Các ngành công nghiệp có trách nhiệm quản lý chất thải ngoài rác sinh hoạt. Rác xử lý bằng bãi chôn lấp hoặc năng lượng thu hồi từ thiêu đốt. Chất thải từ xây dựng, cải tạo, xây dựng lại hoặc phá hủy các tòa nhà, hoặc từ dự án cảnh quan rộng rãi hơn không thuộc trách nhiệm của đô thị thu gom hoặc xử lý nếu được xem là rác sinh hoạt. Một số chất thải xây dựng và được phân loại là chất thải nguy hiểm do có chứa amiăng, gỗ ngâm tẩm phải được xử lý phù hợp. Theo thống kê chất thải của EU, mỗi quốc gia thành viên phải báo cáo số liệu thống kê của đất nước hai năm một lần. Các số liệu thống kê gần đây nhất được báo cáo trong năm 2010 và mô tả tình hình trong năm 2008, khoảng 98 triệu tấn chất thải công nghiệp, trong đó có khoảng 93 triệu tấn chủ yếu phát sinh từ ngành công nghiệp khai thác mỏ.
Trong tổng số chất thải, 76% đã được chôn lấp và 12 % được tái chế - bao gồm cả phân hủy kỵ khí. Trong đó 10 % được sử dụng làm nhiên liệu và 2% được phát thải là nước rỉ rác, bụi từ việc tiêu huỷ. Chất thải Khai khoáng chiếm phần lớn trong tổng số lượng chất thải, hơn 58 triệu tấn. Lượng rác còn lại được xử lý như sau:
• 37% được sử dụng làm nhiên liệu • 15% xử lý để các bãi chôn lấp • 6% phát thải
II.5. Thành công và thất bại của chính sách
II.1 Các bước phân tích chính sách môi trường:
Bước 1: Quá trình hình thành chính sách
Xác định nhóm liên quan đến hình thành chính sách
• Nhóm động lực chính thúc đẩy việc thực hiện chính sách: nhà nước, cơ quan môi trường
• Nhóm gánh chịu những hậu quả xấu từ chính sách: các doanh nghiệp, nhà kinh tế thu lợi từ lĩnh vực thu gom phế liệu
• Nhóm hưởng lợi: người dân, các nhà môi trường, các nhà khoa học, các nhà tài trợ cho kỹ thuật, máy móc…
Các giai đoạn của quá trình chính sách
• Xây dựng hình thành chính sách • Triển khai thực hiện
• Điều chỉnh, cải thiện
Bước 2: Mô tả những nội dung chính trong chính sách
Chính sách áp dụng công cụ pháp lý trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Sử dụng công cụ truyền thông, giáo dục trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng.
Công cụ kinh tế sử dụng thuế phí môi trường trong hoạt động giao thông vận tải.
Bước 3: đánh giá chính sách dựa theo các tiêu chí:
Tính hợp pháp:
Chính sách đã được chính phủ phê duyệt Tính thích hợp:
• Các mục tiêu của chính sách đề cập đến những vấn đề ONMT trong lĩnh vực chất thải rắn • Mục tiêu đạt được có thể đánh giá sự thành công của nó. Kiểm soát được lượng chất thải rắn cũng như quá trình xử lý…
Tính tác động
o Tác động trông đợi:
• Chất lượng môi trường được cải thiện, nâng cao sức khỏe cộng đồng. • Việc quản lý ô nhiễm môi trường chất thải rắn được quan tâm nhiều hơn. • Hoàn thành đầy đủ các mục tiêu đề ra
• Nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường • Nâng cao công nghệ
• Mang lại hiệu quả kinh tế
• Là quốc gia đầu tiên trên thế giới thành công trong quản lý CTR
o Tác động không trong đợi:
• Giá thành một số sản phẩm tăng cao. Tính khả thi:
Chính sách có nhiều mục tiêu chưa mang tính khả thi cao
Bước 4: Phân tích quá trình thực hiện Bước 5: Xây dựng những biện pháp mới
Thành công và thất bại của chính sách
- Đánh giá của nhóm về chính sách này (có phù hợp hay không, kết quả có đảm bảo mục tiêu ban đầu không)
- Giới thiệu Agenda 21 và thuyết EM
- So sánh với Agenda 21 và EM II.2 Đánh giá chính sách
Khối lượng chất thải thu gom bao gồm cả rác cồng kềnh từ 2006 đến năm 2010 (tấn)
2006 2007 2008 2009 2010
Rác trong thùng và túi
2,234,300 2,211,900 2,226,700 2,167,800 2,152,000 Rác cồng kềnh 1,237,200 1,227,400 1,421,100 1,498,400 1,518,000 Trung bình lượng rác phát sinh (Kg/người)
Rác trong thùng và túi
245 241 241 232 229
Rác cồng kềnh 136 134 154 160 161
Nguồn: Avfall Web/Avfall Sverige - 2011
Rác thải sinh hoạt được xử lý từ năm 2006 – 2010 (tấn)
2006 2007 2008 2009 2010 Chất thải nguy hại 38,980 40,880 43,320 45,380 51,430 % 0.87 0.87 0.92 1.01 1.18 Vật liệu tái chế 1,657,520 1,737,720 1,657,840 1,588,600 1,559,600 % 36.83 36.84 35.04 35.42 35.74 Xử lý sinh học 469,880 561,300 597,280 617,680 587,170 % 10.44 11.90 12.62 13.77 13.46 Chất thải để tạo năng lượng 2,107,800 2,190,980 2,292,970 2,173,000 2,123,680 % 46.84 46.44 48.46 48.44 48.66
Chôn lấp 226,000 188,490 140,250 63,000 42,000 % 5.02 4.00 2.96 1.40 0.96
Tổng 4,500,220 4,717,370 4,731,660 4,485,660 4,363,880
Dựa vào số liệu thống kê của Avfall Web/Avfall Sverige có thể dễ dàng nhận thấy lượng rác thải sinh hoạt phát sinh tình cho bình quân một người mỗi năm nhìn chung là giảm từ 245 kg trong năm 2006 xuống còn 229 kg vào năm 2010. Tuy nhiên rác thải cồng kềnh có xu hướng gia tăng. Thuỵ Điển ngày càng chú trọng xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học và tạo năng lượng, hạn chế tối đa đến mức có thể rác phải mang chôn lấp.
Mục tiêu của chính sách quản lý chất thải tại Thuỵ Điển: - Tổng lượng chất thải không tăng
- 50% lượng rác thải sinh hoạt được tái chế
- 35% rác thải thực phẩm từ hộ gia đình, nhà hàng và cửa hàng được tái chế bằng phương pháp sinh học trong năm 2010.
- Rác thải từ ngành công nghiệp thực phẩm cần được tái chế trong năm 2010
Hai cách tiếp cận truyền thống trong đánh giá định lượng các chính sách
- Cách tiếp cận sau là cách tiếp cận mang tính thực chứng. Đây là việc xem xét và đánh
giá các chính sách đã được triển khai. Cách tiếp cận này dựa vào những số liệu môi trường đã đạt được
- Cách tiếp cận trước. Cách tiếp cận này quan tâm đến các chính sách cơ cấu.
Xếp theo mô hình lý tưởng, ta có thể phân thành ba nội dung đánh giá.
Đánh giá nhu cầu: đối tượng mục tiêu: chất thải rắn tại Thuỵ Điển. bản chất vấn đề cần
giải quyết là quản lý lượng chất thải , hạn chế về số lượng phát sinh và giảm thiểu tối đa đến mức có thể rác thải rắn, chương trình nằm trong khuôn khổ toàn quốc
Đánh giá quy trình: chương trình được triển khai thế toàn diện, các chương trình đã đề
ra tất cả đều đạt đến mục tiêu ban đầu, chương trình cải thiện được vấn đề môi trường và đưa Thuỵ Điển vào nhóm những quốc gia đứng đầu trong việc quản lý chất thải với một con số ấn tượng -99 %chất thải hộ gia đình được tái chế để tạo ra năng lượng hay vật chất. Mục tiêu tái chế ít nhất 50% hộ chất thải hộ gia đình, bao gồm cả xử lý sinh học, 2010 đã cơ bản đáp ứng.
Đánh giá tác động chương trình có tạo ra tác động mong đợi. Những tác động này là
nhờ chương trình chứ không phải nhờ vào các yếu tố khác.
Dựa vào những mục tiêu đã nêu trong chính sách quản lý chất thải Thuỵ Điển và kết quả đạt được năm 2010
II.2 Giới thiệu Agenda 21 và thuyết EM II.2.1 Agenda 21
Hơn 30 năm trước (năm 1972) tại Stốckhôm, Thụy Điển, Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Hội nghị quốc tế về môi trường và con người. Tại hội nghị này những người đứng đầu thế giới đã nhất trí rằng " việc bảo vệ và cải thiện môi trường con người cho các thế hệ ngày nay và mai sau là mục tiêu cấp bách của nhân lọai". Hội nghị này đã đánh dấu sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững (PTBV).
Năm 1987, Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển đã công bố báo cáo "Tương lai chung của chúng ta", trong đó đã phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường và phát triển. Báo cáo này cũng đưa ra định nghĩa về PTBV là "sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai". Năm 1987 được coi là thời điểm hình thành khái niệm phát triển bền vững. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển họp vào tháng 6/1992 tại Rio De Janeiro đã thiết lập được ủy ban phát triển bền vững. Thành quả lớn nhất của Hội nghị này là Chương trình nghị sự 21 – Một kế hoạch hành động chi tiết cho PTBV toàn cầu của thế kỳ 21. Chương trình này bao gồm sự tổng hợp các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường. Hội nghị này đánh dấu sự cam kết toàn cầu vì sự PTBV.
Tại Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường đầu tiên tổ chức tại Malmo tháng 05/2000 đã ra Tuyên bố Malmo kêu gọi biến các cam kết vì sự PTBV thành hành động. Tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ vào tháng 9/2000, Tổng thư ký LHQ đã nêu ra những thách thức và những khó khăn, lúng túng trong việc thực hiện các cam kết vì PTBV. Diễn đàn Malmo -2000 được coi là lời kêu gọi hành động vì PTBV.
Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, tháng 9/2002 đánh dấu một mốc quan trọng của loài người trong nỗ lực tiến tới PTBV toàn cầu. Hội nghị đã khẳng định trách nhiệm chung xây dựng 3 trụ cột của PTBV là : Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002 các nước ASEAN đã trình bày 1 báo cáo về PTBV trong khu vực . Ở cấp khu vực ASEAN, trong thời gian qua đã có nhiều tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN về Môi trường và Phát triển bao gồm các tuyên bố tại Manila (30/04/1981), Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/06/1990); Banda Seri Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000).
Trong thời gian qua Chương trình nghị sự 21 của một số guốc gia (Trung Quốc, Philipin, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Đan Mạch …) đã được hình thành. Mặc dù cách tiếp cận của mỗi Quốc gia khác nhau, nhưng tất cả các chương trình đều dựa trên điều kiện thực tế của mỗi nước và đề xuất các vấn đề ưu tiên nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường.