1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương

115 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Ở hầu hết các nước trên thế giới, glôcôm là nguyên nhân thứ 2 gây mù lòa và là nguyên nhân hàng đầu gây mù không hồi phục. Theo nghiên cứu trên quần thể của Quigley HA (2006), ước tính đến năm 2010 số người mắc bệnh glôcôm trên toàn thế giới là 60,5 triệu, đáng chú ý là người Châu Á chiếm 47% tổng số bệnh nhân bị glôcôm [1]. Tại Việt Nam, theo điều tra của Đỗ Như Hơn (2007) tiến hành trên 16 tỉnh thành cả nước, tỷ lệ mù loà do glôcôm là 6,5%, đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây mù loà sau bệnh đục thể thủy tinh [2]. Glôcôm là một bệnh nguy hiểm và phức tạp trong nhãn khoa. Tiến triển của bệnh có thể dẫn đến mù lòa không hồi phục nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy việc khám phát hiện sớm bệnh glôcôm để điều trị dự phòng là một việc làm cần thiết, không những giúp bảo toàn được chức năng thị giác mà còn làm giảm chi phí điều trị, đem lại lợi ích cho người bệnh và xã hội [3]. Từ trước những năm 1980 vì glôcôm được coi là bệnh của tăng nhãn áp nên phương pháp chẩn đoán quan trọng nhất là đo nhãn áp. Từ 1980-1990 phương pháp chẩn đoán glôcôm quan trọng nhất là đo thị trường. Từ những năm 1990 đến nay người ta đặc biệt quan tâm đến sự biến đổi cấu trúc đĩa thị giác trong bệnh lí glôcôm, dựa vào việc khám, đánh giá các biến đổi sớm ở đĩa thị giác như tình trạng lõm/đĩa hoặc các tổn thương khác kèm theo tại đĩa thị có thể chẩn đoán sớm bệnh cũng như theo dõi sự tiến triển của bệnh. Trên thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng lõm/đĩa > 0.5, lõm/ đĩa mất cân xứng giữa hai mắt ≥ 0.2 hay nhãn áp ≥ 21 mmHg là những yếu tố nghi ngờ bệnh lí glôcôm [4],[5]. Thêm vào đó, do ngày càng có nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh mới ra đời cho phép đánh giá những biến 1 đổi sớm trong cấu trúc nhãn cầu của bệnh glôcôm như phương pháp chụp cắt lớp võng mạc (OCT bán phần sau) để đánh giá đầu dây thần kinh thị giác, lớp sợi thần kinh võng mạc, thị trường kế tự động Humphrey, đo độ dày giác mạc trung tâm, đo tốc độ dòng chảy động mạch trung tâm võng mạc, Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tình trạng glôcôm trên những mắt có yếu tố nghi ngờ [6],[7],[8]. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng glôcôm nhưng những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trên những bệnh nhân là người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm hoặc trên một nhóm bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao tại mắt và bằng các thử nghiệm trên lâm sàng [9],[10], tuy nhiên chưa có sự đánh giá tổn thương glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm (lõm đĩa > 0.5, lõm đĩa mất cân xứng giữa hai mắt ≥ 0.2) trên lâm sàng và cả các xét nghiệm cận lâm sàng, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại Bệnh viện Mắt Trung Ương” nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng glôcôm trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng lõm đĩa thị và một số chỉ số chức năng và xét nghiệm cận lâm sàng. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đánh giá đầu thị thần kinh 1.1.1. Đánh giá đầu thị thần kinh trên mắt bình thường Đĩa thị bình thường có hình tròn hoặc hình oval đứng, có một lõm ở trung tâm. Đường kính dọc thay đổi từ 0,95 – 2,9 mm (trung bình 1,85 – 1,95 mm). Đường kính ngang thay đổi từ 0,9 – 2,6 mm (trung bình 1,7 – 1,8 mm) Lõm đĩa ở trung tâm bình thường (lõm đĩa sinh lý) hình tròn hoặc trái xoan theo chiều ngang của đĩa, thường không rộng (tỷ lệ lõm/đĩa thường < 3/10 nhưng cũng có khi tỷ lệ này thay đổi lên tới 7/10, nó tùy thuộc vào kích thước của đĩa thị) và đồng đều ở hai mắt [11]. Kích thước lõm đĩa sinh lý thay đổi theo tuổi. Lõm đĩa trung bình ở độ tuổi 20-30 là 0,179 ± 0,02 tương ứng với lõm đĩa trung bình ở độ tuổi 70 là 0,238 ± 0,02 [12]. Cạnh đĩa thị có thể có vùng thoái hóa biểu mô sắc tố, hay gặp ở phía thái dương, đặc biệt ở những mắt cận thị, được chia làm 2 vùng: - Vùng α: nguyên nhân do tăng hoặc giảm sắc tố không đều hoặc do thoái hóa một phần lớp biểu mô sắc tố. - Vùng β: nằm trong vùng α liền sát với bờ đĩa thị, khi có vùng β là do có sự thoái hóa hoặc teo toàn bộ biểu mô sắc tố. Khi xuất hiện vùng teo β thì chỉ có 20% trường hợp gặp trên mắt bình thường, còn 80% còn lại gặp trên mắt có tổn thương do glôcôm. Nếu vùng teo quanh gai nằm ở các vùng khác thì cần nghi ngờ tổn hại thiếu máu đầu thị thần kinh mạn tính trong bệnh glôcôm. 3 Vòng củng mạc: mờ nhẹ do các bó sợi trục che ở trên. Khi mất các sợi trục do quá trình bệnh lý viền củng mạc sẽ lộ rõ hơn. Viền thần kinh: bình thường có màu hồng vàng, độ dày thay đổi tùy từng vùng: dày nhất ở phía dưới, sau đó là phía trên, phía mũi và mỏng nhất là phía thái dương (luật I-S-N-T), khi luật này bị phá vỡ là có tổn thương nghi ngờ glôcôm [13]. Hình 1.1: Ảnh chụp gai thị bình thường (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/normal-disc) 1.1.2. Đánh giá đầu thị thần kinh trong bệnh lí glôcôm 1.1.2.1. Tổn hại viền thần kinh – lõm đĩa * Viền thần kinh (Rim): là vùng được tính từ bờ đĩa thị đến bờ của lõm đĩa, thường có diện tích trung bình khoảng từ 1,4mm 2 đến 2mm 2 và giảm dần theo tuổi. Sự thay đổi của viền TTK là dấu hiệu sớm trong bệnh glôcôm. Ở giai đoạn sớm, viền thần kinh phía dưới ảnh hưởng trước tiên, sau đó là phía trên, tiếp đó là phía thái dương và cuối cùng là phía mũi, điều này dẫn đến lõm đĩa theo chiều dọc lớn hơn theo chiều ngang ở giai đoạn đầu của bệnh. Sau đó viền thần kinh mỏng dần làm cho lõm đĩa rộng ra, tỷ số lõm/đĩa theo 4 chiều dọc tăng nhanh hơn theo chiều ngang, khi bệnh càng nặng viền thần kinh càng thu hẹp dần và khi tỷ số lõm/đĩa lên tới 1 thì viền thần kinh bị mất hoàn toàn. Viền thần kinh thu hẹp tương ứng với sự teo của các sợi trục thần kinh. Khi các sợi trục thần kinh teo 20% thì thị trường tổn hại 5dB, tương tự teo 40% thì thị trường tổn hại 10dB [14]. Cũng như đánh giá tỷ số lõm/đĩa (Cup/Disc), việc đánh giá tỷ số viền thần kinh (Rim/Disc) rất có nghĩa trong việc chẩn đoán sớm cũng như theo dõi tiến triển của bệnh lí glôcôm. Hiện nay có nhiều phương pháp đánh giá viền thần kinh võng mạc như chụp OCT, HRT. Bằng chụp laser cắt lớp đĩa thị cùng tiêu điểm, Kamas D.S và cộng sự cũng thấy rằng sau 1 năm, những bệnh nhân glôcôm bắt đầu có tổn hại thị trường thì viền thần kinh tiếp tục thu hẹp là 6,9% [15]. * Khuyết viền thần kinh: là các tổn hại khu trú của viền thần kinh tạo thành một khuyết hình chêm. Khuyết hình chêm ở giai đoạn mới có thể đi kèm với xuất huyết đĩa thị tương ứng và tổn hại bó sợi thần kinh tương ứng. Hình 1.2: Hình ảnh khuyết viền thần kinh phía dưới (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 5 * Bề dày lớp sợi thần kinh quanh gai: lớp sợi thần kinh được tạo bởi các sợi trục của tế bào hạch thần kinh. Bình thường bề dày của lớp sợi thần kinh là 200µm gần đĩa thị, 60 µm gần hoàng điểm, 40 µm ở những vùng còn lại [16]. Bề dày của lớp sợi thần kinh này giảm dần theo tuổi. Người bình thường mỗi năm có 5000 sợi trục thần kinh bị thoái hóa [17]. Nhiều nghiên cứu gần đây đã xác định tổn hại lớp sợi thần kinh võng mạc là biểu hiện đầu tiên của bệnh lí TTK do glôcôm, tiếp sau đó là thu hẹp của viền thần kinh võng mạc [18]. Sự tổn hai này thể hiện bằng sự mỏng dần đi của lớp sợi thần kinh, nó còn xảy ra trước khi có sự biến đổi thị trường, khi thị trường bắt đầu biến đổi là khi bề dày lớp sợi thần kinh quanh gai thị đã giảm đi từ 25-35% [19]. Bề dày lớp sợi thần kinh quanh gai thị giảm đi rõ rệt qua các giai đoạn của bệnh glôcôm, nhất là ở các giai đoạn đã có biến đổi thị trường. Ở giai đoạn tiến triển, bề dày lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị là 77,68 ± 15,5 µm, ở giai đoạn nặng là 53,65 ± 14,2 µm, ở giai đoạn cuối, trên những mắt không làm được thị trường thì chỉ còn 44,93 ± 4,95 µm [20]. *Lõm đĩa rộng ra: là biểu hiện tổn hại tỏa lan của sợi trục và các tế bào hạch. Lõm đĩa theo chiều dọc (bình thường lõm đĩa có hình oval ngang) sau đó rộng dần đồng tâm. Tùy theo độ rộng của lõm đĩa và các tổn hại của thị trường tương ứng mà người ta có thể gọi tổn hại bệnh lý ở giai đoạn sớm, giai đoạn tiến triển hoặc giai đoạn cuối [12]. *Lộ các lỗ của lá sàng: tổn hại của đầu thị thần kinh trong bệnh glôcôm bao giờ cũng bao gồm hai thành tố: sự mỏng đi của lớp sợi thần kinh (tương ứng với quá trình chết của các tế bào hạch) và tổn hại của mô liên kết ở đầu thị thần kinh dẫn đến quá trình võng sâu ra sau của lá sàng dẫn đến lõm gai sâu xuống và rộng ra. Do vậy khi có lõm gai sâu xuống và rộng ra đồng nghĩa với việc mất tương xứng giữa nhãn áp và độ chịu đàn hồi của các lá sàng. Khi 6 các sợi trục và các mô liên kết bị tổn hại sẽ dẫn đến làm lộ ra các lỗ ở lá sàng và các dấu hiệu này có thể thấy rõ trên lâm sàng và các khám nghiệm cận lâm sàng. *Bất tương xứng lõm đĩa hai bên: ở người bình thường lõm đĩa thường tương đồng hai bên. Chính vì vậy nếu có sự bất tương xứng lõm/đĩa > 0,2 giữa hai mắt phải cảnh giác bệnh glôcôm [12]. 1.1.2.2. Dấu hiệu mạch máu *Loại mạch máu ra khỏi lòng lõm đĩa: cùng với tổn hại các bó sợi trục các mạch máu cũng thay đổi hướng đi tương ứng. Dấu hiệu “loại mạch máu ra khỏi lòng lõm đĩa” chỉ sự uốn lượn của mạch máu theo bờ cong của lõm đĩa phía trên hoặc dưới [12]. *Mạch máu dạt phía mũi: đây là một dấu hiệu khá điển hình của bệnh glôcôm, thường đi kèm với dấu hiệu mạch máu gấp khúc hình lưỡi lê [12]. *Mạch máu gấp khúc hình lưỡi lê: đường đi của mạch máu bị biến đổi do sự biến đổi độ dốc của lõm đĩa (lõm đĩa khoét sâu vào viền thần kinh) Hình1.3: Hình ảnh mạch máu gấp khúc hình lưỡi lê (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 7 1.1.2.3. Xuất huyết đĩa thị: Thường là các xuất huyết bề mặt có hình ngọn lửa do nằm theo các sợi trục, hay gặp nhất ở phía thái dương dưới. Xuất huyết thường xuất hiện trước khuyết viền thần kinh và tổn hại dạng bó lớp sợi thần kinh. Hình 1.4: Hình ảnh xuất huyết cạnh gai thị (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 1.1.2.4. Teo chu biên quanh đĩa thị Chu biên đĩa thị gồm 2 vùng α và β, vùng α ở ngoài, β ở trong gần đĩa thị. α là vùng mà ở đó có sự tăng hay giảm bất thường của sắc tố liên quan đến sự phân bố sắc tố. Vùng β nằm sát đĩa thị, thường lộ củng mạc, mạch máu hắc mạc ở phía dưới và toàn bộ vùng mất biểu mô sắc tố. Vùng β thường có liên quan mật thiết với mất viền TTK, giảm bề dày lớp sợi TK, giảm đường kính mạch máu võng mạc [14]. Nếu như sự giảm bề dày thần kinh quanh gai, sự thu hẹp viền TK là dấu hiệu sớm của bệnh glôcôm thì teo quanh gai là dấu hiệu của glôcôm giai đoạn muộn, nhất là những trường hợp glôcôm mạn tính [14], [21]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có vùng β mới có nghĩa đánh giá giai đoạn bệnh, còn vùng α không phản ánh tiến triển bệnh. Sau 5 năm theo dõi, Buddle W.M và cộng sự thấy rằng có 6,2% trường hợp glôcôm đang tiến triển 8 có vùng β rộng ra, trong khi ở nhóm glôcôm giai đoạn ổn định tỷ lệ này là 0,8%. Những trường hợp đĩa thị nhỏ thì vùng β càng có giá trị trong việc đánh giá tiến triển bệnh [21]. Hình 1.5: Hình ảnh teo quanh gai thị (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 1.1.2.5. Lớp sợi thần kinh quanh đĩa thị Lớp sợi thần kinh nhìn rõ nhất với ánh sáng lọc đỏ, ở vùng quanh đĩa thị và các cung mạch, các mạch máu lớn nằm chìm trong lớp sợi. Các bó sợi có dạng dải bạc, tỏa ra từ đĩa thị và mỏng dần đi ra phía ngoại vi. Các bó sợi này mỏng dần theo tuổi và mờ hơn ở mắt nhạt sắc tố. Các tổn hại khu trú do mất lớp sợi thần kinh có dạng hình chêm, trên ánh sáng lọc đỏ thể hiện là các dải sẫm, lớn hơn các mạch máu, đỉnh nối vào đĩa thị. Các tổn hại tỏa lan hay gặp hơn, thể hiện ở sự kém sáng của các bó sợi trục, và chính sự mỏng đi này làm cho hình ảnh của mạch máu nổi bật hơn trên nền sẫm. 9 1.1.3. Cơ chế tổn hại đĩa thị trong bệnh glôcôm 1.1.3.1. Thuyết cơ học Năm 1858 H.Muller đưa ra thuyết cơ học giải thích cơ chế bệnh sinh của bệnh glôcôm. Thuyết này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đè ép trực tiếp thần kinh thị giác vào lá sàng gây gián đoạn luồng bào tương sợi trục. Theo Muller nhãn cầu là một cấu trúc kín, trong đó áp lực nội nhãn tác động lên thành nhãn cầu theo mọi hướng làm cho cấu trúc này giữ được hình dạng hình cầu cố định và đảm bảo các hoạt động chức năng của mắt. Khi áp lực nội nhăn tăng (> 5 mmHg), sẽ gia tăng lực tác động lên thành nhãn cầu, và phần yếu nhất của vỏ nhãn cầu là lá sàng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do lá sàng là một mô liên kết có lỗ thủng gồm mười tấm mô liên kết thủng lỗ xếp chồng lên nhau cho các bó sợi thần kinh đi ra khỏi nhãn cầu, ở vách ngăn có chứa các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng thị thần kinh. Khi áp lực nội nhãn tăng làm các tấm mô liên kết của lá sàng bị ép dẹt xuống, xoắn vặn và đẩy ra sau, chèn ép lên các mạch máu, thần kinh đệm và bó sợi thần kinh gây nên lõm đĩa thị giác. 1.1.3.2. Thuyết thiếu máu cục bộ Von Jaeger (1858) đưa ra thuyết cho rằng những bất thường mạch máu làm giảm tưới máu võng mạc, dẫn tới rối loạn dinh dưỡng tế bào thần kinh làm chết các sợi trục. Ở người bình thường áp lực động mạch trung tâm võng mạc trung bình khoảng 35mmHg, trong khi áp lực nội nhãn ở người bình thường nhỏ hơn 25mmHg, do vậy không có sức cản ngoài thành mạch nên lưu lượng tưới máu không bị giảm. Năm 1942, Reese và Mc Gavic đã xác định được những biến đổi thị trường trong bệnh glôcôm có liên quan chặt chẽ với các yếu tố mạch máu và mối tương quan giữa áp lực nội nhãn với áp lực tưới máu võng mạc có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh 10 [...]... 3,4% bệnh nhân bị glôcôm và glôcôm góc mở nhãn áp thấp chiếm tỷ lệ cao nhất (94,4%) trong tổng số bệnh nhân bị glôcôm [42] 31 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHI N CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghi n cứu: Nghi n cứu được tiến hành tại khoa Glôcôm – Bệnh viện Mắt Trung Ương từ tháng 2/2013 đến tháng 7/2013 2.2 Đối tượng nghi n cứu: Nghi n cứu được tiến trên nhóm bệnh nhân có lõm đĩa thị nghi ngờ. .. cao, độ dầy GM bình thường) 2.3.5 Các chỉ số nghi n cứu * Khảo sát tình trạng glôcôm trên nhóm nghi n cứu Chẩn đoán glôcôm: + Chẩn đoán (+): có 2 tổn thương (thị trường và OCT), hoặc 1 trong 2 tổn thương kết hợp thử nghi m dương tính + Chẩn đoán nghi ngờ (cần theo dõi rất sát nhưng chưa cần điều trị): Có 1 trong 2 tổn thương (thị trường và OCT), đặc biệt khi có kết hợp chiều dày giác mạc mỏng, hoặc giảm... tổn thương teo lõm đĩa thị giác và tổn thương thị trường đặc hiệu Nếu bệnh nhân có các yếu tố nghi ngờ bệnh glôcôm thì cần tiến hành các thăm khám khác như: theo dõi nhãn áp nhiều lần trong ngày, làm các thử nghi m phát hiện glôcôm, làm xét nghi m thị trường, chẩn đoán hình ảnh đáy mắt 1.4.3.1 Khám sàng lọc Có nhiều phương pháp phát hiện sớm glôcôm như khám sàng lọc trong dân chúng để phát hiện những. .. Matrix có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hệ thống máy thị trường này có khả năng giúp phát hiện được các tổn thương thị trường ở giai đoạn sớm trong bệnh glôcôm 1.5 Tình hình nghi n cứu về việc ứng dụng các xét nghi m kỹ thuật cao trong chẩn đoán sớm glôcôm - Trần Văn Kết và Đoàn Quốc Việt đã tiến hành nghi n cứu trên 125 mắt của 91 bệnh nhân gồm 85 mắt của 59 bệnh nhân glôcôm và 40 mắt của 32 bệnh nhân nghi. .. 66% mắt ổn định trong suốt quá trình theo dõi, có tới 22% có tiến triển tổn hại do glôcôm trên hình ảnh chụp OCT, 9% (+) khi làm các thử nghi m lâm sàng và 3% (+) khi làm các thử nghi m và cả trên OCT - Năm 1996, Caprioli đã tiến hành theo dõi 193 mắt có tổn thương nghi ngờ glôcôm trong vòng 1-6 năm Tác giả nhận thấy có 29/193 mắt (15%) có tiến triển của bệnh qua việc đánh giá đĩa thị giác, 14/193 mắt. .. hoặc ngoại khoa 1.3.2 Thị trường Thị trường là chức năng thị giác quan trọng để chẩn đoán và đánh giá tiến triển của bệnh glôcôm Đo thị trường là một trong các xét nghi m quan trọng để chẩn đoán bệnh glôcôm Thị trường thường tổn thương sớm hơn so với các chức năng thị giác khác như thị lực 1.3.3 Lõm đĩa thị giác Trong bệnh glôcôm tổn thương đầu day thần kinh thị giác là tổn thương đặc hiệu và là một... toàn, đục dịch kính nhiều - Bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định bệnh glôcôm trước đó và đang được điều trị (ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh) - Teo gai thị trên bệnh nhân có lõm đĩa rộng - Bệnh nhân có tổn hại võng mạc do bệnh mắt khác - Tiền sử chấn thương sọ não, các bệnh lý sọ não 2.3 Phương pháp nghi n cứu: 2.3.1 Thiết kế nghi n cứu: chúng tôi tiến hành nghi n cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang... p: tỷ lệ glôcôm gặp trong quần thể, ước tính khoảng 3,4%, dựa trên nghi n cứu đã có trong y văn [42] α: mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05) Δ: sai số ấn định trong nghi n cứu (5%) n: số mắt tối thiểu cần nghi n cứu để kết quả có ý nghĩa Tính ra số mắt ≥ 51 bệnh nhân Trong nghi n cứu này, chúng tôi khảo sát trên 55 bệnh nhân với 109 mắt (01 bệnh nhân có 1 bên mắt teo nhãn cầu) 2.3.3 Phương tiện nghi n cứu:... ± Glôcôm góc mở - Glôcôm NA cao khác - Glôcôm góc mở trường Bình thường - Glôcôm góc mở giai đoạn sớm - ± Glôcôm NA không cao - Glôcôm NA không cao - Bình thường Không có tổn thương dạng Nghi ngờ tổn Cao Bình thường - Glôcôm đĩa thị nhỏ, mất lớp sợi tỏa lan - ± Glôcôm góc mở glôcôm → Làm lại thị - Tăng NA đơn thuần - ± Glôcôm NA cao khác thương dạng - Bất thường bẩm sinh của đĩa thị giác trường - Glôcôm. .. (7,2%) có tiến triển của bệnh qua việc đánh giá lớp sợi thần kinh võng mạc, 24/182 mắt (13,2%) có giảm độ dày lớp sợi thần kinh Thị trường thu hẹp được phát hiện trong 12/193 mắt (5,2%), và sự thu hẹp thị trường này có tương quan chặt chẽ với tiến triển của tổn hại tại gai thị và chất lượng lớp sợi thần kinh [41] - Năm 2011, Kim JH đã tiến hành khảo sát tình trạng glôcôm trên 1118 bệnh nhân ở độ tuổi trên . những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại Bệnh viện Mắt Trung Ương nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát tình trạng glôcôm trên nhóm bệnh nhân nghi n cứu. 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng. nhóm bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ cao tại mắt và bằng các thử nghi m trên lâm sàng [9],[10], tuy nhiên chưa có sự đánh giá tổn thương glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm. đã có nhiều nghi n cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình trạng glôcôm nhưng những nghi n cứu này chủ yếu được thực hiện trên những bệnh nhân là người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm hoặc trên

Ngày đăng: 08/09/2014, 19:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10.Phạm Thị Kim Thanh, Trần Thị Nguyệt Thanh (1988), “Phát hiện sớm glôcôm ở những người cùng huyết thống với người bệnh glôcôm bằng các thử nghiệm”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú các bệnh viện, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 34-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát hiện sớm glôcôm ở những người cùng huyết thống với người bệnh glôcôm bằng các thử nghiệm”
Tác giả: Phạm Thị Kim Thanh, Trần Thị Nguyệt Thanh
Năm: 1988
11.Bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội (2005), “Bệnh glôcôm”, Bài giảng Nhãn khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bệnh glôcôm”
Tác giả: Bộ môn Mắt, Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2005
12.Vũ Thị Thái và cộng sự (2011), “Glôcôm”, Nhãn khoa tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 234-340 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Glôcôm”
Tác giả: Vũ Thị Thái và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2011
13.Trần Thị Nguyệt Thanh, Phạm Thị Thu Thủy, Trần An (2004), Nhãn khoa giản yếu, tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 241-288 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhãn khoa giản yếu, tập 2
Tác giả: Trần Thị Nguyệt Thanh, Phạm Thị Thu Thủy, Trần An
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học Hà Nội
Năm: 2004
14.Jonas J.B, Martus B, Horn F (2004), “Predictive factor of the optic nerve head for development or progression of glaucomatous visual field loss”, Invest Ophthalmology Visual Sci, 45(8), 2613-2618 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Predictive factor of the optic nerve head for development or progression of glaucomatous visual field loss”
Tác giả: Jonas J.B, Martus B, Horn F
Năm: 2004
15.Kamal D.S, Viswanathan A.C (1999), “Detection of optic disc change with Heidenberg retinal tomography before confirmed visual field change in ocular hypertensive converting to early glaucoma”, Br. J.Opthalmol, 83(3), 290 – 294 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Detection of optic disc change with Heidenberg retinal tomography before confirmed visual field change in ocular hypertensive converting to early glaucoma”
Tác giả: Kamal D.S, Viswanathan A.C
Năm: 1999
16.Tanuj Dada, Harinder Singh Sethi (2006), “Clinical evaluation of optic nerve head in glaucoma”, Glaucoma diagnosis and management, 16-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Clinical evaluation of optic nerve head in glaucoma”
Tác giả: Tanuj Dada, Harinder Singh Sethi
Năm: 2006
17.Richard A, Zorab, Hal Straus, Carol L (2005), “Glaucoma”, Basic and Clinical Science Course, 3 – 127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Glaucoma”
Tác giả: Richard A, Zorab, Hal Straus, Carol L
Năm: 2005
19.Dekon Ortega J.E, Sakata L.M (2007), “Effect of glaucomatous damage on repeatability of confocal scanning laser polarimetry and OCT”, Invest ophthalmology visual science, 48(3), 1156 – 1163 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Effect of glaucomatous damage on repeatability of confocal scanning laser polarimetry and OCT”
Tác giả: Dekon Ortega J.E, Sakata L.M
Năm: 2007
20.Sihota R, Gupta V (2006), “Diagnosis capability of optical coherence tomography in evaluating the degree of glaucomatous retinal never fiber damage”, Invest ophthalmology visual science”, 47, 2006-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Diagnosis capability of optical coherence tomography in evaluating the degree of glaucomatous retinal never fiber damage”, Invest ophthalmology visual science”
Tác giả: Sihota R, Gupta V
Năm: 2006
21.Buddle W.M, Jonas J.B (2004), “Enlargement of parapapillary atrophy in follow up of chronic open angel glaucoma”, Am. J. Opthalmol, 137(4), 646-654 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Enlargement of parapapillary atrophy in follow up of chronic open angel glaucoma”
Tác giả: Buddle W.M, Jonas J.B
Năm: 2004
22.Nguyễn Thị Thanh Thu, Trần Thị Nguyệt Thanh (2002), “Nghiên cứu nhãn áp trung bình của một nhóm người Việt Nam trưởng thành bằng nhãn áp kế Goldmann”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu nhãn áp trung bình của một nhóm người Việt Nam trưởng thành bằng nhãn áp kế Goldmann”
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thu, Trần Thị Nguyệt Thanh
Năm: 2002
23.Asrani S, Zeimer R (2000), “Large diurnal fluctuation in intraocular pressure is risk factor in patient with glaucoma”, J. Glaucoma (9), 134-142 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Large diurnal fluctuation in intraocular pressure is risk factor in patient with glaucoma”
Tác giả: Asrani S, Zeimer R
Năm: 2000
24.Bentson B, Leske M.C, Hyman L (2007), “Fluctuation of IOP and glaucoma progression in early manifest glaucoma trial”, Ophthalmology (114), 203-204 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Fluctuation of IOP and glaucoma progression in early manifest glaucoma trial”
Tác giả: Bentson B, Leske M.C, Hyman L
Năm: 2007
25.Shahs, Bhan A (2002), “Effect of central corneal thickness on intraocular pressure measurement”, Invest ophthalmology visual science, 43(5), 1389-1392 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Effect of central corneal thickness on intraocular pressure measurement”
Tác giả: Shahs, Bhan A
Năm: 2002
26.Nguyễn Thị Hà Thanh, Vũ Thị Thái (2007), “Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm nguyên phát tại khoa glôcôm bệnh viện Mắt Trung Ương”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cắt bè củng giác mạc điều trị glôcôm nguyên phát tại khoa glôcôm bệnh viện Mắt Trung Ương”
Tác giả: Nguyễn Thị Hà Thanh, Vũ Thị Thái
Năm: 2007
28.Archana Gupta (2004), “The important of intraocular pressure in glaucoma”, Insight (2), 136-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “The important of intraocular pressure in glaucoma”
Tác giả: Archana Gupta
Năm: 2004
29.Herndon L.W, Choudhri S.A, Damji K.F, Shield M.B, Allingham R.R (1997), “Central corneal thickness in normal, glaucomatous and ocular hypertension eyes”, Arch ophthalmol, vol 115(9), 1137-1141 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Central corneal thickness in normal, glaucomatous and ocular hypertension eyes”
Tác giả: Herndon L.W, Choudhri S.A, Damji K.F, Shield M.B, Allingham R.R
Năm: 1997
30.Gadi Wollstein, S. Chuman, Lori L, et al (2005), “Optical coherence tomography longitudinal evaluation of retinal nerve fiber layer thickness in glaucoma”, Arch ophthalmol, 476-470 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Optical coherence tomography longitudinal evaluation of retinal nerve fiber layer thickness in glaucoma”
Tác giả: Gadi Wollstein, S. Chuman, Lori L, et al
Năm: 2005
31.Joshua D, Stein and Sanjay Asrani (2000), “Using stratus OCT to detect early glaucoma”, Arch Opthalmol (100), 135-146 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Using stratus OCT to detect early glaucoma”
Tác giả: Joshua D, Stein and Sanjay Asrani
Năm: 2000

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Ảnh chụp gai thị bình thường (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/normal-disc) 1.1.2 - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Hình 1.1 Ảnh chụp gai thị bình thường (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/normal-disc) 1.1.2 (Trang 4)
Hình 1.2: Hình ảnh khuyết viền thần kinh phía dưới (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Hình 1.2 Hình ảnh khuyết viền thần kinh phía dưới (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) (Trang 5)
Hình1.3: Hình ảnh mạch máu gấp khúc hình lưỡi lê (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Hình 1.3 Hình ảnh mạch máu gấp khúc hình lưỡi lê (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) (Trang 7)
Hình 1.4: Hình ảnh xuất huyết cạnh gai thị (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 1.1.2.4 - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Hình 1.4 Hình ảnh xuất huyết cạnh gai thị (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 1.1.2.4 (Trang 8)
Hình 1.5: Hình ảnh teo quanh gai thị (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 1.1.2.5 - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Hình 1.5 Hình ảnh teo quanh gai thị (Nguồn: http://www.optic-disc.org/library/glaucoma-image-disc) 1.1.2.5 (Trang 9)
Hình 1.6: Ảnh chụp cắt lớp quang học gai thị (OCT) - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Hình 1.6 Ảnh chụp cắt lớp quang học gai thị (OCT) (Trang 19)
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo tuổi (Trang 38)
Bảng 3.4: Tổn thương thị trường trong nhóm nghiên cứu - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.4 Tổn thương thị trường trong nhóm nghiên cứu (Trang 40)
Bảng 3.5: Giai đoạn bệnh glôcôm trong nhóm dương tính - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.5 Giai đoạn bệnh glôcôm trong nhóm dương tính (Trang 42)
Bảng 3.9: Đặc điểm của nhóm glôcôm góc đóng - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.9 Đặc điểm của nhóm glôcôm góc đóng (Trang 44)
Bảng 3.11: So sánh tình trạng nhãn áp sau thử nghiệm, theo dõi giữa hai - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.11 So sánh tình trạng nhãn áp sau thử nghiệm, theo dõi giữa hai (Trang 45)
Bảng 3.10: So sánh tình trạng nhãn áp trước và sau thử nghiệm, theo dõi - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.10 So sánh tình trạng nhãn áp trước và sau thử nghiệm, theo dõi (Trang 45)
Bảng 3.12: Tỷ lệ lõm/đĩa theo nhóm bệnh - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.12 Tỷ lệ lõm/đĩa theo nhóm bệnh (Trang 46)
Bảng 3.19: Đánh giá viền TTK trung bình theo nhóm bệnh - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.19 Đánh giá viền TTK trung bình theo nhóm bệnh (Trang 50)
Bảng 3.19 cho thấy tình trạng viền TTK có sự khác biệt giữa các nhóm  bệnh. Viền TTK trung bình của nhóm (-) là 1,13 ± 0,18 mm 2 , ở nhóm nghi  ngờ viền TTK trung bình là 1,00 ± 0,19 mm 2 , trong khi đó viền TTK trung bình ở  nhóm (+) chỉ còn 0,73 ± 0,36  - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.19 cho thấy tình trạng viền TTK có sự khác biệt giữa các nhóm bệnh. Viền TTK trung bình của nhóm (-) là 1,13 ± 0,18 mm 2 , ở nhóm nghi ngờ viền TTK trung bình là 1,00 ± 0,19 mm 2 , trong khi đó viền TTK trung bình ở nhóm (+) chỉ còn 0,73 ± 0,36 (Trang 50)
Bảng 3.21: Đường kính đĩa thị trung bình trong nhóm nghiên cứu - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.21 Đường kính đĩa thị trung bình trong nhóm nghiên cứu (Trang 52)
Bảng 3.23: Đặc điểm độ dày giác mạc của nhóm nghiên cứu - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.23 Đặc điểm độ dày giác mạc của nhóm nghiên cứu (Trang 52)
Bảng 3.25: Độ dày giác mạc trung bình theo nhóm bệnh - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 3.25 Độ dày giác mạc trung bình theo nhóm bệnh (Trang 54)
Bảng 4.1: Tỷ lệ bị bệnh glôcôm trong các nghiên cứu - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 4.1 Tỷ lệ bị bệnh glôcôm trong các nghiên cứu (Trang 56)
Bảng 4.3: Đặc điểm glôcôm góc mở trong các nghiên cứu - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 4.3 Đặc điểm glôcôm góc mở trong các nghiên cứu (Trang 60)
Bảng 4.5. Lớp sợi TK trung bình trong các nghiên cứu - khảo sát tình trạng glôcôm trên những mắt có lõm đĩa thị nghi ngờ bệnh glôcôm tại bệnh viện mắt trung ương
Bảng 4.5. Lớp sợi TK trung bình trong các nghiên cứu (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w