1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TP.HCM

50 1.1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, văn phòng, trường học, các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng từ hộ gia đình và cơ sở sản xuất và chất thải nguy hại.

CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TP.HCM I. Giới thiệu I.1. Mở đầu Chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, văn phòng, trường học, các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ, các cơ sở sản xuất bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải có khả năng tái chế, tái sử dụng từ hộ gia đình và cơ sở sản xuất và chất thải nguy hại. Những loại chất thải này nếu được tái chế, tái sử dụng và xử lý một cách hợp lý sẽ là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá phục vụ lại quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người, hướng đến phát triển bền vững. Báo cáo này xoay quanh chính sách quản lý chất thải tại Thụy Điển – một trong những đất nước đứng đầu trong việc quản lý chất thải với một con số ấn tượng – 99% chất thải rắn từ hộ gia đình được tái chế để tạo ra năng lượng và vật chất mới. Trong khi đó, Việt Nam là một nước đang phát triển, bước đầu hình thành các chính sách về quản lý môi trường đặc biệt là quản lý về chất thải rắn. Trong báo cáo này sẽ trình bày về hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Tp.Hồ Chí Minh, thành phố năng động và phát triển nhất Việt Nam, so sánh chính sách này với Thụy Điển đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải rắn cho Tp.Hồ Chí Minh. I.2. Giới thiệu về tiểu luận Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu chính sách quản lý chất thải tại Thụy Điển, chính sách “Không chất thải” mà Thụy Điển áp dụng, so sánh và rút kinh nghiệm tại Tp.Hồ Chí Minh. Nội dung của tiểu luận + Nêu hiện trạng quản lý và thực hiện chính sách quản lý chất thải rắn tại Thụy Điển trong cả hai lĩnh vực sinh hoạt và công nghiệp; + Giới thiệu chính sách “không chất thải” mà Thụy Điển đang là thành viên chủ chốt; + Khung pháp lý phục vụ cho việc thực hiện chính sách “không chất thải”, kết quả thực hiện đến năm 2011, đánh giá chính sách này theo thuyết EM và chương trình nghị sự Agenda 21; + Nêu hiện trạng quản lý chất thải rắn tại Tp.Hồ Chí Minh, khung pháp lý thực hiện; + So sánh với chính sách quản lý của Thụy Điển và rút ra bài học tại Tp.HCM. Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận: + Chính sách quản lý chất thải sinh hoạt và công nghiệp tại Thụy Điển;  + Chính sách “Không chất thải” được áp dụng tại Thụy Điển; + Chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu + Tìm kiếm, dịch và đọc tài liệu nghiên cứu về chính sách quản lý chất thải rắn tại Thụy Điển; + Thu thập hiện trạng về quản lý chất thải rắn tại Tp.Hồ Chí Minh; + Tổng hợp các số liệu phù hợp, viết báo cáo. II. Giới thiệu chính sách II.1. Giới thiệu về Thụy Điển Thụy Điển + Diện tích : 449.964 km 2 + Dân số : 8,9 triệu + Thủ đô : Stockholm + Ngôn ngữ chính : Tiếng Thụy Điển + Quốc khánh : ngày 06/06 ( 1809) + Đơn vị tiền tệ : Sek (1 sek = 0,15$ USD) Thụy Điển là đất nước có diện tích lớn thứ năm Châu Âu với hơn 9 triệu dân. 1/2 diện tích của Thuỵ Điển được bao phủ bởi rừng và hệ thống sông ngòi. Người dân Thuỵ Điển hầu hết sinh sống ở các đô thị hoặc dọc theo bờ biển. Khí hậu Thụy Điển về mùa hè ở miền Bắc và miền Nam không khác nhau lắm, ánh nắng kéo dài sưởi ấm miền bắc. Ở cực Bắc trong vài tuần lễ mặt trời không lặn, sáng cả ngày lẫn đêm. Mùa thu thường đến chậm và khá ấm, mùa đông thì giá lạnh và kéo dài, tuyết phủ từ tháng mười đến tháng tư. Mùa xuân vào tháng hai ở miền nam và tháng năm ở miền bắc.  II.2. Các vấn đề về chất thải rắn mà Thụy Điển cần giải quyết II.2.1. Hiện trạng về quản lý chất thải rắn của Thụy Điển Hệ thống thu gom Hệ thống thu gom chất thải ở Thụy Điển là trên toàn quốc. Có hai hệ thống thu gom khác nhau, một cho các hộ gia đình và một cho ngành công nghiệp - công ty, bệnh viện, nhà hàng,… + Thu gom từ các hộ gia đình là một hệ thống “thu gom mang đi”. Các hộ gia đình và chủ nguồn thải khác phải phân loại tại nguồn các dòng chất thải như: kim loại, nhựa cứng nhắc, nhựa dẻo, giấy, thủy tinh, chai PET, chất thải nguy hại, chất thải hữu cơ, báo chí và các loại giấy như thư từ, tạp chí. Sau đó, họ đưa các loại chất thải có thể tái chế được đến các trạm thu gom các vật liệu tác chế miễn phí. Hầu hết các trạm đều có thùng chứa riêng biệt cho từng loại vật liệu đóng gói. Hiện tại trên cả nước Thụy Điển có tổng cộng khoảng 7.700 trạm tái chế. Chất thải còn lại được thu gom 2 tuần/1 lần đối với hộ gia đình nhỏ và 1 tuần/1 lần đối với hộ gia đình lớn. Ngoài ra, tại Thụy Điển còn thiết kế các máy tự động để đổi các vỏ chai đồ uống và gửi lại tiền cho khách hàng tại các cửa hàng và những nơi thuận tiện. Những vỏ chai đồ uống có thể đổi tiền tại các trạm này có thể là chai thủy tinh, chai PET và các lon nhôm. Chai thủy tinh, chai PET lớn (1,5 và 2 lít) được tái sử dụng trong khi đó lon nhôm và chai PET nhỏ được tái chế. + Lượng chất thải phát sinh lớn nhất tại Thụy Điển được tạo ra từ các ngành công nghiệp. Như một quy tắc cụ thể, chất thải từ các ngành công nghiệp lớn được quản lý tại nơi sản xuất. Chất thải này thường là đồng nhất và do đó hiếm khi cần phân loại. Các công ty này thường chọn một trung tâm tái chế tại thành phố của công ty đó để lưu chứa và tái chế chất thải. Thu gom và xử lý từng loại chất thải Đối với các loại chất thải khác nhau được các tổ chức khác nhau chuyên về chất thải đó thu gom và tái chế. Chính quyền hoặc các công ty dịch vụ đô thị chuyên trách về chất thải quản lý chất thải hộ gia đình, trong khi đó chất thải điện – điện tử do chính quyền chịu trách nhiệm thu gom. Chính quyền có thể mở rộng trách nhiệm của mình bằng cách tham gia tình nguyện trong quá trình thu gom và vận chuyển chất thải công nghiệp nguy hại. Hầu hết các loại chất thải này phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp và loại chất thải này được công ty hoặc tổ chức có chứng chỉ hành nghề mới được thu gom để tránh cho việc phát tán chất ô nhiễm ra môi trường. Tổng cục môi trường của Thụy Điển kết hợp với một số công ty thành lập tổ chức nhằm thu gom và tái chế pin. Trong khi đó, chất thải từ quá trình sản xuất của một nhà máy thuộc trách nhiệm xử lý của nhà máy đó, điều này chứng tỏ nhà máy sản xuất phải kèm theo công nghệ tái chế và xử lý chất thải. Các công ty tái chế Để đáp ứng với các điều luật đưa ra từ luật pháp Thụy Điển, cộng đồng các nhà sản xuất đã hình thành các công ty vật liệu, các công ty này chịu trách nhiệm pháp lý đại diện cho các doanh  nghiệp tái chế và xử lý chất thải do chính các doanh nghiệp phát sinh và hoạt động theo hình thức phi lợi nhuận. Các công ty vật liệu về các chất thải như thủy tinh, giấy, kim loại, giấy carton, nhựa gồm các công ty như sau: + Plastkretsen được đồng sở hữu bởi các nhà sản xuất và nhập khẩu chất độn, nhựa, 60% thuộc về PIR – Hiệp hội thông tin Nhựa Thụy Điển – đại diện cho ngành công nghiệp nhựa, 30% thuộc các tổ chức trong lĩnh vực chất độn và khu dịch vụ bán lẻ, 10% thuộc Viện Dầu Khí Thụy Điển. + MetallKretsen được đồng sở hữu của 10 công ty và tổ chức cho các nhà sản xuất bao bì kim loại. MetallKretsen chịu trách nhiệm tái chế kim loại trừ các lon có thể tái sử dụng được trả lại cho các nhà sản xuất. + Svensk Kartongåtervinning thuộc sở hữu của 16 công ty chuyên sản xuất nguyên liệu. + Returwell có 40% thuộc hiệp hội về giấy lót gợn sóng của Thụy Điển, còn lại là các công ty sản xuất giấy. + Svensk GlasÅtervinning đồng sở hữu bởi các công ty thực phẩm và hàng gia dụng và công ty này độc lập về chi tiêu, quản lý. + Ngoài ra, còn có các công ty như Förpackningsinsamlingen và Repa. Förpackningsinsamlingen là tổ chức dịch vụ của các công ty nguyên vật liệu được thành lập từ năm 1994, có trách nhiệm phối hợp các mặt hàng mang lại lợi ích cho các công ty, thỏa thuận với các cơ quan địa phương, và thông tin truyền thông. Repa đăng ký và thu phí từ các công ty, nhà cung cấp chất độn, những khoản phí này được trả cho chi phí thu gom và vận chuyển chất thải. Sơ đồ tổ chức các công ty vật liệu như sau: Các công ty vật liệu thuê các nhà thầu phụ khác nhau tại Trung ương và địa phương nhằm đảm bảo hệ thống thu gom hoạt động trên 1 diện rộng. Ngoài ra, còn có các công ty tái chế quản lý trạm thu chai tự động tại các vị trí công cộng chịu trách nhiệm quy định hệ thống tiền trả lại cho các vỏ chai nước uống như lon nhôm và chai PET. Các chất thải không có khả năng tái chế được xử lý bằng phương pháp đốt và chôn lấp. Chi phí xử lý chất thải rắn của hộ gia đình Chất thải sinh hoạt hữu cơ Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chi phí quản lý chất thải rắn được thiết lập bởi chính quyền địa phương, chi phí này được trả cho các công ty thu gom, các trung tâm tái chế nhận các  chất thải cồng kềnh, chất thải nguy hại và xử lý chất thải rắn. Phí quản lý chất thải này được thu nhằm khuyến khích kinh tế đối với hộ gia đình xử lý chất thải rắn của họ một cách phù hợp. Một gia đình bình thường có thể không bị thu tiền nếu chất thải phát sinh dưới mức quy định. Chính quyền địa phương được phép thu phí tùy thuộc vào số lượng chất thải rắn phát sinh, tần suất thu gom chất thải. Bảng sau trình bày phí xử lý bằng các phương pháp khác nhau đối với chất thải rắn: Phương pháp xử lý Phí xử lý/tấn (Euro) Chôn lấp 70 – 120 Đốt 30 – 60 Phương pháp sinh học 40 – 100 Nguồn: Cơ quan quản lý chất thải rắn Thụy Điển, 2005 Mỗi hộ gia đình trung bình phải trả 160 Euro trên 1 năm với tần suất thu gom 2 tuần/1 lần. vào năm 2003, mỗi hộ gia đình chỉ phải trả 130 Euro trên 1 năm với tần suất thu gom 2 tuần/1 lần. Phí trên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng và thuế về chất thải. Sự gia tăng chi phí thu của hộ gia đình là do có những cải tiến khi thu gom và xử lý cả chất thải nguy hại của hộ gia đình. Một lý do khác nữa là do cải thiện công nghệ xử lý và cải thiện môi trường nơi tiếp nhận chất thải. Chất thải có thể tái chế từ hộ gia đình Trách nhiệm về chất thải bao bì và giấy thuộc về các nhà sản xuất, họ phải trả phí môi trường để xử lý các loại chất thải mà họ phát sinh, tất nhiên số tiền họ phải trả sẽ được thêm vào giá sản phẩm. Trong năm 2003, tiền cho các sản phẩm bao bì và giấy cho mỗi hộ gia đình khoảng 20 – 40 Euro/năm, số tiền này được gửi trả lại các hộ gia đình khí họ đem các bao bì gửi trả lại cho các nhà sản xuất thông qua các thùng tự động được đặt tại các nơi công cộng. Ví dụ, đối với các sản phẩm nhôm, trong giá sản phẩm đã bao gồm 0,05 Euro cho lon nhôm, chi phí này được gửi trả lại khách hàng khi họ đem lon nhôm đến máy tự động. Đối với các sản phẩm khác cũng tương tự. II.2.2.Chính sách “Không chất thải” Không chất thải là một triết lý mà khuyến khích việc thiết kế lại của vòng đời tài nguyên để tất cả các sản phẩm đều được tái sử dụng. Chất thải rắn gửi đến các bãi chôn lấp và lò đốt là tối thiểu. Một định nghĩa khác không chất thải làm việc phát sinh chất thải bằng không, thường được trích dẫn bởi các chuyên gia trong lĩnh vực có nguồn gốc từ một nhóm công tác của Liên minh Quốc tế Xử lý chất thải Zero, vào năm 2004. Không chất thải là một mục tiêu đó là đạo đức, kinh tế, hiệu quả và có tầm nhìn xa trông rộng, để hướng dẫn người dân trong việc thay đổi lối sống và thực hành của họ để cạnh tranh với các chu kỳ thiên nhiên bền vững, nơi mà tất cả các loại phế liệu đã được thiết kế để trở thành nguồn lực cho người khác sử dụng. Không chất thải có nghĩa là thiết kế và quản lý sản phẩm và quy trình có hệ thống tránh và loại bỏ khối lượng và độc tính của chất thải và vật liệu, bảo tồn và phục hồi  tất cả các nguồn tài nguyên. Thực hiện không chất thải sẽ loại bỏ tất cả những ảnh hưởng đến môi trường đất, nước hoặc không khí là một mối đe dọa đối với hành tinh, động vật, con người hoặc sức khỏe cây trồng. Trong ngành công nghiệp quá trình này liên quan đến việc tạo ra các mặt hàng sản phẩm chất thải truyền thống, về cơ bản làm cho kết quả đầu ra cũng là đầu vào cho các ngành công nghiệp tương tự hoặc khác nhau. Một ví dụ có thể là chu kỳ của một chai sữa thủy tinh. Đầu vào (hoặc nguồn tài nguyên) là silica cát, được hình thành vào kính và sau đó vào một chai. Chai này được đầy sữa và phân phối đến người tiêu dùng. Tại thời điểm này, phương pháp chất thải bình thường sẽ thấy chai xử lý trong một bãi chôn lấp hoặc tương tự. Tuy nhiên, với một phương pháp không chất thải, chai có thể được bán với một khoản tiền gửi, được trả lại cho người mang khi mua lại. Chai này được sau đó rửa sạch, khử trùng, nạp lại sữa, và bán lại. Các chất thải vật liệu duy nhất là nước rửa, và đã được giảm thiểu thất thoát năng lượng. Không chất thải có thể đại diện cho một sự thay thế kinh tế để hệ thống chất thải, nguồn lực mới liên tục cần thiết để giảm thiểu lãng phí nguyên liệu. Hướng đến sự phát triển bền vững chất thải, chính sách không chất thải không những giảm thiểu tối đa chất thải rắn phát sinh trong quá trình sinh hoạt và sản xuất của con người mà còn tiết kiệm nguồn tài nguyên sử dụng, giảm thiểu các tác động đến môi trường đem lại một môi trường sống xanh sạch đẹp. Chính sách “không chất thải” được áp dụng tại Châu Âu và trong khuôn khổ chỉ định chất thải của Châu Âu đòi hỏi các quốc gia thành viên áp dụng chính sách “không chất thải” và phải xây dựng kế hoạch giảm chất thải với mục tiêu giảm thiểu chất thải tới năm 2020. Thụy Điển là một quốc gia tiên phong trong quản lý chất thải rắn đặc biệt trong việc áp dụng chính sách không chất thải và đạt được những kết quả ấn tượng. II.2.3. Mục tiêu quản lý chất thải của Thụy Điển Chất thải phải được quản lý theo cách có thể đạt được lợi ích tối đa cho môi trường và xã hội. Tất cả mọi người đều tham gia trong nỗ lực này bao gồm: các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, các thành phố và hộ gia đình. Các thành phố chịu trách nhiệm cho chất thải rắn sinh hoạt, các nhà sản xuất chịu trách nhiệm cho sản phẩm của họ và các nhà khai thác trong các lĩnh vực chịu trách nhiệm cho của tất cả các chất thải mà không phải là hộ gia đình.Các hộ gia đình chịu trách nhiệm phân loại và để vào các nơi khác nhau. Các hộ gia đình cũng chịu trách nhiệm thực hiện quản lý chất thải do thành phố trực thuộc Trung ương quy định. Những mục tiêu dài hạn cho việc quản lý chất thải tại Thụy Điển như sau: + Đến năm 2015, chất thải thực phẩm được giảm ít nhất 20% so với năm 2010; + Đến năm 2015, ít nhất 40% chất thải thực phẩm từ hộ gia đình, nhà cung cấp suất ăn, mặt bằng bán lẻ và nhà hàng sẽ được xử lý sinh học để cung cấp phân bón và năng lượng;  + Đến năm 2015, ít nhất 60% lượng photpho ô nhiễm trong nước thải sẽ được xử lý và sử dụng trên các vùng đất sản xuất, trong đó có ít nhất 1/2 nên được sử dụng trên đất canh tác; + Bằng cách tái sử dụng và tái chế, chất thải không nguy hại được xử lý ít nhất 70% chất thải vào năm 2020; Chất thải được quản lý theo hệ thống phân cấp chất thải theo thứ tự ưu tiên như sau: + Giảm thiểu chất thải; + Chất thải có thể tái sử dụng; + Chất thải có thể tái chế; + Chất thải phục hồi - chẳng hạn như sử dụng chất thải tạo ra năng lượng phục hồi; + Xử lý chất thải. Các phương pháp xử lý quan trọng nhất của chất thải được lựa chọn là: + Tái chế vật liệu; + Xử lý sinh học + Xử lý chất thải để tạo ra năng lượng + Chôn lấp; Chất thải nguy hại có thể được xử lý với một hoặc nhiều phương pháp, tùy thuộc vào đặc tính của chất thải.Tái chế bao bì, giấy, phế liệu từ các thiết bị điện và điện tử (WEEE) và pin giảm tác động đến môi trường và tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Tái chế sinh học được thực hiện thông qua quá trình kỵ khí hoặc làm compost. Quá trình kỵ khí sản xuất khí sinh học có thể được sử dụng như một nhiên liệu. Quá trình kỵ khí cũng sản xuất chất sinh dưỡng tuyệt vời. Quá trình compost sản xuất phân bón lâu dài được sử dụng như người canh tân đất trong vườn, công viên. Tái chế sinh học như vậy đóng vai trò sinh học và trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Xử lý chất thải để sản xuất năng lượng là một giải pháp hiệu quả và phương pháp an toàn môi trường cho sản xuất năng lượng từ chất thải. Nó cung cấp cả nhiệt và điện. Xử lý chất thải để tạo ra năng lượng là một phương pháp rất thích hợp cho chất thải mà không có thể được xử lý bằng bất kỳ cách nào khác. Chôn lấp là một phương pháp xử lý chất thải mà không thể được tái chế.Chôn lấp có nghĩa là chất thải được lưu trữ trong một cách đó là an toàn cho dài hạn và phương pháp xử lý này được  điều khiển bởi một quy định nghiêm ngặt khuôn khổ. Chôn lấp của hữu cơ hoặc chất thải dễ cháy là bị cấm. Các nhà chức trách địa phương có thể lựa chọn làm thế nào để tổ chức quản lý chất thải. Tùy chọn này cho Chính phủ, thành phố trực thuộc Trung ương tự được quy định trong hiến pháp pháp luật. Các nhà chức trách địa phương có thể lựa chọn hệ thống quản lý và các chủ trương, thành phố trực thuộc Trung ương,riêng biệt hoặc cùng với các thành phố khác.Hợp tác cũng có thể có trong ủy ban hay một chính phủ liên bang địa phương. Một số chính quyền địa phương cũng hợp tác các vấn đề cụ thể, chẳng hạn như xử lý chung. Để chính quyền địa phương có hợp tác là một giải pháp tự nhiên để đạt được tốt nhất có thể lợi ích môi trường và xã hội, để đạt đượcchi phí quản lý chất thải hiệu quả và để đảm bảo thẩm quyền cần thiết, mang lại lợi ích cả người dân và môi trường. Trong 75% số lượng thành phố Thụy Điển, các công ty tư nhân, quản lý hộ gia đình thu gom chất thải, trong khi trong phần còn lại các thành phố cung cấp dịch vụ này. Chất thải được thực hiện xử lý bởi các thành phố hoặc thường một doanh nghiệp, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đôi khi một công ty tư nhân. II.2.4. Cơ quan quản lý chất thải của Thụy Điển Avfall Sverige – Cơ quan quản lý chất thải Thụy điển là tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn. Thành viên của cơ quan này bao gồm các chính quyền địa phương và các hiệp hội chính quyền địa phương và các công ty tư nhân là thành viên liên quan. Tổng cộng, Avfall Sverige có khoảng 400 thành viên và nhiệm vụ chính là đại diện và phát triển thành viên bằng cách tạo ra mạng lưới, cung cấp thông tin,và gây ảnh hưởng đến các nhà hoạch định quyết định của mỗi địa phương. Avfall Sverige dựa trên một biểu hiện trách nhiệm với xã hội đối với chính quyền địa phương và người dân. Mục tiêu cụ thể của chính sách “Không chất thải” của Avfall Sverige là phá vỡ các mối quan hệ giữa chất thải và tăng trưởng để đạt được mục tiêu rõ ràng hướng tới năm 2020 và đảm bảo lâu dài cho tầm nhìn tương lai. Các chính quyền thành phố bảo lãnh quản lý chất thải bền vững lâu dài cho lợi ích công cộng và công dân.Avfall Sverige chăm sóc quyền lợi của các thành viên trong quản lý chất thải bao gồm tách,thu gom, tái chế, xử lý chất thải, cũng như các vấn đề liên quan đến hành chính, kinh tế, thông tin,quy hoạch, đào tạo và phát triển. II.3. Giới thiệu chính sách quản lý chất thải rắn tại Thụy Điển II.3.1. Khung pháp lý Chính sách quản lý chất thải rắn của Thụy Điển dựa trên khung pháp lý sau - Chính sách môi trường của Châu Âu (part IV.4 Waste – EU environmental policy) - Hệ thống luật môi trường của Thụy Điển (The Swedish Environmental Code – 1/1999) - Chính sách môi trường của Thụy Điển (Sweden’s environmental policy) Những thay đổi lớn trong các luật, pháp lệnh và các quy định quản lý ngành công nghiệp chất thải.  - Năm 1999 • Các luật môi trường có kết hợp chỉ thị, quy định; - Năm 2000 • Dự thảo thuế SEK 250/tấn chất thải đến bãi chôn lấp; • Chính quyền không còn phải tự chịu trách nhiệm đối với loại chất thải khác hơn là chất thải sinh hoạt. - Năm 2001 • Chỉ thị quy định về bãi chôn lấp; • Chỉ thị quy định trách nhiệm của nhà sản xuất cho chất thải từ các thiết bị điện và điện tử (WEEE). - Năm 2002 • Thuế chất thải đến bãi chôn lấp tăng đến SEK288/tấn. • Chỉ thị về chất thải với danh sách chất thải mới. • Lệnh cấm chôn lấp chất thải dễ cháy. • Chỉ thị về đốt rác thải. Áp dụng trực tiếp cho các cơ sở mới. - Năm 2003 • Thuế chất thải đến bãi chôn lấp tăng đến SEK370/tấn • Chính phủ dự luật 2002/03: 117 "Một xã hội không độc hại và tuần hoàn hiệu quả nguồn tài nguyên" được công bố. Quốc hội tranh luận và bỏ phiếu về dự luật của chính phủ. - Năm 2004 • Giải thích rõ ràng trách nhiệm của người giữ chất thải, giới thiệu trong chương 15 § 5.Môi trường luật. • Quy định và lời khuyên chung về quản lý chất dễ cháy và chất thải hữu cơ . • Thay đổi các chỉ thị liên quan đến trách nhiệm của nhà sản xuất đóng gói và chất thải giấy. - Năm 2005 • Lệnh cấm chôn lấp chất thải hữu cơ. • Mục tiêu môi trường Thụy Điển: lượng chất thải đến bãi chôn lấp, không bao gồm khai thác mỏ chất thải, phải được giảm ít nhất 50% so với năm 1994. (Theo các số liệu thống kê trong năm 2003 cho chất thải hộ gia đình) • Chỉ thị mới về trách nhiệm sản xuất chất thải từ các thiết bị điện và điện tử (WEEE) đã có hiệu lực vào ngày 13/8. Các chỉ thị trước đó tiếp tục áp dụng cho ánh sáng bóng đèn và các nguồn ánh sáng. • Chỉ thị và các quy định về tiêu huỷ chất thải hiệu lực từ ngày 28/12/2006 • Thuế đối với chất thải sinh hoạt sẽ tạo ra năng lượng đốt đã được giới thiệu vào ngày 1/7. • Thuế chất thải đến bãi chôn lấp tăng đến SEK435/tấn. • Các chỉ thị mới về yêu cầu đối với tiếp nhận chất thải tại các bãi chôn lấp, và các quy định về nội dung được đặt xuống trong một thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ thị 1013/2006 về vận chuyển chất thải có hiệu lực. - Năm 2007  • Hướng dẫn về các khái niệm của chất thải sinh hoạt từ Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển. • Giới thiệu trách nhiệm môi trường cho các nhà khai thác, và tăng pháp luật về tội phạm môi trường. • Thành phố có khả năng tham gia tự nguyện về trách nhiệm chất thải nguy hại khác hơn so với chất thải hộ gia đình được bãi bỏ Ngày 01/07. • Mới chỉ thị về hoạt động môi trường có hại và bảo vệ sức khoẻ mới cấp phép và báo cáo ruột thừa 2008 • Pháp luật về mua sắm công có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 1. • Tất cả các bãi chôn lấp mở phải theo pháp lệnh và các quy định để chôn lấp. • Thực hiện yêu cầu trên hệ thống thu gom để đóng gói một số loại giấy như tờ báo, và yêu cầu ủy quyền chạy như hệ thống thu gom chuyên nghiệp. Sửa đổi được đề xuất để đi vào buộc vào ngày 01 Tháng Chín. • Chỉ thị khung về chất thải từ Cộng đồng Châu Âu. • EC quy định với các chỉ thị liên quan đến xuất khẩu sang một số nước nhất định để thu hồi lãng phí. • EC quy định với các chỉ thị liên quan đến một lệnh cấm vận xuất khẩu của thủy ngân EU. - Năm 2009 • Quy định mới liên quan đến pin mất hiệu lực từ ngày 01 tháng 1. • Quy định mới về chất thải từ khai khoáng ngành công nghiệp. Mối quan tâm chỉ thị chất thải từ thăm dò, khai thác, chế biến hoạt động hoặc lưu trữ tài nguyên khoáng sản,và chất thải từ hoạt động khai thác đá. - Năm 2010 • Thuế tiêu hủy đối với chất thải gia đình bãi bỏ vào ngày 01/10/2010. • Sổ tay mới từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Thụy Điển về tái chế chất thải tại các nhà máy. • Sửa đổi quy định cho phép Cơ quan Bảo vệ môi trường Thụy Điển đàm phán thỏa thuận thủ tục đăng ký ít nghiêm ngặt hơn về vận chuyển chất thải các quận vùng biên giới giữa Thụy Điển, Phần Lan và Đan Mạch. • Sửa đổi quy định về khí sinh học để có thể bao gồm khí bãi rác. Miễn thuế đối với khí sinh học vận chuyển trong đường ống. Việc miễn thuế được áp dụng cho tất cả các loại khí đốt theo thỏa thuận với khách hàng. • Thuế phân bón được bãi bỏ vào ngày 1/1/2010. • Các bảo hiểm về thiệt hại môi trường và khử nhiễm được bãi bỏ Ngày 01 tháng một năm 2010. • Pháp luật về tiêu chuẩn bền vững cho nhiên liệu sinh học. Thực hiện Chỉ thị 2009/28/EC. • Sửa đổi quy định từ Cơ quan bảo vệ môi trường Thụy Điển về nhà máy lớn đốt rác và chất thải để sản xuất năng lượng đốt, theo thứ tự sửa đổi bổ sung 2002:26 NFS và NFS 2002:28.  [...]... vệ sự đa dạng sinh học 16 Quản lý công nghệ sinh học 17 Bảo vệ và quản lý đại dương 18 Bảo vệ và quản lý nước ngọt 19 Sử dụng an toàn các hoá chất độc 20 Quản lý các chất thải nguy hại 21 Quản lý chất thải rắn và nước cống rãnh 30 22 Quản lý các chất thải phóng xạ Phần 3: Tăng cường vai trò của các nhóm xã hội chính 23 Mở đầu 24 Phụ nữ trong sự nghiệp phát triển bền vững 25 Trẻ em và thanh niên trong... thành mạng lưới quản lý rộng khắp 24 quận huyện với sự tham gia của hàng chục công ty nhà nước và tư nhân, hợp tác xã, tổ nhóm và hơn 21.000 người Hệ thống kỹ thuật và hệ thống quản lý chất thải rắn hoạt động theo những nội dung trình bày tiếp theo như sau: III.1 Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại TP.HCM A Chất thải rắn sinh hoạt: Sơ đồ kỹ thuật vận hành hệ thống quản lý chất thải rắn 34 NGUỒN PHÁT... không nguy hại, 250-350 tấn chất thải nguy hại, 12-15 tấn chất thải rắn y tế Bên cạnh khối lượng chất thải rắn do chính bản thân đổ ra, thành phố còn tiếp nhận (chính thức và không chính thức) khoảng 200-300 tấn chất thải rắn (công nghiệp) từ các tỉnh khác chở về thành phố để tái chế và xử lý Để quản lý toàn bộ các nguồn thải với thành phần phức tạp và khối lượng chất thải rắn khổng lồ nói trên, từ nhiều... của tất cả các kim loại, giấy, nhựa và chất thải sinh hoạt, thủy tinh và chất thải 11 tương tự sẽ được tái sử dụng hoặc thu hồi Đối với chất thải xây dựng và phá hủy mục tiêu là 70% II.3.2 Các chương trình chính sách cụ thể được đặt ra cho chính sách “không chất thải Các chương trình và chính sách Ngăn chặn phát sinh chất thải là bước đầu của hệ thống phân cấp chất thải của EU Nó cũng là một ưu tiên... khí, rắn và bùn), bao gồm cả chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại, chất thải có thể tái chế và chất thải chưa có khả năng tái chế Chất lượng môi trường và cuộc sống đang giảm sút do sự phát triển thiếu bền vững Với 3 nguồn phát thải chính - đô thị, công nghiệp và y tế - mỗi ngày thành phố Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 6.200-6.700 tấn chất thải rắn sinh hoạt, 1.500-2.000 tấn chất thải rắn công... mục tiêu tái chế phương pháp đốt và tái chế và thu gom II.3.3 Sự thay đổi hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải đặt ra nhằm thực hiện chính sách “không chất thải Có nhiều hệ thống khác nhau để thu gom và vận chuyển chất thải hộ gia đình Các chất thải hộ gia đình được cho vào các thùng rác và túi có thể được thu gom hoặc như là một phần nhỏ hỗn hợp dành cho xử lý chất thải để sản xuất năng lượng hoặc... xây dựng và thực hiện chính sách – “không chất thải - Nhóm động lực chính thúc đẩy việc thực hiện chính sách: • Hội đồng chung Châu Âu; • Cơ quan môi trường châu Âu; • Cơ quan môi trường Thụy Điển; • Hiệp hội môi trường Thụy Điển; 14 • Chính phủ Thụy Điển; - Nhóm gánh chịu những hậu quả xấu từ chính sách: • Các doanh nghiệp: chính sách tạo áp lực cho các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào nghiên... 49,2% chất thải sinh hoạt được tái chế và xử lý sinh học; 48,7% là chất thải phục hồi năng lượng Chất thải nguy hại chiếm 1,2% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tăng 13% so với năm 2009 Xử lý sinh học của chất thải thực phẩm, trừ nhà sản xuất phân hữu cơ, tăng 20% tương đương 214.300 tấn trong năm 2010 Xử lý kỵ khí tăng 21% so với năm 2009 Xử lý bằng phương pháp làm compost giảm vì áp dụng xử lý chất thải. .. tại Thụy Điển. Trong tổng số 14,4 GW h năng lượng được sản xuất bằng phương pháp đốt, trong đó 12,6GW h được sử dụng để sưởi ấm và 1,8 GW h tạo điện Một nghiên cứu về châu Âu Xử lý chất thải để Sản xuất năng lượng cho thấy rằng Thụy Điển có tỷ lệ cao nhất trong phục hồi năng lượng từ chất thải Ngoài chất thải sinh hoạt, 2.977.000 tấn chất thải khác cũng được xử lý, chủ yếu là chất thải công nghiệp Chất. .. thải sinh hoạt phát sinh tình cho bình quân một người mỗi năm nhìn chung là giảm từ 245 kg trong năm 2006 xuống còn 229 kg vào năm 2010 Tuy nhiên rác thải cồng kềnh có xu hướng gia tăng Thuỵ Điển ngày càng chú trọng xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học và tạo năng lượng, hạn chế tối đa đến mức có thể rác phải mang chôn lấp Mục tiêu của chính sách quản lý chất thải tại Thuỵ Điển: - Tổng lượng chất . khung pháp lý sau - Chính sách môi trường của Châu Âu (part IV.4 Waste – EU environmental policy) - Hệ thống luật môi trường của Thụy Điển (The Swedish Environmental Code – 1/1999) - Chính sách môi. pháp lệnh và các quy định quản lý ngành công nghiệp chất thải.  - Năm 1999 • Các luật môi trường có kết hợp chỉ thị, quy định; - Năm 2000 • Dự thảo thuế SEK 250/tấn chất thải đến bãi chôn lấp; •. chất thải sinh hoạt. - Năm 2001 • Chỉ thị quy định về bãi chôn lấp; • Chỉ thị quy định trách nhiệm của nhà sản xuất cho chất thải từ các thiết bị điện và điện tử (WEEE). - Năm 2002 • Thuế chất

Ngày đăng: 30/08/2014, 23:28

Xem thêm: CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TP.HCM

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w