %
Có 8/41 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh;
đạt tỷ lệ: 9,76 %
- Số giáo viên dạy giỏi cấp trường:
Có 14 /41 giáo viên dạy giỏi cấp trường, đạt tỉ lệ: 34,15%
Trang 19- Khuôn viên nhà trường:
Diện tích đất đai mà nhà trường đang sử dụng và UBND xã đang lập hồ
sơ xin cấp quyền sử dụng đất tại 6 điểm trường là: 31.803m2 đạt 77m2 cho mỗihọc sinh Đất đai không bị tranh chấp
Diện tích đất đai đã được xây dựng: 1629m2, diện tích sân chơi cho họcsinh: 1800m2; diện tích bãi tập: 750m2
- Hệ thống cây bóng mát, cây cảnh, thảm cỏ đầy đủ đảm bảo cảnh quanxanh, sạch, hợp vệ sinh
- Tổng số phòng học: 34 phòng học / 32 lớp, trong đó có 14 phòng họckiên cố và 20 phòng học cấp 4B, mỗi phòng có diện tích 42 m2, bình quân 3,2
- Phương tiện trong lớp học:
43,7% số phòng học đã được xây dựng chuẩn hoá, có đủ bàn ghế chogiáo viên và học sinh theo đúng quy cách Phòng học có đủ ánh sáng và đượctrang trí theo đúng quy định
- Thiết bị giáo dục:
Có các trang thiết bị giáo dục đầy đủ theo danh mục tối thiểu của BộGiáo dục và Đào tạo quy định Có các thiết bị nghe nhìn, nhạc cụ, các bộ thiết
bị mô hình, tranh ảnh dùng chung cho tất cả các khối lớp
- Điều kiện vệ sinh
Nhà trường được đặt ở trung tâm xã, địa thế bằng phẳng, cao ráo vàthoáng mát thuận tiện cho học sinh tới trường học tập
Trường có công trình vệ sinh, có cổng, biển trường, tường bao và bờ ràocây sống bảo vệ Không có hàng quán trong khu vực nhà trường Các điều kiện