MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường (Trang 27 - 29)

+ Phát triển và nâng cao nhu cầu giáo dục trong nhân dân;

+ Thu hút 100% trẻ trong độ tuổi đến trường đi học và hoàn thành chương trình tiểu học;

+ Nâng cao thời lượng học tập và giáo dục tại trường, phấn đấu tiến tới học được hai buổi trên ngày cho toàn thể học sinh nhà trường;

+ Bảo đảm nâng cao chất lượng các tiết dạy và học, các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp.

Tham mưu địa phương tích cực và chủ động quy hoạch và ổn định dân cư, sớm hoàn thành chương trình dự án giao thông đảm bảo việc đi lại của nhân dân dễ dàng. Tạo điều kiện giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, đồng thời tạo thuận lợi cho học sinh đi học.

Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của nhà trường và địa phương là luôn luôn nêu cao việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ. Đây là nhiệm vụ thường xuyên không được buông lơi. Trên cơ sở các điểm trường, các điểm thôn bản phải phân công cụ thể cho cán bộ và giáo viên phụ trách một cách khép kín và chặt chẽ. Từ đó thực hiện một cách tích cực, trung thực và nghiêm túc thường xuyên việc điều tra cơ bản và xây dựng các loại hồ sơ, sổ sách như đã quy định, số liệu phải thường xuyên được cập nhật và chính xác. Tổ chức hội nghị giữa nhà trường và BCH đảng bộ, UBND, UBMT xã và các ban xóm để bàn bạc các giải pháp cơ bản trong việc quản lý học sinh, ký văn bản liên tịch giữa nhà trường với các ban ngành để tạo sự phối hợp nhịp nhàng nhằm giáo dục học sinh. Điều tiên quyết là không để học sinh vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc vì hoàn cảnh khó khăn mà bỏ học, vận động sự giúp đỡ từ trong cộng đồng để giúp đỡ các em. Xây dựng phong trào tiếng trống học bài ban đêm từ các xóm bản, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên xóm là lực lượng thường xuyên kiểm tra động viên học sinh học tập. Nhà trường phải thực hiện cho được 3 công khai: “Công khai về chất lượng đào tạo; công khai về tài chính ngân sách; công khai về cơ sở vật chất nhà trường” để nhân dân biết, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường.

Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng nhà trường tạo uy tín của nhà trường trong xã hội, coi như là sự khẳng định thương hiệu để nhân dân và chính quyền tin tưởng.

Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, tạo sự đồng thuận nhất trí từ trên xuống dưới, xây dựng nhà trường tiên tiến và các đoàn thể đạt danh hiệu TTXS.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất nhà trường, nhất là mua sắm trang thiết bị dạy học giúp cho công tác dạy học đạt hiệu quả tốt nhất.

Việc đầu tư cho giáo dục tiểu học phải mang tính trọng điểm, không dàn trải. Từng bước tham mưu chính quyền các cấp có những giải pháp phù hợp, kiên quyết. Tập trung xây dựng đề án rất chi tiết, thành lập các ban thực hiện đề án, xác định lộ trình, có kiểm tra, có giám sát, có chính sách huy động, đầu tư thì mới hoàn thành được mục tiêu đặt ra.

Tăng cường tham quan học tập các đơn vị tiên tiến, mở rộng quan hệ để kết nghĩa các đơn vị thuận lợi có thể ở thành phố, thị xã hoặc các huyện bạn.

Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế - xã hội...tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp cơ sở cật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, hỗ trợ kinh phí cho nhà trường, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.

Cụ thể:

- Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự quản lý của Uỷ ban nhân dân xã Tân Hợp, phát huy vai trò của các tổ chức khác trên địa bàn trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Trên cơ sở đó các cấp, các ngành “vào cuộc”, có những định hướng, có những cơ chế, điều chỉnh các mối quan hệ, tạo điều kiện để nhà trường thực hiện có hiệu quả xã hội hoá giáo dục.

(Cứ 6 tháng 1 lần nhà trường trực tiếp báo cáo tình hình với tập thể lãnh đạo xã. Mỗi học ký 2 lần đại diện lãnh đạo xã dự họp với Ban giám hiệu nhà trường để nghe báo cáo và giải quyết những vấn đề do nhà trường đề xuất...)

- Xây dựng Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học lớn mạnh, coi hội là thành viên của Hội đồng giáo dục nhà trường để liên minh, liên kết, cộng đồng trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, khen thưởng...Là nơi để tuyên truyền mọi chính sách chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục làm cho họ thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc đóng góp kinh phí cũng như việc cùng với nhà trường quản lý phối kết hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục con em mình được tốt hơn.

Một phần của tài liệu SKKN nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường (Trang 27 - 29)