1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của tòa dân sự tòa án nhân dân tối cao ở việt nam hiện nay

140 673 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 708 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tnh cấp thiết của đề tài Giám đốc xét xử là việc toà án cấp trên theo quy định của pháp luật, thực hiện việc kiểm tra hoạt động xét xử của toà án cấp dưới, qua đó có thể phát hiện ra những thiếu sót, sai lầm của bản án, quyết định của toà án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật và cách thức để sửa chữa, khắc phục những thiếu sót, sai lầm đó. Giám đốc xét xử bao gồm nhiều hoạt động cụ thể như kiểm tra, phát hiện những thiếu sót, sai lầm trong bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, công dân đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; tổng kết kinh nghiệm xét xử; hướng dẫn toà án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật; kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị phát hiện có sai lầm nghiêm trọng hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, để yêu cầu toà án có thẩm quyền xem xét lại vụ án theo thủ tục tố tụng đặc biệt: xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị người có thẩm quyền kháng nghị. Trong hệ thống Toà án của nước ta, Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) là cơ quan xét xử cao nhất, có nhiệm vụ giám đốc việc xét xử của các Toà án khác theo quy định của pháp luật [ ]. Toà dân sự TANDTC là một toà chuyên trách thuộc TANDTC, có nhiệm vụ giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng [ ]. Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, ngày 15/6/2004, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI đã thông qua Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS). Đây là BLTTDS đầu tiên của nước ta [ ] và 1 việc ra đời bộ luật này đã chấm dứt hiệu lực của một loạt các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng đơn lẻ trước đó là: Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 (PLTTGQCVADS) [ ], Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994 (PLTTGQCVAKT) [ ], Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996 (PLTTGQCTCLĐ) [ ] Từ khi có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2005) đến nay, những quy định của BLTTDS đã trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu, giúp TAND các cấp giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự; trong đó bao gồm cả việc xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, nhưng bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Trên thực tế, đa phần các vụ án dân sự được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm ở TAND cấp huyện, phúc thẩm ở TAND cấp tỉnh; bên cạnh đó, bản án, quyết định dân sự của TAND cấp tỉnh đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án thì thẩm quyền giám đốc thẩm thuộc về Toà dân sự TANDTC [ ], nên Toà dân sự TANDTC là đầu mối chủ yếu thực hiện hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dông các quy định của BLTTDS trong hoạt động giám đốc xét xử tại Toà dân sự TANDTC, trong đó chủ yếu là những quy định liên quan đến thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, đã bộc lộ những bất cập: Có những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, cần phải có căn cứ pháp lý để vận dụng giải quyết, nhưng chưa được quy định (như thủ tục, thẩm quyền, trình tù tiÕp nhận, giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật); một sè quy định hiện hành không phù hợp hoặc còn quá chung chung, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền hướng dẫn (như quy định quá hẹp về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm nên việc kháng nghị nhiều khi không kịp thời, thời hạn kháng nghị không hợp lý nên trong nhiều trường hợp khi phát hiện những bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng có sai lầm nghiêm trọng, thì đã hết thời hạn kháng nghị, quy định quá rộng về quyền phát hiện vi phạm pháp luật 2 trong quá trình giải quyết vụ án là mâu thuẫn với quyền tự định đoạt của đương sự, không có quy định về thời hạn gửi đơn khiếu nại, kiến nghị bản án đã có hiệu lực pháp luật, nên có nhiều trường hợp đã gần hết thời hạn kháng nghị hoặc đã hết thời hạn kháng nghị, thì mới phát hiện ra bản án có sai lầm nghiêm trọng nên không còn đủ thời gian để sửa chữa, khắc phục những sai lầm đó ); phạm vi giám đốc thẩm chưa rõ ràng; không có quy định về việc thu thập chứng cứ tại giai đoạn giám đốc thẩm Những nguyên nhân nêu trên trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC, ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của các đương sự, làm giảm sút uy tín của ngành Toà án. Bên cạnh đó, đội ngũ thẩm phán, thẩm tra viên, chuyên viên của Toà dân sù TANDTC hiện nay còn thiếu về số lượng và chưa thật sự đáp ứng yêu cầu về chất lượng, nên đã tạo ra tình trạng giải quyết không kịp thời, thiếu đúng đắn, thiếu nhất quán trong việc giám đốc thẩm các vụ án dân sự; cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Toà dân sự TANDTC chưa đáp ứng yêu cầu công việc; chế độ tiền lương và thu nhập khác chưa đảm bảo giúp cho các cán bộ, công chức Toà dân sự TANDTC yên tâm công tác. Tình trạng đơn khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm tăng nhanh qua từng năm, số đơn tồn đọng từ năm trước chuyển qua năm sau không có dấu hiệu giảm; số lượng các vụ án dân sự mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị và yêu cầu Toà dân sự TANDTC xét xử giám đốc thẩm cũng tăng nhanh theo thời gian, vượt quá khả năng giải quyết của Toà dân sự TANDTC; chất lượng giải quyết khiếu nại, kiến nghị giám đốc thẩm và chất lượng xét xử giám đốc thẩm của Toà dân sự TANDTC còn chưa cao. Thực tế nêu trên đã được lãnh đạo ngành Toà án nghiêm túc thừa nhận là: “Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm còn thấp, cá biệt có trường hợp đã trả lời không có căn cứ kháng 3 nghị nhưng sau đó Chánh án lại kháng nghị vì phát hiện có sai lầm nghiêm trọng hoặc có những trường hợp khi phát hiện có sai lầm nghiêm trọng nhưng đã hết thời hạn kháng nghị” [ ]. Những tồn tại trên đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải hoàn thiện các quy định về thủ tục giám đốc thẩm, nâng cao hơn nữa chất lượng giám đốc thẩm các vụ án dân sự, bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của các chủ thể khi tham gia giao lưu dân sự. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nêu rõ: “Từng bước hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và quy định rõ trách nhiệm của người ra kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ” [ ]. Dưới góc độ nghiên cứu khoa học, thời gian qua tuy đã có một số công trình nghiên cứu về chế định giám đốc thẩm vụ án dân sự, nhưng các công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về những vấn đề riêng biệt; chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, đặc biệt là áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC. Vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sỹ luật học là cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đến trước khi Quốc hội ban hành BLTTDS, thì thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nói chung, thủ tục xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị nói riêng được quy định trong PLTTGQCVADS. Vì vậy, những công trình 4 nghiên cứu việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự trong quãng thời gian này chỉ nghiên cứu việc áp dụng các quy định của PLTTGQCVADS trong hoạt động giám đốc thẩm, như: “Thủ tục giải quyết giám đốc thẩm các vụ án dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Ngô Anh Dũng, Đại học Luật Hà Nội, năm 1996; “Thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam”, ĐÒ tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện nghiên cứu khoa học kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ nhiệm, năm 2003 Từ khi BLTTDS được ban hành cho đến nay, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, như: Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra trong việc thi hành, của thạc sĩ Trần Anh Tuấn, Tạp chí Luật học, số đặc san về Bộ luật Tố tụng dân sự, năm 2005; Tìm hiÓu các quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, của thạc sĩ Dương Thị Thanh Mai, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2005 Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ tập trung nghiên cứu về những vấn đề riêng biệt; chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, đặc biệt là áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC. Xuất phát từ những lý do trên đây, cùng với một sè kinh nghiệm thực tiễn có được trong thời gian công tác tại Toà dân sự TANDTC, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ luật học, nhằm nêu ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giám đốc thẩm các vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC; qua đó đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục 5 giám đốc thẩm vụ án dân sự nói chung, cũng như tại Toà dân sự TANDTC nói riêng. 3. Mục đch và nhiệm vụ của nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở làm sáng tỏ những vẫn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự TANDTC trong giai đoạn hiện nay, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC, bao gồm các nhóm giải pháp về hoàn thiện các quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, trong đó có các quy định liên quan đến hoạt động giám đốc xét xử vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC; hoàn thiện về tổ chức và điều kiện làm việc tại Toà dân sự TANDTC; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị cho cán bộ, công chức Toà dân sự TANDTC, cải thiện môi trường làm việc cho Toà dân sự TANDTC. Nhiệm vụ của luận văn: Từ mục đích nêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự như khái niệm, đặc điểm về áp dụng pháp luật thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, quy trình áp dụng pháp luật thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, tÝnh khách quan và các căn cứ áp dụng thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự - Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC. - Phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC. - Đề xuất các giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự tại Toà dân sự TANDTC. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống những quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC cũng như việc áp dụng những quy định pháp luật đó trong thực tiễn hoạt động giám đốc thẩm của Toà dân sự TANDTC. Phạm vi nghiên cứu trong đề tài này là việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm tại Toà dân sự TANDTC đối với các bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị theo quy định của BLTTDS hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 2005 đến hết năm 2008. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta vÒ Nhà nước và pháp luật, về công tác xét xử nói chung, xét xử các vụ án dân sự nói riêng. Luận văn cũng được tiến hành nghiên cứu bằng nhiều phương pháp khác, như: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát, đánh giá thực trạng giám đốc thẩm các vụ án dân sự; phỏng vấn, trao đổi với các thẩm phán và thẩm tra viên; khảo cứu các tài liệu có liên quan đến công tác kháng nghị, xét xử giám đốc thẩm các vụ án dân sự. Tác giả cũng lựa chọn một số vụ án đã được Toà dân sự TANDTC xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm để bình luận minh hoạ; đồng thời có tham khảo số liệu thống kê của ngành TAND, để việc nghiên cứu được toàn diện và sâu sắc hơn. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Qua kết quả nghiên cứu đề tài, tác giả đóng góp những điểm mới sau đây: 7 - Luận văn chỉ ra những quy định hiện hành của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự không phù hợp với thực tiễn, cần sửa đổi; đồng thời đề xuất hướng sửa đổi. - Luận văn nêu rõ những quy định còn có những cách hiểu khác nhau, nên cần có hướng dẫn của cấp có thẩm quyền để áp dụng thống nhất. - Luận văn cũng chỉ ra những quy định còn thiếu, cần phải bổ sung để có căn cứ áp dụng trên thực tiễn và đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết: Chương 1: Cơ sở lý luận của việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao Chương 3: Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 1.1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự, thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự a. Khái niệm vụ án dân sự Khi tham gia vào mét quan hệ xã hội bất kỳ, các chủ thể đều xuất phát từ động cơ nhất định để hướng đến mục đích cụ thể, đó là khách thể của quan hệ xã hội Êy. Theo nghĩa này, khách thể của quan hệ pháp luật dân sự (nhóm quan hệ xã hội được luật dân sự điều chỉnh) là những giá trị lợi Ých vật chất hoặc lợi Ých tinh thần mà các chủ thể hướng tới khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nhất định; tuy nhiên, chỉ những quyền và lợi Ých của các chủ thể được Nhà nước công nhận và bảo hộ thì mới là quyền và lợi Ých hợp pháp của chủ thể. Vì vậy, khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự nhất định, chủ thể được hưởng các quyền, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định theo đúng quy định của pháp luật. Việc chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ của mình tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc hưởng quyền và lợi Ých hợp pháp của chủ thể khác. Để duy trì trật tự, bảo đảm công bằng xã hội và thúc đẩy giao lưu dân sự, Nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi Ých hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ dân sự. Theo đó, các chủ thể có quyền, lợi Ých hợp pháp bị chủ thể khác xâm phạm, cản trở, hạn chế hoặc có nguy cơ bị xâm phạm, cản trở, hạn chế, có 9 quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền, lợi Ých hợp pháp đó, như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật phải chấm dứt ngay hành vi đó, yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thực hiện các hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ quyền, lợi Ých hợp pháp của họ. Toà án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật, để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Thông qua hoạt động của mình, Toà án giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác [ , Điều 1]. Do đó, khi chủ thể yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của họ, trong trường hợp họ cho rằng quyền, lợi Ých hợp pháp của mình (hoặc của người khác) bị chủ thể khác xâm phạm, cản trở, hạn chế hoặc có nguy cơ bị xâm phạm, cản trở, hạn chế, thì Toà án phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét, thô lý giải quyết yêu cầu đó. Tuỳ theo nhóm quan hệ pháp luật bị chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm mà vụ án do Toà án thụ lý giải quyết là vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hôn nhân và gia đình, vụ án lao động, vụ án hành chính hay vụ án kinh tế. Thuật ngữ “vụ án dân sự” là một thuật ngữ pháp lý chuyên ngành. Trong các cuốn Từ điển phổ thông đang lưu hành, như Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học [ ], Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam [ ], Đại từ điển tiếng Việt [ ], đều không đề cập thuật ngữ “vụ án dân sự”; ngay cả cuốn Từ điển chuyên ngành luật học duy nhất của nước ta cho đến thời điểm này là cuốn Từ điển Luật học, do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp phối hợp phát hành năm 2006 [ ] cũng không đề cập thuật ngữ này. 10 [...]... giám đốc thẩm vụ án dân sự Từ khái niệm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự ở trên, có thể rót ra những đặc điểm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự như sau: - Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là hoạt động chỉ do những chủ thể mang quyền lực Nhà nước tiến hành: Sau khi bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật, đương sự trong vụ án hoặc... nghị giám đốc thẩm; về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm; - Thủ tục phiên toà giám đốc thẩm bao gồm những quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm, về thủ tục phiên toà giám đốc thẩm, về phạm vi giám đốc thẩm và về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm 1.1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự Áp dụng pháp luật, hiểu theo cách khái quát nhất là một hình thức thực hiện pháp. .. bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm Vì vậy, tuy cùng xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng hai thủ tục này lại là hai thủ tục độc lập trong tố tụng dân sự Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự như sau: Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là việc Toà án, Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hiện. .. thẩm quyền ra quyết định kháng nghị, thì Hội đồng giám đốc thẩm của Toà án cấp có thẩm quyền thực hiện việc xét lại bản án, quyết định dân sự bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và Hội đồng giám đốc thẩm sẽ ra phán quyết để quyết định về tình trạng pháp lý của bản, quyết định dân sự bị kháng nghị - Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự phải tuân theo thủ tục chặt chẽ và dưới những... quyết vụ án dân sự Thủ tục giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt để sửa chữa những sai lầm đối với các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật Do vậy, áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là một giai đoạn làm phá vỡ tính ổn định của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật Điều đó yêu cầu khi thực hiện thủ tục giám đốc thẩm phải tuân theo một trình tự chặt chẽ do pháp luật. .. pháp luật –> Toà án cấp giám đốc thẩm mở phiên toà giám đốc thẩm –> Hội đồng giám đốc thẩm ban hành quyết định giám đốc thẩm Như vậy, cũng như thủ tục sơ thẩm hay thủ tục phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm là mét giai đoạn của tố tụng dân sự, bao gồm toàn bộ quy trình từ khi phát hiện sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, kháng nghị, phiên toà giám đốc thẩm đến việc ra phán quyết của. .. để Toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm Hậu quả pháp lý của bước này chính là việc bản án, quyết định dân sự có hiệu lực pháp luật của Toà án bị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Trong trường hợp cần thiết, song song với việc kháng nghị bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật, người có thẩm quyền... pháp luật của TAND các cấp trên toàn quốc và có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực của các TAND cấp tỉnh trên toàn quốc; tuy nhiên, trong thực tiễn công tác giám đốc thẩm thì không thể sử dụng kết quả giải quyết vụ án này để giải quyết vụ án khác, mà phải căn cứ vào các quy định của pháp luật 26 - Áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự là... vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hay là sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật ); phương hướng xử lý bản án, quyết định bị kháng nghị (huỷ bản án, quyết định phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại hay huỷ cả bản án, quyết định phúc thẩm và bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại ) 1.2 QUY TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ Áp dụng pháp luật, trước hết nhằm... bảo vệ được các quyền, lợi Ých hợp pháp của công dân Việc áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự có mục đích là đảm bảo cho tất cả các bản án, quyết định của Toà án là có căn cứ, tuân thủ các quy định của pháp luật về nội dung cũng như pháp luật về hình thức, phản ánh sự công bằng, khách quan và được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ, có hiệu lực pháp luật thì phải được đưa ra thi hành . áp dụng pháp luật thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự như khái niệm, đặc điểm về áp dụng pháp luật thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự, quy trình áp dụng pháp luật thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân. ĐIỂM CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự 1.1.1.1. Khái niệm vụ án dân sự, thủ tục giám đốc thẩm. thẩm vụ án dân sự Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao Chương 3: Giải pháp bảo đảm áp dụng pháp luật về

Ngày đăng: 31/08/2014, 21:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Bình: Chế định giám đốc thẩm dân sự, Tạp chí luật học, Đặc san sè 4-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế định giám đốc thẩm dân sự
8. Nguyễn Việt Cường: Phạm vi giám đốc thẩm dân sự, Tạp chí Toà án nhân dân số 6-1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm vi giám đốc thẩm dân sự
9. Nguyễn Việt Cường: Những quy định về thẩm quyền của Tòa án trong BLTTDS, Tạp chí Tòa án nhân dân số 5-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quy định về thẩm quyền của Tòa ántrong BLTTDS
10.Chuyên gia Dự án Star góp ý vào Dự thảo 12 Bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 4-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên gia Dự án Star góp ý vào Dự thảo 12 Bộ luật tố tụng dân sự
11. Đặng Văn Doãn: Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao một bước hiệu quả công tác giám đốc thẩm và tái thẩm, Tạp chí Toà án nhân dân số 7- 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao một bướchiệu quả công tác giám đốc thẩm và tái thẩm
12.Mai Ngọc Dương: Tính công khai của phiên tòa giám đốc thẩm dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11, tháng 6/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính công khai của phiên tòa giám đốc thẩm dânsự
13.Nguyễn Xuân Dương: Một số vấn đề về dân sự tố tụng, Tập san Toà án nhân dân, số 3-1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dân sự tố tụng
12. Lê Thu Hà: Những điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 7-2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới về chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
29. Tưởng Duy Lượng: Một vài suy nghĩ về vấn đề chứng cứ và chứng minh được quy định trong BLTTDS, Tạp chí Toà án nhân dân, số 20+21-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài suy nghĩ về vấn đề chứng cứ và chứngminh được quy định trong BLTTDS
30. Nguyễn Đức Mai: Về bản án giám đốc thẩm, Tạp chí Toà án nhân dân, số 6-1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bản án giám đốc thẩm
31. Hoàng Văn Minh: Thủ tục giám đốc thẩm trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3-2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục giám đốc thẩm trong Dự thảo Bộ luật tốtụng dân sự
32. Khuất Văn Nga: Thủ tục giám đốc thẩm trong Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự, Tạp chí Kiểm sát số 12-2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thủ tục giám đốc thẩm trong Dự thảo Bộ luật tốtụng dân sự
36. Phương Hữu Oanh: Nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tạp chí Kiểm sát số 9-2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng kháng nghị giám đốc thẩmđối với các bản án, quyết định dân sự ở Viện kiểm sát nhân dân tốicao
43. Nguyễn Thị Phượng: Giám đốc thẩm – “Xét” chứ không “xử”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 13, tháng 7/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giám đốc thẩm – “Xét” chứ không “xử”
44. Đinh Văn Quế: Vấn đề giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hình sự, Tạp chí Toà án nhân dân, số 9-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giám đốc thẩm về dân sự trong vụ án hìnhsự
2. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002. Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới Khác
3. Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/06/2005. Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 Khác
4. Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2004 Khác
5. Công văn số 101/NCLP ngày 07/ 5/ 1990 của Toà án nhân dân tối cao về tố tụng dân sự Khác
6. Công văn số 305/NCPL ngày 22/12/1990 của Toà án nhân dân tối cao giải thích một số vấn đề về thủ tục tố tụng dân sự Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w