1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường lao động ở TP HỒ CHÍ MINH thực trạng và giải pháp phát triển

27 3,6K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 142 KB

Nội dung

Mối quan hệ qua lại của các yếu tố thị trường lao động...trang 8I.4 Cơ chế thị trường lao động và tính đồng bộ của nó với các thị trường khác trong nền kinh tế thị trường...trang 9 CHƯƠN

Trang 1

TP HCM 11/2008

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN :

ĐIỂM :………

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

I.1 Hàng hóa sức lao động và thị trường lao động trang 4I.2 Bản chất, đặc trưng, ý nghĩa của thị trường lao động và các mối quan

hệ lao động trang 5I.3 Mối quan hệ qua lại của các yếu tố thị trường lao động trang 8I.4 Cơ chế thị trường lao động và tính đồng bộ của nó với các thị trường

khác trong nền kinh tế thị trường trang 9

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở

TP.HCM

II.1 Quá trình hình thành và phát triển trang10II.2 Thực trạng cung - cầu lao động trang11II.3 Các phương thức giao dịch trên thị trường lao động TPHCM hiện nay.trang17II.4 Tình trạng thất nghiệp trang19II.5 Thực trạng về tiền lương – tiền công trang21

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO

ĐỘNG Ở TP HỒ CHÍ MINH KẾT LUẬN

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong hệ thống thị trường, thị trường lao động là thị trường lớn nhất vàquan trọng nhất vì lao động là hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất và thunhập do lao động là bộ phận chủ yếu trong tổng thu nhập của mọi tầng lớp.Thị trường lao động có một vài điểm khác biệt so với các thị trường kháctrong đó Lao động không thể tách riêng khỏi người lao động Do được thừanhận và hình thành muộn hơn so với các thị trường khác và các điều kiện kinhtế-chính trị và thể chế, thị trường VIệt Nam sau hơn 10 năm đổi mới vẫn chỉbước đầu hình thành với nhiều vấn đề nổi cộm như: thị trường chính thứcchưa hình thành, cầu lao động yếu và lạc hậu, tình trạng việc làm, thu nhậpchậm cải thiện,thất nghiệp cao…Thị trường lao động Thành Phố Hồ ChíMinh cũng không ngoại lệ Tuy nhiên Thành phố Hồ Chí Minh là một trungtâm kinh tế của cả nước Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, thị trườnglao động trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện sớm nhất so với các tỉnh thànhkhác trong cả nước Bởi vậy, đồng thời với việc nghiên cứu các điều kiệnkinh tế khách quan cần thiết phải nghiên cứu các chính sách tác động tới sựhình thành và phát triển thị trường lao động trên địa bàn Thành phố Điều đó

có ý nghĩa quan trọng đối với việc góp phần thúc đẩy phát triển thị trường laođộng ở nước ta

Thông qua tìm hiểu trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng,mang Internet và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Sáng đã giúp em hoànthành đề tài này Do quy mô và thời gian hạn chế nên em chỉ đề cập đếnnhững vấn đề cơ bản,không thể tránh khỏi những thiếu sót, bất cập, mongđược sự chỉ dẫn, đóng góp của thầy cô giáo

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG I.1 Hàng hóa sức lao động và thị trường lao động:

1 Hàng hóa sức lao động:

a Lao động:

Lao động là loại hoạt động có mục đích, ý thức của con người diễn ragiữa con người với tự nhiên và giữa con người với con người nhằm làm thayđổi những điều kiện, vật thể tự nhiên và những quan hệ giữa người với người

để phục vụ cho lợi ích của con người

b Sức lao động và điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa

Sức lao động là toàn bộ hoặc một phần nguồn lực thể chất và tinh thầntồn tại trong một cơ thể sống được sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm cụthể có giá trị sử dụng xác định

Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sảnxuất Nhưng sức lao động không phải bao giờ cũng là hàng hóa, nó chỉ biếnthành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử nhất định, những điều kiện đólà:

Thứ nhất, người lao động phải được tự do về thân thể, chỉ khi người đó

có quyền sở hữu sức lao động của mình thì mới đem bán sức lao động được

Thứ hai, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, chỉ trong điềukiện ấy người lao động mới bán sức lao động của mình, vì họ không còn cáchnào khác để sinh sống

Việc nghiên cứu hàng hóa sức lao động có ý nghĩa quan trọng trongviệc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam Đảng và nhà nước đã thừanhận sức lao động là hàng hóa (khi đủ điều kiện trở thành hàng hóa) cho nênviệc xây dựng thị trường sức lao động ở nước ta là tất yếu

Trang 6

2 Thị trường lao động:

a Khái niệm:

Theo tổ chức Lao động Quốc tế ILO thì: “ thị trường lao động là thịtrường trong đó có các dịch vụ lao động được mua và bán thông qua quá trình

để xác định mức độ có việc làm của lao động, cũng như mức độ tiền công”

Các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “ thị trường mà đảm bảo việc làm chongười lao động và kết hợp giải quyết trong lĩnh vực việc làm, thì được gọi làthị trường lao động”

Theo các nhà khoa học kinh tế Việt Nam, khái niệm này đa dạng vàphong phú hơn nhiều: “Thị truờng lao động là toàn bộ các quan hệ lao độngđược xác lập trong lĩnh vực thuê mướn lao động(nó bao gồm các quan hệ laođộng cơ bản nhất như thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công,bảo hiểm xã hội, tranh chấp lao động…), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏa thuậngiữa một bên là người lao động tự do và một bên là nguời sử dụng lao động”

Khái niệm mà nhà khoa học kinh tế Nga Kostin Leonit Alecxeevichđưa ra được xem là đầy đủ nhất: “thị trường lao động – đó là một cơ chế hoạtđộng tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong mộtkhông gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa

họ với nhau”

I.2 Bản chất, đặc trưng, ý nghĩa của thị trường lao động và các mối quan

hệ lao động:

1 Bản chất của thị trường lao động:

Thị trường lao động được coi là nơi diễn ra sự trao đổi sức lao động.Nói đến thị trường lao động là nói đến khối nhân lực đem ra trao đổi trên thịtrường, chủ yếu giữa hai loại người: người làm công( người đem sức lao độngcủa mình đi bán) và người sử dụng lao động( người mua sức lao động để sửdụng) Thị trường lao động biểu hiện mối quan hệ giữa một bên là người có

Trang 7

sức lao động và bên kia là người sử dụng sức lao động, nhằm xác định sốlượng và chất lượng lao động sẽ đem ra trao dổi và mức thù lao tương ứng.

Lao động dược mua bán trên thị trường không phải là lao động trừutượng, mà lao động thể hiện thành việc làm Thị trường lao động là cơ chếdung hòa những lợi ích của người bán và người mua, nhờ đó mà thực hiệnđược tất cả các quyết định trong lĩnh vực việc làm Một thị trường lao độngtốt là ở chổ đó, số lượng và chất lượng cung ứng việc làm (bán) và sử dụngviệc làm (mua) về cơ bản tương ứng với nhau

2 Những đặc trưng của thị trường lao động:

Các đặc trưng phân biệt thị trường lao động với các loại thị trườngkhác, chủ yếu dựa và tính chất đặc biệt của hàng hóa sức lao động Trong cácnước dù thể chế chính trị xã hội và trình độ phát triển có khác nhau, nếu nềnkinh tế vận hành theo thị trường thì thị trường lao động vẫn có những đặctrưng cơ bản sau:

Một là,lao động không thể tách rời khỏi người lao động Đối với cáchàng hóa thông thường, thì mối quan hệ giữa người mua và người bán sẽ kếtthúc khi được thanh toán song phẳng Nhưng đối với hàng hóa sức lao độngthì người làm thuê còn phải tham gia tích cực và chủ động trong quá trìnhkhai thác, sử dụng sức lao động của, để tạo ra sản phẩm có số lượng và chấtlượng ngày càng tốt hơn Đây là nét đặc trưng cơ bản, khác với các thị trường khác

Hai là,do người lao động vẫn giữ quyền kiểm soát số lượng và chấtlượng sức lao động nên mối quan hệ lao động là mối quan hệ lâu dài Việcduy trì, phát triển các mối quan hệ lao động là rất cần thiết , nhằm nâng caonăng suất và hiệu quả của quá trình lao động

Ba là,chất lượng lao động không đồng nhất Vì vậy , việc đánh giá chấtlượng lao động của người lao động trong khi tuyển dụng gặp nhiều khó khăn

và phức tạp

Trang 8

Bốn là, lao động vừa là đầu vào của quá trình sản xuất, vừa quyết định

số lượng và số lượng của hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra

Năm là, thị trường lao động luôn có giới hạn về địa lý theo vùng, vềchuyên môn theo ngành nghề Vì vậy phải nghiên cứu sự chuyển dịch và sựliên kết giữa các thị trường được phân đoạn theo các dấu hiệu khác nhau giữacác vùng, các ngành nghề…

Sáu là, bất kể thị trường lao động nào, dù hoàn hảo hay không cũng đềuchịu sự tác động của pháp luật

3 Ý nghĩa của thị trường lao động:

Trước hết, thị trường lao động đảm bảo việc làm cho dân số hoạt độngkinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhậnđược những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bảnthân mình, cũng như nuôi sống gia đình mình

Thông qua thị trường lao động các công ty, doanh nghiệp được trang bịđồng bộ sức lao động cần thiết theo khối lượng đặt ra và chất lượng đòi hỏi,chính thị trường lao động sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về cung, cầulao động và nghiệp vụ chuyên môn cần thiết

Thị trường lao động đảm bảo việc phân chia và sắp xếp lại dân số hoạtđộng kinh tế thường xuyên trong trường hợp cải cách cấu trúc nền kinh tế

Thị trường lao động làm tăng tính cơ động, tích cực chuyển động củasức lao động giữa các doanh nghiệp trong một ngành, giữa các ngành và cáckhu vực với nhau

I.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố trong thị trường lao động:

1.Các yếu tố trong thị trường lao động:

Các yếu tố trong thị trường lao động bao gồm: cung lao động, cầu laođộng, giá cả sức lao động, cạnh tranh trên thị trường lao động Trong 4 yếu tốtrên thì tổng cung lao động và tổng cầu lao động là quan trọng nhất

Trang 9

Tổng cung lao động là bao gồm những người trong độ tuổi lao động, cókhả năng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và một bộphận chưa có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc Cung lao động phụ thuộcvào các yếu tố cơ bản sau: quy mô và tốc độ tăng của dân số; quy mô và tốc

độ tăng của nguồn nhân lực; độ dài thời gian làm việc của người lao động;khả năng thỏa mãn nhu cầu về mức sống đối với các tầng lớp dân cư khácnhau Số lượng và chất lượng của cung lao động sẽ phụ thuộc vào hệ thốnggiáo dục - đào tạo và hệ thống đào tạo nghề ở mỗi thời kì Tuổi lao động ởnước ta được quy ước từ 15 đến 55 với nữ và 60 với nam

Tổng cầu lao động là toàn bộ nhu cầu về sức lao động của nền kinh tế ởmột thời kì nhất định,bao gồm cả về mặt số lượng và chất lượng Cầu trên thịtrường phụ thuộc vào nhân tố vĩ mô như khả năng phát triển kinh tế của đấtnước,cơ cấu ngành nghề và sự phân bố ngành nghề giữa nông thôn, thànhthị;giữa các vùng lãnh thổ; trình độ công nghệ, máy móc thiết bị được sửdụng sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng lao động; tỷ lệ thất nghiệp vàlạm phát; các chính sách can thiệp của nhà nước Các yếu tố vi mô tác độnglên cầu gồm: giới tính,lứa tuổi, dân tộc,dẳng cấp trong xã hội

Giá cả sức lao động là biểu hiện tiền tệ của giá trị hàng hóa sức laođộng Giá trị hàng hóa sức lao động là do giá trị tư liệu sinh hoạt mà sức laođộng cần có để sản xuất, duy trì và phát triển, quyết định Số tiền chi trả chonhững tư liệu sinh hoạt ấy tạo thành giá cả hàng hóa sức lao động Giá cả sứclao động biểu hiện tiền công của người làm thuê

Cạnh tranh trên thị trường lao động diễn ra nhằm dành lợi thế giữa cácchủ thể của thị trường lao động, chủ yếu giữa người làm thuê với người làmthuê, giữa chủ thuê với chủ thuê, giữa người làm thuê với chủ thuê

2 Mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong thị trường lao động:

Sự vận động của cung và cầu lao động sẽ chi phối số lượng người tham

Trang 10

gia vào thị trường lao động và mức tiền công Nếu mức cung lao động phùhợp với mức cầu, với điều kiện mức cầu có khả năng thu hút tất cả nhữngngười có khả năng lao động và mong muốn làm việc thì thị trường lao độngvận hành tốt, ngược lại sẽ rơi vào trạng thái không ổn định.

Các yếu tố thị trường lao động luôn thay đổi theo sự phát triển kinh tế

-xã hội Xã hội càng phát triển thì các yếu tố càng được kiểm soát hiệu quảhơn và ngược lại, các nước kém phát triển thì sự dao động của các yếu tố nàyxung quanh vị trí cân bằng càng lớn,tính tự phát của thị trường lao động cànglớn

I.4 Cơ chế thị trường lao động và tính đồng bộ của nó với các thị trường khác:

1 Cơ chế thị trường lao động:

Cơ chế thị trường lao động là hệ thống hữu cơ và đồng bộ các hìnhthức tổ chức các yếu tố cung, cầu lao động, tiền lương và sự cạnh tranh, và sựảnh hưởng qua lại giữa các yếu tố trên Đây là bộ phận quan trọng của cơ chếthị trường lao động nói chung Cơ chế thị trường lao động bao gồm: cơ chếcung, cầu lao động, cơ chế cạnh tranh, cơ chế tiền lương Cơ chế thị trườnglao dộng, một mặt, ra đời một cách khách quan dựa vào tính quy luật vậnđộng nội tại của thị trường, mặt khác là sản phẩm chủ quan của con người, docon người tạo dựng nên

2 Tính đồng bộ của thị trường lao động với các thị trường khác:

Thị trường lao động là một bộ phận hữu cơ của kinh tế thị trường, vàchịu sự tác động của các quy luật chung của kinh tế thị trường như: quy luậtgiá trị, quy luật giá cả, quy luật cạnh tranh… Các quy luật này tác động, chiphối quan hệ cung cầu lao động

Thị trường lao động có mối quan hệ với các thị trường khác như: thịtrường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường khoa học- công nghệ Vì vậy

Trang 11

sự phát triển của thị trường lao động chịu ảnh hưởng của các thị trường nóitrên.

Trong lịch sử phát triển, so với các thị trường khác thì thị trường laođộng được hình thành và phát triển chậm hơn Để thị trường lao động pháttriển đồng bộ với các thị trường khác, nhà nước giữ vai trò quan trọng trongviệc tạo môi trường pháp lý để phát triển các yếu tố cung, cầu lao động và cácthể chế về quản lý thị trường lao động

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Ở

TP.HỒ CHÍ MINH II.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Sau 30 năm xây dựng và phát triển, thành phố Hồ Chí Minh ngày nay

đã thực sự biến đổi về chất Từ một thành phố tiêu thụ với các tệ nạn xã hội

và thất nghiệp tràn lan; với cơ sở hạ tầng kỹ thuật chủ yếu phục vụ chiếntranh, đã trở thành một thành phố sản xuất - kinh doanh, cung cấp sản phẩmhàng hóa và dịch vụ quan trọng cho cả nước và xuất khẩu Là một trung tâmkinh tế lớn của cả nước có GDP chiếm 13% năm 1985, 20% năm 2005 vànăm 2007 là 19% trong cơ cấu GDP của cả nước; thu ngân sách tăng 10 lần

và chiếm tỷ trọng 1/3 tổng thu ngân sách quốc gia; giá trị sản xuất côngnghiệp chiếm tỷ trọng 30%, xuất khẩu chiếm tỷ trọng 40% của cả nước.Đâycũng là nơi tập trung lượng dân cư đông vào bậc nhất nước(chiếm 10% dân số

cả nước).Với tốc độ phát triển kinh tế cao,thu nhập quốc nội trên đầu ngườicao gấp trên 4 lần mức bình quân cả nước thành phố còn là một trong nhữngđịa phương có sức hấp dẫn thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước Cùng với sự

ra đời và phát triển nhanh của các loại hình doanh nghiệp thành phố Hồ ChíMinh ngày càng thu hút các luồng lao động nhập cư,nhập khẩu các loại thịtrường từng bước phát triển và mở rộng; cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch

Trang 12

theo hướng hiệu quả hơn Với điều kiện pháp lý đã cho phép hình thành thịtrường lao động ở Việt Nam, thị trường lao động ở thành phố Hồ Chí Minh đãhình thành và phát triển rất nhanh chóng và phong phú.

II.2 Thực trạng về cung và cầu lao động:

1.Tổng cung lao động:

Để xác định tổng nguồn cung trong thị trường lao động, trước tiên phảixem xét thị trường trong mối quan hệ với phát triển dân số Hiện nay (năm2008) theo thống kê dân số TP HCM vào khoảng 8.265.980 người Trong khi

đó năm 2007 là 6.650.942, năm 2004 là 4.880.435 người Thời gian quaTP.HCM có sinh suất giảm, tử suất ổn định nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên có

xu hướng giảm dần qua các giai đoạn, từ 1,48% giai đoạn 1990- 1995 xuốngcòn 1,34% giai đoạn 1996 - 2000 và còn 1,2% giai đoạn 2001- 2004 Tỷ lệtăng cơ học TP.HCM có xu hướng tăng dần, từ 0,46% giai đoạn 1986-1990 đãtăng lên 1,16% giai đoạn 1996-2000 và giai đoạn 2001-2004 lên 2,47% Theokết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004, số dân nhập cư từ các tỉnh khácđến TP.HCM là 1.033.702 người, trong đó số dân nhập cư từ các tỉnh vùngkinh tế trọng điểm phía nam(KTTĐPN) đến TP.HCM là 232.148 người,chiếm 22,46% tổng số dân nhập cư Các tỉnh trong vùng KTTĐPN đếnTP.HCM cao nhất là Tiền Giang (58.162 người), Long An (54.928 người),Đồng Nai (53.368 người) Tỷ suất nhập cư từ các tỉnh khác đến TP.HCM theokết quả điều tra dân số giữa kỳ 1/10/2004 là 18,15%, tăng gần gấp đôi so vớikết quả tổng điều tra dân số 1/4/1999 (9,19%) Tỷ suất nhập cư khu vực thànhthị cao hơn khu vực nông thôn do khu vực thành thị dễ tìm kiếm việc làm vàmức thu nhập cao hơn Như vậy dân số TP.HCM còn tăng ở mức cao do tỷ lệtăng dân số cơ học có xu hướng tăng dần, mặc dù đã kìm hãm được tốc độtăng dân số tự nhiên

Trang 13

Tỷ lệ gia tăng dân số thành phố qua các thời kỳ

Thời kỳ Tỷ lệ tăng cơ

học

Tỷ lệ tăng tựnhiên

số, tăng lao động này từ nhiều nguồn đã tạo ra những hình thức cung ứng laođộng đa dạng gồm: cung ứng lao động tại chỗ, cung ứng qua con đường nhập

cư, nhập khẩu Với tốc độ tăng tự nhiên1,27% tính từ 1999-2004 Trung bìnhhàng năm chỉ tính riêng dân số tăng về tự nhiên khoảng trên dưới200.000.Điều đó cũng đồng nghĩa có một lượng dân số ở thành phố đến tuổi cần việclàm, sau khi một lượng rất nhỏ được tiếp tục học lên ở các bậc cao hơn hoặctham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động Số lực lượng lao động bổ sunghay cung ứng tại chỗ hằng năm tăng từ 37735 dến 43180 người

Dân nhập cư bình quân vào thành phố qua các thời kỳ

Thời kỳ Dân nhập cư bình quân (người)

Ngày đăng: 15/09/2014, 08:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Thị trường lao động Việt Nam: Định hướng và phát triển, NXB lao động xã hội 2002 Khác
2. Nguyễn Thị Cành, Thị trường lao động TP.HCM trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và kết quả điều tra doanh nghiệp về thị trường lao động, NXB Thống kê 2001 Khác
3. Phạm Đức Chính, Thị trường lao động cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, 2005 Khác
4. Phạm Quý Thọ, Thị trường lao động ở Việt Nam – thực trạng và các giải pháp phát triển, NXB lao động xã hội 2003 Khác
6. Tăng lương tối thiểu 2008, các quy định mới về chế độ lao động tiền lương và bảo hiểm, NXB lao dộng –xã hội,2007 Khác
7. Thân trọng Nam, Phát triển thị trường lao động ở VN, luận án tiến sỹ khoa học kinh tế Khác
8. Trang web www.Vneconomy.com, www.vietnamnet.vnGhi chú nguồn tài liệu Khác
[1, trang 20-35], [2,trang 45,85-97],[3,trang 61-66], [4,trang 19-27], [4,trang 140-160],[5,trang181], [6,trang 21,61-63], [7, trang155-189] Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w