Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
12,49 MB
Nội dung
KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÂU 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý trong trường Mầm non 2. Thời gian áp dụng sáng kiến: ( Từ ngày 16 tháng 8 năm 2013 đến 30 tháng 5 năm 2014) 3. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Ngọc Năm sinh: 1961 Nơi thường trú: Xã Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học SPMN Chức vụ công tác: Hiệu trưởng Nơi làm việc: Trường Mầm non Hải Châu Địa chỉ liên hệ: Trường Mầm non Hải Châu, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định Điện thoại: 0936396448 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Hải Châu Địa chỉ: Xóm 6 – Phú Lễ – Hải Châu - Hải Hậu – Nam Định Điện thoại: (0350)3787572 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Xã hội hoá giáo dục là một phần tất yếu của sự nghiệp giáo dục. Nó đã tồn tại từ rất lâu, ngay cả trong chiến tranh, bom đạn, nhân dân và chính quyền vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn. Xã hội hoá giáo dục không chỉ là đóng góp về vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới và phát triển giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường, đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về “Đức - trí - thể - mĩ - lao động” làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Góp phần xây dựng công cuộc đổi mới giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ đổi mới. Nhưng để xã hội hoá giáo dục đạt được hiệu quả, tránh những sai lầm, hướng đi tiêu cực thì quả là một điều khó khăn. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục trong trường Mầm non Hải Châu” với mục đích đóng góp một số biện pháp, nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường tôi và góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) được hiểu là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước để xây dựng một xã hội học tập” (Trích văn kiện Đại hội Đảng – BCH TW khóa VIII) Xã hội hóa giáo dục mầm non là một bộ phận của xã hội hóa giáo dục nói chung. Đó là huy động mọi nguồn lực xã hội cùng tham gia phát triển giáo dục mầm non dưới sự quản lí thống nhất của nhà nước. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển nhân cách, và chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ vào tiểu học. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội hóa giáo dục mầm non ( XHHGDMN) là động cơ mạnh mẽ trong việc huy động các nguồn lực, khai thác tối ưu tiềm năng xã hội, tạo 2 chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc, giáo dục và thúc đẩy vai trò, trách nhiệm của các lực lượng xã hội trong xây dựng giáo dục mầm non. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũng luôn coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non. Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015” Chính phủ đã nhấn mạnh “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Phát triển giáo dục luôn đi liền với quá trình XHHGD. Đối với giáo dục mầm non, xã hội hóa là nhu cầu, là quy luật tồn tại và phát triển của bậc học. Xã hội hóa giáo dục mầm non đã và đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu với nhiều hình thức phong phú đa dạng, là một trong những nhân tố hàng đầu đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục mầm non và thể hiện sinh động nguyên tắc: Nhà nước, xã hội và nhân dân cùng làm. II. THỰC TRẠNG 2.1. Thuận lợi Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, do vậy trong những năm gần đây cơ sở vật chất, trang thiết bị, chuyển đổi trường Mầm non bán công sang trường Mầm non công lập và chế độ đời sống của cán bộ, giáo viên từng bước được quan tâm, cải thiện. Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường có ý thức tự giác cao, có tinh thần trách nhiệm và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn vững vàng. Nhà trường đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh việc kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ, duy trì tốt nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong nhiều năm qua trường luôn dẫn đầu huyện về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và một số hoạt động khác. 3.2. Khó khăn Trường Mầm non Hải Châu nằm trên địa bàn nông thôn, kinh tế chủ yếu vào nông nghiệp, 90% dân cư sinh sống còn độc canh cây lúa, nguồn thu nhập của người dân còn thấp; Một số tập thể, một bộ người dân chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non, nhận thức về XHHGD còn nhiều hạn chế, nên công tác XHHGDMN 3 gặp không ít khó khăn, huy động số trẻ tới trường độ tuổi 12-36 tháng tuổi ở một số thời điểm còn thấp, chưa đạt yêu cầu. 4. Một số biện pháp cụ thể 4.1. Đẩy mạnh công tác tham mưu, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá a) Chủ động, tích cực tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương - Thông qua các cuộc họp BCH Đảng bộ, HĐND xã, giao ban lãnh đạo địa phương, tôi mạnh dạn báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo, xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi với các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương, nhằm tranh thủ sự ủng hộ tối đa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hoá giáo dục, đồng thời tạo sự hiểu biết, tôn trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm giữa nhà trường và chính quyền địa phương. - Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu và kết hợp cùng với cấp ủy địa phương tiến hành tuyên truyền, phổ biến, quán triệt một cách nghiêm túc những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục tới các tổ chức, đoàn thể, tới cán bộ và nhân dân, thể chế hóa những chủ trương đó thành những nội dung cụ thể, phù hợp với thực tiễn của địa phương, giúp mọi người dân hiểu rằng, xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. - Định kỳ và đột xuất tôi thường xuyên mời lãnh đạo địa phương đến thăm trường, báo cáo lãnh đạo địa phương kết quả thực hiện nhiệm vụ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ cũng như thắt chặt thêm mối quan hệ, đề nghị lãnh đạo khảo sát cơ sở vật chất của trường, gặp gỡ cán bộ giáo viên, quan sát các hoạt động nuôi dạy trẻ, từ đó các cấp lãnh đạo kịp thời chỉ đạo, bổ sung cho nhà trường. Ví dụ: Để xây dựng cảnh quan môi trường cho trường mầm non, tôi đã xin ý kiến và mời các lãnh đạo địa phương cùng ban giám hiệu nhà trường tổ chức đi thăm quan tại 1 số trường bạn trong tỉnh. Ngay sau khi đi tham quan về, cấp ủy đã tổ chức một buổi tọa đàm và lên kế hoạch xây dựng cảnh quan, mô hình cho nhà trường, giao nhiệm vụ cho từng đoàn thể trong xã. Có thể thấy, cấp ủy địa phương đã có sự quan tâm, vào cuộc và phát huy vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển của nhà trường, - Trong quá trình hoạt động, nhà trường không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, tôi cũng chủ động báo cáo đồng thời đề xuất ý kiến, kiến nghị lên cấp 4 trên để lãnh đạo có chủ trương và kế hoạch giải quyết, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho nhà trường. Ví dụ: Với mục đích đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển phong trào giáo dục trường Mầm non Hải Châu. Tôi đã xin ý kiến lãnh đạo, mời các ban ngành đoàn thể trong xã tổ chức các buổi giao lưu thảo luận. Trong các buổi thảo luận này, tôi đưa nội dung tuyên truyền về những thành tích đã đạt được và kế hoạch phát triển tiếp theo của nhà trường, những thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện. Sau đó xin ý kiến tham luận của các đại biểu và phát động các đoàn thể tham gia ủng hộ nhà trường. Qua những buổi tổ chức giao lưu như vậy, tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các đoàn thể xã hội trong xã - Tôi cũng luôn có ý thức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó với các tổ chức đoàn thể tại địa phương. Trong những ngày lễ kỉ niệm của các tổ chức đoàn thể, tôi đều đến dự, tặng hoa và tổ chức cho giáo viên, học sinh gặp gỡ, giao lưu, tranh thủ sự ủng hộ và thu hút được tình cảm, sự quan tâm, ưu ái của các tổ chức, đoàn thể trong xã đối với trường mầm non. - Trong các hội nghị của địa phương, tôi tham mưu với ban tổ chức xin được tham luận để tuyên truyền về chiến lược phát triển của trường mầm non, đồng thời đề xuất kiến nghị với các tổ chức quan tâm giúp đỡ trường mầm non về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cùng phối kết hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. b) Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội hoá Mục đích của xã hội hóa giáo dục chính là vận động và tổ chức đông đảo nhân dân tham gia xây dựng giáo dục. Với cương vị là hiệu trưởng, tôi luôn xác định để phong trào xã hội hóa giáo dục của nhà trường phát triển rộng khắp và có hiệu quả thì trước tiên phải làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi cách nhìn nhận của nhân dân về giáo dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tham mưu với UBND xã thành lập BCĐXHHGD, phân công từng thành viên BCĐ trong mạng lưới tuyên truyền, bao gồm: CBGV trường MN, tiểu học, THCS; Hội phụ nữ, Trạm Y tế, hệ thống phát thanh xã, thôn mỗi người một nhiệm vụ, soạn tài liệu ngắn gọn, dễ hiểu, theo chuyên đề, định kỳ thời gian tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, hoặc đến tận các gia đình, các tập thể để tuyên truyền, khích lệ tinh thần tự giác, chủ động và tích cực của cộng đồng trong công tác XHHGD để nhân dân và cha mẹ học sinh thấy rõ vị trí, tầm quan trọng của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân, nghĩa vụ và quyền lợi trong công 5 tác xã hội hóa giáo dục, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhiệt tình phối hợp trong tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà trường. Đồng thời, tôi cũng kết hợp chặt chẽ với Ban văn hoá thông tin của địa phương. Hàng tháng nhà trường đều có bài viết được phát trên đài truyền thanh của xã với nội dung đa dạng: Tuyên truyền về các ngày lễ, ngày hội được tổ chức tại trường, tuyên truyền về cách phòng tránh một số bênh dịch theo mùa, hướng dẫn cho mẹ nuôi con khoa học, các gương điển hình trong công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Đây là một kênh thông tin quan trọng, đã góp phần chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của đông đảo quần chúng nhân dân đối với công tác xã hội hoá giáo dục. Ví dụ: Chào mừng “Ngày hội đến trường của bé”, nhà trường đã có bài viết tuyên truyền về không khí của ngày khai giảng, các điều kiện cần thiết mà bố mẹ cần chuẩn bị cho trẻ như trang phục, cờ, hoa giúp trẻ có tâm lí thoải mái, vui vẻ, hân hoan trong niềm vui chào đón ngày khai giảng năm học mới. - Tại phòng Truyền thống của nhà trường, tôi xâydựng bảng thông tin về phong trào xã hội hóa giáo dục, trong đó có hình ảnh những tập thể, cá nhân đã tham gia đóng góp, ủng hộ về cơ sở vật chất cho nhà trường. Đây không chỉ là một hình thức tuyên truyền thiết thực, ghi nhận những đóng góp quý báu của các tổ chức, nhân dân mà còn là bằng chứng cho thấy những nỗ lực, cố gắng và thành tích đã đạt được của nhà trường trong phong trào xã hội hóa giáo dục. Với những hình thức đa dạng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên tuyền như trên đã mang lại những kết quả tốt đẹp, phong trào xã hội hóa giáo dục của trường mầm non đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Các lực lượng xã hội, cán bộ và nhân dân đều nhận thức được rằng giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, cần sự song hành của 3 yếu tố: Gia đình, nhà trường và xã hội. Mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng tùy theo khả năng và điều kiện của mình, cần tham gia vào một số việc cụ thể, góp phần thiết thực vào công tác xã hội hoá giáo dục của địa phương nói chung, và của trường Mầm non Hải Châu nói riêng. c) Làm tốt công tác với Hội cha mẹ học sinh Phụ huynh học sinh là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Sự ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh học sinh là yếu tố quyết định phần lớn cho sự thành công của công tác xã hội hóa giáo dục. Để 6 phụ huynh tin tưởng, phối kết hợp cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục, tôi đã tiến hành công tác tuyên truyền với nhiều hình thức: - Xây dựng bảng tin “Các bậc cha mẹ cần biết” ngay tại cổng trường nơi mà phụ huynh dễ dàng nhìn thấy, để phổ biến kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ, thường xuyên thay đổi nội dung, cập nhật thông tin liên tục, biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ với mọi người, hình thức đa dạng, hấp dẫn. - Đối với các lớp tôi yêu cầu phải có góc tuyên truyền với phụ huynh, giáo viên thường xuyên trao đổi thông tin về trẻ với phụ huynh cho họ biết các chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường, những việc phụ huynh cần làm ngay trong các giờ đón, trả trẻ. Thiết lập kênh thông tin hai chiều để kịp thời có biện pháp chăm sóc – giáo dục trẻ hiệu quả. Ví dụ: Chuẩn bị chuyển sang chủ đề “Thế giới động vật” yêu cầu các bậc phụ huynh trò chuyện, kể cho trẻ nghe về các loại động vật hoặc gợi ý cho trẻ kể, vận động phụ huynh đóng góp phế liệu cho trẻ làm đồ chơi, sưu tầm các hình ảnh, tranh truyện về các con vật nuôi trong gia đình, trong rừng giúp cho trẻ có đủ điều kiện để trải nghiệm và khám phá. 7 - Nhà trường còn có “Hòm thư góp ý” đặt ngay tại chân cầu thang 2/2 điểm trường để các bậc phụ huynh thuận tiện tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về những vấn đề như: Phương pháp giáo dục, tìm hiểu phương pháp nuôi dạy trẻ hay những thắc mắc của phụ huynh cần được giải đáp Đây cũng là cơ sở để nhà trường nắm bắt các thông tin về trường, lớp và các thông tin phản hồi từ phía giáo viên và phụ huynh học sinh, từ đó kịp thời đưa ra phương hướng giải quyết. - Ngoài những hình thức trên tôi còn phối kết hợp đa dạng, phong phú các hình thức nhằm nâng cao nhận thức về xã hội hoá giáo dục cũng như xây dựng mối quan hệ với phụ huynh học sinh như: Gửi sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình, tổ chức các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm và cuối năm; sinh hoạt định kỳ với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh 4.2. Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào công tác xã hội hoá giáo dục Muốn công tác xã hội hóa giáo dục trở thành công việc thường xuyên, là phong trào mang tính tự giác thì cần phải xác định, các tổ chức, đoàn thể chính trị chính là những lực lượng nòng cốt đi đầu. Trường mầm non được coi là hạt nhân trong việc liên kết, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội, góp phần thúc đẩy một cách mạnh mẽ quá trình chuyển biến tích cực vì sự phát triển chung của phong trào xã hội hóa. Với mục tiêu phát huy vai trò cũng như đẩy mạnh sự tham gia đóng góp nhiệt tình của các tổ chức, đoàn thể trong việc xây dựng nhà trường từ cảnh quan sư phạm, cơ sở vật chất đến những hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ. Tôi đã thực hiện xã hội hóa giáo dục với nhiều biện pháp và tranh thủ nguồn lực ủng hộ từ nhiều phía. - Với Phòng Giáo dục & Đào tạo: Tham mưu và đưa ra các quyết định về kế hoạch phát triển của nhà trường, chính sách phát triển giáo dục của địa phương, những chính sách cho giáo viên. Đánh giá một cách cụ thể và chính xác tính khả thi của những kế hoạch cần tham mưu, từ đó có biện pháp tham mưu kịp thời, đúng đắn và đầy đủ, mang lại hiệu quả thiết thực. - Kết hợp với Trạm y tế xã: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm cho trẻ, uống Vitamin, tiêm Vacxin phòng bệnh theo lịch. - Kết hợp với Uỷ ban dân số - Gia đình và trẻ em: Kịp thời huy động số lượng trẻ đến trường đảm bảo theo chương trình phổ cập giáo dục, theo dõi hoàn cảnh của mỗi gia đình có con em đi học mầm non. 8 - Kết hợp với Hội phụ nữ xã: Tuyên truyền vận động gia đình cho trẻ đến trường, tuyên truyền các kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, tham gia hội thi nuôi dạy con tốt. - Kết hợp với Hội khuyến học xã: Huy động nguồn kinh phí để khen thưởng, động viên, khích lệ giáo viên và học sinh trong các kỳ thi giáo viên giỏi, những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Giúp giáo viên có thêm động lực và nhiệt tình hơn trong công tác. - Kết hợp với Hội Cựu chiến binh xã: Giúp nhà trường trong việc chăm sóc vườn trường, trồng cây, xây dựng cảnh quan môi trường, vận động các lực lượng xã hội khác cùng tham gia chăm sóc giáo dục trẻ. - Kết hợp với Đoàn thanh niên xã: Tham gia phong trào “Chủ nhật xanh” giúp nhà trường vệ sinh trường, lớp, làm cỏ, chăm sóc cây xanh vào mỗi chủ nhật góp phần xây dựng phong trào “Trường học xanh - sạch - đẹp”. - Kết hợp với Mặt trận Tổ quốc: Phối hợp với nhà trường thực hiện tốt công cuộc xã hội hoá công tác giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng nếp sống văn hoá, huy động sự đóng góp về nhân lực, tài lực, vật lực của toàn xã hội để phát triển giáo dục. Tranh thủ sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc để lôi kéo, thu hút xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục của nhà trường. - Kết hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí từ trung ương đến địa phương: Tích cực tuyên truyền, xây dựng hình ảnh và quảng bá hình ảnh của nhà trường. Tôi thường xuyên liên hệ với các báo, đài, cung cấp thông tin về các hoạt động của nhà trường như: Các chương trình văn nghệ của cô và trẻ, các hội thi, kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, những thành tích đã đạt được cả nhà trường, công tác xây dựng CSVC, trường đạt chuẩn quốc gia - Kết hợp với trường tiểu học: Giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với môi trường học tập mới, tạo sự quan tâm giúp đỡ của học sinh lớn đối với các em nhỏ. - Kết hợp với các cơ sở sản xuất - kinh doanh như cơ sở làm mộc, làng nghề truyền thống của địa phương: Tạo điều kiện để các cô giáo trong nhà trường đưa trẻ đến tham quan tại các cơ sở sản xuất của mình. Giúp trẻ tìm hiểu về đặc điểm của các ngành nghề trong xã hội và các ngành nghề khác của địa phương, từ đó mở rộng thêm kiến thức về cuộc sống xã hội. 9 4.3. Tổ chức các hoạt động, phong trào tạo động lực trong việc huy động tiềm năng của cộng đồng để phát triển giáo dục của nhà trường. - Để tạo được bước đột phá trong việc huy động sự tham gia ủng hộ của cộng đồng với công tác xã hội hóa giáo dục, tôi đã tăng cường tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày lễ ngày hội, có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng đồng, tạo cơ hội để cộng đồng thể hiện sự quan tâm của mình đến sự nghiệp giáo dục của trường mầm non. - Tôi tổ chức các chương trình “Ngày hội đến trường của bé”; “Tháng hành động vì trẻ em”; “Tết trung thu”; “Quốc tế thiếu nhi 1/6” Tuyên truyền các bậc cha mẹ nuôi con khoa học, quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho con em học tập vui chơi, có trách nhiệm cùng nhà trường chăm sóc nuôi dạy con tốt. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp nhà trường xây dựng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học của trường… 10 [...]... quỏ trỡnh xó hi hoỏ giỏo dc, t ú tng bc nõng cao nhn thc ca nhõn dõn v ph huynh trong cụng tỏc ny xó hi hoỏ giỏo dc trong nh trng thc s cú chiu sõu, l mt ngi hiu trng tụi luụn nờu cao tinh thn trỏch nhim, ch ng, kp thi trong cụng tỏc tham mu vi lónh o a phng, nng ng, linh hot trong cụng tỏc qun lớ, s dng ỳng ngi ỳng vic v l trung tõm liờn kt gia cỏc lc lng trong nh trng cng nh gia nh trng vi cỏc t chc,... Ni + Trong cuc thi vit sỏng kin kinh nghim cp Tnh, nh trng ó cú 1 sỏng kin kinh nghim t loi tt ca S Khoa hc v cụng ngh Nam nh + Trong cuc thi dựng, chi trng ó cú 1 sn phm t gii nht ca Tnh v c d thi cp B + Kt hp vi Hi khuyn hc xó cú qu tng v khen thng cho giỏo viờn, con em ca giỏo viờn trong trng t thnh tớch cao trong hc tp + i sng vt cht tinh thn ca cỏn b, giỏo viờn ngy cng c n nh, to ng lc trong. .. chc trong quỏ trỡnh thc hin - phong tro nh trng phỏt trin mnh m v sõu rng, ngi cỏn b qun lớ nh trng cn phỏt huy cao vai trũ lónh o v nng lc trong quỏ trỡnh ch o, ch ng, tớch cc trong cụng tỏc tham mu, linh hot, sỏng to, nhy bộn trong cụng tỏc qun lớ, dỏm ngh dỏm lm v cú tm nh hng, uy tớn ln vi xó hi v nh trng - Tng cng phi hp a dng cỏc hỡnh thc v bin phỏp, lm tt cụng tỏc tuyờn truyn, vn ng nhm nõng cao. .. cho ton th cỏn b, giỏo viờn, nhõn viờn trong trng v cỏc vn kin ca ng trong cỏc k i hi trung ng, ph bin v lut giỏo dc, iu l trng Mm non, chun ngh nghip i vi giỏo viờn mm non, cụng vn 1096 v quy ch chuyờn mụn, cỏc ch th v xó hi hoỏ giỏo dc, cỏc quyt nh, cỏc vn bn hng dn ca S Giỏo dc v o to v Phũng Giỏo dc v o to + Trin khai v ch o ton th cỏn b, giỏo viờn, nhõn viờn trong trng nghiờm tỳc thc hin mnh m cỏc... nõng cao hiu qu thc hin cụng tỏc xó hi húa giỏo dc trong nh trng, tụi cng luụn chỳ trng vic tip xỳc, gp g, kt hp vi nhng cỏ nhõn cú tõm huyt, gn bú, v ng h tớch cc cho phong tro nh trng nh bỏc Tng Thanh H Nguyờn Bớ th ng y xó; Cụ 12 Tng Th Mai Nguyờn Hiu trng nh trng c bit, õy cng l nhng ngi cú ting núi, to c uy tớn ln trong nhõn dõn v ph huynh hc sinh, tip tc vn ng, tuyờn truyn nhõn dõn, con em trong. .. c th cho tng thnh viờn trong ban giỏm hiu i vi ng chớ Phú hiu trng 1 l i biu Hi ng nhõn dõn, ph trỏch chuyờn mụn v l ngi ti a phng cú trỏch nhim lm tt cụng tỏc chuyờn mụn, bi dng giỏo viờn v tng bc nõng cao cht lng chm súc giỏo dc tr Kt hp vi BGH nh trng, ng chớ c giao nhim v vn ng cỏc t chc, on 13 th trong xó nh: Hi ph n; Hi Cu chin binh; Hi nụng dõn, Trm y t, cỏc thụn xúmTrong cỏc ngy k nim ca cỏc... viờn nh trng c nõng cao trỡnh chuyờn mụn nghip v, i sng giỏo viờn ngy cng n nh c v vt cht ln tinh thn, tng bc to c s chuyn bin rừ nột trong cụng tỏc chm súc, nuụi dng, giỏo dc tr, gúp phn thc hin tt nhim v ca nh trng em li nhng tớn hiu tt p trong phong tro xó hi húa giỏo dc ca a phng III KT QU T nhng bin phỏp nờu trờn trng tụi ó t c nhng hiu qu nht nh: - Nm hc 2013 2014 trng mm non Hi Chõu ó nhn c... tỏc qun lớ ch o ch ng v cú nh hng trong cụng vic, ngay t u nm hc tụi ó lờn k hoch thnh lp ban ch o xó hi húa giỏo dc gm cỏc thnh viờn trong ban giỏm hiu, i din cỏc t chc chớnh tr trong nh trng: Cụng on, on TNCS, t chuyờn mụn, ban i din cha m hc sinhBan ch o ngoi vic bao quỏt, nm rừ tỡnh hỡnh v tp trung ch o cũn l lc lng ụn c, giỏm sỏt vic thc hin xó hi húa giỏo dc trong nh trng Da vo iu kin, nng lc,... mỡnh trong tng lnh vc C th: Vi vai trũ l ngi ph trỏch, ch o chung cng l ngi chộo lỏi, xuyờn sut cỏc phong tro, hot ng ca nh trng, hiu trng cú vai trũ c bit quan trng trong cụng tỏc tham mu vi cỏc cp y ng, chớnh quyn a phng v nhng k hoch phỏt trin ca nh trng, nhng khú khn vng mc cn thỏo g Tụi cng xỏc nh cụng tỏc tham mu cn c th, kp thi v hp lớ, khụng ngi khú, ngi kh, tranh th mi ni mi lỳc cú hiu qu cao. .. nhc, chuyờn giỏo dc bo v mụi trng v mụi trng bin o, chuyờn v dinh dng, an ton thc phm; chuyờn giỏo dc ly tr lm trung tõm; phũng chỏy cha chỏy trong trng mm non + Xõy dng tit dy mu v t chc thao ging cỏc chuyờn cho giỏo viờn d gi v rỳt kinh nghim T chc hi ging trong dp 20/11 khen thng nhng giỏo viờn dy gii T chc cho cỏn b qun lý thanh tra, d gi tt c giỏo viờn rỳt kinh nghim, ỏnh giỏ cht lng ging dy . KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG MẦM NON HẢI CHÂU 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý trong trường Mầm non 2. Thời gian. quả là một điều khó khăn. Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục trong trường Mầm non Hải Châu với mục đích đóng góp một. triển giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường, đào tạo cho xã hội nguồn