Quy trình Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

49 276 0
Quy trình Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH. 3 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 3 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 3 1.1.2 Một số điểm nổi bật. 5 1.2 NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH 9 TP HỒ CHÍ MINH. 7 1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển. 7 1.2.2 Mô hình hoạt động kinh doanh 8 1.2.3 Các sản phẩm và dịch vụ chính. 11 1.3 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH. 12 1.3.1 Tình hình huy động vốn. 12 1.3.2 Tình hình sử dụng vốn 14 1.3.2 Kết quả kinh doanh. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH 18 2.1 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHÂP KHẨU. 18 2.1.1 Các hình thức tín dụng 18 2.1.1.1 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu. 18 2.1.1.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu. 18 2.1.1.3 Một số hình thức khác. 19 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng. 21 2.1.2.1 Nhân tố khách quan. 21 2.1.2.2 Nhân tố chủ quan 22 0 2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP HỒ CHÍ MINH. 22 2.2.1 Thực trạng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp 22 2.2.2 Thực trạng tín dụng nhập khẩu cho các doanh nghiệp. 27 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG 31 2.3.1 Những kết quả đạt được. 31 2.3.2 Những hạn chế tồn tại chủ yếu. 32 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 33 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan. 33 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan. 33 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 35 3.1 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9. 35 3.2 QUAN ĐIỂM TĂNG CƯỜNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU. 36 3.3 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHI NHÁNH 36 3.3.1 Mở rộng và hoàn thiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 36 3.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 37 3.3.3 Phát huy sức mạnh đoàn kết nội bộ. 38 3.4 KIẾN NGHỊ VỚI HỘI SỞ. 39 3.4.1 Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại hối 39 3.4.2 Ưu tiên phát triển công nghệ trong ứng dụng ngân hàng. 39 3.4.3 Tranh thủ sự hỗ trợ từ bên ngoài. 39 3.4.4 Kiến nghị với Ngân hàng Trung ương và Nhà nước. 40 KẾT LUẬN 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 0 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Cơ cấu tổ chức nhân sự NHNo & PTNT 9 TP. Hồ Chí Minh 10 Bảng 1.2 : Cơ cấu tiền gửi phân theo nguồn huy động 13 Bảng 1.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi 13 Bảng 1.4 : Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian 15 Bảng 2.1: Tình hình tín dụng tài trợ xuất khẩu Ngân hàng NNo &PTNT CN9 TPHCM 23 Bảng 2.2 : Kết quả thanh toán quốc tế bằng L/C cho hàng xuất khẩu 26 Bảng 2.3: Tình hình phát hành L/C tại chi nhánh 9 28 Bảng 2.4: Tín dụng tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh 9 Ngân hàng NNo& PTNT CN9 TP HCM 30 0 DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức 11 Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo nguồn huy động. 13 Biểu đồ 1.3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền gửi 14 Biểu đồ 1.4: Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian 15 Biểu đồ 2.1: Giá trị cho vay tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng NNo&PTNT CN9 TPHCM 24 Biểu đồ 2.2: Kết quả thanh toán quốc tế bằng L/C cho hàng xuất khẩu 26 Biểu đồ 2.3: Doanh số phát hành L/C tại chi nhánh 9 29 Biểu đồ 2.4: Giá trị cho vay tài trợ nhập khẩu tại chi nhánh 9 30 0 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 Agribank Agriculture and Rural Development Bank ( Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) 2 CN 9 Chi nhánh 9 3 L/C Letter of credit (Thư tín dụng chứng từ) 4 NHNN Ngân hàng Nhà nước 5 NHNNo&PTNT CN9 TPHCM Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh 9 Thành phố Hồ Chí Minh 6 NHNNo&PTNT VN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 7 NNTM Ngân hàng Thương mại 8 NK Nhập khẩu 9 TDCT Tín dụng chứng từ 10 TTQT Thanh toán quốc tế 11 TW Trung ương 12 XK Xuất khẩu 13 XNK Xuất nhập khẩu 1 LỜI NÓI ĐẦU Trước thời buổi mở cửa và hội nhập kinh tế hiện tại, Việt Nam đang từng bước đổi mới và nâng cao dần vị thế của mình trên trường quốc tế. Một trong những chủ trương của Đảng và Nhà nước trước kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đó chính là hướng tới mục tiêu mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Thực tế đã cho thấy hoạt động hoạt đông kinh tế đối ngoại đã đóng góp đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Kinh tế đối ngoại được chú trọng dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển lớn. Để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Muốn vậy phải có sự đầu tư cho quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ. Chính vì vậy ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng nông nghiệp và nông thôn nói riêng tạo điều kiện hỗ trợ lớn cho các doanh nghiệp xuất nhập thông qua hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu. Qua mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu về các hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu ở ngân hàng thương mại trên cơ sở thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 9 (NHNo& PTNT VN – CN9) em quyết định chọn đề tài “ Tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 9 - Thành phố Hồ Chí Minh” để làm báo cáo thực tập của mình. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá lý luận về hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trong thanh toán quốc tế. Dựa trên nền tảng cơ bản đó để nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trong thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá những thành công cũng như những mặt còn tồn tại của ngân hàng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên về hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Thương Mại. 2 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại NHNo& PTNT VN – CN9. Về thời gian, chuyên dề nghiên cứu hiện trạng từ năm 2008 đến 2011 và đề xuất giải pháp kiến nghị đến năm 2012. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp cơ bản để tiến hành nghiên cứu là vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp duy vật lịch sử. Bên cạnh đó, sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh, thống kê, phân tích tình huống từ thực tế… để nghiên cứu. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành ba phần: Chương 1: Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: Thực trạng tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do kiến thức còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp và chỉ bảo của thầy cô giáo để em có thể hoàn thiện kĩ năng của mình trong những đề tài tiếp theo. 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH. 1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp VIệt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông thôn TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu từ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị khác. Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp VIệt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lính vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình trước pháp luật. Ngày 01/03/1991, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 18/ND-QD thành lập Văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 24/6/1994, Thống đốc có văn bản số 429/CV-TCCB chấp thuận cho Ngân hàng Nông nghiệp được thành lập Văn phòng miền Trung tại Thành phố Quy Nhơn – tỉnh Bình Định. Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hang Nhà nước có quyết định số 603/NH-QD về việc thành lập chi nhánh Ngân hang Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hang Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch ( Sở giao dịch 1 tại Hà Nội, Sở giao dịch 2 tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch 3 tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàn Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hang Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh. Năm 1993, Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam ban hành quy chế thi đua khen thưởng tạo ra những chuẩn mực cho các cá nhân và tập thể phấn đấu trên 4 mọi cương vị và nhiệm vụ công tác. Tổ chức được hội nghị tổng kết toàn quốc có các giám độc chi nhánh huyện suất sắc nhất của tỉnh thành phố. Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này. Ngày 7/3/1994 theo Quyết định số 90/TTG của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam hoạt động heo mô hình Tổng công ty Nhà nước với cơ cấu tổ chức bao gồm Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, bọ máy giúp việc bao gòm bộ máy kiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm Tổng Giám đốc. Trên cơ sở những kết quả tốt đẹp của Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo, Ngân hàng Nông nghiệp tiếp tục đề xuất kiến nghị lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước ủng hộ, dư luận rất hoan nghênh. Ngày 31/08/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo. Ngân hàng phục vụ người nghèo là một tổ chức tín dụng của Nhà nước hoạt động trong phạm vi cả nước, có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản, bảng cân đối, có con dấu, trụ sở chính đặt tại Thành phố Hà Nội. Vốn hoạt động ban đầu là 400 tỷ đồng do Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam góp 200 tỷ đồng, Ngân hàng Ngoại thương 100 tỷ đồng và Ngân hàng Nhà nước 100 tỷ đồng. Hoạt động của Ngân hàng Phục vụ người nghèo vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí. Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - thực chất là bộ phận tác nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tồn tại và phát triển mạnh. Tới tháng 09/2002, dư nợ đã lên tới 6.694 tỷ, có uy tín cả trong và ngoài nước, được các Tổ chức quốc tế đánh giá cao và đặc biệt được mọi tầng lớn nhân dân ửng hộ, quý trọng. Chính vì những kết quả như vậy, ngày 04/10/2002, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ Người nghèo - Từ 01/01/2003 Ngân hàng Phục vụ Người nghèo đã chuyển thành NH Chính sách xã hội. Ngân hàng Nông nghiệp chính là người đề xuất thành lập, thực hiện và bảo trợ Ngân hàng phục vụ người nghèo tiền thân của Ngân hàng chính sách xã hội - Đây là một 5 niềm tự hào to lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy hải sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Và từ dó đến nay dưới tên gọi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Agribank luôn khẳng định vai trò là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, đặc biệt đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; thực hiện sứ mệnh quan trọng dẫn dắt thị trường; đi đầu trong việc nghiêm túc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn cho nền kinh tế. 1.1.2 Một số điểm nổi bật. Agribank là ngân hàng lớn nhất, dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn, tài sản, nguồn nhân lực, màng lưới hoạt động, số lượng khách hàng. Đến tháng 9/2011, Agribank có tổng tài sản 524.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 478.000 tỷ đồng; tổng dư nợ 414.464 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 37.500 người; hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với 1.065 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB)… Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm k 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại. [...]... qua, tạo sự phát triển trong những năm tới 17 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP HỒ CHÍ MINH 2.1 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHÂP KHẨU 2.1.1 Các hình thức tín dụng 2.1.1.1 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu - Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C... lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp - Kinh doanh vàng bạc theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp - Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng 1.3 TÌNH HÌNH KẾT QUẢ KINH DOANH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP HỒ CHÍ MINH Tính đến năm 2011 sau 13 năm xây dựng và phát triển, Chi nhánh... của doanh nghiệp XNK cũng như của ngân hàng sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động tín dụng hỗ trợ XNK của ngân hàng 2.2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP HỒ CHÍ MINH Hoạt động tín dụng XNK Ngân hàng NNo&PTNT Chi nhánh 9 TP Hồ Chí Minh ngày càng diễn ra sôi nổi và đa dạng Để đáp ứng nhu cầu vốn trong hoạt động XNK của các doanh. .. doanh nghiệp, Ngân hàng đã tiến hành đa dạng hoá các hình thức tài trợ,, đồng thời không ngừng cải tiến các hình thức tài trợ mới 2.2.1 Thực trạng tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp Doanh nghiệp xuất khẩu được cung cấp các gói dịch vụ: a Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở: Khách hàng sẽ được cho vay nhằm mục đích mua đầu vào sản xuất để thực hiện sản xuất kinh doanh hàng hóa xuất khẩu. .. đòi + Ngân hàng phát hành phải là ngân hàng có uy tín + Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam + Quý khách hàng có tài khoản và giao dịch thường xuyên tại Chi nhánh; uy tín, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh c Dịch vụ nhờ thu chứng từ hàng xuất khẩu Dành cho các khách hàng là doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ có nhu cầu Ngân hàng. .. tích kế hoạch và phản ánh của khách hàng, ngân hàng sẽ ra quy t định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ - Nhờ thu đến trong thanh toán hàng nhập khẩu: ngân hàng sẽ tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nước ngoài, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu, nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thì cần phải có sự tài trợ của ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu 2.1.1.3 Một... động xuất khẩu gần đây đã có những bước phát triển doanh nghiệp có thể tự chủ về vốn hơn do đó không cần chiết khấu như trước nữa bên cạnh đó các khách hàng mà chi nhánh muốn hướng đến là các khách hàng lớn, các tổng công ty nhà nước với nhu cầu chiết khấu lớn và giá trị chiết khấu cũng cao hơn 2.2.2 Thực trạng tín dụng nhập khẩu cho các doanh nghiệp Các dịch vụ tín dụng nhập khẩu được cung cấp cho. .. thanh toán - Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu đi: ngân hàng cho vay thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, chiết khấu hoặc ứng trước bộ chứng từ hàng xuất khẩu 2.1.1.2 Đối với doanh nghiệp nhập khẩu - Cho vay kí quỹ L/C Đây là một quy định của ngân hàng thực hiện trong trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh, khách hàng sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ... thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp - Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của nhà nước, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh - Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với... thống ngân hàng nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT 9 TP HCM nói riêng - Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu: nhu cầu tín dụng của khách hàng là yếu tố quy t định đến hoạt động tín dụng ngân hàng được mở rộng hay thu hẹp Doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài để phục vụ sản xuất hay không, khả năng thanh toán của doanh nghiệp đến đâu, Tình hình kinh doanh . TÍN DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9 TP. HỒ CHÍ MINH 18 2.1 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG. về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh 9 – Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 2: Thực trạng tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển. tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh 9 (NHNo& PTNT VN – CN9) em quy t định chọn đề tài “ Tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp

Ngày đăng: 13/09/2014, 19:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan