Kiến nghị với Ngân hàng Trung ương và Nhà nước

Một phần của tài liệu Quy trình Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 45 - 49)

Chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát thông qua kiểm soát lượng cung tiền trong nền kinh tế, mà một phần quan trọng của lượng cung tiền này là thông qua Ngân hàng. Lượng cung tiền này được kiểm soát dưới các hình thức tăng lãi suất tín dụng ở mức tối đa. Chính sách thắt chặt thắt chặt tiền tệ của Chính phủ sẽ dẫn đến làm giảm thanh khoản và giảm tăng trưởng của hoạt động tín dụng tại các NHTM. Hậu quả của chính sách này là cuộc đua tăng lãi suất.Với mức lãi suất huy động vốn tăng thì lãi suất cho vay cũng tăng do đó cản trở các doanh nghiệp XNK vay vốn cho hoạt động sản xuất như vậy sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương cũng như tăng trưởng kinh tế.

Khi NHTW quyết định tăng lãi suất chiết khấu sẽ có thể nhìn việc tăng lãi suất dự trữ bắt buộc là một sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước trong tình hình khó khăn của Ngân hàng Thương mại, giống như một cách hỗ trợ thanh khoản trước đây. Khi đó, cung tiền thông qua tín dụng vẫn bị kiểm soát, có điều là kênh vốn trong nền kinh tế sẽ được khai thông tốt hơn trong khuôn khổ chính sách tiền tệ thắt chặt nhờ một số Ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay.

Muốn vậy Chính phủ cũng như NHNN phải có những chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát nhưng cũng không làm giảm kìm hãm hoạt động tín dụng, tăng trưởng kinh tế. Tập trung điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhất là chính sách lãi suất, cho vay tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường mở, kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng, bảo đảm thanh khoản, giảm mặc bằng lãi suất ở mức hợp lý phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô.

Thực hiện các giải pháp khuyến kích và hỗ trợ NHTM ưu tiên vốn tín dụng phục vụ lĩnh vực XNK; kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay ở các lĩnh vực không khuyến khích ở mức hợp lý; thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ để đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động và chủ trương hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.

Điều hảnh tỷ giá, thị trường ngoại hối linh hoạt nhằm góp phần khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang không ngừng nỗ lực để từng bước khẳng định mình trên trường quốc tế. Thông qua hoạt động thương mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm chỗ đứng cũng như khẳng định thương hiệu. Tuy nhiên các doanh nghiệp của nước ta vẫn còn non kém về kinh nghiệm trong khi trên thực tế, quan hệ mua bán và thanh toán giữa các nước là rất phức tạp và thường xuyên xảy ra bất trắc. Nguời xuất khẩu lẫn người nhập khẩu rất cần những công cụ và phương thức thanh toán có khả năng giảm thiểu những rủi ro bất trắc đó, các hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu sẽ trở thành cánh tay phải trợ giúp đắc lực cho doanh nghiệp và nhà đầu tư khi tham gia vào thương mại quốc tế.

Những năm qua, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa và đặc biệt là nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp hoạt động XNK, các NHTM Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất những yêu cầu đó. Cùng với rất nhiều Ngân hàng thương mại khác hoạt động cùng địa bàn, Ngân hàng NNo& PTNT Chi nhánh 9 thông qua hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã góp phần tạo chỗ dựa về tài chính cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế. đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động XNK trong việc phát triển kinh tế và hoạt động tài trợ XNK đối với các ngân hàng thương mại, em đã tập trung thực hiện chuyên đề về hoạt động tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng NNo & PTNT CN9 TPHCM. Với mục đích phân tích hoạt động tín dụng tài trợ cho doanh nghiệp XNK trong giai đoạn 2008 -2011 qua đó cho thấy thực trạng của hoạt động này tại Chi nhánh 9 đồng thời qua đó em xin đưa ra một số góp ý, kiến nghị với mong muốn tăng cường hiệu quả và phát triển hoạt động tín dụng hỗ trợ XNK tại chi nhánh. Từ đó đóng góp chung vào sự phát triển của thương mại quốc tế Việt Nam trong thời kì mở cửa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kiểm tra Kinh doanh ngoại hối, phòng Kinh doanh Ngoại hối (2008-2011) Ngân hàng NNo&PTNT CN9 TPHCM.

2. Báo cáo kết quả kinh doanh (2008- 2011), Ngân hàng NNo&PTNT CN9 TPHCM.

3. Báo cáo thi đua chuyên đề kinh doanh ngoại hối, phòng Kinh doanh Ngoại hối (2008-2011) Ngân hàng NNo&PTNT CN9 TPHCM.

4. Giáo trình kinh tế quốc tế - trường Đại học Kinh tế Quốc dân – Hà Nội.

5. ICC – Phòng Thương Mại Quốc Tế “ Bộ Tập Quán Quốc Tế về L/C”,

Đinh Xuân Trình, Nguyễn Đức Dị, 2007, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Luật các tổ chức tín dụng, 2010 NXB Chính trị quốc gia.

7. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, GS.TS Lê Văn Tư, 2005 NXB Thống kê.

8. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009 NXB Tài chính.

9. Lý thuyết tài chính – tiền tệ, TS Nguyễn Hữu Tài, 2002 NXB Thống kê

10.Thông tư 14/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước

11.Tín dụng tài trợ XNK thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân (2003) NXB Thống kê

12.Toàn văn Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ

13.http://www.agribank.com.vn/101/790/gioi-thieu/mang-luoi-hoat-dong.aspx 14.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=50 9&mode=detail&document_id=153414 15.http://www.baomoi.com/Chinh-sach-that-chat-tien-te-bat-dau-tac- dong/126/3778772.epi 16.http://www.agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx 17.http://thuongmaiwto.com/xuatnhapkhau/tin-chi-tiet/cac-phuong-thuc-thanh-toan- quoc-te-trong-kinh-doanh-xuat-nhap-khau/607.html

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..……… ………..………

Một phần của tài liệu Quy trình Tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)