Thực trạng tín dụng nhập khẩu cho các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quy trình Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 32 - 36)

Các dịch vụ tín dụng nhập khẩu được cung cấp cho khách hàng tại chi nhánh cũng tương đối phong phú và đa dạng bao gồm các gói dịch vụ như sau:

a. Phát hành L/C

Đây là dịch vụ chi nhánh bằng uy tín của mình cam kết trả tiền thay cho người nhập khẩu khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ đầy đủ với các điều kiện, điều khoản của L/C.

 Các tiện ích của dịch vụ bao gồm : - Tỷ lệ kí quỹ hợp lý.

- Khách hàng được tư vấn lựa chọn Ngân hàng thông báo uy tín, chuyển L/C đến bên đối tác trong thời gian sớm nhất.

 Hồ sơ thủ tục bao gồm

- Thư yêu cầu mở L/C theo mẫu quy định của Ngân hàng NNo & PTNT

Việt Nam.

- Hợp đồng nhập khẩu

- Văn bản cho phép nhập khẩu của các cơ quan quản lý chuyên ngành.

b. Dịch vụ thanh toán L/C

Dịch vụ này chi nhánh sẽ thay mặt khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán cho đối tác ở nước ngoài trên cơ sở họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản L/C do chi nhánh phát hành.

Khách hàng sẽ được tư vấn kiểm tra bộ chứng từ nhằm giảm thiểu rủi ro khi thanh toán và chi nhánh sẽ đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ khi cần thanh toán.

Dịch vụ này có hai hình thức là L/C trả ngay và L/C trả chậm. Đối với L/C trả chậm, chi nhánh không tiếp nhận L/C trả chậm trên 1 năm.

Hoạt động phát hành và thanh toán L/C tại chi nhánh được phản ảnh thông qua các chỉ tiêu sau:

Bảng 2.3: Tình hình phát hành L/C tại chi nhánh 9 Mở L/C 2008 2009 2010 2011 Số món Doanh số (nghìn USD) Số món Doanh số (nghìn USD) Số món Doanh số (nghìn USD) Số món Doanh số (nghìn USD) L/C trả ngay 93 8.558 108 16.675 128 18.865 99 14.557 L/C trả châm dưới 1 năm 30 1.752 65 2.350 70 2.747 68 1.986 Tổng L/C phát hành 123 10.310 173 19.025 198 21.612 167 16.543

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại hối 2008-2011 từ phòng Kinh doanh ngoại hối Ngân hàng NNo & PTNT CN9)

Biểu đồ 2.3: Doanh số phát hành L/C tại chi nhánh 9

(đơn vị: nghìn USD)

(nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngoại hối 2008-2011 từ phòng Kinh doanh ngoại hối Ngân hàng NNo & PTNT CN9)

Từ kết quả trên cho thấy số L/C tăng từ 123 món năm 2008 đến 173 món năm 2009 và tăng cao trong năm 2010 đến 198 món. Tuy nhiên đến năm 2011 số L/C phát hành giảm xuống chỉ còn 167 món đó là do hậu quả của tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động như nợ công ở châu Âu cũng như khủng hoảng kinh tế Mỹ đã ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh đối ngoại ở trong nước.

Trong đó L/C vẫn chiếm tỉ trọng lớn từ khoảng 50% - 70% trong tổng số L/C được phát hành tại chi nhánh. Sở dĩ lại có điều trên là do L/C trả chậm thường phải kí quỹ cao từ trên 80% giá trị hợp đồng bên cạnh đó là nhiều điều kiện ràng buộc cộng với đó là cơ chế hoạt động của doanh nghiệp cũng như cơ chế quản lí thương mại của Nhà nước.

Nhìn chung giá trị doanh số thu về từ việc phát hành L/C của chi nhánh vẫn tăng ổn định cho thấy hoạt động hiệu quả của công tác kinh doanh ngoại hối ở chi nhánh 9. 0 5000 10000 15000 20000 25000 2008 2009 2010 2011 L/ C trả ngay L/ C trả chậm dưới 1 năm Tổng L/ C phát hành

c. Cho vay tài trợ nhập khẩu

Bảng 2.4 sẽ cho thấy tỷ trọng cũng như doanh số cho vay nhập khẩu tại chi nhánh trong 4 năm gần đây:

Bảng 2.4: Tín dụng tài trợ xuất khẩu tại chi nhánh 9 Ngân hàng NNo& PTNT CN9 TP HCM.

( đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Tổng doanh số cho vay

Cho vay tài trợ nhập khẩu Giá trị Tỷ trọng

2008 2105 235 11,16%

2009 2433 316 13%

2010 2546 349 13,7%

2011 3015 394 13,06%

(nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối 2008-2011, từ phòng Kinh doanh Ngoại hối NHNNo&PTNT CN9 TPHCM)

Biểu đồ 2.4: Giá trị cho vay tài trợ nhập khẩu tại chi nhánh 9

(đơn vị: tỷ đồng)

(nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại hối 2008-2011, từ phòng Kinh doanh Ngoại hối NHNNo&PTNT CN9 TPHCM)

Doanh số cho vay nhập khẩu tại chi nhánh tương đối ổn định đạt khoảng 13% trong tổng doanh số cho vay. So với tỷ trọng doanh số xuất khẩu có phần kém hơn là do những năm trở lại đây Nhà nước ta đã có những chính sách

0 50 100 150 200 250 300 350 2008 2009 2010 2011 Giá trị

khuyến khích xuất khẩu. thành phố Hồ Chí Minh lại là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước nên hoạt động xuất khẩu tại đây cũng diễn ra khởi sắc hơn khiến cho hoạt động cho vay xuất khẩu ở chi nhánh vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn.

d. Dịch vụ kí hậu vận đơn, ủy quyền, bảo lãnh nhận hàng theo L/C

Đây là dịch vụ chi nhánh thực hiện theo yêu cầu của người nhập khẩu kí hậu vận đơn gốc do người nhập khẩu trực tiếp hoặc phát hành Ủy quyền/ Bảo lãnh nhận hàng để nhận hàng theo L/C trước khi nhận chứng từ qua ngân hàng.

 Điều kiện để chi nhánh ủy quyền, bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn gốc :

- Khách hàng phải có giấy yêu cầu phát hành bảo lãnh nhận hàng/ ký hậu vận đơn kèm cam kết sẽ trả tiền khi nhận được chứng từ tại Ngân hàng

- Khách hàng được yêu cầu phải ký quỹ 100% trị giá phải thanh toán của lô hàng xin bảo lãnh hoặc ủy quyền cho chi nhánh.

Nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh đạt doanh thu 3,3 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2010 con số này đã tăng thêm 4,1 tỷ đồng và sang năm 2011 doanh thu từ hoạt động bảo lãnh đạt 8,6 tỷ đồng. Số dư bảo lãnh cho khách hàng năm 2011 là 217 tỷ đồng giảm 338 tỷ đồng so với năm 2010 tuy vậy doanh số thu được vẫn tăng 1,2 tỷ đồng so với năm 2010.

Trên thực tế, hoạt động này chỉ chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu của chi nhánh và còn chưa được quan tâm đúng mức. tuy nhiên với các khách hàng có đủ điều kiện có yêu cầu bảo lãnh thì chi nhánh vẫn tiến hành nghiệp vụ này.

Một phần của tài liệu Quy trình Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)