1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án văn 10 tập 1 (chuyên)

59 409 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 376,5 KB

Nội dung

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1. Về kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của thời đại quyện hòa với nhau 2. Về kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ 3. Về thái độ: Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng và quyết tâm thực hiện lí tưởng

Tiết: Đọc văn: TỎ LÒNG (Phạm Ngũ Lão)  A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả; cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hình tượng “ba quân” với sức mạnh và khí thế hào hùng. Vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của thời đại quyện hòa với nhau 2. Về kĩ năng: - Vận dụng những kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích được thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, hình ảnh hoành tráng, đạt tới độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng và quyết tâm thực hiện lí tưởng B. Chuẩn bị : 1. Với giáo viên: SGK, SGV, Sách tham khảo, thiết kế giáo án 2. Với học sinh: đọc SGK, soạn bài C. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX ? Gợi ý: - Những đặc điểm lớn về nội dung: + chủ nghĩa yêu nước: tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, lòng yêu Tổ quốc, thiên nhiên, quyết tâm chống giặc bảo vệ đất nước… + chủ nghĩa nhân đạo: đồng cảm với những kiếp người bất hạnh, lên án những thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người, bênh vực ca ngợi vẻ đẹp của con người, đồng tình với những ước mơ, khát vọng giải phóng con người… + cảm hứng thế sự: trăn trở trước hiện thực xã hội, trước nhân tình thế thái, bày tỏ nỗi niềm ưu thời mẫn thế - Những đặc điểm lớn về nghệ thuật: + tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm + khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị + tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài 1 3. Bài mới: (Dẫn) Phạm Ngũ Lão, trước là môn khách, sau là con rể của Trần Hưng Đạo. Ông là một vị tướng đã lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông, trong việc mở mang bờ cõi phía Nam, được phong chức Điện soái Thượng tướng quân. Ông là người văn võ toàn tài đã để lại một số bài thơ, trong đó có bài “Thuật hoài” viết bằng chữ Hán. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: gọi HS đọc Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Ngũ Lão GV: khuyến khích HS kể chuyện về chàng trai làng Phù Ủng (ngồi suy nghĩ chuyện binh nghiệp mà không biết có xa giá của Trần Hưng Đạo đi qua) GV: Gọi một HS đọc văn bản - Thử suy luận hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: - Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) quê ở làng Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên - Sinh ra trong thời loạn, trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông - Con người: + là người có khí phách, có tráng chí, tâm hùng (câu chuyện về chàng trai làng Phù Ủng) + là người có công lớn trong hai cuộc chiến chống Nguyên – Mông, nổi tiếng với đội quân “Phụ tử chi binh”, đánh đâu thắng đấy và sau này được phong chức “Điện soái thượng tướng quân” + Là người văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài, nhưng đó là những vần thơ bất hủ: Thuật hoài, Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạo đại vương là minh chứng cho quan niệm : “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác : - Có lẽ bài thơ ra đời trong không khí hào hung của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên khi lực lượng kháng chiến đã lớn mạnh nhưng chưa đi đến thắng lợi cuối cùng. Vì vậy bài thơ có sự đan xen giữa hai nguồn cảm xúc: tự hào tự tôn dân tộc và khát vọng lập công danh báo đền nợ nước - Theo lịch sử, có thể phỏng đoán bài thơ 2 GV: giải thích Nhan đề GV: đối tượng được miêu tả trong câu thơ đầu là ai ? GV: đối chiếu phiên âm với dịch thơ và cho biết : Câu thơ dịch “Múa giáo…” đã lột tả hết ý của câu thơ trong nguyên tác chưa ? GV: vẻ đẹp ấy được đặt trong không gian, thời gian như thế nào ? Điều ấy có ý nghĩa gì trong việc khắc họa hình tượng con người thời đại ? được Phạm Ngũ Lão sáng tác vào cuối năm 1284 khi cuộc kháng chiến lần thứ hai đã đến rất gần b. Nhan đề - Thuật : kể, bày tỏ (tự thuật, trần thuật) - Hoài: ôm ấp (hoài bão), có thể dịch là “nỗi lòng” Tỏ lòng: bày tỏ khát vọng, hoài bão lớn trong lòng II. Tìm hiểu văn bản Bài thơ là vẻ đẹp người anh hùng. Hai câu đầu khắc họa tầm vóc, sức mạnh; hai câu sau thể hiện ý chí và nhân cách 1. Hai câu đầu a. Câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của người tráng sĩ cầm ngang ngọn giáo bảo vệ non sông - Trong bản dịch thơ “múa giáo”: tư thế động, có chút gì đó ngang tàng, phô diễn động tác làm mất đi sự chắc chắn của hình ảnh - Trong bản phiên âm “hoành sóc” : tư thế tĩnh, gợi dáng đứng vững chãi, khắc họa được tư thế hiên ngang, lẫm liệt, sẵn sàng chiến đấu. Và hơn thế nữa nó còn gợi lên được tâm thế ung dung đầy chủ động của con người. - Vẻ đẹp ấy được đặt trong không gian “giang sơn”, thời gian là “kháp kỉ thu”. Không gian đậm tô tầm vóc lớn lao kì vĩ, thời gian nhấn mạnh sự kiên định, bền bỉ, dẻo dai, lòng tận trung của người tướng triều Trần Hình ảnh thơ ước lệ, không gian thơ kì vĩ, tất cả đã tạo nên được ấn tượng về tầm vóc vũ trụ, kích thước lớn ao của con người thời đại, đứng giữa đất trời mà trấn giữ non sông như bất chấp tất cả. b. Câu 2: Hình ảnh quân đội nhà Trần - Tam quân: tiền quân, trung quân, hậu quân – nói chung chỉ quân đội 3 GV: theo em câu thứ hai có mấy cách hiểu? Em chọn cách hiểu nào? GV: Em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai hình ảnh trong hai câu thơ đầu ? - Tì hổ: hổ báo (tì: một con vật linh thiêng của Trung Quốc tượng trưng cho sức mạnh). Sau này, trong “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi cũng mượn hình ảnh đó để tô đậm thanh thế nghĩa quân Lam Sơn: Sĩ tốt kén tay tì hổ - Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh) Hình ảnh ẩn dụ nói lên cái mạnh mẽ hùng cường về lực. - Khí thôn ngưu: ý thơ có hai cách hiểu: + Cách 1: Sách Thi tử của Trung Hoa có câu: giống hổ báo tuy nhỏ, lưng chưa có vằn nhưng đã có sức nuốt được trâu. Thơ Đỗ Phủ cũng có viết: Tiểu nhi ngũ tuế khí thôn ngưu – Trẻ nhỏ năm tuổi đã có hào khí nuốt trâu. + Cách 2: Ngưu là sao Ngưu – một vì tinh tú sáng vào bậc nhất trên bầu trời. Khí thôn Ngưu: hào khí dũng mãnh làm mờ át cả sao Ngưu. Trong một bài phú của Hàn Tín Khí thôn Ngưu hàm ý: khí thế dũng mãnh bốc lên làm mờ cả sao Ngưu sao Đẩu Sau này vào năm 1950 khí chỉ huy chiến dịch Biên giới Thu Đông, trong bài “Đăng sơn” Bác cũng đã từng viết: Nghĩa binh tráng khí thôn Ngưu Đẩu. Dù hiểu theo cách nào thì câu thơ đều nhằm mục đích làm bật lên sức mạnh kì vĩ, khí thế hào hùng của quân dân triều đại nhà Trần. Đoàn quân có cái mạnh mẽ hùng cường về lực, có cái hừng hực ngút trời về khí. Đó còn là sức mạnh dân tộc lớn lao, sánh với thiên nhiên vũ trụ. Câu thứ nhất gợi vẻ đẹp cá nhân, câu thứ hai gợi khí thế dân tộc. Sự gắn bó bổ sung tôn tạo giữa những vẻ đẹp ấy đã làm bật lên ý chí đoàn kết, tinh thần tự chủ, sức mạnh cộng hưởng của toàn dân tộc. Câu thơ mang cảm hứng tự tôn, tự hào, tự cường dân tộc sâu sắc, làm bừng lên hào khí Đông A. • Tiểu kết: Hai câu thơ đầu với giọng 4 GV: cắt nghĩa câu thứ ba GV: đọc một số câu thơ nói đến chí làm trai và nợ công danh GV: Phạm Ngũ Lão gắn nợ công danh ấy với nỗi thẹn Vũ Hầu. Vậy Vũ Hầu là ai mà một người tài khí như Phạm Ngũ Lão phải hổ thẹn ? điệu hào hùng, ngôn ngữ hàm súc, Phạm Ngũ Lão đã khắc họa thành công tầm vóc con người thời đại, sức mạnh đội quân dân tộc làm bừng lên khí thế hào hùng, hào khí Đông A. Đó là một thời đại cao đẹp của những con người cao đẹp. 2. Hai câu sau: Tâm sự của tác giả - Công danh: công lao, danh tiếng, sự nghiệp để đời. Người quân tử lập công bằng con đường tu thân, tề gia, trị quốc để lại danh tiếng, tiếng thơm, địa vị - Làm trai phải có công danh, quan niệm đã khích lệ biết bao trang nam tử. Sau này Nguyễn Công Trứ đã xem công danh ấy như lẽ sống của con người: Có trung hiếu nên đứng trong trời đất – Không công danh thà nát với cỏ cây; Đã mang tiếng ở trong trời đất – Phải có danh gì với núi sông Bản thân ý thức nợ công danh đã làm bật lên chí khí, nhân cách của con người tác giả. Điều đáng trọng hơn ở thời điểm viết bài thơ này có lẽ Phạm Ngũ Lão công đã dầy, danh đã cả nhưng vẫn văn khoăn: vị liễu công danh trái – còn vương nợ. Niềm day dứt ấy là biểu hiện cao nhất của khát vọng công danh, ý thức tu thân (tự vươn lên để hoàn thiện) của lòng nhiệt tâm, nhiệt huyết. - Phạm Ngũ Lão gắn nợ công danh ấy với nỗi thẹn Vũ Hầu. Vũ Hầu hay còn gọi là Gia Cát Lượng, được biết đến với tư cách là một người tài năng nhiều mưu lược, một vị quân sư, đặc biệt ông còn là một trung thần, một nhân cách lớn trong Bắc sử. Gia Cát Lượng đã giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán, trước khi qua đời Lưu Bị đã đem nước gia phó cho Gia Cát Lượng. Vì cảm ơn ấy ông nhiều lần đem quân đánh Ngụy để báo đáp tiên chúa và đã chết nơi trận mạc khi chỉ huy đánh 5 GV: Có ý kiến cho rằng chữ thẹn dùng trong bài thơ hình như không thích hợp với viêc miêu tả vẻ đẹp hào hùng của một dũng tướng và chữ thẹn cũng không làm bật lên được ý chí lập công danh sắt đá ở người trai đời Trần ? Ý kiến của em thế nào ? GV: Đặt trong dòng mạch văn học thời thịnh Trần có tác phẩm nào các em đã được học gợi cho em nghĩ rằng: Thuật hoài là lời bảy tỏ đáp lại tấm chân tình của những câu văn tràn đầy nhiệt huyết ấy ? Ngụy. Phạm Ngũ Lão lấy Gia Cát Lượng – con người tài năng xuất chúng, nhân cách hơn người – làm mẫu mực cho công danh sự nghiệp đời mình và lấy làm thẹn khi chưa lập công danh như Vũ Hầu – Gia Cát Lượng. Cổ nhân từng quan niệm: Biết điều tu sỉ (hổ thẹn) cũng là một biểu hiện của cái dũng. Đây là nỗi thẹn có ý nghĩa tích cực thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, danh dự của kẻ làm trai. Cái thẹn này có khả năng tạo nên nhân cách cao cả, hành vi nghĩa hiệp ở đời. Sau này trong bài Thu vịnh, bậc chân nho Nguyễn Khuyến cũng đã từng nảy sinh nỗi thẹn: Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Nguyễn Khuyến thẹn vì mình chưa được khẳng khái như Đào Tiềm vẫn còn day dứt về chuyện về hay ở. Nhưng với Phạm Ngũ Lão một người đã từng đánh động dẹp bắc, với đội quân trăm trận trăm thắng mà vẫn tự thấy trong lòng hổ thẹn, thì đó còn là cái thẹn mang tầm vóc lớn, nỗi thẹn tu thân với ý chí lập công sắt đá ấy thể hiện hào khí Đông A, khí thế hào hùng của thời đại - Đặt trong dòng mạch văn học thời thịnh Trần, khi Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn vừa truyền tới ba quân – đó là lời răn dạy của thế hệ cha đưa ra bài học cảnh giác khích lệ lòng yêu nước: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thường đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão là lời đáp lại của thế hệ con bày tỏ tấm lòng trung, khát vọng cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cứu nước. Cha dũng con hùng đó là vẻ đẹp của những thế hệ con người thời đại. - Bài thơ với nhịp điệu hào hùng, giọng 6 GV: Hào khí Đông A được thể hiện ở những khía cạnh nào của bài thơ ? GV: theo em, vấn đề mà Phạm Ngũ Lão đặt ra là gì ? Vấn đề ấy thuộc về một thuở hay còn mãi muôn đời ? điệu hào sảng, ngôn ngữ ngắn gọn hàm súc (sử dụng những điển cố quen thuộc gần gũi) chỉ có bốn câu với hai mươi tám tiếng mà khắc họa được tầm vóc của cả một thế hệ, một dân tộc, một thời đại III. Tổng kết - Hào khí Đông A ở đây không chỉ thể hiện ở lòng yêu nước, căm thù giặc, tinh thần quật khởi, lòng tự hào tự tôn dân tộc. Nó còn nằm trong những tâm tư sâu kín của con người, là tâm sự đáng kính của vị tướng tài ba cũng là tâm trạng của cả thế hệ thanh niên lúc bấy giờ. Những con người lúc nào cũng canh cánh thù nhà nợ nước, đặt trách nhiệm gánh vác sự an nguy của đất nước lên đôi vai mình. Hào khí ấy đã làm nên những chiến thắng lẫy lừng lưu danh sử sách - Vấn đề Phạm Ngũ Lão đặt ra trong bài thơ không thuộc về một thuở, nó còn mãi tới muôn đời. Tất cả chúng ta trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm nào đều phải biết tu sỉ (hổ thẹn) để tu tâm, để biết vượt lên chính mình để hoàn thiện. Và ý thức xây dựng đất nước, trách nhiệm với xã tắc giang sơn là điều cần thiết đến muôn đời. Tất cả thể hiện sức ngân vang của những vần thơ bất hủ. *Bài tập: - Học thuộc lòng bản phiên âm, dịch thơ - Phân tích hào khí Đông A thể hiện qua bài thơ “Tỏ lòng” 7 Tiết Đọc văn: CẢNH NGÀY HÈ (Bảo kính cảnh giới, số 43 – Nguyễn Trãi)  A.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ. - Thấy được nghệ thuật sử dụng từ ngữ đặc sắc, giàu sức gợi tả và ý thức của Nguyễn Trãi trong việc tìm tòi sáng tạo một thể thơ viết bằng tiếng Việt 2. Về kĩ năng: - Biết cách đọc – hiểu, phân tích một bài thơ Nôm Đường luật 3. Về thái độ: - Tình yêu thiên nhiên, yêu con người và cuộc sống B. Chuẩn bị: 1. Với Giáo viên: SGK, SGV, tham khảo, thiết kế bài giảng 2. Với Học sinh: đọc SGK, soạn bài C.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày những khía cạnh của hào khí Đông A qua bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão ? Gợi ý: Hào khí Đông A được thể hiện qua: - Hai câu thơ đầu: Vẻ đẹp hùng tâm tráng chí qua hình ảnh vị tướng dũng mãnh cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông và hình ảnh đội quân hùng mạnh mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, kì vĩ - Hai câu sau: Khát vọng lập công danh báo đền nợ nước của cả một thế hệ 3. Bài mới (Dẫn) Thơ nói về cuộc sống nhàn dật là phần có số lượng bài nhiều nhất và cũng là phần hay nhất trong “Quốc âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Hôm nay chúng ta sẽ tìm một bài thơ viết về chủ đề nhàn ấy của Ức Trai. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV: cho HS đọc phần Tiểu dẫn và trả lời câu hỏi: - Dựa vào những kiến thức đã học, trình bày những hiểu biết của em về tác gia Nguyễn Trãi ? I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả : Nguyễn Trãi (1380 – 1442) - Hiệu: Ức Trai; quê gốc: Chí Linh (Hải Dương) - Là bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử phong kiến Việt 8 - Giới thiệu những nét khái quát về tác phẩm “Quốc âm thi tập” GV: giới thiệu cho HS về xuất xứ, nhan đề, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Cảnh ngày hè” Nam - Là người phải chịu nỗi oan khiên thảm khốc, số phận của một người tài ba, lỗi lạc nhưng luôn bị nghi kị, gièm pha - Ông để lại một di sản phong phú về quân sự, văn hóa, văn học cho nước nhà. 2. Quốc âm thi tập - Là tập thơ Nôm cổ nhất tính đến thời điểm hiện tại và được đánh giá vào loại hay nhất. - Nội dung: Phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, tình yêu nước thương dân, hòa cảm với thiên nhiên - Nghệ thuật: sáng tạo thể thơ Nôm Đường luật: câu thất ngôn xen lục ngôn - Kết cấu: gồm 254 bài, chia làm 4 phần: + Vô đề: Ngôn chí (21 bài), Mạn thuật (14 bài), Tự thán (41 bài), Tự thuật (11 bài), Bào kính cảnh giới (61 bài) + Môn thì lệnh + Môn hoa mộc + Môn cầm thú 3. Bài thơ “Cảnh ngày hè” - Xuất xứ: nằm trong tập thơ Nôm “Quốc âm thi tập”, phần “Bảo kính cảnh giới” có 61 bài, bài này được đánh số 43 - Nhan đề: người viết dựa vào nội dung bài thơ mà đặt tên là “Cảnh ngày hè” - Hoàn cảnh sáng tác: Thơ Nguyễn Trãi làm dưới triều Lê nhiều bài nói về tâm trạng trong cuộc sống nhàn dật. Những bài này được viết trong thời gian ông không còn được nhà vua tin dùng. Trong những năm nhàn quan, Nguyễn Trãi luôn ở trong tình thế giằng co giữa một bên là lạc thú nhàn dật và một bên là nợ quân thân cần báo đáp, là đời sống của người dân cần được chăm lo. Cho nên, dù nhàn dật, 9 GV: gọi 2 HS đọc văn bản và yêu cầu xác định bố cục của bài thơ ? GV: câu thơ đầu cho em cảm nhận được điều gì về tâm thế của nhân vật trữ tình ? GV: bình về câu thơ này GV: bài thơ viết về thời điểm nào trong ngày? Từ ngữ nào đánh dấu điều đó ? Thời điểm ấy thường gợi cho người ta cảm xúc gì ? cảm xúc lòng ông vẫn thường không yên, thân nhàn nhưng tâm không nhàn. II. Tìm hiểu văn bản *Bố cục: - 6 câu đầu: Cảm xúc tinh tế và nhạy cảm của nhà thơ trước cảnh vật và cuộc sống con người - 2 câu cuối: Tấm lòng của nhà thơ với đời, với dân, với nước 1. Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống - Theo nguyên lí “thi trung hữu họa”, người đọc có thể cảm thụ thi phẩm như một bức tranh. Một búc tranh bằng ngôn từ. Một bức tranh nghiêng về gam màu nóng – gam màu đặc trưng của ngày hè. Ngày hè hiện ra với một tâm thế, một thời gian, một không gian khá ăn nhập a. Tâm thế “Rồi hóng mát thuở ngày trường” - Nhịp thơ: 1/2/3 thong thả, nhịp nhàng - Cụm từ “Rồi hóng mát” gợi ra hình ảnh một Ức Trai trong dịp nhàn rỗi hiếm hoi nào đó - “Thuở ngày trường” : đã tóm được cái chênh lệch “đêm ngắn ngày dài” khá đặc trưng của ngày hè thời gian rảnh rỗi, tâm hồn thư thái, thanh thản, khí trời mát mẻ, trong lành… Một ngày như thế trong đời Nguyễn Trãi nào có là bao ? Ông là người “nhàn thân chứ không nhàn tâm”. “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy” với Ức Trai thật đáng quý biết bao! b. Thời gian - Thời gian “buổi chiều” (tịch dương) thường gợi liên tưởng đến sự nghỉ ngơi, mọi vang động náo nhiệt của cuộc sống thường ngày tạm lắng xuống. Thời điểm ấy thường dội lên trong lòng người bao nỗi nhớ (ca dao, thơ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Thôi Hiệu…) 10 [...]... thâm, “một cây đại thụ văn hóa” - Là nhà thơ lớn của dân tộc, để lại tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập (gần 700 bài) và tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi” (gần 17 0 bài) - Thơ ông mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội 2 Tác phẩm “Nhàn” - Văn tự: chữ Nôm - Xuất xứ: bài thứ 73 / 17 0 bài trong tập - Chủ đề của bài... liền 15 với một số sự việc cơ bản của cốt truyện GV : Yêu cầu HS đọc Truyện An 2 Tập tóm tắt truyện Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy và trả lời câu hỏi : - Truyện có những nhân vật Ghi nhớ (SGK / tr .12 1) nào ? - Trong số các nhân vật đó, ai là nhân vật chính - Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật An Dương Vương ? - Tóm tắt truyện dựa theo nhân vật Mị Châu 3 Luyện tập Bài 1 (SGK/tr .12 1) - Bản tóm tắt (1) ... đi sâu tìm hiểu và đánh giá tác phẩm Muốn vậy, bản tóm tắt cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu chung của một văn bản, trung thành với văn bản gốc, nêu được đặc điểm và những sự việc xảy ra với nhân vật chính II Cách tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính 1 Ôn tập: - Nhân vật văn học là hình tượng con người (có thể là loài vật hay cây cỏ… được nhân cách hóa) được miêu tả trong văn bản văn học Nhân vật thường... đạt I Tiểu dẫn 1 Tác giả : Nguyễn Bỉnh Khiêm a) Cuộc đời: GV: hướng dẫn HS đọc phần Tiểu - 14 91 – 15 85, quê: Vĩnh Bảo (Hải dẫn và trả lời câu hỏi: Phòng) - Trình bày những hiểu biết - Tên thật: Nguyễn Văn Đạt, tự: Hanh 17 của em về tác giả Nguyễn Bỉnh Phủ, hiệu: Bạch Vân cư sĩ Khiêm ? - Sinh ra trong một gia đình nội ngoại đều có người đỗ đạt cao, danh gia vọng tộc - Đỗ Trạng nguyên năm 15 35, làm quan... nhân vật chính trong văn bản tự sự 2 Rèn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản B Chuẩn bị: 1 Với giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài giảng 2 Với học sinh: ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8, 9 về tóm tắt văn bản tự sự; trả lời các câu hỏi trong phần bài học C Tiến trình lên lớp: 1 Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số lớp 2 Bài mới: Hoạt động của GV và HS GV: nêu một số câu hỏi để HS trả lời: - Tóm tắt văn bản tự sự là gì?... dâng lên rồi chết Năm đó nàng vừa 18 tuổi Chập tối chồng hay tin chạy lại, vén màn thấy dung nhan như sống, xiêm áo tinh tươm, đau đớn khóc to Sau đó lục lọi tìm được 1 2 Tác giả: Nguyễn Du 17 65 – 18 20 Tên chữ: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên Tác phẩm: a) Văn tự: chữ Hán b) Cuộc đời nhân vật Tiểu Thanh: sống vào đầu đời Minh, là một phụ nữ tài hoa, xinh đẹp nhưng bạc mệnh Năm 16 tuổi lấy lẽ một thương gia họ... quan Bài 3: Hứng trở về GV: giới thiệu ngắn gọn một số 1 Tác giả: thông tin về tác giả và hoàn cảnh - Nguyễn Trung Ngạn (12 89 – 13 70) quê sáng tác bài thơ ? ở huyện Ân Thi, Hưng Yên - Ông nổi tiếng thần đồng Năm 16 tuổi đỗ Hoàng Giáp - Làm quan trải qua 4 triều vua Trần Nguyễn Trung Ngạn có công lớn trong chính trị, quân sự và ngoại giao - Cuối năm 13 14, Nguyễn Trung Ngạn cùng Phạm Mai được lệnh đi Yên... có cả những giá trị tinh thần, cần tôn vinh cả những chủ nhân làm nên các giá trị văn hóa tinh thần đó - Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ về từ ngữ, kết cấu… B Chuẩn bị: 1 Với giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo về Nguyễn Du và tác phẩm, thiết kế giáo án 2 Với học sinh: SGK, soạn bài C Tiến trình lên lớp: 1 Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hiểu gì về triết... của việc tóm tắt văn bản tự sự ? - Để tóm tắt văn bản tự sự cần làm những công việc gì ? GV: khái quát GV: hướng dẫn HS ôn lại những kiến thức liên quan đến nhân vật và nhân vật chính trong văn bản tự sự : - Nhân vật văn học là gì ? - Thế nào là nhân vật chính ? GV : nhấn mạnh những nội dung cơ bản Nội dung cần đạt I Mục đích, yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự theo nhân vật chính - Tóm tắt văn bản tự sự dựa... đạt : Giúp HS: 1 Về kiến thức: - Hiểu chủ đề các bài thơ - Nhận biết những hình ảnh biểu tượng của mỗi bài thơ - Thấy được nét khác biệt về thể thơ giữa các bài 2 Về kĩ năng: Đọc – hiểu thơ chữ Hán của Văn học trung đại Việt Nam 3 Về thái độ: - Tình yêu quê hương đất nước, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam B Chuẩn bị : 1 Với giáo viên: đọc SGK, SGV, thơ văn Lí – Trần, . lời câu hỏi: - Trình bày những hiểu biết I. Tiểu dẫn 1. Tác giả : Nguyễn Bỉnh Khiêm a) Cuộc đời: - 14 91 – 15 85, quê: Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - Tên thật: Nguyễn Văn Đạt, tự: Hanh 17 của em về. thất ngôn xen lục ngôn - Kết cấu: gồm 254 bài, chia làm 4 phần: + Vô đề: Ngôn chí ( 21 bài), Mạn thuật (14 bài), Tự thán ( 41 bài), Tự thuật (11 bài), Bào kính cảnh giới ( 61 bài) + Môn thì lệnh +. (SGK / tr .12 1) 3. Luyện tập Bài 1 (SGK/tr .12 1) - Bản tóm tắt (1) tóm tắt toàn bộ câu chuyện để giúp người đọc hiểu và nhớ văn bản nên là bản tóm tắt đầy đủ câu chuyện - Bản tóm tắt (2) bắt đầu

Ngày đăng: 04/09/2014, 17:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w