TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH 9.
Những năm trở lại đây, tình hình kinh tế thế giới diễn ra với nhiều biến động. bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009. Bước sang năm 2010, tuy ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế đã tạm lắng nhưng vẫn còn tiểm ẩn nhiều biến động, điển hình là khủng hoảng nợ công của Hi Lạp, các nước Châu Âu như Tây Ban Nha, Ý và Bồ Đào Nha cũng đang đứng trước nguy cơ tương tự và bong bóng tài sản ở Trung Quốc. Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới.
Bối cảnh nội tại của nền kinh tế Việt Nam, tuy vẫn bị ám ảnh bởi con số năm chục ngàn doanh nghiệp phá sản vào năm 2011 và hiện nay nhiều ngân hàng thương mại lớn phải chịu ảnh ứ động vốn vì không cho vay được. Nguyên nhân là do lãi suất và các loại phụ phí vẫn còn cao khiến các doanh nghiệp e ngại khi vay vốn ngân hàng.
Các chính sách của Nhà nước nhằm điều chỉnh lãi suất cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Hiện nay, Chính phủ đã hạ mức lãi xuất cho vay nhằm giúp các doanh nghiệp XNK đẩy mạnh hoạt động vay vốn tại ngân hàng. Việc lãi suất cho vay đang giảm dần là một dấu hiệu để tăng trưởng tín dụng đi lên. Tuy nhiên, việc lãi suất cho vay giảm xuống nhưng tăng trưởng tín dụng có tăng hay không lại phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nguồn tín dụng của các ngân hàng. Trong khi đó hiện này, nguồn tín dụng cho vay đối với các doanh nghiệp ngành sản xuất, xuất khẩu vẫn hầu như đóng kín. Những tháng tới đây, hy vọng của các doanh nghiệp ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thái độ mở hầu bao của các ngân hàng. Nhưng có lẽ chỉ cho đến lúc nhóm ngân hàng thỏa mãn với mức cung tín dụng đã cung cấp. Khi đó, cánh cửa tín dụng lại có nguy cơ khép lại, thậm chí đóng lại, với những lý do mà chỉ giới chủ ngân hàng mới hiểu: bóng ma lạm phát và khó khăn thanh khoản tái
hiện, hoặc dư chấn từ những động tác kỹ thuật như việc bỏ trần lãi suất huy động...